Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2057/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 11 tháng 5 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13;

Căn cứ Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 66/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 774/TTr.SNN-KHTC ngày 18/4/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ lập quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Nghệ An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Điều 2. Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức lập quy hoạch theo quy định hiện hành; Sở Tài chính thẩm định dự toán, tham mưu trình UBND tỉnh quyết định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- PCT UBND tỉnh Đinh Viết Hồng;
- VP UBND tỉnh:
+ PVPTC;
+ Trung tâm tin học - Công báo;
+ Lưu: VT, NN (A Đệ).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Viết Hồng

 

ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ

QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2057/QĐ- UBND ngày 11 tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh Nghệ An)

A. ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO

PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH LẬP QUY HOẠCH

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH

1. Các văn bản của Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương

- Luật Công nghệ cao đã được Quốc hội nước Cộng  xã hòa hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008;

- Luật Đất đai sửa đổi được Quốc hội thông qua năm 2013;

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính Phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

- Nghị Quyết số 26/NQ.TU ngày 05/8/2008 Hội nghị TW7 khóa X về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn;

- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng lớn;

- Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011 - 2020;

- Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.

- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ Về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

- Nghị Quyết 70/NQ-CP ngày 07/6/2013 của Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Nghệ An;

- Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 66/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

- Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

- Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

2. Các Nghị quyết, Quyết định cấp tỉnh có liên quan

- Chương trình 21/CT-TU về việc thực hiện Nghị Quyết TW 7 khóa X về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn của tỉnh Nghệ An;

- Quyết định số 5260/QĐ-UBND ngày 06/11/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/07/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

- Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 04/02/2012 về ứng dụng và phát triển công nghệ cao giai đoạn 2011-2020;

- Quyết định số 6593/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2013 - 2020;

- Quyết định số 3079/QĐ-UBND ngày 03/7/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển cây, con chủ yếu, gắn với cơ chế quản lý đất đai, tạo vùng nguyên liệu chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

- Quyết định số 3396/QĐ-UBND ngày 6/8/2015 về phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 3864/QĐ-UBND.NN ngày 31/8/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

- Chỉ thị 29/CT-UBND ngày 05/12/2011 của UBND tỉnh Nghệ An về việc đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

- Quyết định số 3771/QĐ-UBND ngày 16/9/2011 của UBND tỉnh Nghệ An về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Nghệ đến năm 2020;

- Quyết định 4083/QĐ-UBND ngày 19/10/2012 của UBND tỉnh Nghệ An về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1233/QĐ-UBND ngày 18/4/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết số 07/NQ-TU ngày 4/2/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về ứng dụng và phát triển công nghệ cao giai đoạn 2011-2020;

- Căn cứ Quyết định số 348/QĐ-UBND ngày 20/01/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2016 của UBND tỉnh Nghệ An.

3. Căn cứ khác

- Điều kiện khí hậu, đất đai, kinh tế xã hội,...

- Căn cứ kết quả điều tra tình hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn toàn tỉnh trong những năm qua;

- Các quy hoạch ngành, lĩnh vực liên quan trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

- Căn cứ tài liệu bản đồ hiện trạng nông nghiệp toàn tỉnh tỷ lệ 1/100.000.

III. TÊN GỌI VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ QUY HOẠCH

1. Tên quy hoạch: Quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Nghệ An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

2. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: UBND tỉnh Nghệ An.

3. Cơ quan lập quy hoạch: Sở Nông nghiệp và PTNT.

PHẦN I

TỔNG QUAN VỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO, ĐÁNH GIÁ KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH NGHỆ AN

I. TỔNG QUAN VỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

1. Một số khái niệm liên quan về nông nghiệp công nghệ cao

- Về công nghệ cao;

- Về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Về vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

2. Tình hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện nay và một số bài học kinh nghiệm.

- Tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới

- Tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam;

- Tình hình phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên thế giới, trong nước và của tỉnh Nghệ An;

- Một số bài học kinh nghiệm được rút ra.

II. ĐÁNH GIÁ KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH NGHỆ AN

1. Đánh giá các kiện cần thiết để phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Nghệ An

a) Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

- Địa hình, đất đai

- Khí hậu, thủy văn

b) Các đặc điểm về kinh tế - xã hội

- Đặc điểm về kinh tế

- Dân cư và nguồn lao động

- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất

- Thị trường

c) Đánh giá chung

2. Thực trạng phát triển sản xuất ngành nông nghiệp thời gian qua

a) Tình hình sử dụng đất nông nghiệp

b) Thực trạng phát triển nông nghiệp:

- Ngành trồng trọt.

- Ngành chăn nuôi

- Ngành thủy sản

c) Đánh giá thực trạng đầu tư và quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp

- Thực trạng công tác đầu tư

- Thực trạng quản lý Nhà nước về phát triển nông nghiệp

- Đánh giá chung

3. Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Nghệ An

a) Đánh giá các nguồn lực khoa học và công nghệ phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Nghệ An.

b) Đánh giá hệ thống tổ chức nghiên cứu, chuyển giao các dịch vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

c) Thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp

- Tình hình chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật - công nghệ trong nông nghiệp (Trong lĩnh vực trồng trọt; trong lĩnh vực chăn nuôi; trong nuôi trồng thủy sản; trong lâm nghiệp).

- Thực trạng và xu hướng hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Tình hình thực hiện các đề tài nghiên cứu, đề tài ứng dụng khoa học và công nghệ, mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp.

4. Đánh giá chung về tình hình phát triển NNCNC ở Nghệ An

a) Những lợi thế và kết quả đạt được

b) Những khó khăn, hạn chế

c) Cơ hội và thách thức

PHẦN II

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. CƠ SỞ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1. Định hướng của cấp Trung ương (Thực hiện theo Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030);

2. Chiến lược và định hướng của tỉnh

- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

- Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020; Quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

II. CÁC DỰ BÁO CÓ LIÊN QUAN

1. Dự báo thương mại hóa công nghệ cao ứng dụng vào phát triển NN

2. Dự báo thị trường tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp

3. Dự báo định hướng công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp

4. Dự báo về biến đổi khí hậu và nước biển dâng

III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển

2. Mục tiêu và định hướng phát triển

IV. TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

V. NỘI DUNG CHỦ YẾU

Định hướng phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 các sản phẩm nông sản hàng hóa có lợi thế của tỉnh và phù hợp với quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của cả nước, ở các lĩnh vực:

- Về trồng trọt:

+ Hoa cây cảnh.

+ Rau an toàn.

+ Giống lúa; sản xuất lúa chất lượng cao.

+ Giống mía và sản xuất mía nguyên liệu.

+ Cây lạc.

+ Nhân giống và sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu.

+ Cây ăn quả lâu năm (cây cam, chanh, cây chanh leo).

+ Cây công nghiệp lâu năm (chè).

- Về chăn nuôi:

+ Chăn nuôi bò sữa, bò thịt.

+ Chăn nuôi lợn thịt.

+ Chăn nuôi gia cầm.

- Cây dược liệu.

- Về thủy sản: Sản xuất giống; nuôi thương phẩm.

VI. CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM VÀ CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

1. Nhóm dự án phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt.

2. Nhóm dự án phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực chăn nuôi.

3. Nhóm dự án phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực thủy sản:

4. Nhóm dự án hỗ trợ sản xuất, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa sản phẩm nền nông nghiệp CNC.

VII. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đẩy nhanh công tác quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo các lĩnh vực và sản phẩm.

2. Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất; giao đất và dồn điền đổi thửa tại các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

3. Giải pháp về nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực.

4. Giải pháp về cơ chế chính sách.

5. Giải pháp về khoa học và công nghệ.

6. Giải pháp liên kết, hợp tác phát triển.

7. Giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

8. Giải pháp về thị trường.

9. Khái toán và dự báo nguồn vốn đầu tư

10. Giải pháp về tổ chức thực hiện

VIII. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

1. Đánh giá tác động môi trường

2. Biện pháp giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường

IX. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA QUY HOẠCH

PHẦN III

KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

 

B. NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2057/QĐ- UBND ngày 11 tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh Nghệ An)

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU LẬP QUY HOẠCH

1. Đối tượng nghiên cứu

- Các yếu tố liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và ứng dụng công nghệ cao như: vi khí hậu, thời tiết, đất đai, địa hình, nguồn nước, chế độ thủy văn và đặc trưng ở các tiểu vùng.

- Các sản phẩm nông sản hàng hóa có lợi thế của tỉnh, phù hợp với quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của cả nước, như:

+ Về trồng trọt: Hoa cây cảnh; Rau an toàn; Giống lúa; sản xuất lúa chất lượng cao; Giống mía và sản xuất mía nguyên liệu; Cây lạc; Nhân giống và sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu; Cây ăn quả lâu năm (cây cam, cây chanh leo); Cây công nghiệp lâu năm (chè).

+ Về chăn nuôi: Chăn nuôi bò sữa, bò thịt; Chăn nuôi lợn thịt; Chăn nuôi gia cầm.

+ Cây dược liệu.

+ Về thủy sản: Sản xuất giống; nuôi thương phẩm.

- Hệ thống các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Các công nghệ tiên tiến ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp.

- Công tác tổ chức và quản lý thực hiện các dự án phát triển nông nghiệp.

2. Phạm vi nghiên cứu

a) Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh, nghiên cứu chi tiết đến các tiểu vùng trong tỉnh.

b) Phạm vi về thời gian: Thời kỳ lập quy hoạch (từ năm 2016 đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030).

c) Phạm vi về nội dung nghiên cứu:

- Những vấn đề về công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất giống, sản xuất sản phẩm có chất lượng an toàn và chuyển giao vào thực tế của địa phương.

- Các loại hình ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Nhu cầu và khả năng liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

- Nghiên cứu sơ bộ đầu tư với các hạng mục công trình phục vụ các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Nghiên cứu hệ thống giải pháp để phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Các vùng phát triển SXNN ứng dụng CNC được nghiên cứu và bố trí phát triển tập trung vào các sản phẩm lợi thế của tỉnh nhằm phục vụ cho nhu cầu của người dân trong tỉnh, cho cả nước và xuất khẩu.

II. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

- Bước 1: Xây dựng đề cương, nhiệm vụ quy hoạch, dự toán kinh phí và trình cơ quan có chức năng thẩm định, phê duyệt.

- Bước 2: Triển khai nghiên cứu, điều tra khảo sát thu thập số liệu, tài liệu, xây dựng dự thảo báo cáo tổng hợp, xin ý kiến vào dự thảo báo cáo tổng hợp.

- Bước 3: Trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch.

III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU LẬP QUY HOẠCH

1. Mục đích:

- Nhằm cụ thể hóa Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 về phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Nghiên cứu, xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cơ sở tập hợp sức mạnh liên hoàn từ việc phát huy tiềm năng và lợi thế riêng của Nghệ An. Phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển nông nghiệp và phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh, đáp ứng được yêu cầu đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TƯ ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

2. Yêu cầu:

- Xây dựng phương án quy hoạch tổng thể ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, khoa học công nghệ, tạo động lực thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, trình diễn, sản xuất sản phẩm ứng dụng công nghệ cao theo hướng hiện đại tiếp cận với trình độ trong nước và khu vực, thế giới.

- Đánh giá thực trạng và khả năng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Nghiên cứu tổng hợp các công nghệ sản xuất tiên tiến đã ứng dụng trên thế giới và Việt Nam.

- Quy hoạch mạng lưới các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tỉnh phù hợp với điều kiện và các đối tượng sản xuất tại địa phương.

- Đề xuất các công nghệ mới, tiên tiến phù hợp áp dụng cho các đối tượng sản xuất, ở mỗi vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tỉnh.

- Đề xuất các giải pháp thực hiện (đầu tư, chính sách, quản lý,..) để phát huy hiệu quả các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được xác định.

IV. SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH

1. Báo cáo tổng hợp: 40 bộ, lưu tại Sở Nông nghiệp & PTNT 10 bộ, gửi cho các ngành, địa phương 30 bộ. Bao gồm:

- Quyết định phê duyệt.

- Thuyết minh quy hoạch, bảng biểu.

- Các văn bản pháp lý liên quan.

2. Bản đồ màu các loại (lưu tại Sở Nông nghiệp & PTNT): 02 bộ, tỷ lệ 1/100.000, bao gồm:

- Bản đồ hiện trạng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Nghệ An năm 2015, tỷ lệ 1/100.000;

- Bản đồ quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, tỷ lệ 1/100.000.

3. File mềm (lưu tại Sở Nông nghiệp & PTNT): 01 đĩa CD lưu file dữ liệu bao gồm: Báo cáo Thuyết minh tổng hợp, bảng biểu, báo cáo tóm tắt và bản đồ các loại.

V. DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP QUY HOẠCH

Tạm tính 1.266.097.000 đồng (dự toán kinh phí lập quy hoạch chính thức theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Lập, thẩm định và phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí

Căn cứ theo Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 và Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Lập báo cáo quy hoạch

Căn cứ các quy định hiện hành về công tác lập quy hoạch và căn cứ theo đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí đã được phê duyệt.

3. Thẩm định

Căn cứ theo Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

4. Trình phê duyệt quy hoạch

- Sở Nông nghiệp & PTNT: Trình phê duyệt quy hoạch,

- UBND tỉnh Nghệ An: Phê duyệt quy hoạch.

5. Công bố quy hoạch được duyệt.

a) Hình thức công bố quy hoạch.

Tiến hành thông báo đến các địa phương, các sở ban ngành, cơ quan, đơn vị liên quan; công bố trên trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp & PTNT.

b) Nội dung công bố quy hoạch

Nội dung công bố, công khai dự án vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, bao gồm:

- Văn bản quyết định phê duyệt quy hoạch.

- Các bản đồ quy hoạch.

- Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư.

6. Phân công thực hiện nhiệm vụ

- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: UBND tỉnh Nghệ An.

- Cơ quan lập quy hoạch: Sở Nông nghiệp và PTNT.

7. Tiến độ thực hiện

- Từ 3 - 5/2016: Xây dựng đề cương, nhiệm vụ quy hoạch, dự toán kinh phí và trình cơ quan có chức năng thẩm định, phê duyệt.

- Từ 5-10/2016: Triển khai nghiên cứu, điều tra khảo sát thu thập số liệu, tài liệu, xây dựng dự thảo báo cáo tổng hợp, xin ý kiến vào dự thảo báo cáo tổng hợp.

- Từ 11-12/2016: Trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2057/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ lập quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Nghệ An đến 2020, định hướng 2030

  • Số hiệu: 2057/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/05/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Đinh Viết Hồng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản