Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2050/QĐ-UBND

Tây Ninh, ngày 12 tháng 9 năm 2008.

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VIỆC HỖ TRỢ ĐẤT SẢN XUẤT SANG CHĂN NUÔI, MUA BÁN VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO, ĐỜI SỐNG KHÓ KHĂN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 198/2007/QĐ-TTG NGÀY 31/12/2007 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

Căn cứ Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn;

Căn cứ Quyết định số 198/2007/QĐ-TTg ngày 31/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi bổ, sung một số điều của Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn;

Căn cứ Quyết định số 466/QĐ-UBND ngày 31/5/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Đề án thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg.

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Đề án “Chuyển đổi việc hỗ trợ đất sản xuất sang chăn nuôi, mua bán và đào tạo nghề cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định số 198/2007/QĐ-TTg ngày 31/12/2007của Thủ tướng Chính phủ” ( Đề án kèm theo).

Điều 2.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực, chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tổ chức triển khai thực hiện Đề án này.

- Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh bổ sung kinh phí có mục tiêu và hướng dẫn quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí thực hiện Đề án đúng quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Tây Ninh và các huyện: Hòa Thành, Tân Châu, Tân Biên và Dương Minh Châu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Văn Tân

 

ĐỀ ÁN

CHUYỂN ĐỔI VIỆC HỖ TRỢ ĐẤT SẢN XUẤT SANG CHĂN NUÔI, MUA BÁN VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO, ĐỜI SỐNG KHÓ KHĂN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 198/2007/QĐ-TTG NGÀY 31/12/2007 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ.
( Ban hành kèm theo Quyết định số 2050/QĐ-UBND ngày 12/9/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)

Thực hiện Quyết định số 198/2007/QĐ-TTg ngày 31/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Đề án chuyển đổi việc hỗ trợ đất sản xuất sang chăn nuôi, mua bán và đào tạo nghề cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.

Phần I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THEO QUYẾT ĐỊNH 134/2004/QĐ-TTG

Thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, ngày 31/5/2006 Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã ban hành Quyết định số 466/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg. Cụ thể như sau:

- Về nước sinh hoạt (giếng nước: 355 giếng và trạm cấp nước 7 trạm).

- Nhà ở 463 hộ

- Đất ở 237 hộ

- Đất sản xuất 436 hộ

I. Kết quả thực hiện Đề án theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg:

1. Về nhà ở:

Nhà ở đã xây dựng hoàn chỉnh 463 căn/463 hộ, đạt 100%, với tổng kinh phí 4.412.700.000đ, trong đó kinh phí trung ương 2.290.000.000đ, kinh phí địa phương 2.122.700.000đ.

2. Về đất ở:

Thực hiện cấp đất ở cho 237 hộ/25.297m2, đạt 100%, với tổng kinh phí 647.510.000đ, trong đó kinh phí trung ương 14.440.000đ, kinh phí địa phương 633.070.000đ.

3. Nước sinh hoạt:

- Số công trình phục vụ cụm dân cư có 07 công trình. Phục vụ cho 1.200 hộ, đạt 100%, tổng chi phí là 8.614.972.272đ, trong đó kinh phí trung ương 6.000.000.000đ, kinh phí địa phương 2.614.972.272đ.

- Số giếng khoan phân tán theo hộ 355 giếng/355 hộ đảm bảo phục vụ nước sinh hoạt, đạt tỷ lệ 100%, tổng chi phí là 390.700.000đ, trong đó kinh phí Trung ương 103.200.000đ, kinh phí địa phương 287.500.000đ.

4. Cấp đất sản xuất:

Đến nay đã hỗ trợ đất sản xuất cho 105 hộ/104,5 ha với kinh phí là 262.500.000 đồng trong đó:

-Huyện Châu Thành đã cấp đất cho 104 hộ/104 ha (nguồn đất thu hồi thuộc dự án Cofaci)

-Huyện Tân Châu đã cấp đất cho 1hộ/0,5 ha

-Các huyện, thị xã còn lại không có quỹ đất sản xuất, nên chưa hỗ trợ.

5. Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở, đất ở, nước sinh hoạt và trạm cấp nước tập trung cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định 466/QĐ-UBND ngày 31/5/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh trên địa bàn tỉnh hiện nay là 14.328.390.272đồng

Trong đó:

+ Ngân sách Trung ương : 8.670.140.000đ.

+ Ngân sách địa phương : 4.398.582.272đ.

+ Vốn huy động : 1.259.668.000đ.

II. Nhận xét đánh giá chung:

* Mặt được.

- Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Các cấp ủy đảng chính quyền địa phương xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình trong việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Các ngành, các cấp chức năng tiến hành điều tra khảo sát đối tượng hộ nghèo người dân tộc thiểu số và tiến hành bình xét công khai, dân chủ.

- Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo cho các cấp chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 134, đã tác động trực tiếp đến đời sống, nâng cao nhận thức, đời sống, tạo động lực mạnh mẽ trong lao động sản xuất, an cư lạc nghiệp, xóa đói giảm nghèo.

- Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động sự tương thân, tương ái, nhường cơm, sẻ áo, xây dựng một cộng đồng dân cư đoàn kết tự lực, tự cường, cùng nhau vươn lên trong cuộc sống, bảo tồn, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa các dân tộc.

- Quyết định 134/2004/QĐ-TTg đã được triển khai thực hiện mang lại hiệu quả to lớn, có tác dụng nâng cao đời sống, kinh tế, văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

* Những mặt tồn tại và nguyên nhân:

Bên cạnh những mặt thuận lợi vẫn còn một số điểm hạn chế, trong quá trình triển khai Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg như: bước đầu triển khai, thực hiện còn chậm, do việc xây dựng Đề án còn mới, nên có sự lúng túng trong việc đề ra các phương án thực hiện, đặc biệt là nội dung hỗ trợ đất sản xuất gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, với mức hỗ trợ 05 triệu/ha như quy định của Quyết định 134/2004/QĐ-TTg thì thấp so với giá đất thực tế, do vậy không thể mua đất để hỗ trợ cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu hoặc không có đất sản xuất.

Phần II

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI VIỆC HỖ TRỢ ĐẤT SẢN XUẤT SANG CHĂN NUÔI, MUA BÁN, ĐÀO TẠO NGHỀ THEO QUYẾT ĐỊNH 198/QĐ-TTG:

I. Nhu cầu chuyển đổi.

Theo Quyết định số 466/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh, số hộ có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất là 436 hộ. Sau khi các huyện thị xã tiến hành hỗ trợ đất sản xuất (105 hộ) và rà soát lại nhu cầu đất sản xuất và chuyển đổi sang các nội dung khác theo Quyết định 198/2007/QĐ-TTg thì có 15 hộ không có nhu cầu cấp đất sản xuất hoặc vốn chăn nuôi, buôn bán hoặc con cái ra ở riêng không có khả năng lao động và 01 hộ do sống 01 mình yêu cầu hưởng chế độ trợ cấp thường xuyên, nên số hộ còn lại có nhu cầu hỗ trợ là 315 hộ.

Thực hiện Quyết định số 198/2007/QĐ-TTg ngày 31/12/2007/QĐ-TTg về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg; xét đề nghị của Ủy ban nhân dân các huyện, thị: Thị xã, Hòa Thành, Tân Châu, Tân Biên và Dương Minh Châu chuyển đổi hỗ trợ đất sản xuất sang chăn nuôi, mua bán, đào tạo nghề cho 315 hộ. Cụ thể như sau:

Nhu cầu chuyển đổi việc hỗ trợ đất sản xuất sang chăn nuôi, mua bán và đào tạo nghề: 315 hộ.

STT

Tên huyện, thị xã

Tổng số hộ thụ hưởng

Nhu cầu chuyển đổi/ hộ

Ghi chú

Chăn nuôi

Mua bán

Đào tạo nghề

Trâu, bò

Heo

1

Thị xã

22

22

 

 

 

 

 

2

Dương Minh Châu

15

15

 

 

 

 

 

3

Tân Châu

143

140

 

 

3

 

 

4

Hòa Thành

56

25

1

24

5

1

 

5

Tân Biên

79

79

 

 

 

 

 

Tổng cộng

315

281

1

24

8

1

 

II. Kinh phí thực hiện:

1. Về Chăn nuôi:

a. Nuôi trâu, bò: Bình quân 7 triệu đồng/ 01 con/ hộ, số lượng 281 con

(Trung ương hỗ trợ: 2.500.000 đồng, Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 4.500.000 đồng.) .

Tổng kinh phí hỗ trợ: 1.967.000.000 đồng

Trong đó:

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 702.500.000 đồng.

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 1.264.500.000 đồng.

( Kèm theo biểu số: 1)

b. Nuôi heo: Bình quân 7 triệu đồng/02con/hộ, số lượng 01 hộ

( Trung ương hỗ trợ: 2.500.000 đồng, ngân sách tỉnh: 4.500.000 đồng, ).

Tổng kinh phí hỗ trợ: 7.000.000 đồng.

Trong đó:

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 2.500.000 đồng.

+ Ngân sách tỉnh: 4.500.000 đồng.

( Kèm theo biểu số: 1)

c. Nuôi gà: Bình quân 7 triệu đồng/100con/ hộ, số lượng 24 hộ

( Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 2.500.000 đồng, ngân sách tỉnh: 4.500.000 đồng).

Tổng kinh phí hỗ trợ: 168.000.000 đồng.

Trong đó:

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 60.000.000 đồng.

+ Ngân sách tỉnh: 108.000.000 đồng.

( Kèm theo biểu số: 1)

2. Hỗ trợ vốn mua bán: Bình quân 7 triệu đồng/ hộ, số lượng 08 hộ

( ngân sách Trung ương hỗ trợ: 2.500.000 đồng, ngân sách tỉnh: 4.500.000 đồng).

Tổng kinh phí hỗ trợ: 56.000.000 đồng.

Trong đó:

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 20.000.000 đồng.

+ Ngân sách tỉnh: 36.000.000 đồng.

( Kèm theo biểu số: 2)

3. Về đào tạo nghề: Bình quân 7 triệu đồng/ hộ, số lượng 01 hộ

(ngân sách Trung ương hỗ trợ: 2.500.000 đồng, ngân sách tỉnh: 4.500.000 đồng).

Tổng kinh phí hỗ trợ : 7.000.000 đồng.

Trong đó:

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 2.500.000 đồng.

+ Ngân sách tỉnh: 4.500.000 đồng.

( Kèm theo biểu số: 3)

Tổng kinh phí chuyển đổi hỗ trợ đất sản xuất sang chăn nuôi, mua bán và đào tạo nghề là: 2.205.000.000 đồng ( Bằng chữ : Hai tỷ hai trăm lẻ năm triệu đồng).

Trong đó:

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 787.500.000 đồng.

+ Ngân sách tỉnh: 1.417.500.000 đồng.

(Kèm theo biểu số: 4 )

4. Chi phí quản lý: thực hiện đề án theo Quyết định 198/2007/QĐ-TTg là 0,5%.( trong đó cấp tỉnh là 0,2% và cấp huyện, xã là 0,3%).

- Tổng chi phí quản lý: 11.025.000 đồng.

Tổng kinh phí của Đề án cấp là: 2.216.025.000 đồng. (Bằng chữ: Hai tỷ hai trăm mười sáu triệu không trăm hai mươi lăm nghìn đồng ).

Trong đó:

- Trung ương hỗ trợ: 787.500.000 đồng.

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ.: 1.428.525.000 đồng.

(Kèm theo biểu số: 5 )

III. Thời gian thực hiện:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã triển khai thực hiện Đề án trong tháng 9 năm 2008.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã hoàn chỉnh việc hỗ trợ theo Đề án vào tháng 11 năm 2008.

IV. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Thường trực Chương trình 134, kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã triển khai xuống các xã có đồng bào dân tộc ( được xác định không có đất sản xuất), nhận tiền chuyển đổi sử dụng đúng mục đích, quyết toán với Tài chính.

- Phối hợp với Sở Tài chính cân đối bố trí ngân sách, lồng ghép các Chương trình thực hiện hoàn chỉnh Đề án.

2. Sở Tài chính:

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí đến các huyện, thị xã thực hiện Đề án.

- Cân đối ngân sách phân bổ kinh phí đảm bảo cho các huyện, thị xã thực hiện Đề án.

3. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:

Căn cứ vào nội dung Đề án chuyển đổi, phối hợp với các sở, ngành lồng ghép các nguồn vốn của Chương trình xóa đói giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, thực hiện việc đào tạo nghề giải quyết việc làm nhất là thanh niên dân tộc thiểu số.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Căn cứ vào nội dung đã được phê duyệt có hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị thực hiện về các nội dung khuyến nông, khuyến lâm, con giống, cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện hộ đồng bào dân tộc thiểu số và xu hướng phát triển kinh tế chung của tỉnh nhà.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Xem xét, tham mưu đề xuất các vấn đề liên quan đến đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất để người dân an tâm, thuận lợi sinh sống và sản xuất.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã:

- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn. Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách chuyển đổi hỗ trợ đất sản xuất sang các nội dung khác theo Đề án, đảm bảo thực hiện đúng quy định.

- -Tổ chức cấp phát giải ngân nguồn vốn đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao, đồng thời thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện, đảm bảo các chính sách đến từng hộ đồng bào dân tộc không để thất thoát, tiêu cực.

Trong quá trình thực hiện Đề án này, nếu gặp khó khăn vướng mắc đề xuất gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo kịp thời./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2050/QĐ-UBND năm 2008 về Đề án chuyển đổi việc hỗ trợ đất sản xuất sang chăn nuôi, mua bán và đào tạo nghề cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định 198/2007/QĐ-TTg do tỉnh Tây Ninh ban hành

  • Số hiệu: 2050/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/09/2008
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
  • Người ký: Phạm Văn Tân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản