Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2044/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KHUNG CHÍNH SÁCH NĂM 2016 (BỔ SUNG), KHUNG CHÍNH SÁCH NĂM 2017 VÀ VĂN KIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (SP-RCC) GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Quyết định số 1824/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Văn kiện sửa đổi Khung Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC);

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại các văn bản số 35/TTr-BTNMT ngày 11 tháng 8 năm 2016 và số 4508/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 11 tháng 10 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Khung chính sách năm 2016 (bổ sung), Khung chính sách năm 2017 thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) tại các Phụ lục kèm theo.

Điều 2. Phê duyệt Văn kiện Chương trình SP-RCC giai đoạn 2016 - 2020 (sửa đổi Văn kiện Chương trình SP-RCC đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1824/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2014) để làm cơ sở huy động nguồn lực và xây dựng chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu.

Điều 3. Trách nhiệm triển khai thực hiện

1. Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện Khung chính sách năm 2016 (bổ sung) và Khung chính sách năm 2017, tiếp tục phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đối tác phát triển xây dựng Khung chính sách năm 2018-2020.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Xây dựng đề cương chi tiết để tiếp nhận các khoản vay của AFD, JICA, WB, và các đối tác phát triển tiềm năng khác, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.

- Phối hợp với Bộ Tài chính bố trí nguồn vốn đối ứng cho Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11 năm 2016.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất cơ chế tài chính cho Chương trình, thay thế cơ chế tài chính đã được phê duyệt tại văn bản số 8981/VPCP-QHQT ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Văn phòng Chính phủ, trong đó ưu tiên sử dụng nguồn vốn huy động qua Chương trình SP-RCC để triển khai thực hiện các nội dung chính sách, các Dự án đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu đã được phê duyệt.

4. Các Bộ, ngành, địa phương chủ động phối hợp với Cơ quan chủ quản Chương trình xây dựng và thực hiện hành động chính sách và các Dự án ưu tiên theo cam kết với các đối tác phát triển, định kỳ báo cáo Cơ quan chủ quản Chương trình.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 5. Bộ trưởng các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng;
- Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu;
- C
ác Bộ: TN&MT, KH&ĐT, TC, CT, KH&CN, NN&PTNT, GTVT, XD, YT, GD&ĐT;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- VPCP: BTCN các PCN, Trợ lý TTgCP, các Vụ: TH, KTN, KTTH, KGVX;
- Lưu: VT, QHQT (3). HT.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ T
HỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

 

PHỤ LỤC I

KHUNG CHÍNH SÁCH NĂM 2016 (BỔ SUNG)
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (SP-RCC)

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2044/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

 

Nội dung thực hiện

Chỉ số hoàn thành

Đơn vị thực hiện

1. Chủ động sẵn sàng ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu

1.1

Xây dựng quy định về nội dung quan trắc của mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia, thực hiện Luật khí tượng thủy văn

Thông tư của Bộ TN&MT quy định về nội dung quan trắc của mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia được ban hành

Bộ TN&MT

1.2

Xây dựng quy định về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đánh giá khí hậu quốc gia

Thông tư của Bộ TN&MT quy định về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đánh giá khí hậu quốc gia được ban hành

Bộ TN&MT

2. Đảm bảo an ninh nước và an ninh lương thực trong điều kiện biến đổi khí hậu

2.1

Xây dựng và ban hành quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt

Thông tư của Bộ TN&MT quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt được ban hành

Bộ TN&MT

2.2

Xây dựng và ban hành quy định về bảo vệ lòng, bờ bãi sông

Thông tư của Bộ TN&MT quy định về bảo vệ lòng, bờ bãi sông được ban hành

Bộ TN&MT

2.3

Xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích phát triển hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và hệ thống tưới tiên tiến hiệu quả

Nghị định của Chính phủ về chính sách phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, sử dụng nước tiết kiệm được ban hành

Bộ NN&PTNT

3. Chủ động ứng phó với mực nước biển dâng và rủi ro thiên tai tại những vùng dễ bị tổn thương

3.1

Xây dựng và ban hành hướng dẫn thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ cho các tỉnh ven biển

Hướng dẫn của Bộ TN&MT về việc thực hiện, quản lý tổng hợp vùng bờ cho các tỉnh ven biển được ban hành

Bộ TN&MT

4. Quản lý và phát triển rừng bền vững

4.1

Xây dựng và ban hành Hướng dẫn kỹ thuật đối với phát triển rừng ven biển

Hướng dẫn kỹ thuật của Bộ NN&PTNT, bao gồm định mức phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu được ban hành

Bộ NN&PTNT

5. Giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

5.1

Xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam được ban hành

Bộ Công Thương

5.2

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 được ban hành

Bộ Công Thương

5.3

Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho ngành thép

Thông tư của Bộ Công thương về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho ngành thép được ban hành

Bộ Công Thương

5.4

Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho ngành nước giải khát

Thông tư của Bộ Công thương về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho ngành nước giải khát được ban hành

Bộ Công Thương

5.5

Xây dựng và áp dụng hướng dẫn về quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục

Thông tư của Bộ TN&MT hướng dẫn về quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục được ban hành

Bộ TN&MT

5.6

Ban hành tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về phát thải khí ô nhiễm từ xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông

Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về phát thải khí ô nhiễm từ xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông được ban hành

Bộ GTVT

6. Tăng cường năng lực cho các cơ quan Chính phủ ứng phó với biến đổi khí hậu

Các nội dung phần này không bổ sung thêm

7. Nâng cao năng lực cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu

7.1

Xây dựng chương trình và các tài liệu tập huấn quốc gia về tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho lĩnh vực y tế

Chương trình và tài liệu tập huấn quốc gia về tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho lĩnh vực y tế được ban hành

Bộ Y tế

8. Đa dạng hóa nguồn lực tài chính và tăng hiệu quả đầu tư cho biến đổi khí hậu

8.1

Thực hiện cơ chế thị trường mới và một số cách tiếp cận khác

Ít nhất 02 dự án giảm phát thải theo cơ chế thị trường mới được phê duyệt

Bộ TN&MT

 

PHỤ LỤC II

KHUNG CHÍNH SÁCH NĂM 2017
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (SP-RCC)

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2044/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Nội dung thực hiện

Chỉ số hoàn thành

Đơn vị thực hiện

1. Chủ động sẵn sàng ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu

1.1

Xây dựng Tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch quản lý lũ tổng hợp cho cấp tỉnh

Thông tư của Bộ NN&PTNT về việc lập kế hoạch quản lý lũ tổng hợp cho cấp tỉnh được ban hành

Bộ NN&PTNT

1.2

Xây dựng quy định về loại bản tin và thời hạn bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, thực hiện Luật khí tượng thủy văn

Thông tư của Bộ TN&MT quy định về loại bản tin và thời hạn bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được ban hành

Bộ TN&MT

1.3

Xây dựng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn

Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn được ban hành

Bộ TN&MT

2. Đảm bảo an ninh nước và an ninh lương thực trong điều kiện biến đổi khí hậu

2.1

Lập và báo cáo về danh mục hành lang bảo vệ nguồn nước ưu tiên đã được các tỉnh xác định và thông qua

Danh mục hành lang bảo vệ nguồn nước ưu tiên đã được các tỉnh xác định và thông qua được Bộ TN&MT trình Thủ tướng Chính phủ

Bộ TN&MT

2.2

Xây dựng và ban hành hướng dẫn khuyến khích tưới hiệu quả tiết kiệm cho một loại cây trồng ưu tiên

Văn bản của Bộ NN&PTNT hướng dẫn khuyến khích tưới hiệu quả tiết kiệm cho một loại cây trồng ưu tiên được ban hành

Bộ NN&PTNT

3. Chủ động ứng phó với mực nước bin dâng và rủi ro thiên tai tại những vùng dễ bị tổn thương

3.1

Xây dựng và ban hành phân vùng chức năng vùng bờ cấp quốc gia

Quyết định của Bộ TN&MT về phân vùng chức năng vùng bờ cấp quốc gia được ban hành

Bộ TN&MT

3.2

Xây dựng và ban hành hướng dẫn đồng quản lý tài nguyên vùng bờ nhằm tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và áp dụng thí điểm tại các tỉnh ven biển

Văn bản của Bộ TN&MT hướng dẫn đồng quản lý tài nguyên vùng bờ nhằm tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và áp dụng thí điểm tại các tỉnh ven biển được ban hành

Bộ TN&MT

4. Quản lý và phát triển rừng bn vững

4.1

Xây dựng và ban hành hướng dẫn rà soát quy hoạch rừng phòng hộ ven biển và thành lập cơ chế báo cáo của chính quyền địa phương đối với hoạt động giám sát và đánh giá rừng ven biển

Quyết định của Bộ NN&PTNT hướng dẫn tiêu chí rà soát quy hoạch rừng ven biển được ban hành

Bộ NN&PTNT

4.2

Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 27/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về "Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng" giai đoạn 2011 - 2020 (REDD+)

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động REDD+ quốc gia được ban hành

Bộ NN&PTNT

4.3

Sửa đổi Luật lâm nghiệp

Dự thảo Luật lâm nghiệp được xây dựng và xin ý kiến các Bộ, ngành và cơ quan, tổ chức có liên quan

Bộ NN&PTNT

5. Giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

5.1

Xây dựng Quy hoạch các dự án điện sinh khối quốc gia giai đoạn đến 2020, tầm nhìn 2030

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch các dự án điện sinh khối quốc gia giai đoạn đến 2020, tầm nhìn 2030 được ban hành

Bộ Công Thương

5.2

Xây dựng Quy hoạch các dự án điện gió quốc gia giai đoạn đến 2020, tầm nhìn 2030

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch các dự án điện gió quốc gia giai đoạn đến 2020, tầm nhìn 2030 được ban hành

Bộ Công Thương

5.3

Xây dựng Thông tư quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời tại Việt Nam

Thông tư của Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời tại Việt Nam được ban hành

Bộ Công Thương

5.4

Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành sản xuất nhựa

Thông tư của Bộ Công thương về tiêu chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành sản xuất nhựa được ban hành

Bộ Công Thương

5.5

Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành giấy và bột giấy

Thông tư của Bộ Công thương về tiêu chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành giấy và bột giấy được ban hành

Bộ Công Thương

5.6

Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành chế biến thực phẩm

Thông tư của Bộ Công thương về tiêu chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành chế biến thực phẩm được ban hành

Bộ Công Thương

5.7

Xây dựng và ban hành Hướng dẫn kỹ thuật về quy hoạch quản lý chất lượng không khí cho khu vực đô thị Việt Nam

Văn bản của Bộ TN&MT hướng dẫn kỹ thuật về quy hoạch quản lý chất lượng không khí cho khu vực đô thị Việt Nam

Bộ TN&MT

5.8

Xây dựng và áp dụng hệ thống cấp phép xả thải khí thải công nghiệp

Thông tư của Bộ TN&MT về cấp phép xả thải khí thải công nghiệp được ban hành

Bộ TN&MT

5.9

Xây dựng, ban hành quy định về Kế hoạch quản lý chất lượng không khí ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Thông tư của Bộ TN&MT quy định về Kế hoạch quản lý chất lượng không khí ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được ban hành

Bộ TN&MT

5.10

Xây dựng và ban hành quy định về dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô loại từ 09 chỗ ngồi trở xuống

Thông tư của Bộ GTVT quy định về dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô loại từ 09 chỗ ngồi trở xuống được ban hành

Bộ GTVT

5.11

Xây dựng và ban hành Tiêu chí doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ xanh

Văn bản của Bộ GTVT về tiêu chí doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ xanh được ban hành

Bộ GTVT

6. Tăng cường năng lực cho các cơ quan Chính phủ ứng phó với biến đi khí hậu

6.1

Xây dựng quy định lộ trình, phương thức tham gia hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính toàn cầu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và cam kết tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Đề cương Nghị định của Chính phủ quy định lộ trình, phương thức tham gia hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính toàn cầu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và cam kết tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên được trình Bộ TN&MT

Bộ TN&MT

6.2

Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về khí hậu đến năm 2030

Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về khí hậu được Thủ tướng Chính phủ thông qua

Bộ TN&MT

7. Nâng cao năng lực cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu

7.1

Cải tiến và tiêu chuẩn hóa khung tập huấn quốc gia thành chương trình tập huấn chính thức cấp quốc gia cho cán bộ cấp tỉnh và huyện, sinh viên đại học và sau đại học của các trường y dược, các trung tâm y tế dự phòng

Chương trình tập huấn chính thức cấp quốc gia cho cán bộ cấp tỉnh và huyện, sinh viên đại học và sau đại học của các trường y dược, các trung tâm y tế dự phòng được phê duyệt

Bộ Y tế

7.2

Biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn xây dựng trường học an toàn cấp Trung học phổ thông

Bộ tài liệu hướng dẫn xây dựng trường học an toàn cấp Trung học phổ thông được phê duyệt

Bộ GD&ĐT

8. Đa dạng hóa nguồn lực tài chính và tăng hiệu quả đầu tư cho biến đổi khí hậu

8.1

Hoàn thiện rà soát nội dung của một số dự án về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh được lựa chọn có tính đến mục tiêu thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu

Báo cáo rà soát đánh giá nội dung của một số dự án về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh được lựa chọn có tính đến mục tiêu thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu được Bộ KH&ĐT trình Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu

Bộ KH&ĐT

8.2

Xây dựng hướng dẫn quy trình thiết kế và thực hiện các dự án đầu tư phù hợp với quỹ Khí hậu xanh

Văn bản hướng dẫn của Bộ KH&ĐT về quy trình thiết kế và thực hiện các dự án đầu tư phù hợp với quỹ Khí hậu xanh được ban hành

Bộ KH&ĐT

 


CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ

ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

(SP-RCC)

 

 

 

 

 

 

 

VĂN KIỆN CHƯƠNG TRÌNH

GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

 

 

(Kèm theo Quyết định số    /QĐ-TTg ngày    tháng     năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

 

 

 

 

 

Cơ quan Chủ quản: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thời gian: 2016 - 2020

Địa điểm: Toàn quốc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội, tháng 10 năm 2016

 

 

MỤC LỤC

I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CHƯƠNG TRÌNH

II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Sự phù hợp và các đóng góp của Chương trình vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, quy hoạch phát triển ngành, vùng và địa phương

2. Mối quan hệ với các chương trình, dự án khác nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên quan của chương trình

3. Sự cần thiết của chương trình

III. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI

1. Tính phù hợp của đề xuất hỗ trợ vốn ODA, vốn vay ưu đãi với chính sách và định hướng ưu tiên của nhà tài trợ nước ngoài

2. Lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ nước ngoài

3. Các điều kiện ràng buộc theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài (nếu có) và khả năng đáp ứng các điều kiện này của phía Việt Nam

IV. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu tổng quát

2. Mục tiêu cụ thể

V. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG

VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH

1. Kế hoạch tổng thể thực hiện Chương trình 2016 - 2020 (Bảng 1)

2. Kế hoạch chi tiết thực hiện Hợp phần chính sách, Chương trình SP-RCC 2016 (Bảng 2)

3. Kế hoạch giám sát và đánh giá Chương trình

VII. CÁC KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

VIII. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT)

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT)

3. Bộ Tài chính

4. Các Bộ ngành và địa phương

IX. TỔNG VỐN CHƯƠNG TRÌNH

1. Vốn ODA, vốn vay ưu đãi

2. Vốn đối ứng

X. ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC VỀ SỬ DỤNG VỐN ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI CỦA NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI

XI. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH

Từ viết tắt

AFD

Cơ quan phát triển Pháp

BĐKH

Biến đổi khí hậu

Bộ KH&ĐT

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ TN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CIDA

Cơ quan phát triển quốc tế Canada

DFAT

Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

I()NDC

Đóng góp (dự kiến) do quốc gia tự quyết định

JICA

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

HĐCS

Hành động chính sách

K-Eximbank

Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc

KNK

Khí nhà kính

M&E

Giám sát và đánh giá

NCCC

Ủy ban quốc gia về Biến đổi khí hậu

NCCS

Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu

NTP-RCC

Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu

PCU

Ban điều phối Chương trình

SP-RCC

Chương trình hỗ trợ ứng phó với Biến đổi khí hậu

TP-RCC-GG

Chương trình mục tiêu ứng phó với Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh

TTX

Tăng trưởng xanh

UNFCCC

Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu

VGGS

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

WB

Ngân hàng Thế giới

I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CHƯƠNG TRÌNH

1. Tên chương trình: Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 - 2020

Tên tiếng Anh: Support Program to Respond to Climate Change 2016 - 2020

Tên viết tắt: SP-RCC 2016 - 2020

2. Nhà tài trợ, đồng tài trợ nước ngoài: Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Thế giới (WB), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và các đối tác tiềm năng khác.

3. Cơ quan chủ quản: Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Địa chỉ: số 10 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

- Tel: +84-4-37732731; Fax: +84-4-38359221

4. Đơn vị đề xuất Chương trình: Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Địa chỉ: Số 10 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

- Tel: +84-4-37955116; Fax: +84-4-37759770

5. Chủ Chương trình: Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Địa chỉ: Số 10 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

- Tel: +84-4-37955116; Fax: +84-4-37759770

6. Thời gian dự kiến thực hiện Chương trình: từ năm 2016 tới năm 2020

7. Địa điểm thực hiện: toàn quốc

II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Sự phù hợp và các đóng góp của Chương trình vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, quy hoạch phát triển ngành, vùng và địa phương

Chương trình Hỗ trợ ứng phó với Biến đổi khí hậu (SP-RCC) được Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển xây dựng từ năm 2009 đã trở thành một diễn đàn đối thoại chính sách hiệu quả, hữu ích và đạt được nhiều thành quả quan trọng. Thông qua Chương trình, các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đã được lồng ghép vào hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương, góp phần phát triển năng lực thể chế, kỹ thuật và cung cấp nguồn kinh phí bổ sung cho các nhiệm vụ ưu tiên về BĐKH của Chính phủ.

Với hai chu kỳ hoạt động trong giai đoạn 2009 - 2015, trên 300 hành động chính sách (HĐCS) liên quan đến BĐKH đã được xây dựng và triển khai, đã huy động được khoảng 1 tỷ đô la Mỹ (USD) cho ngân sách nhà nước. Đối tác quốc tế chính của Chương trình trong những năm qua gồm: Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (CIDA), Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (K-Eximbank). Đối tác trong nước là 10 Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu Tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Y tế. Các chương trình, dự án thuộc Chương trình SP-RCC đã được triển khai rộng khắp ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước.

Nhận thức được tầm quan trọng của Chương trình SP-RCC, năm 2014, Chính phủ đã phê duyệt Văn kiện sửa đổi Khung chương trình SP-RCC (Quyết định số 1824/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08 tháng 10 năm 2014). Khung chương trình sửa đổi đã đề xuất định hướng các chính sách ưu tiên cho giai đoạn 2014 - 2020. Tại Thông báo số 413/TB-VPCP ngày 14 tháng 10 năm 2014, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu (NCCC) đã chỉ đạo Bộ TN&MT tiếp tục xây dựng Chương trình SP-RCC giai đoạn sau 2015.

Trong bối cảnh BĐKH đang diễn ra nhanh và phức tạp hơn so với các dự báo trước đây, đồng thời thế giới đã thông qua Thỏa thuận Paris về khí hậu tại COP 21 vào tháng 12 năm 2015 đòi hỏi Việt Nam cần chuẩn bị để triển khai thực hiện đầy đủ Thỏa thuận Paris, trọng tâm là Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam, Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển đã thống nhất tiếp tục xây dựng và phát triển Chương trình SP-RCC sau năm 2015 và bắt đầu thực hiện từ năm 2016.

Chương trình SP-RCC giai đoạn sau 2015 sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng chính sách, thu hút đầu tư và tăng cường năng lực và tri thức cho ứng phó BĐKH và Tăng trưởng xanh (TTX). Chương trình cũng sẽ góp phần tích cực trong việc hướng tới thực hiện các mục tiêu về giảm nhẹ phát thải và thích ứng với BĐKH đã được cam kết trong NDC, trong đó có mục tiêu giảm từ 8% đến 25% lượng phát thải khí nhà kính (KNK) so với kịch bản phát triển thông thường (BAU) vào năm 2030.

2. Mối quan hệ với các chương trình, dự án khác nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên quan của chương trình

Trong giai đoạn 2009 - 2015, Chương trình SP-RCC có nhiệm vụ hỗ trợ xây dựng và thực hiện các chính sách quốc gia quan trọng về BĐKH ở Việt Nam, bao gồm Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu (NTP-RCC), Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu (NCCS), Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (VGGS). Chương trình SP-RCC tập trung vào việc xây dựng và thực hiện các chiến lược, chính sách, pháp luật, thể chế và các dự án ưu tiên nhằm ứng phó với BĐKH, phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2009 - 2015, cải thiện cơ chế tài chính, tăng cường năng lực để nâng cao hiệu quả hỗ trợ ứng phó với BĐKH và TTX.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình SP-RCC tiếp tục triển khai thực hiện NCCS, VGGS, chuẩn bị điều kiện pháp lý, nguồn lực để triển khai Thỏa thuận Paris về khí hậu và các ưu tiên phát triển của quốc gia, ngành, địa phương liên quan đến BĐKH. Trong giai đoạn này, Chương trình SP-RCC cũng sẽ tập trung hỗ trợ việc triển khai thực hiện các chính sách liên quan đến BĐKH đã được xây dựng, xây dựng các chính sách mới, triển khai các dự án ưu tiên liên quan đến BĐKH của các Bộ, ngành, địa phương, tăng cường năng lực và tri thức.

3. Sự cần thiết của chương trình

a. Nhu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu

Việt Nam được cho là một trong số những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước BĐKH, và vấn đề BĐKH đã trở thành thách thức lớn cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo và các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Theo kịch bản về BĐKH năm 2012, nếu mực nước biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích các tỉnh thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. Thành phố Hồ Chí Minh có khả năng bị ngập trên 20% diện tích, 10-12% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP. Tác động của BĐKH đến dân sinh kinh tế đã trở nên rõ rệt đòi hỏi Chính phủ phải có các hành động quyết liệt hơn. Theo ước tính trong Báo cáo INDC của Việt Nam đệ trình lên UNFCCC tháng 9 năm 2015, nhu cầu cho các hoạt động liên quan đến BĐKH trong giai đoạn 2016 - 2020 lên đến 21 tỷ USD. Trong giai đoạn 2009 - 2015, Chương trình SP-RCC đã huy động được gần 1 tỷ USD. Hiện nay việc huy động vốn từ các đối tác phát triển sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, một số đối tác đã rút ra khỏi danh sách các đối tác tiềm năng, như DFAT, CIDA, K-Eximbank. Một trong những nguyên nhân đó là tỷ lệ sử dụng vốn huy động được thông qua Chương trình cho các hoạt động ứng phó với BĐKH, xây dựng và triển khai thực hiện các nội dung chính sách đã được xây dựng trong khuôn khổ Chương trình thấp.

Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho người dân và doanh nghiệp tại Việt Nam. Chương trình Cải cách (“Đổi Mới") do Chính phủ đưa ra từ ba thập kỷ trước đã chuyển đổi thành công nền kinh tế, đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình-thấp[1]. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế và công nghiệp hóa đã làm gia tăng nhu cầu điện năng, năng lượng cũng như tăng phát thải khí nhà kính và khí thải khác. Từ năm 2000 đến năm 2010, tổng lượng phát thải và lượng phát thải bình quân đầu người ở Việt Nam tăng gấp ba lần và phát thải các-bon trên GDP tăng 48% đưa Việt Nam trở thành nước có tổng lượng phát thải khí nhà kính đứng thứ 31 trên thế giới vào năm 2011. Với mức phát thải không ngừng tăng hiện nay, đòi hỏi Việt Nam phải chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế theo hướng phát thải thấp.

b. Các vấn đề cần giải quyết trong khuôn khổ Chương trình

Chương trình SP-RCC 2016 - 2020 sẽ là một diễn đàn đối thoại chính sách ứng phó với BĐKH có hiệu quả giữa các Bộ, ngành, địa phương và các đối tác phát triển. Đối thoại chính sách cấp cao sẽ giúp các Bộ, ngành đưa ra được Khung chính sách với định hướng ưu tiên rõ ràng. Các chính sách mang tính chiến lược, liên ngành và liên vùng sẽ được xây dựng nhằm đạt được các mục tiêu của NCCS và VGGS, tăng cường hiệu quả công tác ứng phó với BĐKH và thúc đẩy TTX.

Với việc xây dựng Chương trình SP-RCC 2016 - 2020, Chính phủ đã thể hiện cam kết mạnh mẽ và mang tính dài hạn trong ứng phó với BĐKH. Tiếp tục triển khai Chương trình SP-RCC trong giai đoạn 2016 - 2020 và đối thoại chính sách ở cấp cao sẽ tăng cường huy động nguồn lực đầu tư cho ứng phó với BĐKH từ cả đối tác phát triển và khối tư nhân.

Để Chương trình SP-RCC 2016 - 2020 có thể hỗ trợ hiệu quả các Bộ, ngành và địa phương đạt được mục tiêu đề ra trong xây dựng và triển khai chính sách, đủ nguồn lực cho các chương trình, dự án đầu tư ưu tiên cho ứng phó với BĐKH, nâng cao năng lực, cập nhật thông tin và tri thức về BĐKH, cần đề xuất cơ chế tài chính mới cho Chương trình thay thế cơ chế tài chính theo Thông báo số 8981/VPCP-QHQT ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Văn phòng Chính phủ. Giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ cần cam kết ưu tiên nguồn vốn huy động được cho Chương trình SP-RCC, Chương trình mục tiêu về BĐKH và TTX (TP-RCC-GG), Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về khí hậu đến năm 2030; phần còn lại cho cân đối ngân sách Nhà nước chung nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra của Chương trình; tăng cường tính minh bạch trong trao và nhận hỗ trợ; khuyến khích sự tham gia tích cực của các Bộ, ngành, đảm bảo tính bền vững cho Chương trình.

Để tăng cường sự tham gia tích cực, chủ động của các Bộ, ngành, địa phương trong xây dựng và thực hiện các chính sách ứng phó với BĐKH, nâng cao chất lượng của các chính sách, Chính phủ cần dành một phần vốn huy động được từ các nhà tài trợ cho các hoạt động hỗ trợ triển khai các nội dung hoạt động của Chương trình (hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu thử nghiệm chính sách, tổ chức các hội thảo tham vấn...) và phần này sẽ giải ngân theo hướng dẫn được cung cấp bởi các nhà tài trợ.

Chương trình SP-RCC 2016 - 2020 sẽ được triển khai thực hiện thông qua 03 hợp phần: a) Chính sách; b) Tăng cường năng lực và tri thức; c) Đầu tư. Mỗi hợp phần sẽ tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể theo định hướng chung của Chương trình, cụ thể như sau:

a) Hợp phần chính sách:

- Tiếp tục duy trì, củng cố diễn đàn đối thoại chính sách giữa các đối tác phát triển và các Bộ, ngành nhằm xây dựng và triển khai các chính sách phù hợp;

- Góp phần thực hiện NCCS và VGGS hướng tới triển khai Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về khí hậu đến năm 2030, với trọng tâm là thực hiện các cam kết trong INDC/NDC.

- Hợp phần chính sách sẽ bao gồm các chính sách, luật, chiến lược, nghị định, thông tư, quy định, hướng dẫn, định mức kinh tế kỹ thuật, kế hoạch hành động (gọi tắt là các hành động chính sách) liên quan đến ứng phó với BĐKH, phù hợp với ưu tiên của Việt Nam và phù hợp với xu hướng chung toàn cầu đã được các Bộ, ngành và các đối tác phát triển thảo luận và đề xuất sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020; trong đó bao gồm khung chính sách năm 2016 và 2017 đã được thống nhất giữa các DPs và LMs, khung chính sách 2018 - 2020 đã đạt được đồng thuận cơ bản và sẽ được tiếp tục thảo luận và thống nhất để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước tháng sáu hàng năm.

b) Hợp phần tăng cường năng lực và tri thức:

- Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật từ các đối tác phát triển của Chương trình SP-RCC cũng như từ các dự án, chương trình khác của Chính phủ và của các đối tác phát triển để góp phần nâng cao chất lượng của các HĐCS và chất lượng, hiệu quả của các dự án ưu tiên.

- Tăng cường năng lực lãnh đạo quản lý các cấp từ trung ương đến địa phương nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý trong điều kiện biến đổi khí hậu và thay đổi nhanh chóng của đất nước.

- Các Bộ, ngành, địa phương có đủ năng lực, tri thức xây dựng và triển khai các HĐCS, các dự án ưu tiên thuộc Chương trình SP-RCC theo hướng minh bạch, hiệu quả.

- Hợp phần tăng cường năng lực sẽ bao gồm tập hợp các danh mục đề xuất hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện các cam kết được xác định trong quá trình trao đổi xây dựng Khung chính sách giữa các đối tác phát triển và các Bộ, ngành. Sau khi Văn kiện Chương trình được phê duyệt, các Bộ, ngành sẽ làm việc cụ thể với từng đối tác phát triển để xây dựng đề xuất hỗ trợ kỹ thuật theo quy định hiện hành. Nhu cầu hỗ trợ thực hiện Chương trình SP-RCC cho năm 2016 và năm 2017 được nêu tại Phụ lục của Văn kiện Chương trình.

c) Hợp phần đầu tư:

- Huy động nguồn lực hỗ trợ từ các đối tác phát triển của Chương trình SP-RCC để đầu tư cho ứng phó với BĐKH, tạo tiền đề để từng bước điều chỉnh nguồn vốn từ phía Chính phủ, nhà đầu tư, các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân cho các hoạt động thích ứng, thích nghi với BĐKH và phù hợp với lộ trình phát triển phát thải thấp như quy định tại Điều 2.1 của Thỏa thuận Paris về khí hậu.

- Sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính trong nước cũng như từ các tổ chức quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu cắt giảm từ 8% đến 25% lượng phát thải KNK so với kịch bản phát triển thông thường (BAU) vào năm 2030.

- Hợp phần đầu tư bao gồm danh mục các dự án đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu ưu tiên cấp bách thực hiện từ nay đến năm 2020 được xác định trên cơ sở các tiêu chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bao gồm:

- Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về Tiêu chí đánh giá dự án ưu tiên Chương trình SP-RCC;

- Ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp lần thứ VII của Ủy ban quốc gia về BĐKH (Thông báo số 69/TB-VPCP ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Văn phòng Chính phủ), đó là: “ưu tiên nguồn lực đầu tư ứng phó BĐKH, trọng tâm là: bảo vệ, phục hồi rừng ngập mặn ven biển, rừng phòng hộ đầu nguồn; xây dựng nâng cấp các hồ chứa nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn gia tăng; củng cố, nâng cấp các đoạn đê biển, đê sông, khắc phục sạt lở bờ biển, bờ sông ở những khu vực sung yếu có ảnh hưởng lớn đến tính mạng, đời sống nhân dân; chống ngập úng các thành phố lớn; triển khai các dự án theo lộ trình thực hiện COP 21”.

- Các chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ về xử lý các vấn đề cấp bách nảy sinh trong thực tế.

Danh mục các dự án đầu tư cần triển khai thực hiện từ nay đến năm 2020 là danh mục các dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và TTX.

III. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI

1. Tính phù hợp của đề xuất hỗ trợ vốn ODA, vốn vay ưu đãi với chính sách và định hướng ưu tiên của nhà tài trợ nước ngoài.

Trong giai đoạn 2009 - 2015, dựa trên kết quả hoàn thành Khung chính sách hằng năm, Chương trình SP-RCC đã huy động cho ngân sách Nhà nước được gần 1 tỷ USD, trong đó AFD 80 triệu Euro; WB 210 triệu Đô la Mỹ; DFAT hỗ trợ không hoàn lại 14 triệu Đô la Úc; CIDA hỗ trợ không hoàn lại 4 triệu Đô la Canada; JICA gần 600 triệu Đô la Mỹ; K-Eximbank 60 triệu Đô la Mỹ.

Trong những năm tới, Chương trình sẽ tập trung xây dựng các chính sách có tính chiến lược, các dự án ưu tiên cao của các Bộ, ngành, địa phương nhằm thực hiện NCCS và VGGS, chuẩn bị triển khai Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về khí hậu đến năm 2030, phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, NDC của Việt Nam và các cam kết quốc tế của Việt Nam hiện nay và những năm tiếp theo, cải thiện cơ chế tài chính, tăng cường năng lực để nâng cao hiệu quả hỗ trợ ứng phó với BĐKH và TTX, góp phần phát triển bền vững đất nước.

2. Lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ nước ngoài

Trên trường quốc tế, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các diễn đàn đa phương và song phương về BĐKH, đặc biệt là tham gia có hiệu quả vào các phiên đàm phán quốc tế liên quan đến UNFCCC và Nghị định thư Kyoto, Thỏa thuận Paris về khí hậu... Một bước tiến mới trong việc hoàn thiện khung pháp lý và chính sách ứng phó với BĐKH và thúc đẩy TTX là việc lồng ghép BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch phát triển quốc gia; Quản lý phát thải KNK và các chất làm suy giảm tầng ô zôn; Thu hồi năng lượng từ chất thải; Bảo đảm tính thống nhất với luật khác và với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Trong quá trình xây dựng Khung chính sách của Chương trình SP-RCC, Việt Nam luôn nhận được sự hỗ trợ rất tích cực của các chuyên gia quốc tế tại Việt Nam và sự phối hợp chặt chẽ của các chuyên gia trong, ngoài nước và các đối tác phát triển. Cùng với JICA, AFD, WB, DFAT, K-Eximbank, CIDA là những nhà tài trợ thường xuyên hợp tác với các bên có liên quan xây dựng Khung chính sách hàng năm; theo dõi, giám sát quá trình thực hiện Khung chính sách. Bắt đầu từ năm 2014, các đối tác, trong đó đặc biệt phải kể đến JICA, AFD, WB đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành của Việt Nam trong việc xây dựng Khung chính sách và Văn kiện Chương trình SP-RCC cho giai đoạn 2016 - 2020 để xác định ưu tiên trong xây dựng chính sách, đầu tư và tăng cường năng lực cho Việt Nam những năm tới.

3. Các điều kiện ràng buộc theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài (nếu có) và khả năng đáp ứng các điều kiện này của phía Việt Nam.

Điều kiện ràng buộc quan trọng nhất của Chương trình là các Bộ, ngành Việt Nam xây dựng và triển khai các HĐCS đã được thống nhất hàng năm giữa các Đối tác phát triển và Chính phủ. Thông qua việc đánh giá hoàn thành các HĐCS của năm trước đó, Khung chính sách đã được thỏa thuận và việc bố trí vốn, giải ngân hợp lý các khoản vay trước đó mà các Đối tác phát triển sẽ xem xét cho các khoản vay tiếp theo. Các HĐCS sẽ được nâng cao chất lượng nếu được Chính phủ quan tâm giành ưu tiên thỏa đáng trong bố trí vốn đối ứng cũng như các hỗ trợ kỹ thuật và các Bộ, ngành quyết tâm thực hiện.

Ngoài ra, mỗi đối tác phát triển có thể có những ràng buộc riêng cho mỗi khoản cho vay như điều kiện giải ngân, lãi suất, thời gian ân hạn, vốn đối ứng của Việt Nam... Các điều kiện này sẽ được thảo luận riêng rẽ khi đàm phán và ký kết về mỗi khoản vay.

IV. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu tổng quát

Hỗ trợ xây dựng và thực hiện các chiến lược, chính sách, chương trình, dự án ưu tiên nhằm ứng phó hiệu quả trước tác động tiêu cực do BĐKH gây ra ở Việt Nam; góp phần triển khai Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về khí hậu đến năm 2030.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ của Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh và chiến lược của các ngành kinh tế có liên quan đến biến đổi khí hậu và góp phần triển khai Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về khí hậu đến năm 2030;

b) Hỗ trợ các hoạt động về chính sách, khoa học công nghệ và tài chính do Chính phủ, các đối tác phát triển và các tổ chức tư nhân cung cấp, đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam và góp phần thực hiện các cam kết trong INDC/NDC;

c) Đẩy mạnh công tác đàm phán quốc tế về huy động nguồn lực tài chính ưu đãi từ các tổ chức quốc tế cho ứng phó BĐKH, tăng cường các nguồn lực tài chính có điều kiện ưu đãi nhất.

V. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG

Các Bộ tham gia thực hiện Chương trình SP-RCC bao gồm: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu Tư, Tài chính, Xây dựng, Giáo dục, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải. Trong quá trình đối thoại chính sách, các Bộ sẽ tham gia các diễn đàn đối thoại chính sách giữa các nhà tài trợ, tổ chức phi chính phủ, đối tác phát triển, doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu, qua đó các Bộ sẽ được cập nhật, chia sẻ thông tin về các chính sách ngành; cập nhật các chính sách, công nghệ liên quan tới ứng phó với BĐKH của các nước phát triển với các nhà tài trợ; được các nhà tài trợ cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng và thực hiện các HĐCS phức tạp, mang tính liên ngành, liên vùng, liên lĩnh vực...

Các cán bộ lãnh đạo quản lý cũng như các cán bộ thuộc các Cục, Vụ, Viện tham gia trong Chương trình SP-RCC sẽ được nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý, năng lực chuyên môn để đáp ứng những đòi hỏi của công tác ứng phó với BĐKH.

Các địa phương: được hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước và toàn bộ phần hỗ trợ không hoàn lại, vay lại một phần hoặc toàn phần theo Chương trình SP-RCC để thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư ứng phó với BĐKH và TTX.

Các doanh nghiệp được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ cho các hoạt động ứng phó với BĐKH và TTX.

Người dân được hưởng lợi gián tiếp từ việc thực hiện các HĐCS, các dự án đầu tư về thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH.

Các nhà đầu tư, các đối tác phát triển có cơ hội tiếp cận với các cơ quan xây dựng chính sách, mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ quan Chính phủ và các địa phương.

VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH

1. Kế hoạch tổng thể thực hiện Chương trình 2016 - 2020

Chương trình SP-RCC sẽ được triển khai thực hiện thông qua các hoạt động của 03 hợp phần: (1) Chính sách; (2) Tăng cường năng lực và tri thức; và (3) Đầu tư;

(1) Kế hoạch tổng thể 2016 - 2020 Hợp phần Chính sách (Bảng 1 kèm theo)

Trên cơ sở chiến lược quốc gia, chiến lược ngành về BĐKH, TTX và định hướng tại Thỏa thuận Paris, thông qua phương thức tham vấn giữa các Bộ, ngành, địa phương với các đối tác phát triển, xác định các HĐCS cụ thể cần được xây dựng để đưa vào Khung chính sách trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm. Mỗi HĐCS nêu rõ cơ quan chịu trách nhiệm chính, thời gian hoàn thành, chỉ số hoàn thành cho từng giai đoạn để tiện theo dõi, giám sát.

Hàng năm, trên cơ sở các chỉ số hoàn thành đã thống nhất, các đối tác phát triển sẽ trực tiếp trao đi với các đơn vị có liên quan để đánh giá mức độ hoàn thành mỗi HĐCS do đơn vị đó chủ trì, báo cáo kết quả giám sát cho các cấp có liên quan và cho NCCC để có biện pháp tăng cường thực hiện hoặc điều chỉnh cho phù hợp.

Kết quả giám sát cũng là cơ sở để các đối tác phát triển quyết định giải ngân các khoản hỗ trợ cho Việt Nam (dưới hình thức vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật) để Việt Nam thực hiện các hoạt động ứng phó với BĐKH.

Việc xây dựng Khung chính sách dài hạn là một quá trình trao đổi liên tục giữa các đối tác phát triển với các Bộ, ngành, địa phương. Các HĐCS trong Khung chính sách các năm tiếp theo sẽ được điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở kết quả thực hiện các hoạt động của năm trước đó và công tác chỉ đạo, điều hành thực tế và ưu tiên hàng năm của Chính phủ và của các Bộ, ngành, địa phương.

Khung chính sách 2016 - 2017 đã được sự đồng thuận giữa các Bộ, ngành và các đối tác phát triển sẽ gồm 15 nội dung bổ sung cho năm 2016 bên cạnh 15 nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1504/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2015 và 27 nội dung cho năm 2017. Về Khung chính sách Chương trình SP-RCC 2016 - 2020 (Như trong Bảng 1), ngoài các nội dung thực hiện trong năm 2016 và năm 2017 đã được thống nhất, các nội dung sẽ thực hiện từ năm 2018 đến năm 2020 cũng đã đạt được sự đồng thuận cơ bản. Những nội dung này được xác định phù hợp với những định hướng thực hiện Thỏa thuận Paris và lộ trình thực hiện NDC của Việt Nam.

Các nội dung chi tiết của mỗi HĐCS sẽ được các đối tác phát triển và các Bộ, ngành tiếp tục xác định trên cơ sở kết quả đàm phán triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris của các nước tại COP 22 và COP 23; việc đánh giá nỗ lực toàn cầu để điều chỉnh mục tiêu của mỗi nước trong NDC vào năm 2018; kết quả thực hiện Khung chính sách năm 2016 và năm 2017 cũng như định hướng ưu tiên của Việt Nam và của các đối tác phát triển trong thời gian tới.

Các Bộ và các đối tác phát triển sẽ tiếp tục thảo luận để hoàn chỉnh Khung chính sách 2018 và các năm tiếp theo trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước cuối tháng 6 của năm trước đó như quy định được nêu tại Quyết định số 1824/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

(2) Kế hoạch triển khai các hoạt động của hợp phn Nâng cao năng lực và tri thức

- Chương trình sẽ tiếp tục góp phần nâng cao nhận thức và năng lực về ứng phó với BĐKH và thúc đẩy TTX, đây là kết quả có ý nghĩa và tác động lâu dài trong việc thực hiện NCCS và VGGS. Các dự án, chính sách không chỉ tập trung nâng cao năng lực cho các đơn vị Bộ ngành trung ương mà còn tuyên truyền, triển khai tại các địa phương và cộng đồng.

- Xác định nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật của các Bộ, ngành và địa phương nhằm hỗ trợ xây dựng các chính sách ứng phó với BĐKH và thúc đẩy TTX (Nhu cầu hỗ trợ thực hiện Chương trình SP-RCC cho năm 2016 - 2017 tại Phụ lục I).

- Xây dựng và đề xuất cơ chế quản lý và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về BĐKH và TTX nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cường năng lực và tri thức.

(3) Kế hoạch trin khai các hoạt động của Hợp phần Đầu tư

- Hỗ trợ quá trình xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động của Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris về khí hậu; thúc đẩy việc thực hiện cam kết của Việt Nam đến năm 2030 giảm 8% lượng phát thải KNK so với kịch bản phát triển thông thường và giảm đến 25% với sự hỗ trợ hiệu quả của quốc tế.

- Hỗ trợ Xây dựng mạng lưới giám sát BĐKH, nước biển dâng và nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai, khí tượng thủy văn.

- Hỗ trợ, thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư ứng phó với BĐKH được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bao gồm danh mục các dự án đầu tư cần triển khai thực hiện trong Chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và TTX. Nghiên cứu đề xuất cơ chế tài chính ưu tiên cho Chương trình SP-RCC 2016 - 2020 nhằm tăng cường kế hoạch ngân sách và huy động tài chính cho các HĐCS cũng như các dự án đầu tư liên quan đến BĐKH và TTX.

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư vào các hoạt động ứng phó với BĐKH và thúc đẩy TTX.

2. Kế hoạch chi tiết thực hiện Hợp phần chính sách, Chương trình SP-RCC 2016 (Bảng 2)

 

Bảng 1. Kế hoạch tổng thể Hợp phần Chính sách Chương trình SP-RCC giai đoạn 2016 - 2020

Nhóm chính sách

Chính sách được ban hành b sung năm 2016

Chính sách được ban hành năm 2017

Chính sách được ban hành năm 2018

Chính sách được ban hành năm 2019

Chính sách được ban hành năm 2020

Chsố giữa kỳ (sở: tháng 12/2015; Mục tiêu: tháng 12/2018)

Chỉ skết thúc chương trình (Cơ s: tháng 12/2015; Mục tiêu: tháng 12/2021)

Mục tiêu tổng thể 1. Chđộng ứng phó thiên tai và giám sát khí hậu

a) Gim thiểu rủi ro thiên tai

 

Xây dựng Tài liệu hướng dẫn lp Kế hoạch quản lý lũ tng hợp cho cấp tỉnh (IFMP)
[Sn phẩm: Thông tư Bộ NN&PTNT]

Rà soát và ban hành Quy hoạch về đê biển quốc gia và các quy định về đê sông có tích hợp tính dbị tổn thương đối với BĐKH
[Sn phẩm: Thông tư Bộ NN&PTNT]

 

 

Quản lý lũ tổng hợp

Cơ sở: [2 tnh] đã xây dựng Kế hoạch quản lý lũ tổng hợp cho cấp tnh.

Mục tiêu: [s tnh] lp Kế hoạch quản lý lũ tổng hp cho cấp tnh và tăng cường tính sẵn sàng trong việc quản lý lũ tổng hợp.

Quản lý lũ tổng hợp

sở: [2 tnh] đã xây dựng Kế hoạch quản lý lũ tổng hợp cho cấp tnh.

Mục tiêu: [số tnh] đã xây dựng và thc hiện Kế hoạch quản lý lũ tổng hợp cho cấp tnh.

 

Tập trung vào việc thực hiện chính sách đã đ xut. Đề xuất mới nếu có sẽ được xem xét vào năm 2017.

 

 

 

 

b) Cnh báo sm

c) Giám sát khí hậu

Xây dựng quy định về nội dung quan trắc của mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia, thực hiện Luật khí tượng thy văn [Sản phẩm: Thông tư của Bộ TNMT] (Bộ TNMT)

Xây dựng quy định về đánh giá tác động của biến đổi khí hu và đánh giá khí hậu quốc gia [Sản phm: Thông tư của Bộ TNMT] (Bộ TNMT)

Xây dựng quy định về loại bản tin và thời hạn bn tin dự báo, cnh báo khí tượng thủy văn, thực hiện Luật khí tượng thy văn [Sản phm: Thông tư Bộ TNMT] (Bộ TNMT)

Xây dựng Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vc KTTV [Sản phẩm: Nghị định chính phủ XX (Bộ TNMT)]

Xây dựng tiêu chí/ quy trình về định mức ưu tiên cao nhất của Luật KTTV (bao gồm Phụ lục chi tiết) [Sản phẩm: Thông tư XX/ Bộ TNMT (Ban hành ít nhất 1 thông tư)] (Bộ TNMT)

Đ xut của các Đi tác phát trin:

Cảnh báo sớm

(Xây dựng Hướng dẫn cho hệ thống giám sát và bản đthiên tai) về sạt lđất tại các khu vc có nguy cơ cao dọc theo các tuyến đường bộ trọng yếu [Sn phẩm: Thông tư XX] (Bộ GTVT)

Tập trung vào việc thực hiện chính sách đã đề xuất. Đ xut mi nếu có sẽ được xem xét vào năm 2017.

Thực hiện Luật KTTV

sở: Chưa có hướng dn, tiêu chí/ quy trình thực hiện đnh mức ưu tiên

Mục tiêu: Tài liệu hưng dẫn và ít nhất 2 tiêu chí/ quy trình và mạng lưới hỗ trợ phối hợp tt hơn gia các đơn vị liên quan đến KTTV tại cấp địa phương.

Xử phạt hành chính

Cơ s: [số vụ] được ghi nhận khi Nghị định chưa được ban hành

Mục tiêu: [svụ vi phạm gim] được ghi nhận khi Nghị định được ban hành

Thực hiện Luật KTTV

sở: Chưa có hướng dn, tiêu chí/ quy trình thực hiện đnh mức ưu tiên

Mục tiêu: [tăng số lượng] các lĩnh vực dịch vụ và cung cấp số liệu bởi các đơn vị KTTV địa phương

Xử phạt hành chính

Cơ s: [số vụ] được ghi nhận khi Nghị định chưa được ban hành

Mục tiêu: [svụ vi phạm gim] được ghi nhận khi Nghị định được ban hành, phổ biến rộng rãi nhận thức để tránh vi phạm

Ý kiến của Bộ GTVT: Bỏ nội dung Cnh báo sm vìdo: Không có htrợ kỹ thuật

 

Mục tiêu tng thể 2. Đm bảo an ninh nước và lương thực trong bối cảnh BĐKH

a) Nâng cao sn xuất nông nghiệp bền vng và an ninh lương thc

 

 

 

 

Xây dựng và thông qua Quy hoạch tổng thquốc gia cho ngành trng trọt ứng phó với BĐKH đến năm 2030 [Sản phẩm; Quyết định XXX của Bộ NN&PTNT] (Bộ NN&PTNT)

 

Quy hoạch tổng thể quốc gia cho ngành trồng trọt

Cơ sở: “Quyết định về Chiến lược phát triển ngành trồng trọt đến năm 2030” được thông qua”

Mục tiêu: trong Quy hoạch tổng thể, [số lượng] giải pháp thích ứng ([số lượng] lịch thời vụ được thay đổi, đưa ra các giống chống chịu, bảo hiểm nông nghiệp)

 

 

 

 

 

 

 

Tập trung vào việc thực hiện chính sách đã đề xuất. Đề xuất mới nếu có sẽ được xem xét vào năm 2017.

 

 

b) Nâng cao năng lc quản lý tài nguyên nước

Xây dựng và ban hành quy định vviệc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vc lấy nước sinh hoạt [Sn phm: Thông tư của Bộ TNMT "quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực ly nước sinh hoạt"] (BTNMT)

Xây dựng và ban hành quy đnh về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông

[Sn phm: Thông tư của Bộ TNMT "Quy định về bảo vệ lòng, bờ bãi sông”] (Bộ TNMT)

Nghđịnh của Chính phủ về Ban hành chính sách phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, sử dụng nưc tiết kiệm [Sản phẩm: Nghị định của Chính phủ] (Bộ NN&PTNT)

Lập và báo cáo về danh mục tất cả các hành lang bo vnguồn nước ưu tiên đã được xác định và thông qua cp tnh [Sn phẩm: Bộ TNMT trình Thủ tướng danh mục tt cả các hành lang bo vệ ngun nưc đã được cấp tnh thông qua] (BTNMT)

Xây dựng và ban hành hướng dẫn khuyến khích tưi hiệu quả tiết kiệm cho một loại cây trồng ưu tiên [Sản phẩm: Quyết định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT vềi hiệu qutiết kiệm cho một loại cây trồng ưu tiên] (Bộ NN&PTNT)

Đxuất của các Đối tác phát triển:

Xây dựng và ban hành Danh sách các vùng khan hiếm nước và vùng có nguy cơ cao bị xâm nhập mặn [Sn phm: Quyết định của Bộ TNMT] (BTNMT)

Xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật vtưới hiệu qutiết kiệm cho một số loại cây trồng khác [Sn phm: Quyết định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT (Bộ NN&PTNT)

[2020=>2018] Xây dựng Hướng dẫn thúc đẩy cơ chế phối kết hợp giữa các cơ quan liên quan trong lĩnh vc quản lý chất lượng nước thủy lợi [Sản phm: Thông tư Bộ NN&PTNT] (Bộ NN&PTNT)

Đề xut của các Đối tác phát trin:

Xây dựng hướng dn thực hiện điều tra xác định nhu cầu sử dụng nước và phân bnguồn nước, trong đó bao gm nội dung và mẫu báo cáo v sử dụng nước [Sn phm: Thông tư Bộ TNMT] (BTNMT)

Xây dựng hướng dn vthực hiện các biện pháp bổ sung nước ngm nhân tạo cho các vùng khác nhau [Sn phẩm: Thông tư Bộ TNMT] (Bộ TNMT)

Xây dựng và thông qua Kế hoạch hành động về bảo vệ chất lượng nước thủy lợi

[Sản phẩm: Thông tư Bộ NN&PTNT] (Bộ NN&PTNT)

Đề xut của các Đối tác phát trin:

Xây dựng hướng dẫn thực hiện kim kê i nguyên nước quc gia (thực hiện điều 7 của nghđịnh 201(2013)), trong đó xác định mẫu, nội dung báo cáo kiểm kê tài nguyên nước (nước mặt, nưc ngm

[Sản phm: Thông tư Bộ TNMT]

Xây dựng Thông tư hướng dẫn nội dung, quy trình giám sát tài nguyên nước

[Sn phẩm: Thông tư Bộ TNMT]

Xây dựng và ban hành danh mục đăng ký các ngun nước xuyên biên gii, đây là căn cứ chính thống cho sự phối hợp can thiệp liên quốc gia đ xác định tính tn thương

[Sn phm: Thông tư Bộ TNMT]

Xây dựng hthống giám sát cho việc quản lý cht lượng nước thy lợi quốc gia

[Sản phẩm: Thông tư Bộ NN&PTNT]

Tài nguyên nước bao gồm nưc cấp sinh hot

Slượng các tnh trên toàn quc ban hành được danh mục hành lang bảo vệ nguồn nưc

Cơ s: 0; Mục tiêu: 6 - 10% số tnh

Tưới tiêu

Số hecta cây trồng cạn sử dụng biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm

sở: <50,000 ha; Mục tiêu: 400,000 ha

Tài nguyên ớc bao gồm nưc cấp sinh hoạt

Slượng các tnh trên toàn quc ban hành được danh mục hành lang bảo vệ nguồn nưc

Cơ s: 0; Mục tiêu: 29/58 (50% số tnh)

Đ xuất của các Bộ, ngành:

y dựng và ban hành quy định về nội dung, biểu mẫu điều tra, nội dung báo cáotrình tự thực hiện điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xnước thi vào nguồn nước [Sản phẩm: Quyết định của Bộ TNMT]

Xây dựng và ban hành Danh sách các vùng khan hiếm nước và vùng có nguy cơ cao bxâm nhập mặn [Sản phm: Quyết định của Bộ TNMT]

Xây dựng Hưng dn kỹ thuật v tưới hiệu qutiết kiệm cho một số loại cây trồng khác [Sn phẩm: Quyết định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT)

[2020=>2018] Xây dựng Hướng dn thúc đẩy cơ chế phi kết hợp giữa các cơ quan liên quan trong lĩnh vực quản lý cht lượng nước thy lợi [Sn phẩm: Thông tư Bộ NN&PTNT]

Đ xuất của các Bộ, ngành:

Xây dựng và ban hành quy định về nội dung, biu mẫu báo cáo sử dụng tài nguyên nước [Sản phẩm: Quyết định của Bộ TNMT] (Bộ TNMT)

Xây dựng và thông qua Kế hoạch hành động v bo vệ chất lượng nước thy lợi

[Sản phẩm: Thông tư Bộ NN&PTNT] (BNN&PTNT)

Đxuất của các Bộ, ngành:

Xây dựng quy định vnội dung, chế độ quan trc tài nguyên nước [Sản phẩm: Quyết định của Bộ TNMT] (Bộ TNMT)

Xây dựng hệ thống giám sát cho việc quản lý chất lượng nước thủy lợi quốc gia

[Sản phẩm: Thông tư Bộ NN&PTNT] (BNN&PTNT)

Mục tiêu tổng thể 3. Chủ động ng phó vi nước biển dâng và ri ro thiên tai các vùng dễ bị tổn thương.

a) Tăng cường kh năng chống chịu của hệ thống công trình hạ tng

 

 

 

Đề xuất của các Đối tác phát trin:

Xác định các khu vc d b tn thương và có tác động lớn đến nền kinh tế do sạt lở đất đối với hthống đường cao tc ở khu vực phía bc của Việt Nam (Bộ Giao thông)

Đề xuất của các Đối tác phát trin:

Xây dựng quy định vchia sẻ thông tin thệ thống giám sát để ngăn ngừa và giảm nhẹ thiên tai đường bộ liên quan đến biến đi khí hậu giữa các cơ quan liên quan [Sản phẩm: Thông tư XX] (Bộ Giao thông)

Tăng cường khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng đường bộ

Cơ sở: Chưa có các hướng dẫn kỹ thut cho các lĩnh vực cụ thể.

Mục tiêu: [số lượng các lĩnh vực/kế hoạch chng chịu] của cơ sở hạ tng được xây dựng

Tăng cường khả năng chng chịu của cơ sở hạ tng đường bộ

Cơ sở: Chưa có các hướng dẫn kỹ thuật cho các lĩnh vực cụ thể.

Mục tiêu: [số lượng các lĩnh vực/kế hoạch chống chu] của cơ sở hạ tng được trin khai, và [slượng cơ sở hạ tầng được xây mi] được lp quy hoạch thiết kế theo hướng dn kỹ thuật

 

Tập trung vào việc thực hiện chính sách đã đề xuất. Đề xuất mới nếu có sẽ được xem xét vào năm 2017.

 

 

 

 

Ý kiến của Bộ GTVT: Bnội dung trên vì lý do: Không có hỗ trợ kỹ thuật

Ý kiến của Bộ GTVT: Bnội dung trên vì lý do: Không có hỗ trợ kỹ thuật

 

 

b) Nâng cao khả năng chống chịu của vùng ven bin thông qua quản lý tng hợp đới bờ

Xây dựng và ban hành hướng dn thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ cho các tnh ven biển

[Sản phm: Quyết định X của Bộ trưởng Bộ TNMT về ban hành Hướng dn thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ cho các tỉnh ven bin] (Bộ TNMT)

Xây dựng và ban hành phân vùng chức năng vùng bờ cp quốc gia

[Sn phm: Quyết định X của Bộ trưng Bộ TNMT ban hành phân vùng chức năng vùng b cp quốc gia] (Bộ TNMT)

Xây dựng và ban hành Hưng dẫn đồng quản lý tài nguyên vùng b nhm tăng cường kh năng chng chịu vi biến đổi khí hậu và áp dụng thí điểm tại các tnh ven biển

[Sản phẩm: Quyết định X của Bộ trưng Bộ TNMT ban hành hướng dẫn bắt buộc] (BTNMT)

Xây dựng và ban hành Quy hoạch tổng thể về khai thác, sử dụng bn vững tài ngun vùng bờ

[Sản phm: Quyết định X của Thng Chính phủ ban hành Quy hoạch tổng thể] (Bộ TNMT]

 

 

Quản lý tổng hợp vùng bờ

Slượng các tnh ven bin đã ban hành chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ cp tnh đang trong giai đoạn sm triển khai*

Cơ s: 0; Mục tiêu: 5 tnh ven bin (20% các tỉnh ven biển)

*a) thành lập Ban điều phi cp tnh với sự tham gia của các cơ quan có thẩm quyn các lĩnh vực có liên quan và duy trì các kỳ họp định kỳ; b) tính minh bạch bao gồm tham vn, giám sát và báo cáo định kỳ bởi VASI/MONRE; c) Phê duyệt (của Ủy ban nhân dân) đối với chương trình/sản phẩm quản lý tng hợp vùng bờ; d) xác định cơ chế kỹ thut đang được áp dụng; e) chương trình qun lý tổng hợp vùng bờ có nội dung đào tạo cán bộ và được phân b ngân sách; f) các đợt vn động giáo dục/nâng cao nhận thức được tổ chức và trin khai; g) công cụ qun lý tổng hợp vùng bờ được áp dụng để xác định /ưu tiên các dự án chng chịu /thích ứng mới tại vùng bờ

Quản lý tổng hợp vùng bờ

Số lượng các tnh ven bin đã ban hành chương trình quản lý tổng hợp đới bờ cấp tnh đang trong giai đoạn trin khai

Cơ sở: 0; Mục tiêu: 14 tỉnh ven biển (50% các tnh ven biển)

Tập trung vào việc thực hiện chính sách đã đề xut. Đề xuất mi nếu có sẽ được xem xét vào năm 2017.

 

 

c) Nâng cao khả năng chống chịu khí hậu vùng đồng bng sông Cửu Long

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tp trung vào việc thực hiện chính sách đã đxuất. Đề xuất mi nếu có sẽ được xem xét vào năm 2017.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mục tiêu tổng thể 4. Quản lý và phát triển rừng bền vững

a) Tăng cường quản lý rừng bền vững

Xây dựng và ban hành Hướng dẫn kỹ thuật đối với phát triển rừng ven bin [Sn phẩm: Quyết định Bộ NN&PTNT về Hưng dẫn kỹ thuật bao gồm định mức phát triển rừng ven bin ng phó với biến đổi khí hậu] (Bộ NN&PTNT]

Xây dựng và ban hành hướng dẫn rà soát quy hoạch rừng phòng hộ ven biển và thành lập cơ chế báo cáo của chính quyền địa phương đối với hoạt động giám sát và đnh giá rừng ven biển [Sn phẩm: Quyết định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT hướng dẫn tiêu chí rà soát quy hoạch rừng ven biển] (Bộ NN&PTNT)

Sa đổi, bổ sung Quyết đnh số 799/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vChương trình hành động quốc gia vREDD+ [Sản phẩm: Quyết định X của Thủ tướng Chính ph vChương trình hành động REDD+ quốc gia) (BNN&PTNT)

Rà soát sửa đổi Luật Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT)

Đề xuất của các Đối tác phát trin:

Trình Đề xuất về rà soát và nâng cao Mức phát thi tham chiếu rừng (FREL) và/hoặc Mức tham chiếu rừng (FRL) [Sản phẩm: Công văn XX của Bộ NN&PTNT]

Xây dựng Hướng dẫn thực hiện cơ chế chia slợi ích (BDS) [Sn phẩm: Thông tư XX của Bộ NN&PTNT]

Xây dựng và ban hành Hướng dn kỹ thuật cho việc chuyển đi sn xuất/rừng ven bin sang rng phòng hộ [Sản phẩm: Quyết định của Bộ NN&PTNT] (BNN&PTNT)

Đ xuất của các Đối tác phát triển:

Xây dựng Quy hoạch tng th qun lý rng ven biển để hướng dn quy hoạch, phát trin và giám sát rng t năm 2020 đến năm 2030 cho cp tnh (Bộ NN&PTNT)

Luật Lâm nghiệp mới được Quốc hội thông qua [Sn phẩm: Quyết định của Thủ tướng về XXX] (Bộ NN&PTNT)

Bảo vệ rừng ven biển

Phn trăm diện tích rng ven bin tăng lên;
sở: 0; Mục tiêu: 6%

REDD+

sẽ được thảo luận khi sửa đổi Chương trình hành động quốc gia về REDD+

Bo vrừng ven biển

Phần trăm diện tích rừng ven bin tăng lên;
Cơ s: 0; Mục tiêu: 10%

REDD+

sẽ được thảo luận khi sửa đổi Chương trình hành động quốc gia về REDD+

Đề xut của các Bộ, ngành:

Rà soát sa đổi Luật Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT)

Xây dựng Hướng dẫn thc hiện cơ chế chia s li ích (BDS)
[Sn phẩm: Thông tư XX của Bộ NN&PTNT]

Xây dựng và ban hành Hưng dn kỹ thuật cho việc chuyn đi sản xuất/rừng ven bin sang rừng phòng hộ [Sn phm: Quyết định của Bộ NN&PTNT]

Đề xuất của các Bộ, ngành;

Rà soát sửa đổi Luật Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT)

b) Bảo tồn đa dạng sinh học

 

 

 

 

Đ xut của các Đi tác phát triển:

Luật đa dạng sinh học tích hợp lĩnh vực thủy sản, nông nghiệp và các ngành khác được Quốc hội thông qua ban hành

[Sn phẩm: Luật Đa dạng sinh học sa đổi được Quốc hội thông qua]

(Bộ TNMT/Cục bo tồn đa dạng sinh học)

Luật đa dạng sinh học sửa đi

Cơ sở: Rà soát Luật đa dạng sinh học hiện hành chưa được thực hiện.

Mục tiêu: Bản dự tho Luật đa dạng sinh học sửa đổi được gửi tới các Bộ, cơ quan ngang Bộ để lấy ý kiến góp ý và trình Chính phủ (Bộ TNMT/Cục bảo tồn đa dạng sinh học)

Luật đa dạng sinh học sửa đổi

sở: Rà soát Luật đa dạng sinh học hiện hành chưa được thực hiện.

Mục tiêu: Luật đa dạng sinh học sa đổi được Quốc hội thông qua (Bộ TNMT)

 

Tập trung vào việc thc hiện chính sách đã đề xut. Đxuất mới nếu có sẽ được xem xét vào năm 2017.

 

Đ Xuất của các Bộ, ngành:

Rà soát, sửa đổi Luật đa dạng sinh hc trình Quốc hội

[Sn phẩm: Quyết định X của Th tưng Chính phủ]

(Bộ TNMT)

 

Mục tiêu tổng thể 5. Gim nhẹ phát thi khí nhà kính trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

a) Đy mạnh phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mới

Xây dng Quyết định  của Th tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định s37/2011/QĐ-TTg vcơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam [Quyết định số X ca Thủ tướng] (Bộ Công Thương)

Phê duyệt điều chnh Quy hoạch phát trin điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 [Sản phm: Quyết định số 428/QĐ-TTg của Thủ tưng Chính ph]

Xây dựng Quy hoạch các dự án điện sinh khối quốc gia giai đoạn đến 2020, tầm nhìn 2030 (Quyết định của Thủ tướng Chính phủ)

Xây dựng Quy hoạch các dán điện gió quốc gia giai đoạn đến 2020, tầm nhìn 2030 (Quyết định của Thtướng Chính phủ)

Xây dựng Thông tư quy định vphát triển d án và hợp đng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời tại Việt Nam (Thông tư của Bộ Công Thương)

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế đu giá cp thành phố thí điểm cho thành phHCM và Đà Nng cho dự án điện mặt trời trên mái nhà (Bộ Công Thương trình Th tướng Chính phủ thông qua báo cáo của UBND TP HCM và Đà Nng về giá thầu tấm pin NLMT)

Xây dựng cơ sở dữ liệu NLTT (bn đsố) về sinh khối, gió, mặt trời (Tài liệu của Bộ Công Thương về cơ sở dữ liệu NLTT và website cơ sở dữ liệu NLTT)

Xây dựng và phát trin cơ chế đấu giá cho tấm pin NLMT (Quyết định của TTg v cơ chế đấu giá cho tm pin NLTT)

Xây dựng TCKT các dự án điện gió (Thông tư của Bộ Công Thương)

Xây dựng và phát triển cơ chế đu giá các dự án điện gió ni lưới (Quyết định của TTg về cơ chế đấu giá cho các dự án điện gió ni lưới)

Xây dựng TCKT các dự án điện sinh khối (Thông tư của Bộ Công Thương)

Xây dựng TCKT các dự án điện tchất thi rn (Thông tư của Bộ Công Thương)

Đạt khoảng 450 MW điện gió

Đạt khoảng 500 MW điện sinh khối

Đạt khoảng 200 MW điện mặt tri

Đạt khoảng 800 MW điện gió

Đạt khoảng 700 MW điện sinh khối

Đạt khoảng 850 MW điện mặt tri

b) Khai thác các tiềm năng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu qu

Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu qu cho ngành thép [Sn phẩm: Thông tư XX của Bộ Công Thương] (Bộ Công Thương)

Xây dng và áp dụng tiêu chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu qu cho ngành nưc gii khát [Sản phẩm: Thông tư XX của Bộ Công Thương] (Bộ Công Thương)

Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn sử dụng năng lưng tiết kiệm và hiệu quả cho ngành sản xut nhựa

[Sản phm: Thông tư XX của Bộ Công Thương] (Bộ Công Thương)

Xây dựng và áp dụng tiêu chun sdụng năng lượng tiết kiệm và hiệu qu cho ngành giy và bột giy (Sản phẩm: Thông tư XX của Bộ Công Thương] (Bộ Công Thương)

Xây dựng và áp dng tiêu chuẩn sdụng năng lượng tiết kim và hiệu quả cho ngành chế biến thực phm [Sn phẩm: Thông tư XX của Bộ Công Thương] (Bộ Công Thương)

Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các ngành công nghiệp sử dụng năng lượng cường độ cao [Sn phẩm: Thông XX của Bộ Công Thương] (Bộ Công Thương)

Xây dựng và áp dụng chính sách báo cáo và thẩm định hiệu quả năng lượng cho các ngành công nghiệp [Sản phẩm: Thông tư XX của Bộ Công Thương]

Xây dựng và áp dụng chính sách hiệu quả năng lượng vi tiêu chuẩn cao hơn cho các ngành công nghiệp sử dụng năng lượng cường độ cao [Sn phm: Quyết định của TT]

Tp trung vào việc thực hiện chính sách đã đề xuất. Đxuất mới nếu có sẽ được xem xét vào năm 2017.

Đnh lượng giảm phát thải trong lĩnh vực TK&HQ NL

Phn trăm năng lượng tiết kiệm được trong một s ngành la chọn so sánh vi kịch bản phát triển thông thưng

Cơ s: 0; Mục tiêu: tổng 3.2% năng lượng tiết kiệm cho một s ngành công nghiệp tính tới năm mục tiêu

(ch stiếp theo sẽ tính toán tiến độ của clĩnh vực NLTT và HQNL )

Dự kiến giảm phát thi KNK do sản xuất và tiêu thụ điện tới năm 2030 so với lộ trình phát thi cơ s trong Đóng góp do Quốc gia tquyết định của Việt Nam (1)

Cơ s: 0; Mục tiêu: sđược xác đnh vào cui năm 2016(2)

(Ghi chú (1): Mục tiêu này dự kiến được xác định vào cuối năm 2016. Mục tiêu này sẽ nm trong phạm vi (có mức thấp nhất và cao nhất) của mc độ giảm phát thi kỳ vọng cho các nhóm mục tiêu NLTT và HQNL trong Ma trận chính sách;

Ghi chú (2) Mục tiêu này s nm trong phạm vi (có mức thp nhất và cao nhất) của mức độ giảm phát thải kỳ vọng dựa trên tim năng gim phác thải của các dự án/đầu tư các-bon thấp trong bộ chính sách ở tng nhóm chính sách. Mục tiêu sẽ được đánh giá và điều chỉnh theo các yếu tố ví dụ như nhu cu thị trường đối với các công nghệ cụ th.

Đnh lượng giảm phát thải trong lĩnh vực TK&HQ NL

Phn trăm năng lượng tiết kiệm được trong một s ngành la chọn so sánh vi kịch bản phát triển thông thưng

sở: 0; Mục tiêu: X%

(ch stiếp theo sẽ tính toán tiến độ của clĩnh vực NLTT và HQNL )

Dự kiến giảm phát thi KNK do sản xuất và tiêu thụ điện tới năm 2030 so với lộ trình phát thi cơ s trong Đóng góp do Quốc gia tquyết định của Việt Nam (1)

Cơ s: 0; Mục tiêu: sđược xác đnh vào cui năm 2016(2)

(Ghi chú (1): Mục tiêu này dự kiến được xác định vào cuối năm 2016. Mục tiêu này sẽ được thể hiện theo mức độ nằm trong phạm vi (có mức thấp nhất và cao nhất) của mc độ giảm phát thi kỳ vọng cho các nhóm mục tiêu NLTT và HQNL trong Ma trận chính sách;

Ghi chú (2) Mục tiêu này s nm trong phạm vi (có mức thp nhất và cao nhất) của mức độ giảm phát thải kỳ vọng dựa trên tim năng gim phác thải của các dự án/đầu tư các-bon thấp trong bộ chính sách ở tng nhóm chính sách. Mục tiêu sẽ được đánh giá và điều chỉnh theo các yếu tố ví dụ như nhu cu thị trường đối với các công nghệ cụ th.

c) Qun lý chất lượng không khí và giảm phát thi khí nhà kính và gim chất ô nhiễm không khí từ các phương tiện giao thông

Xây dựng và ban hành quy định về quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục

[Thông tư Y của Bộ TNMT về quan trắc khí thi] (Bộ TNMT)

Xây dựng và áp dụng hướng dn vhoàn thiện quy hoạch qun lý chất lượng không khí nhm thực hiện kế hoạch hành động quốc gia ở cấp tỉnh/ thành phố [Thông tư của Bộ TNMT quy định về kế hoạch quản lý chất lượng không khí]

Xây dựng và ban hành Hướng dẫn kỹ thuật về quy hoạch qun lý chất lượng không khí cho khu vc đô thị Việt Nam [Sn phẩm: Văn bản của Bộ TNMT]

Xây dựng và áp dụng hệ thống cấp phép xả thi trong các ngành công nghiệp [Sn phẩm: Thông tư của Bộ TNMT về đăng ký kiểm kê nguồn thi khí thi ng nghiệp]

Xây dựng và ban hành quy định về cấp phép xả thi khí thi công nghiệp. [Sản phẩm: Thông tư Bộ TNMT về cấp phép xthải khí thải công nghiệp]

Đ xut của các Đi tác phát trin:

Xây dựng và áp dụng các chính sách giám sát xả thải cho ngành công nghiệp tđộng. [Sản phẩm: Thông tư của Bộ TNMT]

Xây dựng lộ trình xác định mục tiêu bụi PM2.5 giai đoạn 2020-2025 tại các thành phố [Sản phẩm: Văn bản của Bộ TNMT]

Xây dựng và áp dụng lộ trình quản lý cht lượng không khí [Sản phm: Nghđịnh] (Bộ TNMT)

Văn bản chính thức xác định mục tiêu bụi PM2.5 tại các thành ph[Sản phẩm: Văn bn XX của Bộ TNMT]

Xây dựng và ban hành hướng dẫn v xác định các nguồn phát thi của PM2.5 và PM10

[Sn phẩm: thông tư của Bộ TNMT] (Bộ TNMT)

Kế hoạch quản lý chất lượng không khí (AQM) ở mức địa phương

Slượng tnh/ thành phố áp dụng AQM

Cơ sở: 0; Mục tiêu: 5

AQM trong các ngành công nghiệp

Phần trăm các doanh nghiệp trong 6 ngành chính (công nghiệp) có đăng ký phát thi và báo cáo một cách có hệ thng

sở: 0; Mục tiêu: 60%

Kế hoạch quản lý chất lượng không khí (AQM) ở mức địa phương

Số lượng tnh xây dựng và trin khai AQM tính đến năm 2020: 8% (khoảng 5 tnh)

Số lượng các cơ s công nghiệp/ xưởng sản xuất (dựa trên mục tiêu được đề cập trong Kế hoạch hành động quốc gia)

AQM trong các ngành công nghiệp

Số lượng các ngành công nghiệp chính đã cài đặt hệ thống giám sát phát thi tự động và báo cáo mức gim phát thải

PM 2.5: Mục tiêu xác định các ngun phát thải chính ở một số thành phố chính

sở: 0; 0 Mục tiêu: X% (sđược xác định sau)

Đ xut của các Bộ, ngành: Đnghị tiếp tục tho luận

Đ xut của các Bộ, ngành: Đnghị tiếp tục tho luận

Đ xut của các Bộ, ngành: Đnghị tiếp tục tho luận

Ban hành tiêu chun quốc gia (TCVN) về phát thi khí ô nhiễm t xe mô tô, xe gn máy tham gia giao thông (Bộ GTVT, Bộ KHCN)

Xây dựng và ban hành quy định về dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô loại t09 chỗ ngồi trở xung [Sn phm: Thông tư của Bộ trưng Bộ GTVT] (Bộ GTVT)

Xây dựng và ban hành Tiêu chí doanh nghip kinh doanh dịch vụ vận ti đường bộ xanh [Sản phẩm: Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam] (Bộ GTVT)

Đxut của các Đi tác phát triển:

Xây dựng và áp dụng quy định Kỹ thuật vsử dụng nhiên liệu cho xe mô tô, xe gn máy tham gia giao thông [Sn phm: thông tư của BGT] (Bộ GTVT)

Đ xut của các Đi tác phát triển:

Xây dựng và áp dụng dán nhãn tiết kiệm năng lượng cho xe máy và ô tô [Sản phẩm: Thông tư của Bộ GTVT] (Bộ GTVT)

Đ xut của các Đi tác phát triển:

Áp dụng tiêu chuẩn EURO5 [Sản phm: Quyết định TT XXX]

Quy định Kỹ thuật về tiêu chuẩn phát thi Euro 5 cho các phương tiện mới [Sn phẩm: Thông tư của BGT]

Quy định Kỹ thut về tiêu thụ nhiên liệu cho xe máy [Sản phm: Bộ KHCN XXX]

Quy định Kỹ thuật và tiêu thụ nhiên liệu cho xe cơ giới [Sản phm: Bộ KHCN XXX]

AQM trong giao thông đường bộ

Phần trăm giảm phát thải NOx trong giao thông vận ti đường bộ hạng nh

Cơ sở: 0; Mục tu: X%

(cần phải có nghiên cứu kỹ thuật cho mục này)

(sđược xác nhận sau)

Đề xuất của các Bộ, ngành:

Xây dựng và ban hành quy định về dán nhãn năng lượng đối với xe mô tô hai bánh

[Sn phẩm: Thông tư của Bộ trưng Bộ GTVT) (BGTVT)

Đề xuất của các Bộ, ngành:

Xây dựng và ban hành lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thi mới đi với xe ô tô đang lưu hành và xe gii đã qua sử dụng nhập khẩu

[Sn phẩm: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ] (BGTVT)

Đề xuất của các Bộ, ngành:

Xây dựng Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia v tiêu chun khí thi mức 5 đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mi

[Sn phẩm: Thông tư của BGTVT]

Quy định Kỹ thuật về tiêu thụ nhiên liệu cho xe máy và xe cơ giới

[Sn phẩm: Bộ KHCN XXX]

Mục tiêu tổng thể 8. Đa dạng hóa nguồn lực tài chính và tăng hiệu quả đầu tư cho BĐKH

a) Hoàn thiện cơ chế tài chính hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu

Thực hiện cơ chế thị trưng mới một số các cách tiếp cận khác [Bộ TN&MT]

[Sản phẩm: ít nhất 2 dự án gim phát thải được thc hiện theo cơ chế thtrường mới và một số cách tiếp cn khác]

Hoàn thiện rà soát nội dung của một sdự án BĐKH-TTX được lựa chọn có tính đến mục tiêu thích ứng và chng chịu

[Sản phm: Công văn về rà soát đánh giá của Bộ KH&ĐT trình TTCP và Ủy ban quốc gia về BĐKH] (Bộ KH&ĐT)

 

 

 

Đầu tư cho tăng trưởng xanh của các lĩnh vực và tỉnh

Stnh thành và lĩnh vực ưu tiên có các chương trình đầu tư cho BĐKH và TTX được xác định, báo cáo và thông tin được sdụng bi Ủy ban QG về BĐKH đ rà soát quá trình thc hiện các ưu tiên và đưa ra những đề xut (ghi chú: Các đề xut có thể đặc biệt được sử dụng cho việc chun bcác đánh giá giữa kỳ kế hoạch PTKTXH 2016-2020 và Kế hoạch PTKTXH 2021-2025)

sở: 0 lĩnh vc, 0 tnh thành;

Mục tiêu: 3 lĩnh vc, 8 tnh thành

Các D án Tăng trưởng xanh

% tăng vsố lượng (và tương đương về lượng tài chính phân bổ) các chương trình, dự án đáp ứng các mục tiêu chính sách vBĐKH-TTX của các tnh thành và lĩnh vực được lựa chọn (ghi chú: là các tnh thành đã được áp dụng khung xác định và giám sát BĐKH-TTX)

Cơ sở: 0%; Mục tiêu: tăng 15%

Đầu tư cho tăng trưởng xanh của các lĩnh vực và tỉnh

Stnh thành và lĩnh vực ưu tiên có các chương trình đầu tư cho BĐKH và TTX được xác định, báo cáo và thông tin được sdụng bi Ủy ban QG về BĐKH đ rà soát quá trình thc hiện các ưu tiên và đưa ra những đề xut (ghi chú: Các đề xut có thể đặc biệt được sử dụng cho việc chun bcác đánh giá giữa kỳ kế hoạch PTKTXH 2016-2020 và Kế hoạch PTKTXH 2021-2025)

sở: 0 lĩnh vc, 0 tnh thành;

Mục tiêu: X lĩnh vc, Y tnh thành

Các D án Tăng trưởng xanh

% tăng vsố lượng (và tương đương về lượng tài chính phân bổ) các chương trình, dự án đáp ứng các mục tiêu chính sách vBĐKH-TTX của các tnh thành và lĩnh vực được lựa chọn (ghi chú: là các tnh thành đã được áp dụng khung xác định và giám sát BĐKH-TTX)

Cơ s: X%; Mục tiêu: Y%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tp trung vào việc thực hiện chính sách đã đề xuất. Đề xut mới nếu có sđược xem xét vào năm 2017.

 

 

 

 

Chuẩn bị cho việc tiếp nhận Quỹ khí hậu xanh (GCF)

 

Xây dựng hướng dẫn quy trình thiết kế và thực hiện các dự án đầu tư phù hợp với quỹ GCF

[Sn phẩm: Văn bản hướng dẫn của Bộ KH&ĐT] (Bộ KH&ĐT)

Tập trung vào việc thực hiện chính sách đã đề xuất. Đxuất mới nếu có sẽ được xem xét vào năm 2017.

Thực hiện các dự án được tài trợ bi GCF Việt Nam [Sn phm: Ít nhất 1 dự án được thực hiện] (Bộ KH&ĐT)

Tập trung vào việc thực hiện chính sách đã đề xuất. Đxuất mới nếu có sẽ được xem xét vào năm 2017.

Qu Khí hu xanh

sở: Không có sn hướng dẫn đăng ký dự án GCF trong nước

Mục tiêu: Có hướng dn đăng ký dự án GCF trong nước

Qu Khí hu xanh

Cơ sở: 0 dự án được tài trợ bi GCF

Mục tiêu: ít nhất 1 dự án được tài trbởi GCF

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 2: Kế hoạch chi tiết thực hiện Hợp phần chính sách, Chương trình SP-RCC năm 2016

TT

Hành động chính sách

Sản phẩm

Thời gian thực hiện

Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện

Mục tiêu tổng thể 1 - Chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu

1.1

Xây dựng Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Khí tượng thủy văn

Nghị định của Bộ TNMT hướng dẫn thực hiện Luật Khí tượng thủy văn

01/2016 - 01/2017

Bộ TN&MT

1.2

Xây dựng quy định về nội dung quan trắc của mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia, thực hiện Luật khí tượng thủy văn

Thông tư của Bộ TN&MT quy định về nội dung quan trắc của mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia

01/2016 - 01/2017

Bộ TN&MT

1.3

Xây dựng quy định về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đánh giá khí hậu quốc gia

Thông tư của Bộ TNMT quy định về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đánh giá khí hậu quốc gia

01/2016 - 01/2017

Bộ TN&MT

Mục tiêu tổng thể 2 - Đảm bảo an ninh nước và an ninh lương thực trong điều kiện biến đổi khí hậu

2.1

Xây dựng và ban hành quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt

Thông tư của Bộ TN&MT quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt được ban hành

01/2016 - 01/2017

Bộ TN&MT

2.2

Xây dựng và ban hành quy định về bảo vệ lòng, bờ bãi sông

Thông tư của Bộ TN&MT quy định về bảo vệ lòng, bờ bãi sông được ban hành

01/2016 - 01/2017

Bộ TN&MT

2.3

Xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích phát triển hệ thống thủy lợi nhỏ, hệ thống thủy lợi nội đồng và hệ thống tưới tiên tiến hiệu quả

Quyết định của Thủ tướng về tưới tiết kiệm nước

01/2016 - 01/2017

Bộ NN&PTNT

Mục tiêu tổng thể 3 - Chủ động ứng phó với mực nước biển dâng và rủi ro thiên tai tại những vùng dễ bị tổn thương

3.1

Xây dựng và ban hành Thông tư hướng dẫn quy trình, thủ tục đánh giá công trình xanh

Thông tư của Bộ Xây dựng hướng dẫn quy trình thủ tục đánh giá công trình xanh

01/2016 - 01/2017

Bộ Xây dựng

3.2

Xây dựng và ban hành hướng dẫn thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ cho các tỉnh ven biển

Quyết định của Bộ trưởng Bộ TNMT về Ban hành Hướng dẫn thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ cho các tỉnh ven biển.

01/2016 - 01/2017

Bộ TN&MT

3.3

Nghiên cứu đề xuất cơ chế điều phối liên ngành ứng phó biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Báo cáo nghiên cứu đề xuất cơ chế điều phối liên ngành ứng phó biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long được hoàn thành

01/2016 - 01/2017

Bộ TN&MT, Bộ KH&ĐT và các Bộ, ngành liên quan

Mục tiêu tổng thể 4 - Quản lý và phát triển rừng bền vững

4.1

Xây dựng Luật lâm nghiệp mới thay thế Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11

Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật lâm nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Bộ Tư pháp thẩm định

01/2016 - 01/2017

Bộ NN&PTNT

4.2

Thực hiện Chương trình hành động REDD+ quốc gia.

- Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAPs) được phê duyệt tại 8 tỉnh

- Quỹ REDD+ Việt Nam được thành lập

- Mức phát thải tham chiếu (FRELs)/Mức tham chiếu (FRLs) trong thực hiện REDD+ cấp quốc gia được trình Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNPCCC)

- Văn kiện Chương trình giảm phát thải (ERPD) cho khu vực Bắc Trung Bộ được xây dựng và gửi quỹ đối tác các-bon trong lâm nghiệp thuộc Ngân hàng thế giới

01/2016 - 01/2017

Bộ NN&PTNT

4.3

Xây dựng và ban hành Hướng dẫn kỹ thuật đối với phát triển rừng ven biển

Quyết định Bộ NN&PTNT về Hướng dẫn kỹ thuật bao gồm định mức phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu.

01/2016 - 01/2017

Bộ NN&PTNT

4.4

Rà soát, sửa đổi Luật đa dạng sinh học

Đề xuất về sự cần thiết phải xây dựng Luật đa dạng sinh học được trình Quốc hội và đề xuất dự án xây dựng Luật được đưa vào Chương trình xây dựng luật của Quốc hội

01/2016 - 01/2017

Bộ TN&MT

Mục tiêu tổng thể 5 - Giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

5.1

Xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển điện mặt trời

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển điện mặt trời được ban hành

01/2016 - 01/2017

Bộ Công Thương

5.2

Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển điện từ chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035

Quy hoạch tổng thể phát triển điện từ chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

01/2016 - 01/2017

Bộ Công Thương

5.3

Sửa đổi Quyết định 37/2011/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam được ban hành

01/2016 - 01/2017

Bộ Công Thương

5.4

Nâng cao tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho tủ lạnh gia dụng.

Tiêu chuẩn kỹ thuật về hiệu suất năng lượng cho tủ lạnh gia dụng được chỉnh sửa và Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt trước tháng 6 năm 2016.

01/2016 - 01/2017

Bộ KH&CN

Rà soát nội dung tiêu chuẩn kỹ thuật về hiệu suất năng lượng cho tủ lạnh gia dụng, và nếu phù hợp, Bộ Công Thương sẽ phê duyệt áp dụng cho chương trình dán nhãn năng lượng vào cuối năm 2016

01/2016 - 01/2017

Bộ Công Thương

5.5

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 được ban hành

01/2016 - 01/2017

Bộ Công Thương

5.6

Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho ngành thép

Thông tư của Bộ Công Thương về áp dụng tiêu chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho ngành thép.

01/2016 - 01/2017

Bộ Công Thương

5.7

Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho ngành nước giải khát

Thông tư của Bộ Công Thương về áp dụng tiêu chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho ngành nước giải khát.

01/2016 - 01/2017

Bộ Công Thương

5.8

Tăng cường đào tạo tập huấn cán bộ quản lý năng lượng và kiểm toán năng lượng tại Trung tâm Đào tạo và Quản lý năng lượng

100 chuyên gia năng lượng sẽ được đào tạo, cấp chứng chỉ mỗi năm tại Trung tâm Đào tạo và Quản lý năng lượng thành phố Hồ Chí Minh

01/2016 - 01/2017

Bộ Công Thương

5.9

Xây dựng năng lực và hỗ trợ xây dựng Kế hoạch hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sản xuất xi măng ở Việt Nam

Kế hoạch hành động của Bộ Xây dựng về giảm nhẹ phát thải khí nhả kính (NAMA) cho lĩnh vực sản xuất xi măng ở Việt Nam

01/2016 - 01/2017

Bộ Xây dựng

5.10

Xây dựng lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố

01/2016 - 01/2017

Bộ GTVT

5.11

Xây dựng và ban hành quy định về quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục

Thông tư của Bộ TNMT về quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục

01/2016 - 01/2017

Bộ TN&MT

5.12

Ban hành tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về phát thải khí ô nhiễm từ xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông

Ban hành tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về phát thải khí ô nhiễm từ xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông.

01/2016 - 01/2017

Bộ GTVT

Mục tiêu tổng thể 6 - Tăng cường năng lực cho các cơ quan Chính phủ ứng phó với biến đổi khí hậu

6.1

Xây dựng và triển khai công cụ giám sát và đánh giá việc thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu

Thực hiện giám sát và đánh giá theo các công cụ đã được nghiên cứu.

01/2016 - 01/2017

Bộ TN&MT

Mục tiêu tổng thể 7 - Nâng cao năng lực cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu

7.1

Xây dựng chương trình và các tài liệu tập huấn quốc gia về tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH cho lĩnh vực y tế

Chương trình và tài liệu về tập huấn quốc gia về tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH cho lĩnh vực y tế

01/2016 - 01/2017

Bộ Y tế

12

Xây dựng tài liệu giáo dục trường học an toàn cấp tiểu học

Bộ tài liệu giáo dục trường học an toàn cấp tiểu học

01/2016 - 01/2017

Bộ GD&ĐT

Mục tiêu tổng thể 8 - Đa dạng hóa nguồn lực tài chính và tăng hiệu quả đầu tư cho biến đổi khí hậu

8.1

Xây dựng văn bản hướng dẫn về phân loại chi tiêu cho biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh

Quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về phân loại chi tiêu cho biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh

01/2016 - 01/2017

Bộ TN&MT, Bộ KH&ĐT và các Bộ, ngành liên quan

8.2

Thực hiện cơ chế thị trường mới và một số các cách tiếp cận khác.

Ít nhất 02 dự án giảm phát thải được thực hiện theo cơ chế thị trường mới và một số cách tiếp cận khác

01/2016 - 01/2017

Bộ TN&MT

 

 

 

 

 

 

3. Kế hoạch giám sát và đánh giá Chương trình.

Công tác giám sát và đánh giá được thực hiện thông qua việc tổ chức đánh giá hằng năm và đánh giá các giai đoạn thực hiện Chương trình.

a) Đánh giá hoạt động hằng năm bao gồm:

i) Giám sát việc thực hiện Khung chính sách

Giữa mỗi chu kỳ của Chương trình SP-RCC, các hoạt động giám sát và đánh giá việc triển khai thực hiện Khung chính sách đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ được tiến hành. Hoạt động này sẽ được thực hiện bởi nhóm đánh giá liên ngành do Bộ TN&MT thành lập với sự tham gia của các cơ quan chính phủ và các đối tác phát triển.

Mục tiêu chính của công tác giám sát là thu thập thông tin về tiến độ thực hiện và kết quả đạt được của quá trình chuẩn bị và thực hiện các HĐCS, đồng thời sửa đổi các HĐCS nếu cần thiết. Quy trình giám sát và đánh giá bao gồm các công việc chính sau:

Họp kỹ thuật: Ban điều phối chương trình (PCU) tổ chức cuộc họp giám sát với sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan và các đối tác phát triển để giám sát việc thực hiện các HĐCS. Các bên liên quan khác cũng có thể được mời tham dự cuộc họp. Nội dung cuộc họp giám sát tập trung vào hiện trạng thực hiện HĐCS, kết quả đạt được và các giải pháp để vượt qua rào cản thực hiện thành công chính sách.

Chuẩn bị Phiếu thông tin: Ban điều phối chương trình (PCU) sẽ hoàn thiện các Phiếu thông tin cho mỗi HĐCS 2 tuần trước khi cuộc họp giám sát diễn ra. Phiếu thông tin bao gồm các thông tin về mục tiêu của chính sách, kết quả đạt được, các nỗ lực thực hiện HĐCS, biểu thời gian thực hiện và các HĐCS, quy định pháp luật khác có liên quan đến HĐCS đang thực hiện.

o cáo tiến độ: Báo cáo này sẽ được xây dựng dựa trên kết quả của các cuộc họp kỹ thuật đánh giá tiến độ xây dựng và ban hành chính sách trong khuôn khổ Chương trình SP-RCC. Bản dự thảo báo cáo sẽ được gửi tới các Bộ, ngành và các đối tác phát triển liên quan trước khi diễn ra đợt họp kỹ thuật 2 tuần. Dựa trên kết quả của các cuộc họp kỹ thuật, bản dự thảo báo cáo sẽ được cập nhật gửi các bên có liên quan và các thành viên của NCCC sau cuộc họp 2 tuần.

ii) Đánh giá thực hiện Khung chính sách:

Vào thời điểm cuối mỗi chu kỳ, các hoạt động đánh giá sẽ được thực hiện để đánh giá kết quả thực hiện Khung chính sách. Mục tiêu chính của hoạt động đánh giá là thu thập thông tin về các kết quả đã đạt được của việc ban hành các chính sách. Quy trình đánh giá bao gồm các bước như sau:

Thời gian biểu đánh giá: Ban điều phối sẽ tham vấn các Bộ, ngành, cơ quan thực hiện HĐCS và các đối tác phát triển về thời gian biểu và chuẩn bị cho cuộc họp đánh giá với sự tham gia của các Bộ, ngành và cơ quan thực hiện HĐCS.

Chuẩn bị Phiếu đánh giá: PCU sẽ phối hợp với cơ quan thực hiện HĐCS để chuẩn bị và hoàn thiện phiếu đánh giá. Phiếu đánh giá bao gồm các thông tin cập nhật về tiến trình và kết quả thực hiện của mỗi HĐCS, đồng thời các tài liệu hỗ trợ khác cũng sẽ được cung cấp cho các đối tác phát triển trước cuộc họp đánh giá 2 tuần.

Họp trù bị: Để đảm bảo hiệu quả của cuộc họp đánh giá chính thức, tùy tình hình thực tế PCU có thể tổ chức các cuộc họp trù bị để thông qua quy trình đánh giá, tiêu chí đánh giá và vai trò của các bên liên quan.

Họp đánh giá: PCU sẽ chịu trách nhiệm điều phối việc chuẩn bị cho cuộc họp đánh giá. Cuộc họp này nhằm mục đích đánh giá kết quả thực hiện Khung chính sách. Tại cuộc họp đánh giá, cơ quan thực hiện HĐCS và các đối tác phát triển sẽ đánh giá các chỉ số cuối kỳ và thảo luận việc xếp loại kết quả thực hiện HĐCS.

o cáo đánh giá: Báo cáo đánh giá sẽ được xây dựng và gửi các Bộ, ngành, các thành viên NCCC, các nhà tài trợ đồng thời được đăng tải trên website của Văn phòng NCCC. Báo cáo này sẽ là cơ sở để các bên điều chỉnh nội dung Khung chính sách năm sau, đồng thời cũng là cơ sở để các đối tác phát triển quyết định giải ngân các khoản hỗ trợ đã cam kết.

iii) Giám sát và đánh giá đầu tư

Việc giám sát và đánh giá đầu tư được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

b) Đánh giá các giai đoạn thực hiện Chương trình

Đánh giá các giai đoạn thực hiện Chương trình bao gồm đánh giá: (1) Đầu kỳ; (2) Giữa kỳ; (3) Kết thúc; (4) Sau khi kết thúc. Tùy thuộc vào yêu cầu của cơ quan chủ quản hoặc nhà tài trợ, dự án sẽ được tiến hành đánh giá theo một số hoặc tất cả các giai đoạn nêu trên.

(1) Nội dung đánh giá đầu kỳ:

Công tác đánh giá đầu kỳ được tiến hành sau khi bắt đầu thực hiện Chương trình SP-RCC giai đoạn 2016 - 2020. Đánh giá đầu kỳ tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:

- Đánh giá công tác chuẩn bị thực hiện, tổ chức, huy động các nguồn lực để đảm bảo việc thực hiện Chương trình theo đúng mục tiêu và kế hoạch đề ra;

- Đánh giá những vướng mắc, phát sinh mới xuất hiện so với thời điểm phê duyệt Chương trình và đề xuất phương hướng giải quyết;

- Phát hiện và đề xuất các biện pháp giải quyết đối với những vấn đề phát sinh do các nguyên nhân khách quan (môi trường pháp lý có những thay đổi, yêu cầu thay đổi tiến độ hoặc nội dung một số hạng mục cho phù hợp với điều kiện khí hậu, địa chất, tập quán, dân cư,...) hay do các nguyên nhân chủ quan (năng lực và cơ cấu tổ chức của chủ Chương trình, Ban điều phối Chương trình,...).

(2) Nội dung đánh giá giữa kỳ:

Công tác đánh giá giữa kỳ được tiến hành vào năm 2018 (giữa thời gian thực hiện Chương trình). Đánh giá giữa kỳ tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:

- Đánh giá sự phù hợp của kết quả thực hiện với mục tiêu của Chương trình;

- Đánh giá việc xây dựng và thực hiện chính sách năm 2016, 2017 để có điều chỉnh phù hợp với kết quả đàm phán BĐKH tại COP 22 và COP 23, nỗ lực chuẩn bị cho đánh giá toàn cầu 2018.

- Đánh giá khối lượng và chất lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch đề ra;

- Phát hiện và đánh giá những vướng mắc, phát sinh mới xuất hiện trong quá trình thực hiện Chương trình do các nguyên nhân khách quan hay do các nguyên nhân chủ quan;

- Đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo Chương trình được thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ và bảo đảm chất lượng đề ra trong thời gian còn lại.

(3) Nội dung đánh giá kết thúc:

Công tác đánh giá kết thúc Chương trình SP-RCC giai đoạn 2016 - 2020 được tiến hành và phải được hoàn thành trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc Chương trình theo quy định tại Điều ước quốc tế cụ thể về ODA và vốn vay ưu đãi. Đánh giá kết thúc được sử dụng làm cơ sở để lập báo cáo kết thúc Chương trình.

Đánh giá kết thúc tập trung vào xem xét và đánh giá toàn diện các khâu trong quá trình thực hiện Chương trình, bao gồm:

- Đánh giá công tác chuẩn bị và chuẩn bị thực hiện Chương trình;

- Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, bao gồm: tổ chức quản lý thực hiện; bố trí vốn và huy động các nguồn lực để thực hiện; các hoạt động, kết quả đầu ra và kết quả cuối cùng; các lợi ích trực tiếp và gián tiếp do Chương trình mang lại cho các đối tượng thụ hưởng;

- Đánh giá các tác động của Chương trình sau khi hoàn thành, bao gồm các tác động về kinh tế, xã hội, môi trường, kỹ thuật, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực;

- Đánh giá tính bền vững của Chương trình và các yếu tố đảm bảo;

- Các bài học rút ra trong công tác chuẩn bị, chuẩn bị thực hiện, thực hiện Chương trình;

- Đưa ra các khuyến nghị cần thiết đảm bảo hiệu quả của Chương trình.

(4) Đánh giá tác động (Đánh giá sau khi kết thúc):

Đánh giá tác động Chương trình SP-RCC được tiến hành trong vòng 3 năm kể từ khi dự án kết thúc và tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:

- Thực trạng kinh tế, kỹ thuật của các dự án, chính sách trong quá trình vận hành khai thác, sử dụng;

- Tác động của Chương trình tới các mặt kinh tế - chính trị - xã hội;

- Tác động của Chương trình tới môi trường sinh thái;

- Tính bền vững của Chương trình;

- Các bài học rút ra trong khâu thiết kế, thực hiện, quản lý và vận hành Chương trình.

VII. CÁC KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Trên cơ sở các nội dung trong NCCS, VGGS, Chương trình SP-RCC sẽ tập trung triển khai các HĐCS hàng năm nhằm đạt được các kết quả sau:

1. Chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu:

- Giảm thiệt hại do rủi ro thiên tai;

- Cảnh báo sớm;

- Giám sát khí hậu.

2. Đảm bảo an ninh nước và lương thực trong bối cảnh BĐKH:

- Nâng cao tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp an ninh lương thực;

- Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước.

3. Ứng phó hiệu quả với mực nước biển dâng và thiên tai ở các vùng dễ bị tổn thương:

- Tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống các công trình hạ tầng;

- Nâng cao khả năng chống chịu của vùng ven biển thông qua phương thức quản lý tổng hợp đới bờ, giải pháp trồng rừng ngập mặn;

- Tăng cường khả năng chống chịu với BĐKH ở đồng bằng sông Cửu Long.

4. Bảo vệ, phát triển rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học:

- Nâng cao năng lực bảo vệ và phát triển rừng bền vững;

- Bảo tồn đa dạng sinh học.

5. Giảm nhẹ phát thải KNK trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất:

- Đẩy mạnh phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mới;

- Khai thác tiềm năng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

- Quản lý chất lượng không khí, giảm phát thải KNK và chất ô nhiễm không khí, trọng tâm là từ các phương tiện giao thông đường bộ.

6. Tăng cường vai trò chủ đạo của nhà nước trong ứng phó với BĐKH:

- Lồng ghép ứng phó với BĐKH vào các hoạt động giảm phát thải KNK phù hợp với điều kiện trong nước;

- Xây dựng Kế hoạch thích ứng quốc gia (NAP);

- Chuẩn bị triển khai Thỏa thuận Paris về khí hậu.

7. Xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH:

- Nâng cao năng lực ngành y tế ứng phó với BĐKH;

- Nâng cao nhận thức, giáo dục và đào tạo về các vấn đề ứng phó BĐKH.

8. Đa dạng hóa nguồn lực tài chính và tăng hiệu quả đầu tư cho BĐKH:

- Hoàn thiện cơ chế tài chính hỗ trợ ứng phó với BĐKH;

- Chuẩn bị để tiếp nhận hỗ trợ từ Quỹ khí hậu xanh (GCF).

VIII. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu (NCCC) đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động của Chương trình SP-RCC.

Chương trình sẽ được thực hiện ở cấp quốc gia với Cơ quan chủ quản là Bộ Tài nguyên & Môi trường. Chương trình không có Ban quản lý Chương trình, mà quản lý thông qua Ban điều phối Chương trình (PCU) thuộc Bộ TN&MT. PCU sẽ thay mặt Cơ quan chủ quản điều phối chung hoạt động của các hợp phần, thực hiện theo dõi, đánh giá, báo cáo, để đảm bảo thực hiện Chương trình một cách hiệu quả.

Vai trò và nhiệm vụ cụ thể của các Bộ ngành và địa phương trong quá trình vận hành Chương trình được quy định như sau:

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT)

Là cơ quan thường trực của NCCC và là cơ quan Chủ quản của Chương trình SP-RCC:

a. Tham vấn với các Đối tác phát triển, các cơ quan chính phủ và các bên liên quan, xây dựng kế hoạch hoạt động chung cho Chương trình SP-RCC dựa trên các nội dung trong Văn kiện Chương trình;

b. Chủ trì và tổ chức đối thoại chính sách với các cơ quan chính phủ và các đối tác phát triển để xác định các lĩnh vực ưu tiên trong xây dựng chính sách, đề xuất và thống nhất các HĐCS, các chương trình, dự án đầu tư cần thực hiện để ứng phó với BĐKH và thúc đẩy TTX ở Việt Nam; Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung chính sách bao gồm các HĐCS đã được thống nhất, các Chương trình dự án ưu tiên đầu tư;

c. Chủ trì và phối hợp với các Bộ ngành, địa phương và các Đối tác phát triển giám sát và đánh giá việc thực hiện Khung chính sách, các Chương trình dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thực hiện; Báo cáo định kỳ việc thực hiện Chương trình SP-RCC lên NCCC và các cơ quan có liên quan;

d. Chủ trì và phối hợp với các Bộ ngành và địa phương xây dựng, rà soát và đảm bảo việc tuân thủ các quy định trong Văn kiện Chương trình; Duy trì cơ sở dữ liệu tổng hợp và cập nhật các thông tin liên quan đến mọi hoạt động của Chương trình SP-RCC;

e. Phối hợp với Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét việc tiếp nhận các khoản hỗ trợ từ các Đối tác phát triển cho Chính phủ thông qua Chương trình SP-RCC.

Ban điều phối của Chương trình SP-RCC (PCU)

Ban điều phối của Chương trình SP-RCC (PCU), làm đầu mối cho các hoạt động của Chương trình SP-RCC và đóng vai trò là ban thư ký của Chương trình. PCU được đặt tại Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT và có nhiệm vụ:

a. Giúp lãnh đạo Bộ TN&MT phối hợp với các Bộ ngành, địa phương và các Đối tác phát triển chuẩn bị nội dung, báo cáo và các thông tin, quy trình cần thiết; duy trì việc trao đổi thông tin và phối hợp thường xuyên với các bên liên quan;

b. Đóng vai trò là Ban thư ký tại các cuộc họp xây dựng Khung chính sách, các cuộc họp giám sát và đánh giá việc thực hiện và các cuộc họp khác của Chương trình; chuẩn bị giấy mời và xây dựng lịch họp Chương trình SP-RCC, hỗ trợ hậu cần và viết báo cáo cuộc họp;

c. Chuẩn bị các báo cáo giám sát và đánh giá việc thực hiện Khung chính sách và các báo cáo khác nếu cần; trình NCCC, Bộ trưởng Bộ TN&MT và các Đối tác phát triển;

d. Tổ chức các buổi đối thoại chính sách và thảo luận với các Bộ ngành và các Đối tác phát triển xây dựng Khung chính sách hàng năm để trình Thủ tướng chính phủ - Chủ tịch NCCC phê duyệt; và thông báo với các Bộ ngành, địa phương để thực hiện;

e. Thu thập, lưu trữ và chia sẻ các thông tin và dữ liệu liên quan đến các hoạt động của Chương trình SP-RCC; và là đầu mối liên lạc của Chương trình.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT)

a. Đề xuất các HĐCS nhằm lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của ngành và địa phương;

b. Phối hợp với Bộ TN&MT, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét tiếp nhận các khoản hỗ trợ của các đối tác phát triển thông qua Chương trình SP-RCC.

c. Chủ trì phối hợp với Bộ TNMT và các Bộ, ngành và địa phương tổ chức phân bổ vốn đầu tư cho BĐKH và TTX hàng năm.

3. Bộ Tài chính

a. Bố trí đủ nguồn tài chính cho các đơn vị thực hiện các HĐCS trong Khung chính sách, các dự án ưu tiên theo quy định của Luật ngân sách của Chính phủ;

b. Phối hợp với các Bộ TN&MT và Bộ KH&ĐT trình Thủ tướng chính phủ xem xét việc tiếp nhận các khoản hỗ trợ từ các Đối tác phát triển cho Chính phủ thông qua Chương trình SP-RCC.

c. Chủ trì phối hợp với Bộ TNMT, Bộ KHĐT xác định khung ngân sách trung hạn, ngân sách hàng năm cho các hoạt động ứng phó với BĐKH căn cứ khả năng bố trí ngân sách và điều kiện huy động vốn.

4. Các Bộ, ngành và địa phương

a. Trên cơ sở các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các ưu tiên của mình, các Bộ, ngành và địa phương phối hợp với Bộ TN&MT, các đối tác phát triển đề xuất các HĐCS để đưa vào Khung chính sách, các dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH và thúc đẩy TTX;

b. Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện; cung cấp thông tin cho việc giám sát và đánh giá việc thực hiện các HĐCS, các dự án ưu tiên do Thủ tướng chính phủ phê duyệt;

c. Gửi yêu cầu về ngân sách thực hiện cho Bộ Tài chính và phân bổ nguồn tài chính cho các đơn vị thực hiện HĐCS, các dự án ưu tiên theo quy định của Luật ngân sách của Chính phủ;

d. Tham gia vào các buổi trao đổi, thảo luận với Bộ TN&MT và các Đối tác phát triển về việc xây dựng HĐCS, Khung Chính sách, danh mục các dự án ưu tiên, các cuộc họp giám sát và đánh giá, cũng như các cuộc họp toàn thể của Chương trình.

e. Có trách nhiệm báo cáo theo định kỳ và báo cáo đột xuất theo yêu cầu về Văn phòng ban điều phối Chương trình SP-RCC.

IX. TỔNG VỐN CHƯƠNG TRÌNH

1. Vốn ODA, vốn vay ưu đãi

Vốn của Chương trình chủ yếu là các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vay ưu đãi do JICA, AFD, Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) thuộc WB và có thể là một số các đối tác phát triển tiềm năng khác đóng góp. Các Bộ: TN&MT, KH&ĐT, Tài chính làm việc cụ thể với các đối tác phát triển, vận động và làm các thủ tục tiếp nhận tài trợ. Bộ Tài chính sẽ căn cứ vào nhu cầu cụ thể của Khung chính sách, Danh mục các dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH do Thủ Tướng Chính phủ duyệt để bảo đảm ưu tiên cao nhất việc cung cấp tài chính cho các hoạt động của Chương trình. Dự kiến giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình SP-RCC sẽ cần huy động khoảng 1,2 tỷ USD.

Phương thức cấp vốn ODA, vốn vay ưu đãi của Chương trình là hỗ trợ ngân sách nhằm thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến ứng phó với BĐKH (hỗ trợ ngân sách có mục tiêu).

Hiện tại, JICA, AFD, WB đã cam kết tích cực hỗ trợ Việt Nam triển khai thực hiện các cam kết trong Thỏa thuận Paris về khí hậu đạt được tại COP 21. JICA dự kiến sẽ có những hỗ trợ để triển khai nhiệm vụ này trong khuôn khổ Chương trình SP-RCC với khoản vay ưu đãi 20 tỷ Yên (khoảng 200 triệu USD) cho năm tài chính 2016 và 2017; WB với khoản vay IDA trị giá 270 triệu USD chia làm 3 đợt mỗi đợt trị giá 90 triệu USD; AFD với dự kiến cho vay 100 triệu Euro cho giai đoạn 2017 - 2018. Như vậy, Chương trình SP-RCC sẽ cần huy động thêm khoảng 620 triệu USD để thực hiện.

Ngoài hỗ trợ ngân sách cho phát triển chính sách và tài chính đầu tư bổ sung, Chương trình sẽ huy động các đối tác phát triển cung cấp hỗ trợ kỹ thuật (viện trợ không hoàn lại) nhằm hỗ trợ các Bộ, ngành và địa phương trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các HĐCS nhằm nâng cao chất lượng thực hiện Khung chính sách, chất lượng các dự án ưu tiên. Nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật được tổng hợp trong Phụ lục I.

2. Vốn đối ứng

Trong giai đoạn 2016 - 2020, vốn đối ứng cho Chương trình SP-RCC sẽ được Bộ TN&MT phối hợp với Bộ Tài chính cân đối, bố trí. Bộ TNMT lập Kế hoạch nguồn vốn đối ứng cho Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 11 năm 2016. Nguồn vốn này được sử dụng cho việc hỗ trợ các Bộ, ngành thực hiện các nghiên cứu, tham vấn cần thiết để xây dựng chính sách; thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình theo yêu cầu của Việt Nam và của các đối tác phát triển; các chi phí quản lý, hành chính, văn phòng cho PCU.

X. YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG VỐN ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI CỦA NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI

Nguồn vốn hỗ trợ thông qua Chương trình SP-RCC đã được xác định cho tài khóa 2017 - 2018. Trên cơ sở xây dựng Khung chính sách cho các năm 2018 -  2020 và kết quả xây dựng các chính sách của năm 2016 - 2017, các nhà tài trợ sẽ tiếp tục xem xét khả năng cấp tiếp các khoản vay mới cho giai đoạn 2018 - 2020. Vì vậy, để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp, cần phải thực hiện tốt một số vấn đề sau:

- Đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng cho Chương trình để đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất và nhanh nhất. Thiếu nguồn lực đối ứng, gồm tài chính và con người có năng lực, thì khó đạt được kết quả cao trong sử dụng ODA để phục vụ các hoạt động của Chương trình.

- Xác định các ưu tiên đầu tư khi sử dụng nguồn vốn hỗ trợ; tăng cường năng lực và cải tiến mạnh mẽ tình hình thực hiện dự án, sử dụng tập trung hơn, đầu tư vào các dự án có giá trị và tạo ra tác động lan tỏa đối với Chương trình.

- Một phần của khoản vay sẽ được dành cho các hoạt động hỗ trợ triển khai các HĐCS (hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu thử nghiệm chính sách, tổ chức các hội thảo tham vấn...) và phần này sẽ giải ngân theo hướng dẫn được cung cấp bởi các nhà tài trợ như là một phần thỏa thuận của khoản vay. Hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ để sử dụng một cách hợp lý các hỗ trợ; nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như công tác giám sát, theo dõi và đánh giá dự án; cải thiện hệ thống quản lý nhằm tuân thủ các quy định của Việt Nam cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế.

XI. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC

Giai đoạn 2009 - 2015, cơ chế tài chính của Chương trình SP-RCC được thực hiện theo Cơ chế tài chính đối với các khoản vay, viện trợ nước ngoài cho Chương trình theo Thông báo số 8981/VPCP-QHQT ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Văn phòng Chính phủ. Theo đó, nguồn vốn được ưu tiên bố trí đủ cho Chương trình NTP-RCC, còn lại hòa ngân sách và ưu tiên bố trí cho Chương trình SP-RCC và cân đối ngân sách chung.

Tuy nhiên, nguồn vốn huy động được thông qua Chương trình giai đoạn 2009 - 2015 không được bố trí cho xây dựng và triển khai các chính sách ứng phó với BĐKH và tăng cường năng lực các Bộ, ngành. Đồng thời, việc bố trí vốn cho các dự án ưu tiên BĐKH còn hạn chế, trong 62 dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mới chỉ có 26 dự án được đầu tư.

Để khuyến khích sự tham gia của các Bộ, ngành, địa phương cần có sự điều chỉnh tỷ lệ vốn sử dụng trực tiếp cho các hoạt động ứng phó với BĐKH, đồng thời tăng cường tính minh bạch trong sử dụng các khoản hỗ trợ này. Cụ thể: Ưu tiên sử dụng nguồn vốn huy động qua Chương trình SP-RCC sử dụng cho triển khai thực hiện các HĐCS và thực hiện các dự án đầu tư ứng phó với BĐKH đã được phê duyệt trong Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, Kế hoạch triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris về khí hậu; tăng cường năng lực các Bộ, ngành, địa phương để thực hiện Chương trình.

Bố trí đầy đủ nguồn vốn đối ứng của Chương trình cho PCU từ nguồn ngân sách Trung ương trong dự toán hàng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường để hỗ trợ các Bộ, ngành thực hiện các nghiên cứu, tham vấn cần thiết để xây dựng và triển khai các HĐCS; thực hiện nhiệm vụ giám sát đánh giá tình hình thực hiện Chương trình và cho các chi phí quản lý, hành chính, văn phòng cho PCU.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đang xem xét điều chỉnh cơ chế tài chính trong nước cho các khoản vay ODA theo hướng tăng phần cho vay lại và giảm phần cấp phát tùy theo mức độ phát triển của các địa phương. Chính phủ có thể sử dụng các nguồn vốn huy động từ các nhà tài trợ khác nhau cho các dự án phù hợp.

Phụ lục: Nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật thực hiện

Chương trình SP-RCC cho năm 2016 và năm 2017

TT

Nội dung

Thời gian triển khai

Nhu cầu hỗ trợ

Kinh phí (USD)

I

Nhu cầu hỗ trợ xây dựng và triển khai các nội dung thuộc Khung chính sách năm 2016

1,236,860

1

Chủ động sẵn sàng ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu

136,000

1.1

Xây dựng Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Khí tượng thủy văn

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn, họp kỹ thuật

34,150

Chuyên gia tư vấn

5,600

Nghiên cứu, thí điểm

11,250

1.2

Xây dựng quy định về nội dung quan trắc của mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia, thực hiện Luật khí tượng thủy văn

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn

18,200

Chuyên gia tư vấn

11,500

Nghiên cứu, khảo sát

14,300

1.3

Xây dựng quy định về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đánh giá khí hậu quốc gia

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn

16,200

Chuyên gia tư vấn

15,000

Rà soát, thí điểm

9,800

2

Đảm bảo an ninh nước và an ninh lương thực trong điều kiện biến đổi khí hậu

122,850

2.1

Xây dựng và ban hành quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn

22,200

Chuyên gia tư vấn

8,000

Khảo sát, thí điểm

10,800

2.2

Xây dựng và ban hành quy định về bảo vệ lòng, bờ bãi sông

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn

22,200

Chuyên gia tư vấn

8,000

Nghiên cứu, khảo sát

10,800

2.3

Xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích phát triển hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và hệ thống tưới tiên tiến hiệu quả

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn

24,250

Chuyên gia tư vấn

5,850

Đánh giá, thí điểm

10,750

3

Chủ động ứng phó với mực nước biển dâng và rủi ro thiên tai tại nhng vùng dễ bị tổn thương

122,530

3.1

Xây dựng và ban hành Thông tư hướng dẫn quy trình, thủ tục đánh giá công trình xanh

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn, họp kỹ thuật đánh giá công trình xanh

17,200

Chuyên gia tư vấn

13,500

Khảo sát, đánh giá

10,650

3.2

Xây dựng và ban hành hướng dẫn thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ cho các tỉnh ven biển

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn

15,830

Chuyên gia tư vấn

16,300

Nghiên cứu, thí điểm

8,500

3.3

Nghiên cứu đề xuất cơ chế điều phối liên ngành ứng phó biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

2016

Tăng cường năng lực cảnh báo dự báo

14,200

Xây dựng mạng lưới giám sát

12,550

Điều tra, khảo sát

13,800

4

Quản lý và phát triển rừng bền vững

163,710

4.1

Xây dựng Luật lâm nghiệp mới thay thế Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn

18,200

Chuyên gia tư vấn

13,850

Phối hợp lồng ghép các chính sách có liên quan

8,800

4.2

Thực hiện Chương trình hành động REDD+ quốc gia.

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn, tập huấn, tuyên truyền đào tạo, nâng cao năng lực

17,200

Chuyên gia tư vấn

12,860

Tăng cường năng lực thể chế

11,800

4.3

Xây dựng và ban hành Hướng dẫn kỹ thuật và tài chính đối với phát triển rừng ven biển

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn

23,200

Chuyên gia tư vấn

5,000

Nghiên cứu, thí điểm

16,800

4.4

Rà soát, sửa đổi Luật đa dạng sinh học

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn

21,700

Chuyên gia tư vấn

14,300

5

Giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

487,000

5.1

Xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn

19,700

Chuyên gia tư vấn

11,720

Nghiên cứu, thí điểm

8,350

5.2

Xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển điện mặt trời

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn

21,500

Chuyên gia nghiên cứu

14,500

Rà soát, thí điểm

5,300

5.3

Xây dựng và ban hành các chính sách phát triển điện từ chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn

21,500

Chuyên gia tư vấn

14,500

Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế

5,300

5.4

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011- 2020 có xét đến năm 2030

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn

18,200

Chuyên gia tư vấn

14,350

Nghiên cứu, thí điểm

8,650

5.5

Nâng cao tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho tủ lạnh gia dụng.

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn

17,450

Chuyên gia tư vấn

14,550

Nghiên cứu, khảo sát

9,300

5.6

Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho ngành thép

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn

16,200

Chuyên gia tư vấn

13,650

Nghiên cứu, thí điểm

10,850

5.7

Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho ngành nước giải khát

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn

18,200

Chuyên gia tư vấn

11,250

Nghiên cứu, thí điểm

11,800

5.8

Tăng cường đào tạo tập huấn cán bộ quản lý năng lượng và kiểm toán năng lượng tại Trung tâm Đào tạo và Quản lý năng lượng

2016

Tổ chức các khóa đào tạo tại nước ngoài

17,190

Chuyên gia đào tạo

22,300

5.9

Xây dựng năng lực và hỗ trợ xây dựng Kế hoạch hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sản xuất xi măng ở Việt Nam

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn

18,200

Chuyên gia tư vấn

11,630

Xây dựng cơ sở dữ liệu cấp quốc gia của ngành

9,320

5.10

Xây dựng lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn, họp kỹ thuật

18,200

Nhân lực thực hiện

15,500

Chuyên gia nghiên cứu, đào tạo, tư vấn

7,300

5.12

Xây dựng và áp dụng hướng dẫn về quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn

17,200

Chuyên gia tư vấn

12,700

Nghiên cứu, thí điểm

9,580

5.13

Ban hành tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về phát thải khí ô nhiễm từ xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn

17,200

Chuyên gia tư vấn

12,600

Nghiên cứu, thí điểm

11,260

6

Tăng cường năng lực cho các cơ quan Chính phủ ứng phó với biến đổi khí hậu

41,000

6.1

Xây dựng và triển khai công cụ giám sát và đánh giá việc thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn

19,700

Chuyên gia tư vấn

13,500

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin và báo cáo

7,800

7

Nâng cao năng lực cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu

82,040

7.1

Xây dựng chương trình và các tài liệu tập huấn quốc gia về tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho lĩnh vực y tế

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn

18,200

Chuyên gia tư vấn

11,950

Nghiên cứu, thí điểm

10,690

7.2

Xây dựng tài liệu giáo dục trường học an toàn cấp tiểu học

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn

17,200

Chuyên gia tư vấn

13,240

Xây dựng bộ tài liệu, chương trình hoạt động

10,760

8

Đa dạng hóa nguồn lực tài chính và tăng hiệu quả đầu tư cho biến đổi khí hậu

81,730

8.1

Xây dựng Văn bản hướng dẫn về phân loại chi tiêu cho biến đổi khí hậu

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn

18,540

Chuyên gia nghiên cứu

11,500

Nghiên cứu cơ chế pháp lý

9,550

8.2

Thực hiện cơ chế thị trường mới và một số cách tiếp cận khác.

2016

Tổ chức hội thảo tham vấn

18,700

Chuyên gia tư vấn

11,640

Nghiên cứu, thí điểm

11,800

II

Hỗ trợ xây dựng và triển khai các nội dung thuộc Khung chính sách năm 2017

1,106,590

1

Chủ động sẵn sàng ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu

123,410

1.1

Xây dựng Tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch quản lý lũ tổng hợp cho cấp tỉnh

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

16,980

Chuyên gia tư vấn

12,620

Nghiên cứu, thí điểm

11,800

1.2

Xây dựng quy định về loại bản tin và thời hạn bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, thực hiện Luật khí tượng thủy văn

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

17,800

Chuyên gia tư vấn

14,230

Nghiên cứu, thí điểm

8,640

1.3

Xây dựng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

14,540

Chuyên gia tư vấn

15,000

Nghiên cứu, thí điểm

11,800

2

Đảm bảo an ninh nước và an ninh lương thực trong điều kiện biến đổi khí hậu

81,460

2.1

Lập và báo cáo về danh mục hành lang bảo vệ nguồn nước ưu tiên đã được các tỉnh xác định và thông qua

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

20,200

Chuyên gia tư vấn

9,000

Nghiên cứu, thí điểm

11,800

2.2

Xây dựng và ban hành hướng dẫn khuyến khích tưới hiệu quả tiết kiệm cho một loại cây trồng ưu tiên

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

18,240

Chuyên gia tư vấn

10,420

Nghiên cứu, thí điểm

11,800

3

Chủ động ứng phó với mực nước biển dâng và rủi ro thiên tai tại những vùng dễ bị tổn thương

80,520

3.1

Xây dựng và ban hành phân vùng chức năng vùng bờ cấp quốc gia

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

20,200

Chuyên gia tư vấn

9,000

Nghiên cứu, thí điểm

10,200

3.2

Xây dựng và ban hành hướng dẫn đồng quản lý tài nguyên vùng bờ nhằm tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và áp dụng thí điểm tại các tỉnh ven biển

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

18,200

Chuyên gia tư vấn

12,300

Nghiên cứu, thí điểm

10,620

4

Quản lý và phát triển rừng bền vững

122,060

4.1

Xây dựng và ban hành hướng dẫn rà soát quy hoạch rừng phòng hộ ven biển và thành lập cơ chế báo cáo của chính quyền địa phương đối với hoạt động giám sát và đánh giá rừng ven biển

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

19,700

Chuyên gia tư vấn

12,230

Nghiên cứu, thí điểm

9,620

4.2

Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 799/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động quốc gia về giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng, vai trò của bảo tồn, quản lý rừng bền vững, và tăng cường trữ lượng các-

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

18,200

Chuyên gia tư vấn

12,750

Nghiên cứu, thí điểm

10,210

4.3

Sửa đổi Luật lâm nghiệp

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

17,700

Chuyên gia tư vấn

11,240

Nghiên cứu, thí điểm

10,410

5

Giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

451,720

5.1

Xây dựng Quy hoạch các dự án điện sinh khối quốc gia giai đoạn đến 2020, tầm nhìn 2030

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

18,200

Chuyên gia tư vấn

17,500

Nghiên cứu, thí điểm

5,300

5.2

Xây dựng Quy hoạch các dự án điện gió quốc gia giai đoạn đến 2020, tầm nhìn 2030

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

18,200

Chuyên gia tư vấn

17,500

Nghiên cứu, thí điểm

5,300

5.3

Xây dựng Thông tư quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời tại Việt Nam

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

18,200

Chuyên gia tư vấn

10,420

Nghiên cứu, thí điểm

11,800

5.4

Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành sản xuất nhựa

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

19,700

Chuyên gia tư vấn

9,540

Nghiên cứu, thí điểm

11,800

5.5

Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành giấy và bột giấy

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

19,700

Chuyên gia tư vấn

9,540

Nghiên cứu, thí điểm

11,800

5.6

Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành chế biến thực phẩm

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

19,700

Chuyên gia tư vấn

9,540

Nghiên cứu, thí điểm

11,800

5.7

Xây dựng và ban hành Hướng dẫn kỹ thuật về quy hoạch quản lý chất lượng không khí cho khu vực đô thị Việt Nam

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

17,200

Chuyên gia tư vấn

11,610

Nghiên cứu, thí điểm

12,800

5.8

Xây dựng và áp dụng hệ thống cấp phép xả thải khí thải công nghiệp

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

24,200

Chuyên gia tư vấn

5,160

Nghiên cứu, thí điểm

11,800

5.9

Xây dựng và ban hành quy định về Kế hoạch quản lý chất lượng không khí ở cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

18,200

Chuyên gia tư vấn

11,520

Nghiên cứu, thí điểm

11,800

5.10

Xây dựng và ban hành quy định về dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô loại từ 09 chỗ ngồi trở xuống

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

22,200

Chuyên gia tư vấn

13,700

Nghiên cứu, thí điểm

5,300

5.11

Xây dựng và ban hành Tiêu chí doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ xanh

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

17,840

Chuyên gia tư vấn

12,500

Nghiên cứu, thí điểm

10,350

6

Tăng cường năng lực cho các cơ quan Chính phủ ứng phó với biến đổi khí bậu

81,920

6.1

Xây dựng quy định lộ trình, phương thức tham gia hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính toàn cầu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và cam kết tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

18,200

Chuyên gia tư vấn

10,920

Nghiên cứu, thí điểm

11,800

6.2

Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về khí hậu đến năm 2030

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

21,200

Chuyên gia tư vấn

14,500

Nghiên cứu, thí điểm

5,300

7

Nâng cao năng lực cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu

83,300

7.1

Cải tiến và tiêu chuẩn hóa khung tập huấn quốc gia thành chương trình tập huấn chính thức cấp quốc gia cho cán bộ cấp tỉnh và huyện, sinh viên đại học và sau đại học của các trường y dược, các trung tâm y tế dự phòng

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

17,200

Chuyên gia tư vấn

12,650

Nghiên cứu, thí điểm

11,800

7.2

Biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn xây dựng trường học an toàn trong trường Trung học phổ thông

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

18,200

Chuyên gia tư vấn

12,870

Nghiên cứu, thí điểm

10,580

8

Đa dạng hóa nguồn lực tài chính và tăng hiệu quả đầu tư cho biến đổi khí hậu

82,200

8.1

Hoàn thiện rà soát nội dung của một số dự án về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh được lựa chọn có tính đến mục tiêu thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

21,200

Chuyên gia tư vấn

7,800

Nghiên cứu, thí điểm

11,800

8.2

Xây dựng hướng dẫn quy trình thiết kế và thực hiện các dự án đầu tư phù hợp với quỹ Khí hậu xanh

2017

Tổ chức hội thảo tham vấn

20,600

Chuyên gia tư vấn

17,500

Nghiên cứu, thí điểm

3,300

III

Tăng cường năng lực

227,580

1

Tăng cường năng lực cho lãnh đạo quản lý

186,360

1.1

Hội thảo chiến lược nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý trong điều kiện biến đổi khí hậu

02/2017

Hỗ trợ thành viên tham gia dự

38,000

Chuyên gia trình bày

15,200

Phiên dịch

1,200

Các chi phí khác (địa điểm, thuê thiết bị, tài liệu...)

5,000

1.2

Khóa đào tạo về tăng cường năng lực hoạch định chiến lược cho các lãnh đạo thuộc cơ quan quản lý xây dựng chính sách

09/2016

Hỗ trợ thành viên tham gia dự

17,500

Giảng viên

12,100

Phiên dịch

1,140

Các chi phí khác (địa điểm, thuê thiết bị, tài liệu...)

1,000

1.3

Khóa đào tạo về quản lý sự thay đổi trong bối cảnh biến đổi khí hậu

02/2017

Hỗ trợ thành viên tham gia dự

17,500

Giảng viên

12,100

Phiên dịch

1,140

Các chi phí khác (địa điểm, thuê thiết bị, tài liệu...)

1,000

1.4

Khóa đào tạo về kỹ năng lãnh đạo trong hoạt động xây dựng chính sách về biến đổi khí hậu

05/2017

Hỗ trợ thành viên tham gia dự

17,500

Giảng viên

12,100

Phiên dịch

1,140

Các chi phí khác (địa điểm, thuê thiết bị, tài liệu...)

1,000

1.5

Khóa đào tạo về quản lý thực thi công vụ

09/2017

Hỗ trợ thành viên tham gia dự

17,500

Giảng viên

12,100

Phiên dịch

1,140

Các chi phí khác (địa điểm, thuê thiết bị, tài liệu...)

1,000

2

Tăng cường năng lực cho các đơn vị thực hiện hành động chính sách

41,220

2.1

Khóa đào tạo về xây dựng kỹ năng lập và triển khai kế hoạch cho hoạt động xây dựng chính sách

08/2016

Hỗ trợ thành viên tham gia dự

7,500

Giảng viên

2,100

Phiên dịch

1,140

Các chi phí khác (địa điểm, thuê thiết bị, tài liệu...)

1,000

2.2

Hội thảo liên về lồng ghép các vấn đề về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh vào các chính sách ngành

02/2017

Hỗ trợ thành viên tham gia dự

1,200

Chuyên gia tham vấn

2,000

Phiên dịch

800

Các chi phí khác (địa điểm, thuê thiết bị, tài liệu...)

2,000

2.3

Khóa đào tạo về phát triển kỹ năng tổng hợp thông tin để báo cáo

06/2017

Hỗ trợ thành viên tham gia dự

7,500

Giảng viên

2,100

Phiên dịch

1,140

Các chi phí khác (địa điểm, thuê thiết bị, tài liệu...)

1,000

2.4

Khóa đào tạo củng cố năng lực thực hiện các hoạt động giám sát và đánh giá các chính sách

08/2017

Hỗ trợ thành viên tham gia dự

7,500

Giảng viên

2,100

Phiên dịch

1,140

Các chi phí khác (địa điểm, thuê thiết bị, tài liệu,…)

1,000

 

 

 

 

 

 



[1] Ngân hàng thế giới; Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Việt Nam. 2016. Việt Nam 2035: Hướng tới thnh vượng, sáng tạo, công bằng, và dân chủ.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2044/QĐ-TTg phê duyệt Khung chính sách năm 2016 (bổ sung), Khung chính sách năm 2017 và văn kiện Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 2044/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/10/2016
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Trịnh Đình Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản