Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2043/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 15 tháng 09 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THỊ TRẤN CÁT TIÊN, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính Phủ về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Nghị quyết số 134/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thị trấn để mở rộng địa giới hành chính các thị trấn Lạc Dương thuộc huyện Lạc Dương, thị trấn Di Linh thuộc huyện Di Linh, thị trấn Đồng Nai thuộc huyện Cát Tiên và đổi tên thị trấn Đồng Nai thành thị trấn Cát Tiên thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng;

Xét văn bản số 70/TTr-UBND ngày 09/6/2016 của UBND huyện Cát Tiên và văn bản số 133/SXD-QHKT ngày 28/7/2016 của Sở Xây dụng về việc đề nghị phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên đồ án quy hoạch: Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

2. Vị trí: thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên.

3. Phạm vi, ranh giới:

- Phía Bắc giáp: khu dân cư tổ dân phố 4, thị trấn Cát Tiên;

- Phía Nam giáp: núi Đá Mài, sông Đồng Nai;

- Phía Đông giáp: đất nông nghiệp;

- Phía Tây giáp: khu dân cư xã Đức Phổ.

4. Quy mô quy hoạch: 436 ha.

5. Tính chất, chức năng đô thị: là huyện lỵ của huyện Cát Tiên, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thương mại dịch vụ và an ninh quốc phòng của huyện, thuộc tiểu vùng kinh tế số 1 (gồm thị trấn Cát Tiên và xã Quảng Ngãi) của huyện Cát Tiên.

6. Quy mô dân số: dự báo trong khu vực quy hoạch đến năm 2025 khoảng 21.000 người.

7. Cơ cấu quy hoạch sử dụng đất và quản lý không gian kiến trúc:

a) Cơ cấu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2025:

STT

Loại đất

Ký hiệu

Diện tích đất (ha)

Tỷ lệ (%)

A

Đất dân dụng

 

250,0053

57,34

1

Đất khu ở

CT (từ 1 đến 51); DO (từ 1 đến 44); DOXH (1); DODT (1); DCC (4, từ 9 đến 14, 19, 41, 44, 49), DCC (từ 61-73); DGD (1, 2, từ 4 đến 8); DCX (từ 1 đến 6)

168,5583

 

2

Đất công trình công cộng ngoài khu ở

DCC (1, 5, từ 15 đến 18, 20, 21, 22, 33, 36, 37, 51, 52, 55), DCC (từ 58 đến 62), DCC (từ 61 đến 64); DYT (2, 3)

12,7688

 

3

Đất cây xanh công viên

DCV (từ 1 đến 7)

15,0198

 

4

Đất giao thông

 

53,6584

 

B

Đất trung tâm

 

27,0307

6,20

1

Đất công trình công cộng

DCC (2, 3, 6, 7, từ 23 đến 32, 34, 35, 38, 39, 40, 42, 43, từ 45 đến 48, 50, 53, 54, 56, 57, 59, 60)

21,4387

 

2

Đất công trình giáo dục

DGD (3)

2,3038

 

3

Đất công trình y tế

DYT (1)

1,7798

 

4

Đất dịch vụ thương mại

DCC (8), DCC (58)

1,5084

 

C

Đất khác trong phạm vi khu dân dụng

 

51,7377

11,87

1

Đất tôn giáo

DTG (1, 2)

2,4359

 

2

Đất dự án du lịch

ĐDL (1)

20,7764

 

3

Đất du lịch sinh thái

 

 

 

4

Đất khác trong dân dụng

DK (từ 1 đến 9)

28,5254

 

D

Đất ngoài dân dụng

 

107,2263

24,59

1

Đất công trình kỹ thuật

DTT (từ 1 đến 4)

2,4825

 

2

Đất quân sự

DQS (1)

0,6067

 

3

Đất mặt nước, hành lang suối

MN (từ 1 đến 5)

2,5770

 

4

Đất dự phòng

DDP (1, 2, 3, 5, 6); DDPCC (4)

52,4921

 

5

Đất làng nghề phục vụ du lịch

DLN (từ 1 đến 4)

19,9121

 

6

Đất tiểu thủ công nghiệp

DTTCN (1,2)

1,0891

 

7

Đất giao thông đối ngoại

 

28,0668

 

 

Tổng cộng

 

436,00

100

b) Chỉ tiêu quản lý quy hoạch, kiến trúc:

- Khoảng lùi công trình:

+ Đường lộ giới 30 m (tương ứng mặt cắt 1-1): khoảng lùi ≥ 6,5m;

+ Đường lộ giới 24 m (tương ứng mặt cắt 2-2): khoảng lùi ≥ 4,5m;

+ Đường lộ giới 16 m (tương ứng mặt cắt 3-3): khoảng lùi ≥ 3,0m.

- Mật độ xây dựng:

+ Nhà phố, nhà chỉnh trang:

≤ 90%;

+ Nhà liên kế sân vườn:

≤ 70%;

+ Nhà ở biệt thự và nhà vườn:

≤ 50%;

+ Công trình công cộng:

30% - 50%;

+ Công trình trường học:

30% - 50%;

+ Công trình dịch vụ du lịch sinh thái:

≤ 25%;

+ Công viên cây xanh:

≤ 5%;

- Tầng cao:

 

- Nhà phố, nhà chỉnh trang:

03 - 04 tầng;

- Nhà liên kế sân vườn:

03 - 04 tầng;

- Nhà ở biệt thự và nhà vườn:

02 - 03 tầng;

- Công trình công cộng:

02 - 03 tầng;

- Công trình trường học:

02 - 03 tầng;

- Công trình dịch vụ du lịch sinh thái:

≤ 02 tầng;

- Công viên cây xanh:

01 tầng.

8. Quy hoạch giao thông:

a) Giao thông đối ngoại:

- Đường lộ giới 30m (mặt đường 19m và hai vỉa hè mỗi bên 5,5m), gồm các tuyến đường: Trần Lê và Nguyễn Minh Châu để kết nối với xã Quảng Ngãi và xã Phước Cát 1.

- Đường lộ giới 24m (mặt đường 14m và hai vỉa hè mỗi bên 5m), gồm các tuyến đường: Phạm Văn Đồng, Đinh Bộ Lĩnh để kết nối với xã Gia Viễn và đường Hai Bà Trưng kết nối với xã Đức Phổ.

b) Giao thông đối nội:

- Đường Nguyễn Viết Xuân có lộ giới 24m (mặt đường 14m và hai vỉa hè mỗi bên 5m);

- Đường lộ giới 16m (mặt đường 8m và hai vỉa hè mỗi bên 4m), gồm các tuyến đường: Nguyễn Văn Trỗi, Lê Văn Tám, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Tri Phương, Đào Duy Từ, Võ Thị Sáu, Trương Công Định, La Văn Cầu, Hoàng Hoa Thám, Bà Triệu, Lê Thị Riêng, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Ngô Mây, Nguyễn Trung Trực, Lê Quý Đôn, Xuân Diệu, Lương Thế Vinh, Phạm Ngũ Lão, Dốc Đá Mài, Bùi Thị Xuân, Ven Sông, Tôn Thất Tùng, Kim Đồng, Phan Đình Giót, 3 tháng 4, 6 tháng 6 và các tuyến đường số 3.

9. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật

a) Cấp điện: Nguồn cấp điện cho khu quy hoạch lấy từ hệ thống điện lưới quốc gia, tổng nhu cầu cung cấp điện đến năm 2025 là 3.475 KVA. Chiều dài tuyến đường dây trung thế hiện hữu trong khu vực là 7,99 km chạy dọc theo đường chính của huyện được mở mới đến để cung cấp điện cho các trạm hạ thế, từ trạm hạ thế sẽ cung cấp điện đến các khu chức năng trong khu vực quy hoạch.

b) Cấp nước: sử dụng nguồn nước từ hệ thống cấp nước tập trung của Trung tâm huyện Cát Tiên (được xây dựng xong năm 2011, hệ thống bao gồm 7 giếng khoan với các trạm xử lý đặt tại từng giếng, tổng công suất cấp nước 3700m3/ngày đêm), mạng lưới đường ống chính được xây dựng dọc theo một số trục đường chính trung tâm. Tổng nhu cầu dùng nước đến năm 2025 là 3.091m3/ngày đêm.

c) Thoát nước:

- Nước mưa và nước thải được phân thành nhiều lưu vực thoát nước và chảy theo nhiều hướng khác nhau, đổ vào các con suối hiện hữu. Các con suối này có vận tốc chảy lớn, có khả năng tiếp nhận và tự làm sạch một lượng lớn nước thải sinh hoạt (đã qua xử lý tại các bể tự hoại đạt chuẩn theo quy định hiện hành).

- Với những đặc điểm thuận lợi về tự nhiên, bao gồm nhiều con suối và kênh thoát nước, cùng với các cánh đồng sản xuất nông nghiệp rộng lớn xung quanh; Lưu lượng nước thải sinh hoạt không lớn, chia nhỏ theo nhiều hướng thoát khác nhau. Vì vậy đến năm 2025 chưa cần thiết phải xây dựng một hệ thống xử lý nước thải tập trung. Việc xử lý nước thải sinh hoạt được thực hiện tại từng hộ gia đình bằng các bể tự hoại xây dựng đúng quy cách kỹ thuật, đạt chuẩn theo quy định hiện hành, sau đó thoát vào hệ thống thoát nước của khu vực, tiếp tục được xử lý bằng khả năng tự làm sạch của các dòng suối, hồ, ao và các cánh đồng nông nghiệp ở xung quanh.

- Nước thải trong các công trình công cộng trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung phải được xử lý đạt chuẩn theo quy định hiện hành bằng các bể tự hoại xây dựng.

- Tại Trạm Y tế có các loại chất thải độc hại phải xây dựng các công trình xử lý nước thải cục bộ theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành để xử lý nước thải trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.

d) San nền: cao trình san nền thực hiện theo cao độ các tuyến đường hiện hữu. Độ dốc san nền tại các khu đất được phân chia bởi các đường phân khu vực từ 0,4- 0,5%.

10. Về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC): quá trình đầu tư xây dựng thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên đến năm 2025 sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh. Do đó, việc quản lý tác động môi trường và các biện pháp giảm thiếu ô nhiễm môi trường cụ thể như sau:

a) Quản lý tác động môi trường bao gồm 02 giai đoạn:

- Giai đoạn thi công xây dựng: quản lý các nguồn phát sinh khí thải, bụi, tiếng ồn, các nguồn nước thải và nguồn chất thải rắn.

- Giai đoạn khu quy hoạch xây dựng đi vào hoạt động: quản lý các nguồn gây ô nhiễm không khí, các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước, các nguồn chất thải rắn, ô nhiễm tiếng ồn và nguồn tác động không liên quan đến chất thải.

b) Những biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường:

- Biện pháp quản lý gồm: Lập kế hoạch, tiến độ thi công hợp lý, công trình xây dựng nhanh, hoàn thành sớm; Quy định cụ thể thời gian làm việc trong ngày; phương tiện tham gia vận tải phải có giấy đăng kiểm, phải đạt các tiêu chuẩn lưu hành, lái xe phải có bằng lái, yêu cầu phải tuân thủ các quy định về an toàn khi tham gia giao thông; xây dựng nội quy về an toàn lao động, trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân; đảm bảo chất lượng và tiến độ; ưu tiên việc sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương; phối hợp với dân phòng địa phương thường xuyên kiểm tra sinh hoạt của công nhân ở lại công trường vào ban đêm.

- Biện pháp kỹ thuật giảm thiểu bụi đất trong quá trình vận chuyển và giảm thiểu ô nhiễm do nước thải.

- Biện pháp quản lý nguồn chất thải rắn trong xây dựng và sinh hoạt.

c) Vệ sinh môi trường:

- Rác thải từ các khu chức năng phải được tổ chức phân loại, thu gom thường xuyên trong ngày, sau đó chuyển đến điểm tập kết, xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.

- Chất lượng không khí, tiếng ồn, tài nguyên đất, nước mặt, nước ngầm phải đảm bảo theo các tiêu chuẩn, quy định hiện hành về vệ sinh môi trường trong quá trình thi công và hoàn thành đưa các công trình, dự án vào hoạt động.

11. Thiết kế đô thị:

- Kiến trúc đô thị: quy hoạch, xây dựng theo nguyên tắc các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng kết hợp hài hòa với địa hình, cây xanh mặt nước.

- Khu vực quy hoạch nằm ở trung tâm thị trấn Cát Tiên thuộc huyện Cát Tiên nơi có trục đường ĐT.721 đi qua, trên tuyến đường này có nhiều công trình công cộng cấp huyện và thị trấn, mật độ xây dựng 30-50 %, tầng cao không quá 3 tầng, kiến trúc dạng mái ngói, màu sắc hài hòa cảnh quan khu vực. Dạng nhà ở trên trục đường này đa số là nhà hiện trạng cần chỉnh trang cải tạo kiến trúc để phù hợp với tính chất đô thị, khoảng lùi công trình là 4,5m, mật độ xây dựng tối đa 90%, tầng cao không quá 4 tầng, chiều cao tầng trệt (nếu có tầng lửng) không vượt quá 5m, chiều cao mỗi tầng không cao hơn 3,6m, khuyến khích dạng kiến trúc mái ngói, màu sắc hài hòa. Vỉa hè trồng cây xanh tạo bóng mát, thông thoáng.

- Trong khu vực quy hoạch có trục đường Lô 2 (Trần Lê) là trục đường cảnh quan với lộ giới 30m (lòng đường 19m, hai vỉa hè mỗi bên 5,5m), khoảng lùi 6,5m, mật độ xây dựng ≤ 80%.

- Khu vực quy hoạch tiếp giáp với sông Đồng Nai, đường vành đai sông với lộ giới 16m (lòng đường 8m và hai vỉa hè mỗi bên 4m), khoảng lùi 3m nối từ phía đường Lô 2 đến cầu ứng lực Hai Cô.

- Hai bên đường ĐT.721 bố trí đường nội bộ với lộ giới 16m (lòng đường 8m và hai vỉa hè mỗi bên 4m), khoảng lùi 3m, dạng nhà ở chủ yếu là nhà biệt lập và nhà vườn với mật độ xây dựng 30-50 %, tầng cao không quá 2 tầng, khuyến khích dạng kiến trúc mái ngói, màu sắc hài hòa với cảnh quan khu vực.

- Các công trình văn hóa, thể dục thể thao được xây dựng với hình thức kiến trúc mang sắc thái kiến trúc địa phương, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên.

- Các khu công viên cây xanh là thành phần quan trọng tôn vinh nét hiện đại và đặc trưng của đô thị đảm bảo sự hài hòa chung cho không gian, đồng thời thúc đẩy hoạt động cộng đồng, đảm bảo bán kính phục vụ cho người dân. Công viên cây xanh cảnh quan, mặt nước sông suối, các khu đất không sử dụng được trồng cây xanh kết nối với các khu du lịch, đất nông nghiệp trồng dâu tạo sự hài hòa với môi trường thiên nhiên.

12. Định hướng phát triển đô thị:

- Theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến 2025, phần đất quy hoạch cho khu ở có chỉ tiêu sử dụng đất đang ở mức tương đối cao, vì vậy trong đồ án quy hoạch đã bố trí một số vị trí làm quỹ đất dự phòng. Dự kiến đến năm 2030 dân số tự nhiên và dân số cơ học di chuyển từ nơi khác tới sẽ tăng, phần đất dự phòng sẽ chuyển thành đất ở cũng như công cộng phục vụ cho khu ở, nhằm đáp ứng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn Cát Tiên. Đồng thời mở rộng diện tích của thị trấn về hướng Bắc tới cầu 1 nối xã Gia Viễn, bố trí sắp xếp dân cư dọc tuyến đường Phù Mỹ - Mỹ Lâm và đường vành đai Phù Mỹ tới cầu Hai cô.

- Địa thế của thị trấn thuận lợi cho việc phát triển du lịch gắn với sông Đồng Nai. Do đó, bố trí phần đất dự trữ phát triển du lịch ở phía Nam của khu quy hoạch (hiện là khu đồng bằng trồng dâu), sẽ là một khu du lịch kết hợp nông nghiệp (trồng dâu sạch) thu hút đầu tư, hình thành khu du lịch xanh cho khu vực quy hoạch.

(Đính kèm hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Cát Tiên do Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Lâm Đồng lập, Sở Xây dựng thẩm định tại văn bản số 133/SXD-QHKT ngày 28/7/2016).

Điều 2.

1. Ủy ban nhân dân huyện Cát Tiên có trách nhiệm:

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt, phải tổ chức công bố quy hoạch được duyệt bằng nhiều hình thức (tổ chức hội nghị công bố; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; trưng bày công khai, thường xuyên bản vẽ tại nơi công cộng, tại cơ quan quản lý quy hoạch, Ủy ban nhân dân thị trấn Cát Tiên) để các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện;

- Tổ chức thực hiện việc cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa và chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày quy hoạch được công bố, phải hoàn thành việc cắm mốc giới xây dựng này;

- Lập kế hoạch cụ thể để thực hiện quy hoạch được duyệt;

- Quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt và các quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Tổ chức công bố toàn bộ nội dung đồ án quy hoạch chung xây dựng thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

3. UBND huyện Cát Tiên và Sở Xây dựng có trách nhiệm lập, thẩm định, trình bổ sung Quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Cát Tiên đảm bảo theo quy định tại khoản 4, Điều 4 Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng.

4. Các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện Cát Tiên, với chức năng, nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp và quản lý, thực hiện theo đúng quy hoạch được duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 800/QĐ-UBND ngày 08/3/2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng trung tâm huyện lỵ Cát Tiên, huyện Cát Tiên.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông Vận tải; Công thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cát Tiên, Thủ trưởng các ngành, đơn vị và các cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 4;
- Huyện ủy Cát Tiên;
- HĐND huyện Cát Tiên;
- Trung tâm công báo tỉnh;
- Website Văn phòng UBND tỉnh;
- Trung tâm Tin học;
- Lưu: VT, XD2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Đoàn Văn Việt

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2043/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 2043/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/09/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Đoàn Văn Việt
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản