Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 204/QĐ-UBND | Huế, ngày 26 tháng 01 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004;
Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 về việc Hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 1501/QĐ-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kết quả rà soát lại quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 1364/BC-NNPTNT ngày 23 tháng 10 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2009 - 2020 của huyện A Lưới với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu
a) Môi trường
- Phát triển trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, gắn với bảo vệ diện tích rừng hiện có nhằm nâng cao độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện đạt 82,5% vào năm 2010 và đạt 83,8% vào năm 2015, ổn định đến năm 2020 là 84,2%.
- Từng bước ổn định lâm phận rừng: đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất, góp phần cải thiện môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, điều hòa nguồn nước, bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học...
b) Kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp trên 8%/năm.
- Phấn đấu hàng năm trồng rừng tập trung từ 1.200 ha - 1.300 ha.
- Ổn định sản lượng gỗ cho công nghiệp MDF, ván nhân tạo, bột giấy...và các cơ sở chế biến gỗ xây dựng, gia dụng trên địa bàn huyện.
c) Xã hội và an ninh quốc phòng
- Hàng năm giải quyết việc làm ổn định cho trên 2.250 lao động; từng bước nâng cao trình độ của nguồn nhân lực tại chỗ đặc biệt là các dân tộc ít người.
- Phấn đấu đến năm 2015 toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp và rừng trên địa bàn huyện được giao và cho thuê rừng cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư.
- Bảo vệ các công trình an ninh, quốc phòng đặc biệt là khu vực biên giới đất liền Việt Nam - Lào, góp phần giữ vững chủ quyền của Tổ quốc.
2. Nhiệm vụ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2009 - 2020
a) Điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2011- 2015
Đơn vị tính: ha
TT | Loại đất, loại rừng | Hiện trạng đất LN năm 2008 | Kết quả điều chỉnh giai đoạn 2011-2015 | Tăng (+) Giảm (-) |
| Đất lâm nghiệp | 101.858,7 | 106.838,6 | + 4.979,9 |
1 | Đất rừng đặc dụng | 15.489,1 | 15.389,0 | - 100,1 |
2 | Đất rừng phòng hộ | 42.355,3 | 42.502,2 | + 146,9 |
3 | Đất rừng sản xuất | 44.014,3 | 48.947,4 | + 4.933,1 |
b) Định hướng quy hoạch diện tích 3 loại rừng đến năm 2020
Đơn vị tính: ha
TT | Loại đất, loại rừng | Kết quả đất LN giai đoạn 2011- 2015 | Kết quả điều chỉnh đến năm 2020 | Tăng (+) Giảm (-) |
| Đất lâm nghiệp | 106.838,6 | 107.461,7 | + 623,1 |
1 | Đất rừng đặc dụng | 15.389,0 | 15.389,0 |
|
2 | Đất rừng phòng hộ | 42.502,2 | 42.742,2 | + 240,0 |
3 | Đất rừng sản xuất | 48.947,4 | 49.330,5 | + 383,1 |
c) Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2009 - 2020
Đơn vị tính: ha
Loại đất, loại rừng | Rừng đặc dụng | Rừng phòng hộ | Rừng sản xuất | ||||||
Đầu kỳ | Cuối kỳ | Tăng (+) Giảm (-) | Đầu kỳ | Cuối kỳ | Tăng (+) Giảm (-) | Đầu kỳ | Cuối kỳ | Tăng (+) Giảm (-) | |
GIAI ĐOẠN 2009 - 2010 | |||||||||
Đất L. nghiệp | 15.489,1 | 15.489,1 | - | 42.355,3 | 42.355,3 | - | 44.014,3 | 44.014,3 | - |
Rừng tự nhiên | 14.300,2 | 14.300,2 | - | 41.458,5 | 41.458,5 | - | 30.888,5 | 30.888,5 | - |
Rừng trồng | - | - | - | 896,8 | 896,8 | - | 9.853,3 | 10.496,9 | +643,6 |
Đất chưa có rừng | 1.188,9 | 1.188,9 | - | - | - | - | 3.272,6 | 2.629,0 | -643,6 |
GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 | |||||||||
Đất L. nghiệp | 15.489,1 | 15.389,0 | -100,1 | 42.355,3 | 42.502,2 | +146,9 | 44.014,3 | 48.947,4 | +4.933,1 |
Rừng tự nhiên | 14.300,2 | 14.202,0 | -98,2 | 41.458,5 | 40.499,5 | -959,0 | 30.888,5 | 30.830,7 | +57,8 |
Rừng trồng | - | - | - | 896,8 | 1.205,2 | +308,4 | 10.496,9 | 16.529,4 | +6.032,5 |
Đất chưa có rừng | 1.188,9 | 1.187,0 | -1,9 | - | 797,5 | +797,5 | 2.629,0 | 1.587,3 | -1.041,7 |
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 | |||||||||
Đất L. nghiệp | 15.389,0 | 15.389,0 | - | 42.502,2 | 42.742,2 | +240,0 | 48.947,4 | 49.330,5 | +383,1 |
Rừng tự nhiên | 14.202,0 | 14.202,0 | - | 40.499,5 | 40.499,5 | - | 30.830,7 | 30.830,7 | - |
Rừng trồng | - | - | - | 1.205,2 | 1.205,2 | - | 16.529,4 | 17.087,8 | +558,3 |
Đất chưa có rừng | 1.187,0 | 1.187,0 | - | 797,5 | 1.037,5 | +240,0 | 1.587,3 | 1.412,1 | -175,2 |
TỔNG CỘNG THỜI KỲ 2009 - 2020 | |||||||||
Đất L. nghiệp | 15.489,1 | 15.389,0 | -100,1 | 42.355,3 | 42.742,2 | +386,9 | 44.014,3 | 49.330,5 | +5.316,2 |
Rừng tự nhiên | 14.300,2 | 14.202,0 | -98,2 | 41.458,5 | 40.499,5 | -959,0 | 30.888,5 | 30.830,7 | -57,8 |
Rừng trồng | - | - | - | 896,8 | 1.205,2 | +308,4 | 9.853,3 | 17.087,8 | +7.234,5 |
Đất chưa có rừng | 1.188,9 | 1.187,0 | -1,9 | - | 1.037,5 | +1.037,5 | 3.272,6 | 1.412,1 | -1.860,5 |
d) Bảo vệ rừng
Nhiệm vụ | Đơn vị tính | 2009-2010 | 2011- 2015 | 2016- 2020 | 2009-2020 |
Quản lý bảo vệ rừng | lượt/ha | 201.996,6 | 497.294,2 | 497.294,2 | 1.196.585,1 |
Khoán quản lý bảo vệ rừng | ha | 12.000 | 30.000 | 30.000 | 72.000 |
Giao rừng cộng đồng | ha | 5.000 | 10.000 | 10.000 | 25.000 |
đ) Phát triển rừng
* Khoanh nuôi phục hồi rừng:
Tổng giai đoạn 2009 - 2020 là 1.6068,5 lượt/ha. Trong đó: năm 2009 - 2010: 4.089,6 lượt/ha; năm 2011 - 2015: 10.224,0 lượt/ha; năm 2016 - 2020: 2.005,0 lượt/ha.
Đơn vị tính: Lượt/ha
Hạng mục | Tổng | BQ/năm | Năm thực hiện | ||||||
2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |||
Rừng đặc dụng | 7.000,0 | 1.000,0 | 1.000,0 | 1.000,0 | 1.000,0 | 1.000,0 | 1.000,0 | 1.000,0 | 1.000,0 |
Rừng phòng hộ | 5.582,4 | 797,5 | 797,5 | 797,5 | 797,5 | 797,5 | 797,5 | 797,5 | 797,5 |
Rừng sản xuất | 1.731,1 | 247,3 | 247,3 | 247,3 | 247,3 | 247,3 | 247,3 | 247,3 | 247,3 |
Trồng rừng:
Hạng mục | ĐV | 2009 -2010 | 2011 -2015 | 2016 -2020 |
Trồng mới | ha | 1.448,8 | 2.683,6 ha | 558,3 |
Trồng sau khai thác | ha | 1.273,8 | 4.057,0 | 5.250,0 |
Tổng cộng | ha | 2722,6 | 6740,6 | 5808,3 |
* Nuôi dưỡng rừng:
Tổng giai đoạn 2009 - 2020 là 600,0 ha. Trong đó: 2009 – 2010: 100,0 ha; 2011 – 2015: 250,0 ha; 2016 – 2020: 250,0 ha.
* Làm giàu rừng:
Tổng giai đoạn 2009 – 2020 là 600,0 ha. Trong đó: năm 2009 – 2010: 100,0 ha; năm 2011 – 2015: 250,0 ha; năm 2016 – 2020: 250,0 ha.
3. Khai thác rừng
* Khai thác gỗ rừng tự nhiên: Tại các tiểu khu rừng sản xuất: 324, 327, 329, 331, 339.
Sản lượng gỗ khai thác giai đoạn 2009 - 2020 : 35.800 m3. Trong đó: năm 2009 - 2010: 5.800,0 m3; năm 2011 - 2015: 15.000,0 m3; năm 2016 - 2020: 15.000,0 m3.
* Khai thác gỗ rừng trồng giai đoạn 2009 - 2020: 10.580,8 ha. Trong đó: rừng phòng hộ: 186,6 ha (thuộc BQLRPH A Lưới), rừng sản xuất: 1.0394,2 ha.
- Giai đoạn 2009 - 2010: Khai thác 1.273,8 ha, trong đó: rừng phòng hộ: 20,0 ha, rừng sản xuất: 1.253,8 ha.
- Giai đoạn 2011 - 2015: Khai thác 4.057,0 ha, trong đó: rừng phòng hộ: 166,6 ha, rừng sản xuất: 3.890,4 ha.
- Giai đoạn 2016 - 2020: Rừng sản xuất 5.250 ha.
* Khai thác lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2009 -2020: 630,0 tấn. Trong đó: năm 2009 - 2010: 120,0 tấn; năm 2011 - 2015: 300,0 tấn; năm 2016 - 2020: 210,0 tấn.
4. Các hoạt động khác
a) Xây dựng chòi canh: đầu tư xây dựng thêm 4 chòi canh lửa trên địa bàn quản lý của BQLRPH A Lưới và BQLRPH sông Bồ.
b) Mở mới đường lâm nghiệp
- Mở đường lâm nghiệp kết hợp đường tuần tra biên giới: 76,0 km (do Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư Dự án phát triển lâm nghiệp Vành đai biên giới vùng Nam Trung Bộ).
- Mở mới 10 km đường lâm nghiệp của Công ty lâm nghiệp Nam Hòa (phục vụ công tác khai thác rừng tự nhiên).
- Mở mới 5 km đường phục vụ công tác trồng và khai thác rừng trồng.
c) Nâng cấp, cải tạo đường lâm nghiệp
Tổng chiều dài 57,0 km, bình quân 4,8 km/năm.
5. Tổng hợp khái toán vốn đầu tư và nguồn vốn
a) Khái toán vốn theo hạng mục đầu tư và giai đoạn
Đơn vị tính: triệu đồng
Hạng mục công việc | Tổng cộng | BQ/năm | Giai đoạn 2009 - 2010 | Giai đoạn 2011 - 2015 | Giai đoạn 2016 - 2020 |
Tổng cộng | 253.857,5 | 21.154,8 | 45.354,0 | 114.830,2 | 93.673,4 |
Bảo vệ rừng | 14.700,0 | 1.225,0 | 2.700,0 | 6.000,0 | 6.000,0 |
Phát triển rừng | 227.089,5 | 18.924,1 | 40.444,0 | 103.520,2 | 83.125,4 |
Hoạt động khác | 12.068,0 | 1.005,7 | 2.210,0 | 5.310,0 | 4.548,0 |
b) Kế hoạch theo hạng mục đầu tư và tiến độ hàng năm giai đoạn 2009 - 2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Hạng mục | Tổng | BQ/năm | Năm thực hiện | ||||||
2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |||
Tổng cộng | 160.184,2 | 22.883,5 | 22.403,4 | 22.950,6 | 22.730,9 | 23.153,0 | 23.254,7 | 22.708,3 | 22.983,5 |
Bảo vệ rừng | 8.700,0 | 1.242,9 | 1.350,0 | 1.350,0 | 1.260,0 | 1.260,0 | 1.260,0 | 1.110,0 | 1.110,0 |
Phát triển rừng | 143.964,2 | 20.566,3 | 19.993,4 | 20.450,6 | 20.360,9 | 20.783,0 | 20.884,7 | 20.628,3 | 20.863,5 |
Hoạt động khác | 7.520,0 | 1.074,3 | 1.060,0 | 1.150,0 | 1.110,0 | 1.110,0 | 1.110,0 | 970,0 | 1.010,0 |
c) Kế hoạch theo nguồn vốn và tiến độ hàng năm giai đoạn 2009 - 2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Hạng mục | Tổng | BQ/năm | Năm thực hiện | ||||||
2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |||
Tổng cộng | 160.184,2 | 22.883,5 | 22.403,4 | 22.950,6 | 22.730,9 | 23.153,0 | 23.254,7 | 22.708,3 | 22.983,5 |
Vốn ngân sách nhà nước | 11.767,8 | 1.681,1 | 2.459,5 | 2.844,8 | 1.107,5 | 1.359,5 | 1.359,5 | 1.432,5 | 1.204,5 |
Vốn ngân sách huyện | 1.020,0 | 145,7 | 180,0 | 180,0 | 180,0 | 180,0 | 180,0 | 60,0 | 60,0 |
Vốn Dự án | 9.540,0 | 1.362,9 | 1.470,0 | 1.470,0 | 1.380,0 | 1.380,0 | 1.380,0 | 1.230,0 | 1.230,0 |
Vốn hỗ trợ trồng rừng SX | 17.916,0 | 2.559,4 | 2.379,3 | 2.388,8 | 2.608,5 | 2.631,2 | 2.644,8 | 2.600,8 | 2.662,6 |
Vốn tự có và vay | 119.580,4 | 17.082,9 | 15.874,7 | 16.006,9 | 17.394,8 | 17.562,3 | 17.630,4 | 17.344,9 | 17.766,4 |
Vốn khác | 360,0 | 51,4 | 40,0 | 60,0 | 60,0 | 40,0 | 60,0 | 40,0 | 60,0 |
6. Các giải pháp thực hiện
a) Giải pháp về bảo vệ, phát triển rừng và khoa học công nghệ
- Rút ngắn thời gian phục hồi rừng tự nhiên, nâng cao chất lượng rừng, nhằm tăng tác dụng phòng hộ và khả năng cung cấp lâm, đặc sản của rừng.
- Lợi dụng rừng tự nhiên là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ nhằm đảm bảo phát triển rừng bền vững.
- Tăng cường đầu tư và quản lý chất lượng về giống cây lâm nghiệp.
- Xây dựng hệ thống vườn ươm, vườn giâm hom.
- Ứng dụng công nghệ sinh học tạo giống có năng suất và chất lượng cao.
b) Giải pháp thu hút vốn đầu tư
- Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết, huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trồng rừng sản xuất.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là hàng hóa nông lâm sản của người dân sản xuất ra.
c) Giải pháp về cơ chế chính sách
* Chính sách đất đai:
- Quy hoạch ổn định diện tích đất nương rẫy; hỗ trợ và tạo điều kiện cho người dân canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên diện tích đất nương rẫy.
- Giao đất, giao rừng:
+ Đẩy mạnh việc giao đất giao rừng đối với diện tích đất lâm nghiệp chưa có chủ quản lý.
* Chính sách về vốn:
- Áp dụng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về giống cây trồng, phân bón, khoa học kỹ thuật, công nghệ mới cho những hộ trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản.
d) Giải pháp nguồn nhân lực:
Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ lâm nghiệp giỏi về chuyên môn, quản lý; chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp đến từng hộ gia đình; ưu tiên sử dụng cán bộ tại chỗ, đặc biệt cán bộ là người dân tộc tham gia thực hiện các chương trình dự án phát triển lâm nghiệp.
7. Các dự án ưu tiên
+ Dự án Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng vành đai biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 - 2015.
+ Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg.
+ Dự án đa dạng hóa nông nghiệp trồng Cao su trên đất rừng sản xuất.
Điều 2. Căn cứ vào Điều 1 của Quyết định này, UBND huyện A Lưới có trách nhiệm:
- Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo đúng quy định của pháp luật;
- Thực hiện các chỉ tiêu bảo vệ và phát triển rừng theo đúng quy hoạch được duyệt;
- Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện A Lưới; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 630/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 huyện Lạng Giang do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành
- 2Quyết định 128/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt “Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2020”
- 3Quyết định 205/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 - 2020
- 1Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 4Quyết định 147/2007/QĐ-TTg về chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 05/2008/TT-BNN hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 630/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 huyện Lạng Giang do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành
- 7Quyết định 128/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt “Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2020”
- 8Quyết định 1501/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010
- 9Quyết định 205/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 - 2020
Quyết định 204/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng huyện A Lưới - tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 - 2020
- Số hiệu: 204/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/01/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Văn Cao
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/01/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra