- 1Thông tư 14/2014/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ
- 3Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Thông tư 14/2014/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ
- 3Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2034/QĐ-TCT | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2023 CỦA TỔNG CỤC THUẾ
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi thi hành pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;
Căn cứ Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 28/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 2852/QĐ-BTC ngày 29/12/2022 của Bộ Tài chính về việc ban hành Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật năm 2023 của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật năm 2023 của Tổng cục Thuế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Tổng cục Thuế, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các Vụ/đơn vị thuộc/trực thuộc Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH
THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2023 CỦA TỔNG CỤC THUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2034/QĐ-TCT ngày 30/12/2022 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Theo dõi tình hình thi hành pháp luật nhằm đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hạn chế góp phần nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thu thuế.
2. Yêu cầu
Việc thực hiện theo dõi thi hành pháp luật phải đảm bảo đồng bộ, toàn diện trên 03 phương diện theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 và hướng dẫn tại Thông tư số 14/2014/TT-BTP bao gồm: (i) tình hình thi hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật; (ii) tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật và (iii) tình hình tuân thủ pháp luật.
B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
I. Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1. Phổ biến, quán triệt, tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
- Kết quả thực hiện: Các hoạt động phổ biến, tập huấn được thực hiện.
2. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
- Kết quả thực hiện: Văn bản hướng dẫn, đôn đốc; hoạt động kiểm tra được thực hiện (nếu có).
II. Theo dõi thi hành pháp luật theo lĩnh vực được giao quản lý
1. Theo dõi thi hành pháp luật đối với các văn bản quy phạm pháp luật sau:
Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ;
Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
- Nội dung công việc: Thực hiện đánh giá tình hình thi hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực được lựa chọn.
Nội dung theo dõi: theo quy định từ Điều 7 đến Điều 10 của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 32/2020/NĐ-CP), từ Điều 1 đến Điều 5 Thông tư số 14/2014/TT-BTP.
Hình thức theo dõi: theo quy định từ Điều 11 đến Điều 14 của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 32/2020/NĐ-CP), từ Điều 7 đến Điều 9 Thông tư số 14/2014/TT-BTP.
- Kết quả thực hiện: Báo cáo theo dõi thi hành pháp luật; văn bản xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
2. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật
- Nội dung công việc: Thực hiện kiểm tra tình hình thi hành pháp luật theo nội dung nêu tại Khoản 1 mục này;
- Kết quả thực hiện: Thông báo về tình hình thi hành pháp luật; văn bản xử lý kết quả kiểm tra tình hình thi hành pháp luật (nếu có).
3. Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật
- Nội dung công việc: Thực hiện điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật tại nội dung nêu tại Khoản 1 mục này;
- Kết quả thực hiện: Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật; văn bản xử lý kết quả điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật.
4. Thu thập, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật
- Nội dung hoạt động: Tiếp nhận, thu thập, phân loại phản ánh, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình thi hành pháp luật đối với nội dung nêu tại khoản 1 mục này và các nội dung khác khi được Lãnh đạo Tổng cục giao; xem xét, nghiên cứu, kiểm tra lại phản ánh, kiến nghị; xử lý hoặc kiến nghị xử lý thông tin được phản ánh;
- Kết quả thực hiện: Văn bản xử lý hoặc kiến nghị xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5. Theo dõi, đánh giá chung về tình hình thi hành pháp luật
- Nội dung thực hiện: Việc theo dõi được thực hiện thường xuyên, liên tục bao gồm các hoạt động quy định tại khoản 1 và 2 mục này và việc thu thập thông tin từ hoạt động quản lý hành chính, hoạt động kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính của ngành thuế, từ báo cáo của các cơ quan thuế địa phương; tổng hợp, xây dựng báo cáo năm về tình hình thi hành pháp luật (theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp về đề cương báo cáo, các biểu mẫu);
- Kết quả thực hiện: Báo cáo tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi kế hoạch.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ Pháp chế có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các Vụ /đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật theo Kế hoạch;
- Đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện Kế hoạch;
- Nghiên cứu trình Tổng cục ban hành Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra tình hình thi hành pháp luật theo phạm vi, nội dung của Kế hoạch này hoặc thực hiện theo yêu cầu của Lãnh đạo Tổng cục;
- Tổng hợp, xây dựng báo cáo theo dõi thi hành pháp luật theo kế hoạch hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu.
2. Các Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Vụ Pháp chế để thực hiện theo dõi thi hành pháp luật.
IV. Kinh phí thực hiện
Kinh phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành./.
TỔNG CỤC THUẾ
- 1Thông tư 14/2014/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ
- 3Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Quyết định 2034/QĐ-TCT năm 2022 về Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật năm 2023 của Tổng cục Thuế
- Số hiệu: 2034/QĐ-TCT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/12/2022
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Phi Vân Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/12/2022
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết