- 1Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi 2005
- 2Quyết định 132/2006/QĐ-UBND Quy định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp,khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Nghị định 136/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo
- 4Quyết định 22/2007/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Giao thông - Công chính thành phố do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Luật Khiếu nại, Tố cáo sửa đổi 2004
- 6Quyết định 09/QĐ-UB năm 1991 thành lập Sở Giao thông công chánh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2028/QĐ-SGTCC | TP. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 07 năm 2007 |
GIÁM ĐỐC SỞ GIAO THÔNG-CÔNG CHÍNH
Căn cứ Quyết định số 09/QĐ-UB ngày 09/01/1991 và Quyết định số 22/2007/QĐ-UBND ngày 09/02/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về thành lập và ban hành quy chế tổ chức hoạt động của Sở Giao thông-Công chính;
Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02/12/1998; các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15/6/2004 và ngày 29/11/2005; Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo;
Căn cứ Quyết định số 132/2006/QĐ-UBND ngày 05/09/2006 của UBND thành phố về ban hành quy định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở Giao thông-Công chính;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này: “Quy định tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Sở Giao thông-Công chính”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định 412/QĐ-GT ngày 19/12/2001 và Quyết định 1818B/QĐ-GT ngày 22/11/2002 của Giám đốc Sở Giao thông Công chánh về ban hành Quy định tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo tại Sở Giao thông Công chánh.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Sở, Chánh Thanh tra Sở, Trưởng các Phòng quản lý chuyên ngành, các Phòng nghiệp vụ Sở, Giám đốc các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
VỀ TIẾP CÔNG DÂN, TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TẠI SỞ GIAO THÔNG-CÔNG CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2028/QĐ-SGTCC ngày 04 tháng 07 năm 2007 của Giám đốc Sở Giao thông-Công chính)
Điều 1. Phòng tiếp công dân của Sở Giao thông-Công chính (sau đây gọi tắt là Phòng tiếp dân) được đặt tại cơ quan Sở Giao thông-Công chính (GTCC). Phòng tiếp dân thực hiện việc tiếp dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo hoặc phản ảnh, kiến nghị có liên quan đến khiếu nại, tố cáo. Việc tiếp công dân được thực hiện thường xuyên trong giờ hành chính hàng ngày do cán bộ Văn phòng Sở thực hiện và tiếp dân theo lịch định kỳ của các thành viên Ban Giám đốc Sở. Trong Phòng tiếp dân có niêm yết công khai lịch tiếp công dân của Ban Giám đốc Sở, nội quy tiếp công dân và quy trình hướng dẫn theo quy định của pháp luật để mọi người biết và thực hiện; có sổ sách, mẫu biểu để ghi chép, theo dõi việc tiếp công dân. Ngoài việc tiếp công dân theo lịch, Ban Giám đốc Sở còn tiếp công dân đột xuất khi có yêu cầu cần thiết..
Giám đốc và các Phó Giám đốc Sở luân phiên trực tiếp công dân mỗi tuần một lần vào chiều thứ sáu (từ 15g đến 17g). Định kỳ vào đầu mỗi tháng, Chánh Văn phòng Sở có trách nhiệm bố trí lịch tiếp công dân trong tháng cho Ban Giám đốc Sở; lịch này được công khai ở Phòng tiếp dân, được gửi cho Văn phòng tiếp dân thành phố để giám sát và đồng gởi cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở để nắm biết.
Điều 2. Chánh Văn phòng Sở GTCC quản lý trực tiếp Phòng tiếp dân; có trách nhiệm bố trí cán bộ Văn phòng trực thường xuyên tại Phòng để tiếp công dân trong giờ hành chính; khi đến lịch định kỳ tiếp công dân của BGĐ Sở, có trách nhiệm cử cán bộ cùng dự để ghi chép và thực hiện các công tác nghiệp vụ.Chánh Văn phòng Sở chịu trách nhiệm mở sổ sách, mẫu biểu để phục vụ cho hoạt động của Phòng tiếp dân đồng thời quản lý và lưu trữ các sổ sách, mẫu biểu, hồ sơ, tài liệu này theo đúng quy định về công tác lưu trữ của Sở.
Điều 3. Khi tiếp công dân, cán bộ tiếp công dân phải trang phục chỉnh tề, đeo thẻ công chức của Sở theo quy định. Cán bộ tiếp công dân phải có ý thức tôn trọng công dân; luôn có thái độ, tác phong hoà nhã, khiêm tốn; tận tình giải thích, hướng dẫn đến nơi, đến chốn những vấn đề công dân còn vướng mắc; tiếp nhận kịp thời những khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Khi tiếp xúc với công dân, trước hết cán bộ tiếp công dân phải tự giới thiệu tên, chức vụ của mình để người được tiếp xúc được biết; cán bộ tiếp công dân chỉ thực hiện tiếp công dân tại Phòng tiếp dân trong giờ hành chính, không được tiếp công dân ngoài trụ sở.
Điều 4. Khi đến Phòng tiếp dân của Sở GTCC để thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo hoặc phản ảnh, kiến nghị có liên quan đến khiếu nại, tố cáo, công dân có quyền và nghĩa vụ sau:
1. Về quyền:
a) Được gửi đơn khiếu nại, tố cáo hoặc trình bày bằng miệng nội dung khiếu nại, tố cáo mà nội dung đó thuộc thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết của Sở Giao thông-Công chính.
b) Được thông qua người đại diện hợp pháp của mình hoặc nhờ Luật sư giúp đỡ về mặt pháp luật để thực hiện việc khiếu nại tại Phòng tiếp dân của Sở Giao thông-Công chính.
c) Được hướng dẫn, giải thích, trả lời về những nội dung trình bày tại Phòng tiếp dân. Được cán bộ tiếp công dân cấp biên nhận đối với những hồ sơ,tài liệu đã cung cấp.
d) Được quyền phản ảnh, tố cáo với Thủ trưởng trực tiếp của cán bộ tiếp công dân nếu cán bộ tiếp công dân có những việc làm sai trái, cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu trong khi làm nhiệm vụ tiếp công dân.
2. Về nghĩa vụ:
a) Chấp hành đúng Nội quy đã niêm yết tại Phòng tiếp dân và hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân. Xuất trình với cán bộ tiếp công dân về giấy tờ tùy thân, giấy mời hoặc giấy ủy quyền của người khiếu nại có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người ủy quyền cư trú.
b) Trình bày trung thực sự việc; cung cấp tài liệu có liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo; ký xác nhận những nội dung đã trình bày;
c) Trường hợp có nhiều công dân đến Phòng tiếp dân để thực hiện cùng một nội dung khiếu nại, tố cáo thì tập thể phải cử người đại diện để trình bày với cán bộ tiếp công dân. Nếu khiếu nại ký tên tập thể thì từng người phải viết thành từng đơn khiếu nại riêng theo sự hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân.
Điều 5. Việc tiếp công dân tại Phòng tiếp dân phải được ghi chép để theo dõi vào sổ sách. Các mẫu biểu nghiệp vụ phục vụ việc tiếp công dân được thực hiện đúng theo các biểu mẫu được ban hành theo Quyết định số 63/2007/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố. Trong quá trình tiếp công dân, cán bộ tiếp công dân được quyền từ chối tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo hoặc phản ảnh có liên quan đến khiếu nại, tố cáo không thuộc trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở, của Chánh thanh tra Sở hoặc của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở; đồng thời thực hiện hướng dẫn công dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền.
Điều 6. Khi tiếp nhận đơn hoặc các tài liệu khiếu nại, tố cáo do công dân cung cấp tại Phòng tiếp dân, cán bộ tiếp công dân phải ghi thành biên nhận cụ thể để giao cho công dân 01 bản, biên nhận phải có đủ chữ ký của công dân và cán bộ tiếp dân.
Điều 7. Đơn khiếu nại, tố cáo hoặc nội dung phản ảnh có liên quan đến khiếu nại, tố cáo được tiếp nhận tại Phòng tiếp dân thì cán bộ tiếp công dân phải báo cáo ngay sau buổi tiếp công dân cho Chánh Văn phòng Sở. Chánh Văn phòng Sở có trách nhiệm xem xét và trình Giám đốc Sở trong thời hạn không quá 24giờ, kể từ lúc được cán bộ tiếp công dân báo cáo.
Điều 8. Đối với những công dân không chấp hành nội quy tiếp công dân, có hành vi quá khích, gây rối tại Phòng tiếp dân, làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự công cộng, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan Sở GTCC hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo thì Chánh Văn phòng Sở có trách nhiệm phối hợp và yêu cầu cơ quan pháp luật trên địa bàn đến để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH, HÀNH VI HÀNH CHÍNH
Mục 1: KHIẾU NẠI VÀ VIỆC XỬ LÝ ĐƠN KHIẾU NẠI
1. Cá nhân hoặc tổ chức thực hiện việc khiếu nại phải có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính của Sở Giao thông-Công chính hoặc hành vi hành chính của Cán bộ, công chức, viên chức thuộc sự quản lý trực tiếp của Sở Giao thông-Công chính;
2. Cá nhân thực hiện khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện hoặc Luật sư để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải có giấy ủy quyền có xác nhận của UBND phường, xã nơi người ủy quyền cư trú;
3. Việc khiếu nại phải được viết thành đơn hoặc bản ghi nội dung khiếu nại được cán bộ tiếp công dân ghi lại tại Phòng tiếp dân có chữ ký xác nhận của người khiếu nại; đơn hoặc bản ghi nội dung khiếu nại phải ghi đủ các thông tin có liên quan như: ngày, tháng, năm khiếu nại; năm sinh; giới tính; số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp; nội dung khiếu nại, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và địa chỉ cư trú hiện tại. Việc khiếu nại còn trong thời hiệu, thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết lần đầu của Giám đốc Sở hoặc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết lần 2 của Giám đốc Sở (đối với những đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết lần đầu của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở).
5. Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.
Điều 11. Việc tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại:
1. Văn phòng Sở Giao thông-Công chính là đầu mối tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại ban đầu từ các nguồn: tiếp nhận từ Phòng tiếp dân, từ báo, đài, các cơ quan chức năng và người khiếu nại gởi đến bằng đường bưu điện. Chánh văn phòng Sở chịu trách nhiệm xử lý đơn như sau:
a) Đối với đơn khiếu nại có đủ điều kiện quy định tại điều 9 và điều 10 thì Chánh Văn phòng Sở có trách nhiệm trình Giám đốc Sở trong thời hạn không quá 24giờ kể từ khi tiếp nhận để Giám đốc Sở xem xét, chỉ đạo và phân công giải quyết, thụ lý.
b) Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc không đủ các điều kiện để thụ lý giải quyết theo quy định tại điều 9, điều 10 của Quy định này thì Chánh Văn phòng Sở có trách nhiệm báo cáo lại cho Giám đốc Sở biết và sau đó trong thời hạn không quá 10 ngày, Chánh Văn phòng Sở được thừa ủy quyền Giám đốc Sở có Thông báo hoặc văn bản trả lời cho người khiếu nại biết rõ lý do không thụ lý. Nếu là đơn không thuộc thẩm quyền (tiếp nhận qua bưu điện) thì trong văn bản trả lời cần có nội dung hướng dẫn người khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền đồng thời kèm trả lại đơn và hồ sơ, tài liệu đã nhận.
c) Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết lần đầu của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở GTCC: nếu người khiếu nại đã gởi đơn nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị giải quyết thì Chánh Văn phòng báo cáo, đề xuất Giám đốc Sở chuyển đơn khiếu nại nói trên đến Chánh Thanh tra Sở để kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết theo đúng quy định. Chánh Thanh tra Sở có trách nhiệm xem xét, đề xuất Giám đốc Sở áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại đó.
d) Nếu đơn khiếu nại được gởi duy nhất đến Thanh tra Sở Giao thông-Công chính (bằng đường bưu điện) thì Chánh Thanh tra Sở có trách nhiệm xử lý đơn như quy định tại điểm a, b,c , khoản 1, điều 11 của Quy chế này. Khi gởi văn bản, thông báo, Thanh tra Sở đồng gởi 01 bản cho Văn phòng Sở để nắm được.
2. Đối với đơn khiếu nại do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận hoặc các cơ quan báo, đài chuyển đến: nếu thuộc thẩm quyền thụ lý, giải quyết của Giám đốc Sở thì trong thời hạn không quá 10 ngày, Chánh Văn phòng Sở có văn bản thông báo cho cơ quan, tổ chức hoặc đại biểu đã chuyển đơn đến biết; nếu đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết thì Chánh Văn phòng Sở gửi trả lại đơn kèm theo thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức hoặc đại biểu đã chuyển đơn biết.
Chánh Văn phòng Sở khi ra văn bản, Thông báo tại khoản này và tại điểm b, khoản 1 phải đồng gởi 01 bản cho Thanh tra Sở để nắm và phối hợp.
Điều 12. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Giao thông-Công chính:
1. Giải quyết khiếu nại (lần đầu) đối với quyết định hành chính của Sở, hành vi hành chính của mình hoặc của cán bộ, công chức thuộc cơ quan Sở;
2. Giải quyết khiếu nại (lần hai) đối với khiếu nại đã được Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở giải quyết nhưng còn có khiếu nại.
Điều 13. Phân công giúp Giám đốc Sở giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền:
Tùy theo nội dung, tính chất của vụ việc khiếu nại, Giám đốc Sở có thể phân công hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ quan, Phòng nghiệp vụ Sở thụ lý để giúp Giám đốc Sở tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị Giám đốc Sở giải quyết:
1. Giao Chánh Thanh tra Sở tiến hành độc lập trong việc xác minh, kết luận để kiến nghị Giám đốc Sở giải quyết;
2. Giao cho Trưởng các Phòng nghiệp vụ có liên quan tiến hành xác minh, kết luận để kiến nghị Giám đốc Sở giải quyết;
3. Giao Chánh Thanh tra Sở chủ trì phối hợp với các Phòng nghiệp vụ, các Phòng quản lý chuyên ngành Sở tiến hành xác minh, kết luận để kiến nghị Giám đốc Sở giải quyết;
4. Thủ trưởng các cơ quan hoặc Phòng nghiệp vụ được phân công giúp Giám đốc Sở giải quyết khiếu nại tại điểm 1, 2, 3 điều này phải tiến hành phân công cụ thể cho cán bộ thuộc quyền chịu trách nhiệm thụ lý để tiến hành xác minh. Căn cứ kết quả xác minh, Thủ trưởng cơ quan hoặc Phòng nghiệp vụ kết luận và có văn bản kiến nghị Giám đốc Sở giải quyết.
Điều 14. Quá trình thụ lý giải quyết khiếu nại:
1. Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền được tiếp nhận theo điều 11 Quy chế này; sau khi có phê duyệt chỉ đạo thụ lý của Giám đốc Sở thì trong thời hạn không quá 10 ngày (kể từ ngày nhận đơn), cơ quan hoặc Phòng nghiệp vụ được Giám đốc giao thụ lý phải phân công cán bộ thụ lý giải quyết đơn và đồng gởi Giấy báo tin thụ lý đơn cho người khiếu nại biết.
2. Cán bộ được Thủ trưởng cơ quan hoặc Phòng nghiệp vụ phân công thụ lý giải quyết đơn khiếu nại phải thực hiện việc nghiên cứu đơn, nghiên cứu hành vi hành chính và quyết định hành chính bị khiếu nại, lập kế hoạch xác minh, thu thập tài liệu. Quá trình thẩm tra, xác minh, cán bộ thụ lý phải nắm, tôn trọng và thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại được quy định tại điều 17 và điều 18 Luật khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung ngày 29/11/2005. Quá trình thẩm tra, xác minh, nếu sự việc phức tạp, cán bộ thụ lý phải đề xuất kịp thời các biện pháp giải quyết như: phối hợp với các cơ quan, đơn vị khác có liên quan hoặc trưng cầu giám định... Kết quả xác minh phải thể hiện bằng các tài liệu, văn bản cụ thể như: Biên bản thẩm tra, xác minh, kết luận giám định, biên bản thu thập tài liệu có liên quan...v.v...để làm cơ sở pháp lý phục vụ việc xem xét kết luận và là tài liệu để lưu trữ trong hồ sơ giải quyết khiếu nại.
3. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, cán bộ được phân công thụ lý phải thực hiện việc gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại. Việc đối thoại được thực hiện trực tiếp tại Phòng tiếp dân Sở GTCC hoặc Phòng tiếp dân của Thanh tra Sở GTCC (nếu đơn khiếu nại được phân công cho Thanh tra Sở thẩm tra, xác minh) và phải được ghi thành biên bản cụ thể. Nếu việc giải quyết khiếu nại phải căn cứ duy nhất vào thông tin, tài liệu từ người khiếu nại cung cấp nhưng khi đã được yêu cầu 2 lần bằng văn bản mà người khiếu nại từ chối cung cấp theo nghĩa vụ thì sau 10 ngày, kể từ ngày ra văn bản lần 2, cán bộ thụ lý phải kiến nghị Giám đốc Sở GTCC ra thông báo ngừng thụ lý đơn khiếu nại để gởi cho người khiếu nại cùng các cơ quan có liên quan biết.
4. Căn cứ vào kết quả đối thoại, kết quả thẩm tra, xác minh, giám định (nếu có) và các tài liệu thu thập được, cán bộ được phân công thụ lý đơn tiến hành làm báo cáo kết quả cho Thủ trưởng cơ quan hoặc Phòng nghiệp vụ. Căn cứ báo cáo kết quả của cán bộ thụ lý, Thủ trưởng cơ quan hoặc Phòng nghiệp vụ kết luận, làm văn bản trình Giám đốc Sở về kiến nghị giải quyết khiếu nại và kèm dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở.
5. Quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở phải thể hiện đầy đủ các nội dung cơ bản được quy định tại điều 38 và điều 45 Luật khiếu nại, tố cáo sửa đổi bổ sung ngày 29/11/2005 và phải được gửi đến cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan và được công bố công khai theo quy định.
6. Cơ quan hoặc Phòng nghiệp vụ nào được Giám đốc Sở phân công thụ lý giải quyết đơn khiếu nại thì Cơ quan, Phòng nghiệp vụ đó phải lập thành hồ sơ giải quyết khiếu nại để lưu giữ theo quy định tại điều 47 Luật Khiếu nại, tố cáo. Trường hợp người khiếu nại khởi kiện tiếp tại Tòa án thì hồ sơ lưu giữ đó được chuyển cho Tòa án theo yêu cầu. Việc chuyển hoặc bàn giao hồ sơ giải quyết khiếu nại phải lập thành biên bản bàn giao, có chữ ký xác nhận của các bên giao, nhận theo quy định.
Điều 15. Thời hạn và việc ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại:
1. Thời hạn thẩm tra, xác minh, kết luận đối với cơ quan hoặc Phòng nghiệp vụ được phân công thụ lý đơn khiếu nại là 25 ngày, tính từ ngày ra văn bản thụ lý cho đến khi có báo cáo kết quả và dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại trình Giám đốc Sở. Đối với vụ việc phức tạp cần phải xác minh nhiều nơi hoặc cần phải đo, vẽ, trưng cầu giám định...thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 40 ngày, kể từ ngày thụ lý;
2. Giám đốc Sở có trách nhiệm xem xét và ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Thủ trưởng cơ quan hoặc Trưởng phòng nghiệp vụ trình kiến nghị và dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại;
3. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Giám đốc Sở ký ban hành quyết định giải quyết khiếu nại thì Chánh Văn phòng Sở phải công khai quyết định đó trên Website của Sở GTCC và niêm yết tại Phòng tiếp dân.
KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 17. Phân công giúp Giám đốc Sở giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền:
1. Chánh Thanh tra Sở có trách nhiệm xác minh, kết luận và kiến nghị giải quyết đối với các khiếu nại quyết định kỷ luật đã được Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở giải quyết nhưng còn khiếu nại.
2. Trưởng phòng Tổ chức cán bộ- lao động Sở có trách nhiệm xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết đối với khiếu nại quyết định kỷ luật thuộc thẩm quyền Giám đốc Sở; trong trường hợp cần thiết thì Giám đốc Sở giao cho Thanh tra Sở tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết.
Mục 1: THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Điều 19. Giám đốc Sở GTCC có thẩm quyền giải quyết:
1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức từ cấp Phó Trưởng phòng thuộc Sở trở lên và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở và những người khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
2. Tố cáo trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở trong việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của mình nhưng giải quyết không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định của pháp luật mà tố cáo không được giải quyết.
a) Nếu đơn, nội dung tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở thì sau khi nhận không quá 24 giờ, Chánh Văn phòng Sở phải trình Giám đốc Sở để Giám đốc Sở xem xét giao cho Chánh Thanh tra hoặc Trưởng phòng nghiệp vụ Sở tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận để kiến nghị Giám đốc Sở giải quyết.
b) Trong trường hợp người tố cáo đến trình bày trực tiếp tại Phòng tiếp dân thì cán bộ tiếp dân phải ghi lại vào giấy nội dung tố cáo cùng họ, tên, năm sinh, giới tính, địa chỉ của người tố cáo, có chữ ký xác nhận của người tố cáo. Khi cần thiết thì ghi âm lời tố cáo. Bản ghi nội dung tố cáo phải cho người tố cáo đọc lại, nghe lại và ký tên xác nhận. Nếu tiếp nhận đơn hoặc những hồ sơ, tài liệu, chứng cứ do người tố cáo cung cấp thì cán bộ tiếp công dân phải ghi biên nhận giao cho người tố cáo, biên nhận phải có đủ chữ ký của người giao và người nhận.
c) Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở GTCC thì cán bộ tiếp dân phải tận tình hướng dẫn người tố cáo đến đúng cơ quan có thẩm quyền.Trong trường hợp đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền được gởi đến qua đường bưu điện thì chậm nhất trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được, Chánh Văn phòng Sở phải chuyển đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có) cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết; trường hợp đơn đó do Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND và các cơ quan chức năng chuyển đến thì đồng thời Chánh Văn phòng Sở có Thông báo để đại biểu và các cơ quan chức năng đã chuyển đơn nắm được.
d) Các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong quá trình tiếp dân, tiếp nhận, giải quyết tố cáo phải giữ bí mật cho người tố cáo; không được tiết lộ họ, tên, bút tích của người tố cáo và các thông tin khác có hại cho người tố cáo. Cán bộ tiếp công dân tại Phòng tiếp dân được quyền từ chối tiếp nhận những đơn tố cáo giấu tên (nặc danh); mạo tên; không có địa chỉ; không có chữ ký trực tiếp trong đơn mà sao chụp lại phần chữ ký vào đơn.
e) Trong trường hợp nội dung tố cáo có tính chất khẩn cấp về gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì Chánh Văn Phòng Sở phải thông báo ngay cho cơ quan chức năng sau khi nhận được tố cáo để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Điều 22. Phân công giúp Giám đốc Sở giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền:
Căn cứ nội dung, tính chất của vụ việc tố cáo, Giám đốc Sở xem xét, có thể phân công hoặc giao nhiệm vụ cho Thủ trưởng các cơ quan hoặc Phòng nghiệp vụ Sở tiến hành xác minh, kết luận nội dung tố cáo để kiến nghị Giám đốc Sở giải quyết hoặc xử lý:
1. Giao Chánh Thanh tra Sở tiến hành độc lập trong việc xác minh, kết luận và kiến nghị Giám đốc Sở giải quyết, xử lý nội dung tố cáo.
2. Giao Thủ trưởng các Phòng chuyên môn, Phòng Quản lý chuyên ngành Sở tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết.
3. Giao Chánh Thanh tra Sở chủ trì phối hợp cùng các Phòng chuyên môn, Phòng quản lý chuyên ngành tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị giải quyết.
4. Giao Chánh Thanh tra Sở xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở đã giải quyết nhưng phát hiện có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì Chánh Thanh tra Sở được quyền yêu cầu người đã giải quyết phải xem xét, giải quyết lại.
Điều 24. Thực hiện xác minh, kết luận nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo:
1. Sau khi có quyết định tiến hành xác minh nội dung tố cáo của Giám đốc Sở, Cơ quan hoặc cán bộ được giao nhiệm vụ xác minh thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ được quy định tại điều 70 Luật Khiếu nại, tố cáo. Theo đó, quá trình xác minh phải đảm bảo tính khách quan, trung thực; được yêu cầu người tố cáo cung cấp bằng chứng, tài liệu có liên quan đến nội dung tố cáo; được yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo; được yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung tố cáo; được trưng cầu giám định và tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật. Việc thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình xác minh, giải quyết tố cáo phải được ghi chép thành văn bản để làm cơ sở chính cho việc xem xét, giải quyết tố cáo và lưu vào hồ sơ giải quyết tố cáo.
2. Kết thúc xác minh, cơ quan hoặc cán bộ được giao nhiệm vụ xác minh phải có báo cáo bằng văn bản về kết luận nội dung tố cáo và kiến nghị về biện pháp xử lý tố cáo; đồng thời dự thảo kèm văn bản (hoặc quyết định) giải quyết tố cáo của Giám đốc Sở để trình Giám đốc Sở xem xét, quyết định. Văn bản hoặc quyết định giải quyết tố cáo của Giám đốc Sở phải xác định: tính đúng, sai của nội dung tố cáo; xác định trách nhiệm của người có hành vi vi phạm (nếu có); các biện pháp xử lý áp dụng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý đối với người vi phạm.
3. Cơ quan, cán bộ được giao nhiệm vụ xác minh giải quyết tố cáo có nhiệm vụ lập thành hồ sơ giải quyết tố cáo, có đánh số trang theo thứ tự, tài liệu và được lưu giữ hồ sơ sau khi giải quyết xong tố cáo theo quy định về lưu trữ của pháp luật. Việc bàn giao hồ sơ giải quyết tố cáo theo yêu cầu của cấp trên hoặc cơ quan chức năng phải được lập biên bản giao nhận có chữ ký đầy đủ của các bên giao, nhận theo quy định.
Điều 25. Thời hạn giải quyết tố cáo:
1. Tùy theo nội dung, tính chất nội dung tố cáo, Giám đốc Sở sẽ quy định thời hạn xác minh đối với từng trường hợp cụ thể nhưng tối đa không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý cho đến khi trình Giám đốc Sở ký xong văn bản giải quyết tố cáo.
2. Nếu vụ việc tố cáo phức tạp phải cần thêm thời gian thẩm tra, xác minh hoặc trưng cầu giám định...v.v..thì cơ quan hoặc cán bộ được giao nhiệm vụ xác minh phải làm văn bản trình Giám đốc Sở để xin gia hạn thời gian xác minh nhưng tối đa không vượt quá 90 ngày kể từ ngày thụ lý cho đến khi trình Giám đốc Sở ký xong văn bản giải quyết tố cáo.
XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều 27. Giám đốc Sở GTCC trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo của Thủ trưởng đơn vị thuộc Sở khi phát hiện việc giải quyết có vi phạm pháp luật.
2. Ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với công chức thuộc quyền quản lý cố tình cản trở hoặc không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định giải quyết (xử lý) tố cáo hoặc không chấp hành yêu cầu của các cơ quan chức năng, cơ quan nhà nước cấp trên trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; áp dụng các biện pháp xử lý khác theo thẩm quyền đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở có một trong các hành vi vi phạm quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định tại các điều 96, 97 và điều 100 của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Điều 29. Quy định này nhằm cụ thể hoá một số quy định về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Sở GTCC theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Quyết định 132/2006/QĐ-UBND ngày 05/9/2006 của UBND thành phố. Những nội dung không đề cập trong Quy định này được thực hiện theo Luật Khiếu nại, tố cáo; các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật và Quyết định 132/2006/QĐ-UBND ngày 05/9/2006 của UBND thành phố.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở, Trưởng các Phòng nghiệp vụ và quản lý chuyên ngành Sở chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan được giao trong bản quy định này đồng thời quán triệt cho Cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền để chấp hành đúng các quy định.
Điều 30. Giao Thanh tra Sở Giao thông-Công chính theo dõi, đôn đốc kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy định này. Định kỳ 6 tháng một lần, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện cho Giám đốc Sở Giao thông-Công chính./.
| GIÁM ĐỐC |
- 1Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi 2005
- 2Quyết định 132/2006/QĐ-UBND Quy định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp,khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Nghị định 136/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo
- 4Quyết định 22/2007/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Giao thông - Công chính thành phố do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Quyết định 63/2007/QĐ-UBND ban hành biểu mẫu nghiệp vụ tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Luật Khiếu nại, Tố cáo sửa đổi 2004
- 7Quyết định 09/QĐ-UB năm 1991 thành lập Sở Giao thông công chánh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định 2028/QĐ-SGTCC năm 2007 Quy định tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Sở Giao thông - Công chính do Giám đốc Sở Giao thông - Công chính ban hành
- Số hiệu: 2028/QĐ-SGTCC
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/07/2007
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Trần Quang Phượng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/07/2007
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực