Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2022/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 22 tháng 9 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 /11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 4018/QĐ-UBND ngày, 17/12/2010 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt đề cương, dự toán Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 66/TTr-SKHĐT ngày 13/9/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020 với những nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm

- Phát triển nhân lực của tỉnh Hà Giang đặt trong tổng thể phát triển nhân lực Việt Nam, nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020.

- Phát triển nhân lực một cách toàn diện, đó là sự gắn kết chặt chẽ giữa các yếu tố là nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo cả về trí lực, thể lực, tâm lực và phù hợp với yêu cầu phát triển của từng giai đoạn.

- Phát triển nhân lực phải đảm bảo nhiệm vụ là xây dựng đội ngũ lao động có chất lượng cao, cơ cấu lao động hợp lý phù hợp theo ngành, lĩnh vực và các vùng trong tỉnh.

- Phát triển nhân lực phải có tầm nhìn dài hạn, do vậy cần coi trọng và thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, tạo cơ hội cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các khu vực chậm phát triển.

- Phát triển nhân lực của tỉnh trước mắt ưu tiên cho đào tạo lại, bồi dưỡng trình độ chuyên môn và ngành nghề; việc đào tạo nhân lực qua từng giai đoạn cụ thể phải phù hợp với chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

- Phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang phải gắn với yêu cầu hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

- Phát triển nhân lực của tỉnh phải đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng trên các yếu tố cơ bản là sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức.

- Phát triển nhân lực trong mối quan hệ mật thiết giữa công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tiếp tục phân bố lại dân cư trên địa bàn tỉnh nhằm đạt tới sự phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và các ngành khác tạo ra sự bứt phá mới về phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển nhân lực làm điểm tựa và thúc đẩy thị trường lao động phát triển, góp phần đáp ứng yêu cầu lao động của tỉnh để phát triển kinh tế, đồng thời chủ động hội nhập tích cực vào thị trường lao động khu vực và thế giới bằng cách đa dạng hóa nguồn nhân lực chất lượng cao để lao động xuất khẩu.

b) Mục tiêu cụ thể

- Năm 2015: Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 33% năm 2011 lên 45% năm 2015, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nhóm ngành nông - lâm - thủy sản tăng từ 22,5% lên 34,43%; công nghiệp - xây dựng tăng từ 50,81% lên 53,33%; dịch vụ tăng từ 70,79% lên 73,52%.

Bình quân mỗi năm giai đoạn 2011 - 2015 đào tạo khoảng hơn 15.000 lao động cho các ngành kinh tế.

- Năm 2020: Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 45% năm 2015 lên 60% năm 2020, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo ngành nhóm ngành nông - lâm - thủy sản tăng từ 34,43% lên 48,39%; công nghiệp - xây dựng tăng từ 53,33% lên 71,74%; dịch vụ tăng từ 73,25% lên 80,45%.

Bình quân mỗi năm giai đoạn 2016 - 2020 đào tạo khoảng hơn 20.000 lao động cho các ngành kinh tế.

- Phát triển đội ngũ nhân lực với chất lượng ngày càng cao, đủ mạnh ở các lĩnh vực, đồng thời tập trung ưu tiên những lĩnh vực Hà Giang có lợi thế cạnh tranh.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng cao để đào tạo nhân lực có trình độ cho tỉnh.

II. DỰ BÁO CUNG - CẦU NHÂN LỰC

1. Dự báo nguồn cung lao động

Tốc độ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2011 - 2015 là 1,33%; giai đoạn 2016 - 2020 là 1,42%.

Dân số toàn tỉnh năm 2015 là 790.388 người, trong đó dân số dưới độ tuổi lao động 236.935 người chiếm 29,98%, dân số trong độ tuổi lao động 489.045 người chiếm 61,87%, dân số ngoài độ tuổi lao động 64.408 người chiếm 8,15%.

Dân số toàn tỉnh năm 2020 là 848.338 người, trong đó dân số dưới độ tuổi lao động 243.352 người chiếm 28,69%, dân số trong độ tuổi lao động 523.441 người chiếm 61,7%, dân số ngoài độ tuổi lao động 81.546 người chiếm 9,61%.

2. Dự báo cung - cầu lao động giai đoạn 2011 - 2020

Tổng cung lao động qua các năm: Năm 2011 là 364.696 người; năm 2015: 415.498 người; năm 2020: 516.122 người.

Dự báo tổng cầu lao động

Năm 2011

Tổng cầu lao động là 363.900 người, trong đó lao động ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản: 270.160 người chiếm 74,2%; ngành công nghiệp - xây dựng: 36.430 người chiếm 10% và ngành dịch vụ: 57.310 người chiếm 15,8%.

Năm 2015

Tổng cầu lao động là 412.020 người, trong đó lao động ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản: 275.050 người chiếm 66,8%; ngành công nghiệp - xây dựng: 49.500 người chiếm 12% và ngành dịch vụ: 87.470 người chiếm 21,2%.

Năm 2020

Tổng cầu lao động là 482.415 người, trong đó lao động ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản: 289.400 người chiếm 60%; ngành công nghiệp - xây dựng: 67.540 người chiếm 14% và ngành dịch vụ: 125.475 người chiếm 26%.

3. Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo

Năm 2011

Tổng nhu cầu lao động cần đào tạo 120.010 người, chiếm 33% tổng số lao động trên địa bàn toàn tỉnh.

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 88.125 người, chiếm 24,22% (dạy nghề dưới 3 tháng 41.586 người, sơ cấp nghề 16.670 người, trung cấp nghề 27.852 người, cao đẳng nghề 2.017 người).

Hệ đào tạo 31.885 người chiếm 8,76% (trung học chuyên nghiệp 12.016 người; cao đẳng 7.784 người; đại học 11.909 người và trên đại học 176 người).

+ Chia theo lĩnh vực: (so sánh với tổng số lao động của ngành trên địa bàn tỉnh)

Nông - lâm - thủy sản: 60.930 người chiếm 22,55%; công nghiệp - xây dựng: 18.510 người chiếm 50,81%; dịch vụ: 40.570 người chiếm 70,79%.

Năm 2015

Tổng nhu cầu lao động cần đào tạo 185.400 người chiếm 45% tổng số lao động trên địa bàn tỉnh.

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 135.014 người chiếm 32,77% (dạy nghề dưới 3 tháng 58.636 người, sơ cấp nghề 31.455 người, trung cấp nghề 40.590 người, cao đẳng nghề 4.333 người).

Hệ đào tạo 50.386 người chiếm 12,23% (trung học chuyên nghiệp 18.218 người; cao đẳng 14.552 người; đại học 17.226 người và trên đại học 390 người).

+ Chia theo lĩnh vực: (so sánh với tổng số lao động của ngành trên địa bàn tỉnh)

Nông - lâm - thủy sản: 94.693 người chiếm 34,43%; công nghiệp - xây dựng: 26.399 người chiếm 53,33%; dịch vụ: 64.308 người chiếm 73,52%.

Năm 2020

Tổng nhu cầu lao động cần đào tạo 289.450 người chiếm 60% tổng số lao động trên địa bàn tỉnh.

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 193.831 người chiếm 40,18% (dạy nghề dưới 3 tháng 75.263 người, sơ cấp nghề 51.584 người, trung cấp nghề 55.623 người, cao đẳng nghề 11.361 người)

Hệ đào tạo 95.619 người, chiếm 19,82% (trung học chuyên nghiệp 35.034 người; cao đẳng 28.662 người; đại học 30.884 người và trên đại học 1.039 người).

+ Chia theo lĩnh vực: (so sánh với tổng số lao động của ngành trên địa bàn tỉnh)

Nông - lâm - thủy sản: 140.044 người chiếm 48,39%; công nghiệp - xây dựng: 48.456 người chiếm 71,74%; dịch vụ: 100.950 người chiếm 80,45%.

4. Dự báo nhu cầu đào tạo lại và bồi dưỡng lao động

Năm 2011

Tổng nhu cầu đào tạo lại 20.801 người chiếm 5,7% tổng số lao động đang tham gia hoạt động trong nền kinh tế, trong đó:

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 16.031 người chiếm 4,41% (dạy nghề dưới 3 tháng 8.317 người, sơ cấp nghề 3.334 người, trung cấp nghề 4.178 người, cao đẳng nghề 202 người).

Hệ đào tạo 4.771 người chiếm 1,31% (trung học chuyên nghiệp 2.403 người; cao đẳng 1.168 người; đại học 1.191 người và trên đại học 9 người).

+ Chia theo lĩnh vực: (so sánh với tổng số lao động của ngành trên địa bàn tỉnh)

Nông - lâm - thủy sản: 11.649 người chiếm 4,3%; công nghiệp - xây dựng: 2.972 người chiếm 8,2%; dịch vụ: 6.179 người chiếm 10,8%.

Năm 2015

Tổng nhu cầu đào tạo lại 32.109 người chiếm 7,8% tổng số lao động đang tham gia hoạt động trong nền kinh tế, trong đó:

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 24.540 người chiếm 5,96% (dạy nghề dưới 3 tháng 11.727 người, sơ cấp nghề 6.291 người, trung cấp nghề 6.089 người, cao đẳng nghề 433 người).

Hệ đào tạo 7.569 người chiếm 1,84% (trung học chuyên nghiệp 3.644 người; cao đẳng 2.183 người; đại học 1.723 người và trên đại học 20 người).

+ Chia theo lĩnh vực: (so sánh với tổng số lao động của ngành trên địa bàn tỉnh)

Nông - lâm - thủy sản: 18.050 người chiếm 6,6%; công nghiệp - xây dựng: 4.124 người chiếm 8,3%; dịch vụ: 9.935 người chiếm 11,4%.

Năm 2020

Tổng nhu cầu đào tạo lại 49.295 người chiếm 10,22% tổng số lao động đang tham gia hoạt động trong nền kinh tế, trong đó:

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 34.489 người chiếm 7,22% (dạy nghề dưới 3 tháng 15.053 người, sơ cấp nghề 10.317 người, trung cấp nghề 8.343 người, cao đẳng nghề 1.136 người).

Hệ đào tạo 14.446 người, chiếm 2,99% (trung học chuyên nghiệp 7.007 người; cao đẳng 4.299 người; đại học 3.088 người và trên đại học 52 người).

+ Chia theo lĩnh vực: (so sánh với tổng số lao động của ngành trên địa bàn tỉnh)

Nông - lâm - thủy sản: 26.789 người chiếm 9,26%; công nghiệp - xây dựng: 7.374 người chiếm 10,92%; dịch vụ: 15.133 người chiếm 12,06%.

5. Dự báo nhu cầu lao động được đào tạo của các ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2011 - 2020

Năm 2011

Tổng nhu cầu đào tạo: 105.012 người chiếm 28,9% tổng số lao động đang tham gia hoạt động trong nền kinh tế, trong đó hệ dạy nghề 77.001 người chiếm 21,16%; hệ đào tạo 28.010 người chiếm 7,7%.

- Nông - lâm nghiệp - thủy sản: Phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nhu cầu lao động qua đào tạo là 57.884 người chiếm 21,4% tổng số lao động của nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản, trong đó: hệ dạy nghề đào tạo: 57.222 người chiếm 21,18%; hệ đào tạo: 661 người chiếm 0,24%.

- Công nghiệp - xây dựng: Phát triển các lĩnh vực công nghiệp khai thác mỏ; sản xuất và phân phối điện; xây dựng. Nhu cầu lao động qua đào tạo là 12.912 người chiếm 35,4% tổng số lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, trong đó, số lao động đào tạo của từng lĩnh vực như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo:(so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 9.709 người chiếm 26,65%.

Hệ đào tạo 3.203 người chiếm 8,79%.

+ Chia theo ngành đào tạo: (so sánh với tổng số lao động của ngành)

Công nghiệp khai thác mỏ: 1.241 người, chiếm 3,4%.

Sản xuất và phân phối điện: 2.370 người, chiếm 6,5%.

Xây dựng: 9.301 người, chiếm 25,5%.

- Dịch vụ: Phát triển các lĩnh vực bán buôn sửa chữa và bán lẻ; sửa chữa xe có động cơ; dịch vụ ăn uống và lưu trú; hoạt động đảng, quản lý nhà nước; giáo dục và đào tạo; hoạt động y tế và cứu trợ xã hội. Nhu cầu lao động qua đào tạo là 34.216 người chiếm 59,7% tổng số lao động của nhóm ngành dịch vụ, trong đó, số lao động đào tạo của từng lĩnh vực như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 10.070 người chiếm 17,57%.

Hệ đào tạo 22.146 người chiếm 42,13%.

+ Chia theo ngành đào tạo: (so sánh với tổng số lao động của ngành)

Bán buôn sửa chữa và bán lẻ, sửa chữa xe có động cơ: 2.994 người, chiếm 5,2%.

Dịch vụ ăn uống và lưu trú: 672 người, chiếm 1,2%.

Hoạt động đảng, quản lý nhà nước: 9.845 người, chiếm 17,2%.

Giáo dục và đào tạo: 16.229 người, chiếm 28,3%.

Hoạt động y tế và cứu trợ xã hội: 4.476 người, chiếm 7,8%.

Năm 2015

Tổng nhu cầu đào tạo: 156.951 người, chiếm 38,1% tổng số lao động đang tham gia hoạt động trong nền kinh tế, trong đó: Hệ dạy nghề 116.504 người, chiếm 28,28%; hệ đào tạo 40.447 người, chiếm 9,82%.

- Nông - lâm nghiệp - thủy sản: Phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nhu cầu lao động qua đào tạo là 89.958 người chiếm 32,7% tổng số lao động của nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản, trong đó: Hệ dạy nghề đào tạo: 88.599 người chiếm 32,21%, hệ đào tạo: 1.359 người chiếm 0,49%.

- Công nghiệp - xây dựng: Phát triển các lĩnh vực công nghiệp khai thác mỏ; sản xuất và phân phối điện; xây dựng. Nhu cầu lao động qua đào tạo là 19.798 người chiếm 40% tổng số lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, trong đó, số lao động đào tạo của từng lĩnh vực như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 13.413 người chiếm 27,1%.

Hệ đào tạo 6.385 người chiếm 12,9%.

+ Chia theo ngành đào tạo: (so sánh với tổng số lao động của ngành)

Công nghiệp khai thác mỏ: 2.081 người, chiếm 4,2%.

Sản xuất và phân phối điện: 5.190 người, chiếm 10,5%.

Xây dựng: 12.527 người, chiếm 25,3%.

- Dịch vụ: Phát triển các lĩnh vực bán buôn sửa chữa và bán lẻ; sửa chữa xe có động cơ; dịch vụ ăn uống và lưu trú; hoạt động đảng, quản lý nhà nước; giáo dục và đào tạo; hoạt động y tế và cứu trợ xã hội. Nhu cầu lao động qua đào tạo là 47.195 người chiếm 54% tổng số lao động của nhóm ngành dịch vụ, trong đó, số lao động đào tạo của từng lĩnh vực như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 14.492 người chiếm 16,57%.

Hệ đào tạo 32.703 người chiếm 37,39%.

+ Chia theo ngành đào tạo: (so sánh với tổng số lao động của ngành)

Bán buôn sửa chữa và bán lẻ, sửa chữa xe có động cơ: 5.429 người, chiếm 6,2%.

Dịch vụ ăn uống và lưu trú: 2.895 người, chiếm 3,3%.

Hoạt động đảng, quản lý nhà nước: 10.877 người, chiếm 12,4%.

Giáo dục và đào tạo: 21.972 người, chiếm 25,1%.

Hoạt động y tế và cứu trợ xã hội: 6.022 người, chiếm 6,9%.

Năm 2020

Tổng nhu cầu đào tạo: 238.619 người, chiếm 49,5% tổng số lao động đang tham gia hoạt động trong nền kinh tế, trong đó: Hệ dạy nghề 163.189 người, chiếm 33,83%; hệ đào tạo 75.430 người, chiếm 15,54%.

- Nông - lâm - thủy sản: Phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nhu cầu lao động qua đào tạo là 133.042 người chiếm 46% tổng số lao động của nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản, trong đó: Hệ dạy nghề đào tạo: 121.735 người chiếm 42,06%, hệ đào tạo: 11.307 người chiếm 3,91%.

- Công nghiệp - xây dựng: Phát triển các lĩnh vực công nghiệp khai thác mỏ; sản xuất và phân phối điện; xây dựng. Nhu cầu lao động qua đào tạo là 39.070 người chiếm 57,8% tổng số lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, trong đó, số lao động đào tạo của từng lĩnh vực như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 22.488 người chiếm 33,3%.

Hệ đào tạo 16.582 người chiếm 24,55%.

+ Chia theo ngành đào tạo: (so sánh với tổng số lao động của ngành)

Công nghiệp khai thác mỏ: 4.447 người, chiếm 6,6%.

Sản xuất và phân phối điện: 9.782 người, chiếm 14,5%.

Xây dựng: 24.841 người, chiếm 36,8%.

- Dịch vụ: Phát triển các lĩnh vực bán buôn sửa chữa và bán lẻ; sửa chữa xe có động cơ; dịch vụ ăn uống và lưu trú; hoạt động đảng, quản lý nhà nước; giáo dục và đào tạo; hoạt động y tế và cứu trợ xã hội. Nhu cầu lao động qua đào tạo là 66.507 người chiếm 53% tổng số lao động của nhóm ngành dịch vụ, trong đó, số lao động đào tạo của từng lĩnh vực như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 18.966 người chiếm 15,12%.

Hệ đào tạo 47.541 người chiếm 37,89%.

+ Chia theo ngành đào tạo: (so sánh với tổng số lao động của ngành)

Bán buôn sửa chữa và bán lẻ, sửa chữa xe có động cơ: 13.962 người, chiếm 11,1%.

Dịch vụ ăn uống và lưu trú: 3.733 người, chiếm 3%.

Hoạt động đảng, quản lý nhà nước: 12.609 người, chiếm 9,6%.

Giáo dục và đào tạo: 27.926 người, chiếm 22,3%.

Hoạt động y tế và cứu trợ xã hội: 8.817 người, chiếm 7%.

6. Dự báo nhu cầu đào tạo lại và bồi dưỡng lao động của các ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2011 - 2020

Năm 2011

Tổng nhu cầu đào tạo lại: 18.342 người, chiếm 5,04% tổng số lao động đang tham gia hoạt động trong nền kinh tế, trong đó: Hệ dạy nghề 14.178 người, chiếm 3,9%; hệ đào tạo 4.154 người, chiếm 1,14%.

- Nông - lâm - thủy sản: Đào tạo lại các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nhu cầu lao động qua đào tạo là 11.067 người chiếm 4,1% tổng số lao động của nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản, trong đó: Hệ dạy nghề đào tạo: 10.958 người chiếm 4,06%, hệ đào tạo: 108 người chiếm 0,04%.

- Công nghiệp - xây dựng: Đào tạo lại các lĩnh vực công nghiệp khai thác mỏ; sản xuất và phân phối điện; xây dựng. Nhu cầu lao động qua đào tạo là 2.092 người chiếm 5,74% tổng số lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, trong đó, số lao động đào tạo của các lĩnh vực như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 1.568 người chiếm 4,31%.

Hệ đào tạo 523 người chiếm 1,44%.

+ Chia theo ngành đào tạo: (so sánh với tổng số lao động của ngành)

Công nghiệp khai thác mỏ: 187 người, chiếm 0,51%.

Sản xuất và phân phối điện: 347 người, chiếm 0,95%.

Xây dựng: 1.558 người, chiếm 4,28%.

- Dịch vụ: Đào tạo lại các lĩnh vực bán buôn sửa chữa và bán lẻ; sửa chữa xe có động cơ; dịch vụ ăn uống và lưu trú; hoạt động đảng, quản lý nhà nước; giáo dục và đào tạo; hoạt động y tế và cứu trợ xã hội. Nhu cầu lao động qua đào tạo là 5.183 người chiếm 9,04% tổng số lao động của nhóm ngành dịch vụ, trong đó, số lao động đào tạo của từng lĩnh vực như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 1.660 người chiếm 2,9%.

Hệ đào tạo 3.522 người chiếm 6,15%.

+ Chia theo ngành đào tạo: (so sánh với tổng số lao động của ngành)

Bán buôn sửa chữa và bán lẻ, sửa chữa xe có động cơ: 527 người, chiếm 0,92%.

Dịch vụ ăn uống và lưu trú: 113 người, chiếm 0,2%.

Hoạt động đảng, quản lý nhà nước: 1.413 người, chiếm 2,46%.

Giáo dục và đào tạo: 2.409 người, chiếm 4,2%.

Hoạt động y tế và cứu trợ xã hội: 722 người, chiếm 1,26%.

Năm 2015

Tổng nhu cầu đào tạo lại: 27.572 người, chiếm 6,69% tổng số lao động đang tham gia hoạt động trong nền kinh tế, trong đó: Hệ dạy nghề 21.477 người, chiếm 5,21%; hệ đào tạo 6.094 người, chiếm 1,48%.

- Nông - lâm - thủy sản: Đào tạo lại các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nhu cầu lao động qua đào tạo là 17.147 người chiếm 6,23% tổng số lao động của nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản, trong đó: Hệ dạy nghề đào tạo: 16.935 người chiếm 6,16%, hệ đào tạo: 211 người chiếm 0,08%.

- Lĩnh vực Công nghiệp - xây dựng: Đào tạo lại các lĩnh vực công nghiệp khai thác mỏ; sản xuất và phân phối điện; xây dựng. Nhu cầu lao động qua đào tạo là 3.099 người chiếm 6,26% tổng số lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, trong đó, số lao động đào tạo của các lĩnh vực như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 2.088 người chiếm 4,22%.

Hệ đào tạo 1.010 người chiếm 2,04%.

+ Chia theo ngành đào tạo: (so sánh với tổng số lao động của ngành)

Công nghiệp khai thác mỏ: 308 người, chiếm 0,62%.

Sản xuất và phân phối điện: 749 người, chiếm 1,51%.

Xây dựng: 2.042 người, chiếm 4,12%.

- Dịch vụ: Đào tạo lại các lĩnh vực bán buôn sửa chữa và bán lẻ; sửa chữa xe có động cơ; dịch vụ ăn uống và lưu trú; hoạt động đảng, quản lý nhà nước; giáo dục và đào tạo; hoạt động y tế và cứu trợ xã hội. Nhu cầu lao động qua đào tạo là 7.326 người chiếm 8,37% tổng số lao động của nhóm ngành dịch vụ, trong đó, số lao động đào tạo của từng lĩnh vực như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 2.454 người chiếm 2,81%.

Hệ đào tạo 4.871 người chiếm 5,57%.

+ Chia theo ngành đào tạo: (so sánh với tổng số lao động của ngành)

Bán buôn sửa chữa và bán lẻ, sửa chữa xe có động cơ: 918 người, chiếm 1,05%.

Dịch vụ ăn uống và lưu trú: 484 người, chiếm 0,55%.

Hoạt động đảng, quản lý nhà nước: 1.608 người, chiếm 1,84%.

Giáo dục và đào tạo: 3.270 người, chiếm 3,74%.

Hoạt động y tế và cứu trợ xã hội: 1.046 người, chiếm 1,2%.

Năm 2020

Tổng nhu cầu đào tạo lại: 41.363 người, chiếm 8,57% tổng số lao động đang tham gia hoạt động trong nền kinh tế, trong đó: Hệ dạy nghề 29.788 người, chiếm 6,17%; hệ đào tạo 11.575 người, chiếm 2,4%.

- Nông - lâm - thủy sản: Đào tạo lại các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nhu cầu lao động qua đào tạo là 25.449 người chiếm 8,79% tổng số lao động của nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản, trong đó: Hệ dạy nghề đào tạo: 23.293 người chiếm 8%, hệ đào tạo: 2.156 người chiếm 0,74%.

- Lĩnh vực Công nghiệp - xây dựng: Đào tạo lại các lĩnh vực công nghiệp khai thác mỏ; sản xuất và phân phối điện; xây dựng. Nhu cầu lao động qua đào tạo là 5.874 người chiếm 8,7% tổng số lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, trong đó, số lao động đào tạo của từng lĩnh vực như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 3.406 người chiếm 5,04%.

Hệ đào tạo 2.468 người chiếm 3,65%.

+ Chia theo ngành đào tạo: (so sánh với tổng số lao động của ngành)

Công nghiệp khai thác mỏ: 635 người, chiếm 0,94%.

Sản xuất và phân phối điện: 1.219 người, chiếm 1,8%.

Xây dựng: 4.020 người, chiếm 5,95%.

- Dịch vụ: Đào tạo lại các lĩnh vực bán buôn sửa chữa và bán lẻ; sửa chữa xe có động cơ; dịch vụ ăn uống và lưu trú; hoạt động đảng, quản lý nhà nước; giáo dục và đào tạo; hoạt động y tế và cứu trợ xã hội. Nhu cầu lao động qua đào tạo là 10.040 người chiếm 8% tổng số lao động của nhóm ngành dịch vụ, trong đó, số lao động đào tạo của từng lĩnh vực như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo: (so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 3.088 người chiếm 2,46%.

Hệ đào tạo 6.951 người chiếm 5,54%.

+ Chia theo ngành đào tạo: (so sánh với tổng số lao động của ngành)

Bán buôn sửa chữa và bán lẻ, sửa chữa xe có động cơ: 2.230 người, chiếm 1,78%.

Dịch vụ ăn uống và lưu trú: 595 người, chiếm 0,47%.

Hoạt động đảng, quản lý nhà nước: 1.714 người, chiếm 1,37%.

Giáo dục và đào tạo: 4.153 người, chiếm 3,31%.

Hoạt động y tế và cứu trợ xã hội: 1.348 người, chiếm 1,07%.

7. Nhu cầu lao động được đào tạo ở một số lĩnh vực cụ thể trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2020

Năm 2011

- Quản lý doanh nghiệp: 597 người, trong đó: Cao đẳng 351 người, đại học 234 người, trên đại học 12 người.

- Kế toán: 258 người, trong đó: Cao đẳng 148 người, đại học 110 người.

- Luật sư: 5 người trình độ đại học.

- Lao động biết ngoại ngữ: 300 người, trong đó: Cao đẳng 200 người, đại học 100 người.

- Tài nguyên - Môi trường: 290 người, trong đó: Cao đẳng 48 người, đại học 240 người, trên đại học 2 người.

- Giao thông: 129 người, trong đó: Cao đẳng 54 người, đại học 75 người.

- Dịch vụ - du lịch: 99 người, trong đó: Cao đẳng 34 người, đại học 65 người.

- Công nghệ, thông tin và truyền thông: 329 người, trong đó: Cao đẳng 90 người, đại học 237 người, trên đại học 2 người.

Năm 2015

- Quản lý doanh nghiệp: 727 người, trong đó: Cao đẳng 234 người, đại học 468 người, trên đại học 25 người.

- Kế toán: 250 người, trong đó: Cao đẳng 100 người, đại học 150 người.

- Luật sư: 11 người, trong đó: Đại học 9 người, trên đại học 2 người.

- Lao động biết ngoại ngữ: 700 người, trong đó: Cao đẳng 400 người, đại học 300 người.

- Tài nguyên - Môi trường: 359 người, trong đó: Cao đẳng 64 người, đại học 291 người, trên đại học 4 người.

- Giao thông: 191 người, trong đó: Cao đẳng 84 người, đại học 105 người, trên đại học 2 người.

- Dịch vụ - du lịch: 201 người, trong đó: Cao đẳng 65 người, đại học 130 người, trên đại học 6 người.

- Công nghệ, thông tin và truyền thông: 596 người, trong đó: Cao đẳng 204 người, đại học 374 người, trên đại học 18 người.

Năm 2020

- Quản lý doanh nghiệp: 854 người, trong đó: Cao đẳng 117 người, đại học 702 người, trên đại học 35 người.

- Kế toán: 300 người, trong đó: Cao đẳng 100 người, đại học 200 người.

- Luật sư: 17 người, trong đó: Đại học 13 người, trên đại học 4 người.

- Lao động biết ngoại ngữ: 1.100 người, trong đó: Cao đẳng 500 người, đại học 600 người.

- Tài nguyên - Môi trường: 469 người, trong đó: Cao đẳng 70 người, đại học 393 người, trên đại học 6 người.

- Giao thông: 297 người, trong đó: Cao đẳng 120 người, đại học 165 người, trên đại học 12 người.

- Dịch vụ - du lịch: 303 người, trong đó: Cao đẳng 110 người, đại học 180 người, trên đại học 13 người.

- Công nghệ, thông tin và truyền thông: 998 người, trong đó: Cao đẳng 307 người, đại học 661 người, trên đại học 30 người.

8. Nhu cầu lao động được đào tạo cho khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2020

Khu kinh tế: Đào tạo lao động cho các nghề lái xe, cơ khí, thợ hàn, xây dựng, điện, kế toán, tin học, ngoại ngữ và các ngành nghề khác …vv

Khu, cụm công nghiệp: Đào tạo lao động các nghề lái xe, cơ khí, luyện kim, điện, kế toán, công nghiệp chế biến, thủ công mỹ nghệ, tin học, ngoại ngữ và các ngành nghề khác …

Năm 2011

Nhu cầu đào tạo lao động là 3.464 người, trong đó:

+ Chia theo hệ đào tạo: Hệ dạy nghề 2.250 người, (dạy nghề dưới 3 tháng 1.220 người, sơ cấp nghề 485 người, trung cấp nghề 275 người, cao đẳng nghề 270 người); hệ đào tạo 1.214 người, (trung học chuyên nghiệp 595 người; cao đẳng 364 người; đại học 251 người và trên đại học 4 người).

+ Chia theo khu vực kinh tế: Khu kinh tế 597 người; khu, cụm công nghiệp 2.867 người.

Năm 2015

Nhu cầu đào tạo lao động là 8.525 người, trong đó:

+ Chia theo hệ đào tạo: Hệ dạy nghề 5.220 người, (dạy nghề dưới 3 tháng 2.600 người, sơ cấp nghề 900 người, trung cấp nghề 1.005 người, cao đẳng nghề 665 người); hệ đào tạo 3.305 người, (trung học chuyên nghiệp 1.295 người; cao đẳng 1.142 người; đại học 853 người và trên đại học 15 người).

+ Chia theo khu vực kinh tế: Khu kinh tế 3.055 người; khu, cụm công nghiệp 5.470 người.

Năm 2020.

Nhu cầu đào tạo lao động là 16.225 người, trong đó:

+ Chia theo hệ đào tạo: Hệ dạy nghề 9.570 người, (dạy nghề dưới 3 tháng 5.240 người, sơ cấp nghề 1.330 người, trung cấp nghề 1.650 người, cao đẳng nghề 1.350 người); hệ đào tạo 6.655 người, (trung học chuyên nghiệp 2.980 người; cao đẳng 2.140 người; đại học 1.510 người và trên đại học 25 người).

+ Chia theo khu vực: Khu kinh tế 5.895 người; khu, cụm công nghiệp 10.330 người.

9. Phương hướng phát triển nhân lực giai đoạn 2011 - 2020

Nâng cao về số lượng nhân lực được đào tạo theo các cấp trình độ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thu hút nguồn nhân lực từ trong và ngoài tỉnh nhằm đảm bảo đủ nhu cầu nhân lực cho hoạt động quản lý, điều hành và sản xuất kinh doanh.

Xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các cơ sở đào tạo và các cơ quan quản lý nhà nước, đoàn thể, các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, đồng thời phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo.

Thúc đẩy xây dựng mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua thị trường lao động, thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm.

Nâng cao trình độ học vấn của nhân lực:

- Ngành Giáo dục cần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông các cấp, đổi mới giáo trình, nội dung chương trình phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn, đặc biệt nắm bắt xu thế của thời đại, của thế giới để giáo dục đúng mục tiêu, coi trọng chương trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh trên cơ sở nắm bắt, dự báo đúng theo xu thế phát triển của các ngành, lĩnh vực trong tương lai.

- Củng cố và phát triển mạng lưới trường học hiện có ở các ngành học, bậc học, cấp học; củng cố vững chắc kết quả công tác phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi.

- Đẩy mạnh việc dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường, các trung tâm giáo dục thường xuyên. Mở rộng và nâng cao chất lượng học ngoại ngữ.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ, đồng bộ, đạt trình độ chuẩn theo quy định.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình kiên cố hóa trường, lớp học; chỉ đạo xây dựng trường điểm, trường chuẩn quốc gia ở các ngành học, bậc học.

- Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục và chủ trương đa dạng hóa các loại hình học tập đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân, xây dựng một xã hội thi đua học tập.

Nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật của nhân lực:

- Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng lao động; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với nhân lực tại chỗ (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tác phong làm việc, tay nghề, kỹ năng lao động...).

- Có kế hoạch bồi dưỡng, cử nhân lực chủ chốt đi đào tạo tiếp thu kinh nghiệm quản lý mới, khoa học công nghệ mới, ngoại ngữ… sau đó truyền đạt lại cho người lao động còn lại của đơn vị.

Tạo việc làm, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động bằng cách lựa chọn các dự án có chất lượng, hiệu quả cao, thân thiện với môi trường để đầu tư vào địa bàn tỉnh. Qua đó nâng cao chất lượng của các công việc và cải thiện cơ cấu việc làm.

Hợp lý hóa phân bổ nhân lực theo lãnh thổ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội các địa bàn trong tỉnh; phát huy và sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có của các địa bàn để thu hút vào các khu công nghiệp, các doanh nghiệp để giảm các chi phí ăn ở đi lại của người lao động; ưu tiên phân bổ nguồn lực cho một số địa bàn ở khu vực phía bắc và phía tây, đồng thời đầu tư phát triển mạnh thêm các cơ sở sản xuất kinh doanh ở những địa bàn này.

III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nhân lực

Tích cực tuyên truyền phổ biến, cung cấp đầy đủ các thông tin về công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh đến toàn thể cán bộ và nhân dân.

Chỉ đạo các cơ quan Báo, Đài phát thanh truyền hình của tỉnh đưa tin, bài phản ánh một cách đầy đủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng, nhằm giúp cho cán bộ và người dân hiểu nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, làm tốt công tác tư vấn về chính sách, pháp luật lao động, dạy nghề, đi xuất khẩu lao động đối với người lao động; tư vấn về định hướng học nghề, giới thiệu việc làm sau đào tạo cho người lao động.

Cập nhật đầy đủ các thông tin nhu cầu thị trường lao động trong và ngoài nước đến người lao động để biết và lựa chọn đăng ký làm việc.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ hiểu biết về pháp luật, về hội nhập kinh tế quốc tế cho người lao động.

2. Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực

Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nhân lực.

- Thành lập Ban Chỉ đạo về việc thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo về quản lý và thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020.

- Sở Lao động TB&XH là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm thu thập, xây dựng hệ thống thông tin về cung - cầu lao động trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo cân đối cung - cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội.

- Các ngành và UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch của ngành và của địa phương trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020.

Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh.

Hình thành ở cấp tỉnh Hội đồng đào tạo nhân lực, gồm đại diện lãnh đạo các ngành các trường đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn để giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện, điều chỉnh quy hoạch và xây dựng chính sách, cơ chế đào tạo nhân lực.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách đầu tư và công cụ khuyến khích thúc đẩy nền kinh tế.

- Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp với từng lĩnh vực với mức ưu đãi cao nhất trong khung pháp lý chung của nhà nước, chú trọng các hình thức đầu tư mới gắn quyền lợi với trách nhiệm của nhà đầu tư.

- Thực hiện chế độ ưu đãi về sử dụng đất đai, vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng các cơ sở phát triển nhân lực; hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị giảng dạy.

- Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển nhân lực, ưu tiên đầu tư cho phát triển nhân lực trong tương quan với các ngành khác.

3. Giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực

Quy hoạch mạng lưới đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu.

- Giai đoạn 2011 - 2015 hoàn thành việc nâng cấp trường Trung cấp Y tế thành trường Cao đẳng Y tế, trường Trung cấp kinh tế Kỹ thuật thành trường Cao đẳng Kinh tế, trường Trung cấp nghề thành trường Cao đẳng nghề, Trung tâm dạy nghề huyện Bắc Quang, Yên Minh, Vị Xuyên thành trường Trung cấp nghề.

- Giai đoạn 2016 - 2020 hoàn thành việc nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm thành trường Đại học Hà Giang, nâng cấp Trung tâm dạy nghề huyện Hoàng Su Phì, Quang Bình, Đồng Văn lên trường Trung cấp nghề.

- Phấn đấu đến năm 2020 có 01 trường Trung cấp nghề và 02 Trung tâm dạy nghề tư thục tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nhân lực.

- Giai đoạn 2011 - 2015 đội ngũ giáo viên có khoảng 650 người, tăng 264 người so với năm 2010, trong đó giáo viên dạy nghề có 340 người (tiến sĩ 2 người, thạc sĩ 39 người); giáo viên trường trung cấp chuyên nghiệp có 170 người (tiến sĩ 20 người, thạc sĩ 62 người); giáo viên trường cao đẳng, đại học có 140 người (tiến sĩ 8 người, thạc sĩ 64 người.

- Giai đoạn 2015 - 2020 đội ngũ giáo viên có khoảng 900 người, tăng 250 người, trong đó giáo viên dạy nghề có 480 người (tiến sĩ 4 người, thạc sĩ 46 người); giáo viên trường trung cấp chuyên nghiệp có 225 người (tiến sĩ 28 người, thạc sĩ 75 người); giáo viên trường cao đẳng, đại học có 195 người (tiến sĩ 23 người, thạc sĩ 80 người).

4. Giải pháp huy động nguồn lực

Giải pháp về vốn, tổng vốn đầu tư cho phát triển nhân lực là 3.379 tỷ đồng (giai đoạn 2011- 2015: 1.171 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020: 2.226 tỷ đồng).

Chia ra:

- Vốn đào tạo nhân lực là 1.261 tỷ đồng (giai đoạn từ nay đến năm 2015 là 435 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 826 tỷ đồng).

- Vốn đầu tư cho cơ sở đào tạo là 2.136 tỷ đồng (giai đoạn từ nay đến năm 2015: 737 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020: 1.399 tỷ đồng).

- Dự tính, ngân sách Trung ương chi khoảng 60%, ngân sách địa phương huy động 25%, vốn của các doanh nghiệp, người lao động đóng góp, các chương trình, dự án hỗ trợ khác... huy động 15%.

- Khả năng huy động các nguồn vốn, từ các nguồn vốn đầu tư, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác và huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp, vốn trong dân thông qua xã hội hóa để thực hiện các dự án cho phát triển nguồn nhân lực.

Giải pháp huy động chuyên gia, nhà quản lý:

- Huy động chuyên gia, nhà quản lý vào làm việc tại tỉnh bằng các cơ chế chính sách ưu đãi và mang tính chiến lược lâu dài, theo hướng đơn giản hóa các thủ tục tuyển dụng.

- Cụ thể là ưu đãi thu nhập, điều kiện làm việc, điều kiện sinh sống, cấp đất, cấp nhà ở, bố trí phương tiện đi lại và các chính sách đãi ngộ khác như: bổ nhiệm vào vị trí phù hợp với năng lực chuyên môn; giao các nhiệm vụ quan trọng để họ phát huy khả năng, sức sáng tạo trong lao động sản xuất.

- Tùy theo yêu cầu công việc cụ thể, trong từng lĩnh vực có thể thuê chuyên gia, nhà quản lý trong và ngoài nước, đồng thời có chính sách riêng cho những đối tượng này.

Giải pháp về đất đai để phát triển giáo dục:

- Tập trung triển khai, thực hiện triệt để quy hoạch ngành giáo dục và đào tạo đến năm 2020 một cách có hiệu quả, trong đó ưu tiên về đầu tư cơ sở vật chất cho các cấp học. Các cấp, các ngành, các địa phương phải đảm bảo về đất đai, mặt bằng xây dựng theo tiêu chuẩn theo quy định để xây dựng trường, lớp học.

- Củng cố, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục, từng bước nâng cao kết quả các tiêu chí đạt chuẩn phổ cập giáo dục, thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, tập trung chỉ đạo theo vành đai chất lượng, chú trọng vào các trường trọng điểm, trường có quy mô lớn và có điều kiện thuận lợi.

- Tiếp tục thực hiện chương trình trọng tâm. Phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, phát triển, hiện đại hóa trường trung học phổ thông Chuyên; củng cố, phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, nội trú dân nuôi.

5. Giải pháp về cơ chế chính sách, thị trường lao động, điều kiện làm việc

- Thực hiện tốt các chính sách việc làm, thu nhập, bảo hiểm, bảo trợ xã hội.

- Thực hiện đầy đủ các chính sách về nhà ở và các điều kiện sinh sống, định cư, như ưu tiên về nhà ở như bán, cho thuê với giá ưu đãi hoặc ưu đãi phương thức thanh toán trả chậm, tùy từng mức độ cụ thể tỉnh sẽ bố trí về chỗ ở và các điều kiện sinh sống khác cho các chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật giỏi và sẽ tạo điều kiện thuận lợi để họ ổn định công tác lâu dài tại tỉnh.

- Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài như hỗ trợ nâng cao thu nhập, nhà ở, nhằm thu hút nhà quản lý, khoa học kỹ thuật, các chuyên gia giỏi, công nhân lành nghề, các nghệ nhân về tỉnh công tác. Ngoài cơ chế chính sách trực tiếp đối với cán bộ, chuyên gia giỏi, cần có các chính sách ưu tiên đối với những người đi cùng để họ yên tâm công tác; trước mắt, cần có cơ chế, chính sách để thu hút các nhà khoa học, nhà quản lý kinh tế vĩ mô, các chuyên gia giỏi về tỉnh làm việc.

- Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích người lao động được tham gia học tập, có chính sách khuyến khích tài năng trẻ nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng những thành quả công nghệ mới.

- Điều chỉnh cơ chế chính sách thu hút các bác sĩ, dược sỹ đại học và cán bộ hoạt động trong lĩnh vực Y - Dược có trình độ sau đại học về công tác tại tỉnh.

- Điều chỉnh cơ chế chính sách riêng cho lao động làm nghệ thuật.

- Nâng cao định mức hỗ trợ đối với đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ; xây dựng chính sách, cơ chế đủ mạnh để khuyến khích giáo viên, giảng viên các trường chuyên nghiệp đi học thạc sỹ, tiến sỹ, chuyên khoa.

- Duy trì chính sách gửi học sinh giỏi, người có năng lực đi đào tạo chuyên sâu cho tương lai ở các trường chất lượng của nước ngoài.

Chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động

- Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động và dịch vụ về đào tạo, tìm kiếm, giới thiệu việc làm. Mạng lưới này sẽ thực hiện chức năng làm cầu nối liên kết giữa cung và cầu lao động, giữa người lao động, cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng lao động.

Đẩy mạnh công tác điều tra, tổng hợp phân loại theo danh mục ngành nghề chủ yếu và các yêu cầu về chất lượng, trình độ tiêu chuẩn của nhân lực trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp tỉnh để thông tin và cung cấp cho các trường, cơ sở đào tạo nghề, trung tâm dịch vụ việc làm.

6. Mở rộng tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực

Mở rộng và tăng cường hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ương, tạo điều kiện về chương trình dạy - học mới, giáo trình, giáo án, nâng cao trình độ giáo viên và nguồn vốn để hỗ trợ Hà Giang phát triển nhân lực.

Mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi và hợp tác với các địa phương lân cận và cả nước, tạo cơ hội thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tăng cường hợp tác với các tỉnh bạn liên kết trong công tác đào tạo, tuyển dụng nhân lực, có sự chuyển giao hợp tác về nhân lực giữa các tỉnh để điều tiết cung cầu lao động trên thị trường lao động.

Bằng các mối quan hệ với Đại sứ quán các nước tại Việt Nam, thông qua các tổ chức Phi Chính phủ, qua các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Hà Giang, qua phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức liên quan khác để có chiến lược tăng cường hoạt động đào tạo, chuyển giao nhân lực với các nước nhằm mang lại điều kiện tốt nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

7. Các chương trình dự án ưu tiên

Nâng cấp trường Trung cấp Y, Trung cấp Kinh tế kỹ thuật, Trung cấp Nghề của tỉnh thành các trường Cao đẳng; mở mới trường Đại học (đa ngành) và một số trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng tại tỉnh.

Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề hợp lý, tập trung vào nâng cao năng lực các trường, các trung tâm dạy nghề cấp huyện bằng nâng cấp trang thiết bị, xây dựng trường, lớp học, tăng cường số lượng và năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nâng cao chất lượng đổi mới giáo trình dạy nghề sát với yêu cầu của thực tế sản xuất…

Trước mắt tập trung ưu tiên triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực của các ngành như đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch; đề án phát triển giáo dục đối với giáo viên là người dân tộc ít người.

Dự kiến năm 2015 có 32 cơ sở và năm 2020 có 40 cơ sở dạy nghề.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Để việc thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 -2020 một cách có hiệu quả, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức tốt những công việc sau đây:

1. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm để thực hiện Quy hoạch này; chủ trì hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh giai đoạn 2011 - 2020 và đưa vào kế hoạch 5 năm của mình. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố xây dựng hệ thống thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực của tỉnh, căn cứ hệ thống tiêu chí của Trung ương để giám sát việc thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020.

2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan, UBND huyện, thành phố trong việc tổ chức dạy nghề cho người lao động; kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động; cung cấp thông tin thị trường, tư vấn giải quyết việc làm cho lao động sau khi đào tạo. Quản lý về mặt nhà nước đối với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

3. Các sở, ban, ngành tổ chức triển khai xây dựng và thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực của mình phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh và yêu cầu phát triển ngành.

4. UBND các huyện, thành phố tiến hành rà soát Quy hoạch phát triển tổng thể của các huyện, thành phố, lồng ghép các mục tiêu, định hướng nhiệm vụ và giải pháp phát triển của Quy hoạch này vào Quy hoạch phát triển tổng thể của các huyện, thành phố. Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực của địa phương và đưa vào kế hoạch 5 năm, hàng năm. Tổ chức hệ thống thông tin nhu cầu nhân lực trên địa bàn, phối hợp với các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo để nắm bắt nhu cầu, huy động nguồn nhân lực và đào tạo nhân lực.

5. Sau khi Quy hoạch được phê duyệt, cần công khai Quy hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết, kiểm tra, giám sát và theo dõi quá trình thực hiện Quy hoạch.

6. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố định kỳ đánh giá và tổng kết hàng năm tình hình thực hiện Quy hoạch gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Đồng thời, quá trình triển khai thực hiện, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố cần thường xuyên tiến hành xem xét, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Đàm Văn Bông

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2022/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2011-2020

  • Số hiệu: 2022/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/09/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Người ký: Đàm Văn Bông
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/09/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản