Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2015/2008/QĐ-UBND | Tuy Hòa, ngày 02 tháng 12 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 28/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt các Đề án chi tiết thuộc Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010;
Xét đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XÂY DỰNG VÀ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2015/2008/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên)
Một hệ thống pháp luật phù hợp và dễ dàng tiếp cận đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các văn bản pháp luật ban hành ngày càng nhiều, trong khi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở còn nhiều bất cập, nhất là trình độ đội ngũ cán bộ cơ sở và điều kiện phương tiện, tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế; tuyên truyền, phổ biến chưa kết hợp chặt chẽ với vận động, thuyết phục, giáo dục. Mặt khác, trình độ dân trí của nhân dân ở nhiều nơi còn thấp, khiến cho người dân khó có thể nắm bắt thông tin pháp luật thiết yếu để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Từ thực trạng trên dẫn đến hiểu biết pháp luật của nhân dân còn hạn chế, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân chưa cao. Trong những năm qua, tình trạng người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai và tình hình khiếu kiện về đất đai còn diễn ra ở nhiều nơi trong tỉnh. Tình hình vi phạm pháp luật giao thông và tai nạn giao thông đang là vấn đề bức xúc. Tệ nạn xã hội và tội phạm trên địa bàn tỉnh còn xảy ra nhiều. Nhận thức về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường còn hạn chế. Hàng năm chính quyền các cấp các ngành trong tỉnh đã phải xử phạt hành chính hàng ngàn vụ việc vi phạm pháp luật của người dân ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Những tồn tại trên làm hạn chế đến hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo nói riêng, việc phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh nói chung.
Hiện nay, tỉnh Phú Yên có 198.503 hộ gia đình, trong đó có 111.508 hộ làm nông nghiệp, phần lớn dân số sống ở vùng nông thôn, với 593 khu dân cư. Việc nâng cao dân trí pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cấp thiết, nhất là vùng nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, do đặc điểm về điều kiện tự nhiên, dân tộc, vùng miền, lứa tuổi rất khác nhau, điểm xuất phát thấp, nên việc xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân là một quá trình lâu dài, thường xuyên, có bước đi, hình thức phù hợp, từ thấp đến cao.
Để thực hiện mục tiêu làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, giúp họ tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, hình thành nếp sống và làm việc theo pháp luật, góp phần ngăn ngừa vi phạm pháp luật, thì không chỉ dùng biện pháp hành chính đơn thuần, mà cần kết hợp nhiều biện pháp như tuyên truyền, vận động, thuyết phục hướng dẫn, giải thích. Mặt khác, việc phổ biến, giáo dục, vận động thuyết phục thực hiện pháp luật theo hình thức một chiều từ trên xuống ít có hiệu quả, cần phải xây dựng mô hình, điển hình cụ thể để nhân dân mắt thấy tai nghe, từ đó phát huy tính tự giác, chủ động chấp hành pháp luật của người dân. Đồng thời, muốn thực hiện được mục tiêu này, phải tạo sức mạnh đồng bộ của cả hệ thống chính trị, trong đó Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phải đóng vai trò nòng cốt.
Từ những vấn đề nêu trên, cho thấy việc triển khai Đề án “Xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư” là rất cần thiết; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ việc chấp hành pháp luật của người dân trên một số lĩnh vực pháp luật có liên quan trực tiếp đến người dân ở một số địa bàn cụ thể. Đề án sẽ góp phần hỗ trợ việc nâng cao hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức thực hiện, đồng thời phát huy vai trò của các tổ chức thành viên trong tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật.
1. Mục tiêu chung:
Huy động sự phối hợp thống nhất hành động của các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc, phát huy sáng kiến và tính chủ động sáng tạo của mỗi tổ chức thành viên, tạo nên sức mạnh tổng hợp để tuyên truyền sâu, rộng pháp luật đến từng người dân; góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật một cách tự giác của mỗi người dân, tạo nếp sống tự quản theo pháp luật trong từng cộng đồng dân cư; từng bước hạn chế mọi vi phạm pháp luật; giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Việc triển khai thực hiện Đề án thứ hai “Xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyền tuyền vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư” (sau đây gọi là Đề án 02-212) nhằm nâng cao kỹ năng tập hợp, tuyên truyền nhận thức pháp luật và vận động nhân dân chấp hành pháp luật của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể nhân dân, nhất là Ban công tác Mặt trận và các tổ chức thành viên ở cộng đồng khu dân cư;
Phấn đấu đến hết năm 2010 các đối tượng sau được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật: hầu hết Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, người đứng đầu của các tổ chức thành viên Mặt trận của cấp xã; Ban công tác Mặt trận, chi hội, chi đoàn của các tổ chức thành viên ở cộng đồng khu dân cư thuộc địa bàn trọng điểm.
b) Xây dựng điểm sáng trong chấp hành pháp luật tại các cơ sở xã, phường, thị trấn. Phấn đấu đến hết năm 2010 mỗi xã, phường, thị trấn trong cả tỉnh xây dựng một “Nhóm nòng cốt”, “Câu lạc bộ pháp luật” ở khu dân cư hoạt động có hiệu quả.
c) Thông qua việc thực hiện Đề án, rút ra những kinh nghiệm trong xây dựng nội dung, hình thức, cơ chế phối hợp tuyên truyền vận động chấp hành pháp luật, huy động sức mạnh của toàn dân tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả thiết thực đối với việc tuân thủ pháp luật của cộng đồng dân cư.
1. Phát huy vai trò gương mẫu chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và của các cá nhân tiêu biểu ở cộng đồng dân cư; khả năng tập hợp, vận động nhân dân chấp hành pháp luật của Ban công tác Mặt trận, Chi hội, Chi đoàn của các tổ chức đoàn thể nhân dân.
2. Xây dựng và nhân rộng các hình thức thu hút đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật ngay tại khu dân cư như: xây dựng “Nhóm nòng cốt”, “Câu lạc bộ pháp luật” để phổ biến, tuyên truyền vận động chấp hành pháp luật tại khu dân cư. Tổ chức tập huấn bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật, cung cấp các tài liệu, văn bản pháp luật thiết yếu cho các thành viên “Nhóm nòng cốt”, “Câu lạc bộ pháp luật”.
3. Lựa chọn một số địa bàn khu dân cư có nhiều bức xúc về chấp hành pháp luật đại diện cho các khu vực thành thị, nông thôn, miền núi; trong đó chú trọng vùng miền núi, vùng ven biển để xây dựng mô hình điểm sáng trong chấp hành pháp luật.
4. Lồng ghép việc phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động chấp hành pháp luật với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, trọng tâm là phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kiểm tra an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe nhân dân; giám sát thực hiện Quy chế dân chủ, công tác hòa giải ở cơ sở và việc thực hiện quy ước, hương ước ở cộng đồng khu dân cư.
5. Thực hiện khen thưởng đối với tập thể, gia đình, cá nhân và khu dân cư thực hiện tốt việc chấp hành pháp luật; khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật ở cơ sở, cộng đồng dân cư.
1. Phát động phong trào chấp hành pháp luật trong từng cộng đồng dân cư:
a) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp xây dựng chương trình kế hoạch chung về phong trào tuyên truyền và vận động chấp hành pháp luật ở cộng đồng dân cư, theo đó các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức phát động phong trào chấp hành pháp luật theo từng đối tượng đoàn viên, hội viên và các tầng lớp dân cư.
b) Xây dựng các tiêu chí và hình thức công nhận cộng đồng dân cư chấp hành tốt pháp luật gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và được lồng ghép với các phong trào của từng tổ chức thành viên thực hiện.
c) Phát động và tổ chức cho các hộ gia đình, cá nhân ký cam kết không vi phạm pháp luật, chú trọng nêu gương người tốt, việc tốt trong chấp hành pháp luật và đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.
d) Vận động nhân dân chấp hành pháp luật gắn với thực hiện hương ước, qui ước nhằm phát huy vai trò của hương ước, qui ước ở cộng đồng khu dân cư.
đ) Lồng ghép các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật vào nội dung, chương trình hoạt động tại các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, tụ điểm sinh hoạt văn hóa, câu lạc bộ văn hóa, đội thông tin lưu động, câu lạc bộ pháp luật.
e) Tăng cường các hình thức tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt khu dân cư, câu lạc bộ; thông qua “Nhóm nòng cốt”, từng bước xây dựng tủ sách pháp luật ở cộng đồng dân cư, biên tập và phát hành tờ rơi, tờ gấp đến từng khu dân cư, xây dựng bản tin ở khu dân cư; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật dưới các hình thức giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao, các mô hình sân khấu hóa, vẽ tranh tuyên truyền...
2. Xây dựng lực lượng nòng cốt vận động nhân dân chấp hành pháp luật ở khu dân cư:
a) Xây dựng và tổ chức hoạt động “Nhóm nòng cốt” tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại cộng đồng dân cư, bao gồm đại diện: Ban công tác Mặt trận, Chi hội Nông dân, Chi đoàn Thanh niên, Chi hội Phụ nữ, Chi hội Cựu chiến binh và người có trình độ - uy tín tại khu dân cư (thôn, buôn, khu phố, tổ dân phố…). Mỗi “Nhóm nòng cốt” ở khu dân cư có từ 5-10 người tùy theo quy mô dân số và địa bàn.
b) Định kỳ tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng tập hợp tuyên truyền vận động nhân dân cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể nhân dân, nhóm nòng cốt tuyên truyền pháp luật.
Cấp tỉnh tổ chức tập huấn cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở xã, phường, thị trấn và khu dân cư được chọn triển khai điểm của tỉnh.
c) Cung cấp một số tài liệu pháp luật thiết yếu có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện Đề án ở cộng đồng dân cư.
d) Đẩy mạnh các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật: trợ giúp pháp lý, truyền thanh nội bộ, tuyên truyền miệng, tờ gấp, sinh hoạt các tổ chức nhân dân,…
3. Lựa chọn địa bàn xây dựng mô hình điểm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc chấp hành pháp luật ở một số lĩnh vực trọng điểm:
a) Tại một số địa bàn tập trung xây dựng mô hình điểm về chấp hành pháp luật trong một số lĩnh vực thiết yếu sau:
- Địa bàn thành thị xây dựng mô hình điểm chấp hành pháp luật trong lĩnh vực: môi trường, tệ nạn xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm,…;
- Địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc xây dựng mô hình điểm về chấp hành pháp luật trong lĩnh vực: bảo vệ phát triển rừng, hôn nhân gia đình,…;
- Địa bàn nông thôn ven đô thị xây dựng mô hình điểm về chấp hành pháp luật trong lĩnh vực đất đai, giao thông,...;
- Các địa bàn trọng điểm: xây dựng mô hình điểm về chấp hành pháp luật trong lĩnh vực: tôn giáo, dân tộc, đất đai, giao thông,...;
- Tại những nơi làm điểm thực hiện đồng bộ các giải pháp và tập trung vào một số việc sau:
+ Xây dựng và tổ chức hoạt động của “Nhóm nòng cốt”, củng cố và xây dựng mới “Câu lạc bộ pháp luật”; từng bước xây dựng tủ sách pháp luật tại khu dân cư nhằm thu hút đông đảo nhân dân tham gia hoạt động, tìm hiểu nắm vững pháp luật để đấu tranh, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật ngay tại cộng đồng dân cư;
+ Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật như: học tập, tuyên truyền miệng, phát hành tờ gấp pháp luật, tổ chức thi tìm hiểu nội dung pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý;
+ Định kỳ sơ kết, tổng kết mô hình điểm, tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng để nhân ra diện rộng;
+ Việc chọn địa bàn xây dựng mô hình điểm tùy theo đặc thù và thực tế của từng địa phương để chọn nơi xây dựng mô hình điểm nhưng ít nhất mỗi huyện, thành phố chọn ít nhất một mô hình, riêng cấp tỉnh chọn ít nhất là 03 mô hình.
b) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh triển khai điểm Đề án tại một số địa bàn:
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh cùng với các cơ quan tham gia Đề án hỗ trợ một số địa phương đại diện vùng, miền (miền núi, nông thôn, đô thị, đồng bào dân tộc; vùng đồng bào có đạo) tổ chức triển khai Đề án. Tại nơi được chọn làm điểm sẽ được hỗ trợ tập huấn, tài liệu và kinh phí thực hiện.
c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các cơ quan có liên quan cùng cấp ở địa phương phối hợp xây dựng mô hình điểm thực hiện Đề án phù hợp tình hình thực tế của địa phương.
4. Động viên khen thưởng:
- Xây dựng quy chế khen thưởng đối với cá nhân, gia đình và tập thể chấp hành pháp luật tốt tại địa bàn khu dân cư; tổ chức, cá nhân và “Nhóm nòng cốt” làm tốt công tác vận động nhân dân chấp hành pháp luật ở cơ sở, cộng đồng, tích cực tham gia phát hiện, tố giác người có hành vi vi phạm pháp luật.
- Đa dạng các hình thức biểu dương, khen thưởng cho những cá nhân, hộ gia đình, tổ chức và tập thể trong việc chấp hành và vận động chấp hành pháp luật ở cơ sở: tặng giấy khen hàng năm, bằng khen 05 năm,…
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về khen thưởng việc chấp hành pháp luật ở cơ sở.
5. Giải pháp về nhân lực:
a) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án.
b) Kết hợp thực hiện Đề án 02-212 với việc thực hiện đồng bộ các đề án khác của Chương trình 212, các Chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm, ma túy; xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường; dân số, y tế, giáo dục,…
c) Kết hợp công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, của các đoàn thể nhân dân để tuyên truyền, tư vấn pháp luật cho các đoàn viên, hội viên.
d) Phối hợp chặt chẽ với các đề án khác trong Chương trình quốc gia về phổ biến giáo dục pháp luật để thực hiện các nội dung của Đề án.
đ) Huy động sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện các nội dung của Đề án với phương châm “Nhà nước hỗ trợ, nhân dân vận động nhân dân tự nguyện thực hiện”.
1. Thành lập Ban điều hành Đề án tỉnh:
- Thành lập Ban điều hành Đề án tỉnh gồm đại diện các cơ quan: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính.
- Trưởng ban điều hành Đề án là đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các thành viên là đại diện các cơ quan tham gia Đề án.
- Ban Điều hành Đề án lập Tổ thư ký giúp việc gồm một số chuyên viên của các cơ quan tham gia Đề án.
2. Phân công trách nhiệm:
a) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh:
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham gia Đề án có trách nhiệm:
- Xây dựng các kế hoạch, chương trình thực hiện theo từng thời gian cụ thể;
- Phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ chủ chốt trong tuyên truyền pháp luật;
- Hướng dẫn, kiểm tra các huyện, thành phố triển khai thực hiện Đề án tại cộng đồng dân cư;
- Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Đề án của tỉnh;
- Gắn việc thực hiện Đề án với chỉ đạo, tổ chức thực hiện cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
b) Hội Nông dân tỉnh:
Phối hợp các cơ quan tham gia Đề án lồng ghép việc tuyên truyền vận động chấp hành pháp luật trong hội viên nông dân với phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”, hoạt động của câu lạc bộ nông dân…, trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện Đề án trong hệ thống tổ chức Hội Nông dân, vùng nông thôn.
c) Tỉnh Đoàn:
Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật trong đoàn viên, thanh niên; phát huy vai trò nòng cốt của thanh niên trong công tác phòng, chống ma túy, tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, thực hiện Luật Hôn nhân gia đình, Luật Nghĩa vụ quân sự,… Gắn việc thực hiện Đề án với đẩy mạnh phong trào “Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện Đề án trong hệ thống tổ chức đoàn, hội, đội theo phương châm “Ba sẵn sàng, bốn trách nhiệm, năm xung kích”.
d) Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh:
Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên và gia đình hội viên; phát huy vai trò nòng cốt của Hội Phụ nữ trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, xây dựng gia đình văn hóa; gắn thực hiện Đề án với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện Đề án trong hệ thống tổ chức Hội Phụ nữ.
đ) Hội Cựu chiến binh tỉnh:
Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trong hội viên và gia đình hội viên; phát huy vai trò nòng cốt của Hội Cựu chiến binh trong việc nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật ở cộng đồng dân cư; gắn việc thực hiện Đề án với đẩy mạnh phong trào “Phát huy bản chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc”, trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện Đề án trong tổ chức Hội Cựu chiến binh.
e) Sở Tư pháp:
Phối hợp với cơ quan chủ trì Đề án trong chương trình chỉ đạo việc biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở cộng đồng dân cư, tập trung các nguồn lực làm chuyển biến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở một số lĩnh vực, một số địa bàn trọng điểm. Cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chỉ đạo điểm xây dựng “Nhóm nòng cốt’ tuyên truyền phổ biến pháp luật.
g) Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Tăng cường chỉ đạo xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở và khu dân cư, nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các Trung tâm văn hóa - thông tin, Nhà văn hóa, tụ điểm sinh hoạt văn hóa, câu lạc bộ văn hóa, các đội thông tin lưu động, tổ tuyên truyền văn nghệ, xây dựng và thực hiện hương ước, qui ước… Trước mắt tập trung những địa bàn xây dựng mô hình điểm thực hiện các đề án trong Chương trình quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật.
h) Sở Tài chính:
Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Đề án của tỉnh, xây dựng chính sách, chế độ cho “Nhóm nòng cốt” và cộng tác viên để thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cộng đồng dân cư.
3. Tiến độ thực hiện:
a) Giai đoạn từ năm 2007-2009:
- Năm 2007-2008:
+ Xây dựng đề cương và lấy ý kiến tham gia hoàn thiện Đề án;
+ Thành lập Ban điều hành Đề án và tổ thư ký;
+ Hoàn chỉnh Đề án trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
+ Điều tra, khảo sát, nghiên cứu: đánh giá thực trạng tình hình chấp hành pháp luật ở cơ sở, khu dân cư.
- Năm 2008-2009:
+ Xây dựng kế hoạch chi tiết từng năm và cả giai đoạn I;
+ Tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn triển khai;
+ Chọn địa bàn và triển khai xây dựng mô hình làm điểm của tỉnh;
+ Tổ chức các hội nghị rút kinh nghiệm xây dựng mô hình điểm của tỉnh, huyện, đánh giá kết quả, bổ sung những vấn đề cần thiết để tiếp tục thực hiện Đề án ở các vùng, miền trên phạm vi toàn tỉnh;
+ Các địa phương tổ chức tập huấn triển khai thực hiện Đề án ở địa phương mình;
+ Tỉnh và địa phương chỉ đạo điểm, sơ kết điểm;
+ Xây dựng đội ngũ cộng tác viên tuyên truyền, phổ biến pháp luật; thông tin, tuyên truyền;
+ Kiểm tra giám sát để kịp thời chấn chỉnh khắc phục những mặt còn hạn chế trong quá trình thực hiện Đề án;
+ Sơ kết giai đoạn I.
b) Giai đoạn từ năm 2010:
- Xây dựng kế hoạch chi tiết giai đoạn II;
- Đẩy mạnh các phong trào ở khu dân cư, nhất là hoạt động của “Nhóm nòng cốt” và các câu lạc bộ;
- Nhân điển hình ra diện rộng;
- Củng cố “Nhóm nòng cốt” và tập huấn;
- Thông tin, tuyên truyền;
- Kiểm tra giám sát;
- Tổng kết giai đoạn II;
- Đề xuất phương hướng tiếp tục Đề án từ năm 2010-2015.
4. Kinh phí thực hiện Đề án:
a) Từ ngân sách tỉnh cấp cho việc triển khai thực hiện Đề án theo phân cấp ngân sách địa phương:
- Kinh phí thực hiện các công việc của tỉnh do ngân sách tỉnh bảo đảm: hàng năm, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan lập dự toán kinh phí triển khai các nội dung công việc gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và bố trí vào dự toán kinh phí hàng năm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Kinh phí thực hiện các công việc của huyện, thành phố do ngân sách địa phương bảo đảm: hàng năm, cùng với việc lập dự toán kinh phí triển khai các nội dung công việc của Đề án gửi cơ quan Tài chính cùng cấp trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
b) Lồng ghép với kinh phí thường xuyên chi cho việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật của các sở, ngành, địa phương.
Việc phân bổ và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án theo sự hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 08 tháng 5 năm 2005 của Bộ Tài chính.
Căn cứ vào kế hoạch chi tiết này, hàng năm các cơ quan tham gia thực hiện Đề án, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch để thực hiện.
Trên đây là Kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án “Xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư năm 2008-2010”. Tùy theo thời gian và từng công việc, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các cơ quan tham gia Đề án có kế hoạch điều chỉnh kịp thời sát với tình hình thực tế của địa phương, nhằm thực hiện tốt các nội dung của Đề án./.
- 1Chỉ thị 02/2008/CT-UBND tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 2Quyết định 76/2007/QĐ-UBND về kế hoạch triển khai thực hiện đề án xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư giai đoạn 2007 - 2010 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 3Quyết định 19/2007/QĐ-UBND về kế hoạch thực hiện Đề án thứ hai của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư do tỉnh Long An ban hành
- 4Quyết định 2111/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Đề án tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư giai đoạn 2014 - 2016 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5Quyết định 47/2019/QĐ-UBND về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành trong lĩnh vực tư pháp
- 1Thông tư 63/2005/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do Bộ tài chính ban hành
- 2Quyết định 28/2006/QĐ-TTg phê duyệt các đề án chi tiết thuộc chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật nghĩa vụ quân sự 1981
- 4Luật Hôn nhân và Gia đình 2000
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Quyết định 212/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Chỉ thị 02/2008/CT-UBND tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 8Quyết định 76/2007/QĐ-UBND về kế hoạch triển khai thực hiện đề án xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư giai đoạn 2007 - 2010 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 9Quyết định 19/2007/QĐ-UBND về kế hoạch thực hiện Đề án thứ hai của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư do tỉnh Long An ban hành
- 10Quyết định 2111/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Đề án tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư giai đoạn 2014 - 2016 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Quyết định 2015/2008/QĐ-UBND kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án thứ hai “Xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư” do tỉnh Phú Yên ban hành
- Số hiệu: 2015/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/12/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
- Người ký: Lê Kim Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra