- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Quyết định 30/2007/QĐ-TTg ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Đất đai 2003
- 4Quyết định 80/2005/QĐ-TTg về Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 46/2008/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng nguồn vốn thực hiện đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 do Bộ Tài chính ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2012/QĐ-UBND | Thanh Hoá, ngày 08 tháng 7 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN KIÊN CỐ HOÁ TRƯỜNG, LỚP HỌC VÀ NHÀ CÔNG VỤ GIÁO VIÊN TỈNH THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2008-2012
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012;
Theo đề nghị của Ban chỉ đạo chương trình Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 tỉnh tại tờ trình số 913/SGDĐT-BCĐ ngày 23/6/2008 về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2008-2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2008-2012.
Điều 2. Giao cho Ban chỉ đạo chương trình Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008-2012 của tỉnh tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương, đơn vị thực hiện.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các ông, bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo tỉnh, Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kho bạc NN tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các ngành và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN KIÊN CỐ HOÁ TRƯỜNG, LỚP HỌC VÀ NHÀ CÔNG VỤ GIÁO VIÊN TỈNH THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2008 – 2012
(Kèm theo Quyết định số: 2012 /QĐ-UBND ngày 08 /7/2008 của UBND tỉnh)
I. Mục tiêu, yêu cầu:
1. Mục tiêu: Trong giai đoạn 2008 - 2012:
- Kiên cố hoá trường, lớp học nhằm xoá phòng học tạm thời các loại (Bao gồm: Phòng học tranh tre, nứa lá, phòng học xây dựng tạm bằng các loại vật liệu khác nhau, phòng học bán kiên cố đã xuống cấp nghiêm trọng cần đầu tư xây dựng) các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT trên phạm vi toàn tỉnh;
- Xây dựng nhà công vụ giáo viên của 11 huyện Miền núi.
2. Yêu cầu:
- Các trường, lớp học xây dựng kiên cố theo tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng và tham khảo thiết kế điển hình do Bộ Xây dựng ban hành, hướng dẫn cụ thể của Sở Xây dựng phù hợp với thực tế ở từng địa phương.
- Kết hợp việc thực hiện Đề án với việc điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường học phù hợp với điều kiện tự nhiên và phát triển KT - XH hội từng địa bàn.
Thực hiện lồng ghép kinh phí của chương trình này với các chương trình KT-XH khác để kết hợp xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các cấp học, bậc học đảm bảo yêu cầu tăng cường cơ sở vật chất đồng bộ, theo tiêu chuẩn quy định cho các nhà trường theo hướng chuẩn hoá, kiên cố hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá.
- Nguồn vốn để thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học:
Ngoài nguồn vốn Trung ương và vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ; các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn ( sau đây gọi chung là huyện, xã ) có trách nhiệm bố trí, cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động nguồn vốn khác theo chủ trương Xã hội hóa giáo dục để thực hiện hoàn thành mục tiêu chương trình. Đảm bảo không để thiếu vốn thanh toán khi công trình hoàn thành.
Tất cả các nguồn vốn phải được đưa vào quản lý thống nhất, sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả, không để thất thoát.
- Trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện phải thực hiện tốt vai trò tham gia giám sát của cả hệ thống chính trị, cộng đồng dân cư theo quy định tại Quyết định 80/2005/QĐ - TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo mục tiêu, tiến độ, chất lượng công trình, đảm bảo đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý sử dụng vốn.
- Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (chủ đầu tư) phải chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về tiến độ, chất lượng, hiệu quả công trình trên địa bàn trước Pháp luật và Chủ tịch UBND tỉnh.
3. Chính sách ưu tiên trong đầu tư xây dựng:
- Về trình tự xây dựng :
+ Đối với trường, lớp học: Ưu tiên đầu tư trước cho các trường thiếu nhiều phòng học, phòng học hết niên hạn sử dụng; khu trung tâm của các trường mầm non.
+ Đối với nhà công vụ giáo viên: Ưu tiên đầu tư trước cho các trường học chưa có hoặc thiếu nhiều nhà công vụ.
- Về chính sách đầu tư: Ưu tiên cho các xã cơ sở cách mạng, xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, xã khó khăn, xã bãi ngang, các xã nghèo, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.
II. Nội dung :
1. Quy mô đầu tư xây dựng:
- Số trường, lớp học cần được kiên cố hoá của Đề án theo kế hoạch:
Tổng số phòng học tạm và phòng học cấp 4 xuống cấp : 9.040 phòng .
Tổng số nhà công vụ cho giáo viên ở 11 huyện Miền Núi : 1998 phòng.
Trong quá trình xây dựng hàng năm phải được kiểm tra, rà soát lại để việc xây dựng phù hợp với yêu cầu thực tế từng địa phương.
- Thiết kế mẫu: Thực hiện theo Quyết định 2137/QĐ-UBND ngày 16/5/2008 của UBND tỉnh Thanh Hoá.
- Diện tích đất dành cho trường học: Kết hợp thực hiện chương trình này với việc quy hoạch trường, lớp học theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu về diện tích đất đối với từng loại trường học, phù hợp với Luật Giáo dục, Luật Đất đai và Điều lệ trường học.
2. Tổng mức đầu tư cho toàn bộ chương trình
Tổng mức đầu tư của toàn bộ các dự án cần xây dựng trong 5 năm dự tính theo suất đầu tư của địa phương tại thời điểm tháng 4/2008 là:
- Phòng học: 9.040 phòng: 2.055,986.605 tỷ đồng
- Nhà công vụ GV: 1.998 phòng: 152,753.241 tỷ đổng
Cộng: 2.208,739.846 tỷ đồng
(Hai ngàn hai trăm lẻ tám tỷ, bảy trăm ba chín triệu, tám trăm bốn sáu ngàn đồng)
Trong quá trình thực hiện sẽ căn cứ vào dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt để lập kế hoạch vốn.
3. Phương án về nguồn vốn:
- Nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương: Bằng 80% tổng nhu cầu vốn đầu tư.
- Nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động cộng đồng: Bằng 20% nhu cầu vốn đầu tư, phân cho từng cấp:
+ Đối với cấp tỉnh, huy động mỗi năm ít nhất 45 tỷ đồng từ các nguồn vốn:
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cho giáo dục, mỗi năm ít nhất 30 tỷ đồng.
Nguồn thu từ Xổ số kiến thiết, mỗi năm 05 tỷ đồng.
Nguồn vốn Chương trình mục tiêu khác, mỗi năm 10 tỷ đồng.
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm.
+ Đối với cấp huyện: Từ nguồn vốn ngân sách huyện, xã và huy động đóng góp của cộng đồng.
UBND huyện, xã có kế hoạch huy động nguồn vốn ở từng cấp, trình HĐND cùng cấp quyết định để thực hiện, đảm bảo đúng quy định của Pháp luật.
+ Ngoài nguồn vốn nói trên, đề nghị Mặt trận Tổ quốc tỉnh vận động các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể, các nhà hảo tâm.....tham gia ủng hộ cho chương trình được ít nhất mỗi năm 3 tỷ đồng.
4. Cơ chế chính sách hỗ trợ cho các dự án:
- Trong năm 2008 hỗ trợ kinh phí đầu tư (phần chi phí xây lắp) cho các dự án theo các đối tượng ở từng vùng như sau:
+ Đối với các xã cơ sở cách mạng, xã khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ, các trường Dân tộc nội trú, trường THPT miền núi: mức hỗ trợ 100%, trong đó từ vốn Trung ương 80%, vốn của tỉnh 20%, và hỗ trợ một phần kinh phí chuẩn bị đầu tư .
+ Đối với các xã còn lại: Mức hỗ trợ từ vốn Trung ương 80%, phần còn lại 20% do huyện, xã đảm nhận.
Riêng đối với nhà công vụ cho giáo viên vốn Trung ương và tỉnh hỗ trợ 100% chi phí xây lắp.
- Các năm tiếp theo căn cứ vào vốn được Trung ương hỗ trợ và tình hình thực tế để có quy định cụ thể, đảm bảo thực hiện hoàn thành kế hoạch xây dựng hàng năm và toàn bộ mục tiêu của Đề án trên địa bàn toàn tỉnh.
Các dự án được hỗ trợ phải trong danh mục kế hoạch được duyệt và được quyết định đầu tư ; phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy phạm xây dựng quy định. Mức hỗ trợ theo cơ chế nói trên được tính trên cơ sở quyết toán được phê duyệt.
5. Kế hoạch xây dựng phân bổ cho từng năm, từ năm 2008 – 2012:
ĐVT: Phòng
TT | Nội dung | Tổng số | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | Ghi chú |
1 | Phòng học | 9.040 | 2.040 | 1.834 | 1.702 | 1.734 | 1.730 |
|
2 | Nhà công vụ cho GV | 1.998 | 253 | 475 | 400 | 508 | 362 |
|
6. Nhu cầu vốn đầu tư chia theo từng năm:
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn vốn | Vốn đầu tư | Chia ra các năm | ||||||
Số tiền | Tỷ trọng | Năm 2008 | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | |
A | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Tổng cộng: | 2.208.739.846 | 100% | 321.500.000 | 542.656.200 | 408.130.955 | 432.118.603 | 421.028.648 | 83.305.440 |
NSTW | 1.766.991.877 | 80% | 321.500.000 | 437.478.350 | 323.564.218 | 351.227.548 | 333.221.761 | 0 |
NS tỉnh | 226.327.548 | 10% | 0 | 46.388.094 | 49.885.464 | 39.223.406 | 47.499.019 | 43.331.566 |
NS huyện, xã | 215.420.421 | 10% | 0 | 58.789.756 | 34.681.274 | 41.667.649 | 40.307.868 | 39.973.874 |
III. Tổ chức thực hiện.
1. Quản lý chương trình
- Cơ quan quyết định kế hoạch: UBND tỉnh Thanh Hóa
- Cơ quan giúp UBND tỉnh quản lý chương trình: Ban chỉ đạo chương trình cấp tỉnh; cơ quan thường trực là Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Công tác quản lý đầu tư xây dựng: thực hiện theo quy định của Pháp luật và các quy định hiện hành của UBND tỉnh Thanh Hóa
- Cấp quyết định đầu tư:
+ Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư các trường THPT và trường phổ thông Dân tộc nội trú.
+ Phân cấp quyết định đầu tư cho Chủ tịch UBND huyện đối với các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và nhà công vụ giáo viên trên cơ sở danh mục kế hoạch đầu tư xây dựng của toàn bộ chương trình đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
2. Cơ chế quản lý sử dụng nguồn vốn : Thực hiện theo quy định tại Thông tư 46/2008/TT – BTC ngày 06/6/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng nguồn vốn thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 – 2012 và các quy định có liên quan của tỉnh đối với các dự án đầu tư xây dựng theo các chương trình mục tiêu trên địa bàn tỉnh.
3. Chủ đầu tư:
- Các trường Mầm non, Tiểu học, THCS giao cho UBND xã, phường, thị trấn làm chủ đầu tư ( riêng huyện Mường Lát do UBND huyện làm chủ đầu tư )
- Các trường THPT, trường DTNT: Giao cho UBND các huyện, thị xã, thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo.
4. Trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương:
4.1. Sở Giáo dục và Đào tạo Là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học của tỉnh phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Kho bạc NN tỉnh có trách nhiệm phối hợp tham mưu, giúp UBND tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Đề án.
4.2. UBND các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn:
Xây dựng trường, lớp học và công vụ cho giáo viên là trách nhiệm của các địa phương.
Ngoài nguồn vốn được hỗ trợ, các địa phương có trách nhiệm tổ chức huy động đủ nguồn vốn để thực hiện hoàn thành các mục tiêu, không để thiếu vốn thanh toán sau khi hoàn thành công trình.
Tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây dựng theo đúng quy định của Pháp luật; đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, mục tiêu, chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn.
4.3. Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức đoàn thể, cơ quan thông tin tuyên truyền thực hiện tốt công tác phổ biến, tuyên truyền về chủ trương, chính sách và tham gia giám sát trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng, hướng dẫn, chỉ đạo ban giám sát của cộng đồng cấp xã hoạt động theo đúng quyết định 80/2005/QĐ - TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Đề nghị Mặt trận tổ quốc tỉnh chủ trì, phối hợp với Hội khuyến học các cấp và các tổ chức đoàn thể trực tiếp chỉ đạo công tác vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và cộng đồng tham gia ủng hộ vốn xây dựng trường lớp học và nhà công vụ giáo viên của Đề án này với số vốn theo kế hoạch đề nghị là 15 tỷ đồng.
5. Thời gian thực hiện đề án: Từ năm 2008 đến năm 2012.
Giao Ban chỉ đạo cấp tỉnh và các ngành cấp tỉnh, các địa phương chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thực hiện để hoàn thành Đề án./.
- 1Nghị quyết 09/2008/NQ-HĐND thông qua kế hoạch thực hiện Đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 kèm theo quyết định 20/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 2Quyết định 40/2003/QĐ-UB phê duyệt Đề án kiên cố hoá trường, lớp học tỉnh Quảng Bình
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Quyết định 30/2007/QĐ-TTg ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Đất đai 2003
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Quyết định 80/2005/QĐ-TTg về Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 20/2008/QĐ-TTg phê duyệt đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 46/2008/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng nguồn vốn thực hiện đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 do Bộ Tài chính ban hành
- 8Nghị quyết 09/2008/NQ-HĐND thông qua kế hoạch thực hiện Đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 kèm theo quyết định 20/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 9Quyết định 40/2003/QĐ-UB phê duyệt Đề án kiên cố hoá trường, lớp học tỉnh Quảng Bình
Quyết định 2012/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2008-2012 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- Số hiệu: 2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/07/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Mai Văn Ninh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/07/2008
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định