Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2005/QĐ-BTTTT | Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2015 |
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản có liên quan hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TW lần thứ 4 (khóa X) ngày 09/02/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020”, Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 373/QĐ-TTg ngày 23/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam”;
Căn cứ Quyết định số 616/QĐ-TTg ngày 11/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Nội dung: Tổ chức tuyên truyền và Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” năm 2016-2017 tại các tỉnh, thành phố, đơn vị quân đội
2. Đơn vị tổ chức:
- Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Vụ Thông tin cơ sở.
3. Đơn vị thực hiện: Trung tâm Dịch vụ Thông tin và Truyền thông.
4. Thời gian, địa điểm tổ chức:
4.1. Năm 2016
TT | Tỉnh, thành phố, đơn vị quân đội | Thời gian dự kiến |
1 | Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 (Bà Rịa Vũng Tàu) | Tháng 1 |
2 | Lạng Sơn | Tháng 1 |
3 | Bộ Tư lệnh Quân khu 7 (TPHCM) | Tháng 1 |
4 | Hải Phòng (Tại thành phố Hải Phòng và huyện đảo Cát Bà) | Tháng 2 |
5 | Thái Bình | Tháng 3 |
6 | Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 1 (Hải Phòng) | Tháng 3 |
7 | Gia Lai | Tháng 3 |
8 | Bạc Liêu | Tháng 4 |
9 | Tiền Giang | Tháng 4 |
10 | Vĩnh Phúc | Tháng 5 |
11 | Tây Ninh | Tháng 5 |
12 | Bình Phước | Tháng 5 |
13 | Bình Dương | Tháng 6 |
14 | Trà Vinh | Tháng 6 |
15 | Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 5 (Kiên Giang) | Tháng 7 |
16 | Đồng Nai | Tháng 7 |
17 | Hà Giang | Tháng 7 |
18 | Bình Định | Tháng 8 |
19 | Sơn La | Tháng 8 |
20 | An Giang | Tháng 8 |
21 | Bộ Tư lệnh Cảnh vệ (Hà Nội) | Tháng 9 |
22 | Đắk Nông | Tháng 9 |
23 | Kon Tum | Tháng 10 |
24 | Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 (Gia Lai) | Tháng 10 |
25 | Sóc Trăng | Tháng 11 |
26 | Vĩnh Long | Tháng 11 |
27 | Bộ Tư lệnh Quân khu 9 (Cần Thơ) | Tháng 12 |
4.2. Năm 2017
TT | Tỉnh, thành phố, đơn vị quân đội | Thời gian dự kiến |
1 | Bắk Kạn | Tháng 1 |
2 | Lai Châu | Tháng 1 |
3 | Quảng Bình | Tháng 2 |
4 | Đồng Tháp | Tháng 3 |
5 | Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 (Kiên Giang) | Tháng 3 |
6 | Hải Dương | Tháng 4 |
7 | Hưng Yên | Tháng 4 |
8 | Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 2 (Đồng Nai) | Tháng 5 |
9 | Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 4 (Khánh Hòa) | Tháng 5 |
10 | Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 (Ninh Bình) | Tháng 6 |
11 | Hà Nam | Tháng 6 |
12 | Bộ Tư lệnh Quân khu 5 (Đà Nẵng) | Tháng 7 |
13 | Thừa Thiên - Huế | Tháng 7 |
14 | Bộ Tư lệnh Quân khu 1 (Thái Nguyên) | Tháng 8 |
15 | Bộ Tư lệnh Quân khu 2 (Phú Thọ) | Tháng 8 |
16 | Bộ Tư lệnh Quân khu 4 (Nghệ An) | Tháng 9 |
17 | Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 3 (Đà Nẵng) | Tháng 9 |
18 | Yên Bái | Tháng 9 |
19 | Lào Cai | Tháng 10 |
20 | Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 (Bắc Giang) | Tháng 10 |
21 | Tuyên Quang | Tháng 11 |
22 | Phú Thọ | Tháng 11 |
23 | Đảo Bạch Long Vĩ - Hải Phòng | Tháng 12 |
24 | Kiểm ngư Việt Nam | Tháng 12 |
Việc tổ chức các cuộc Triển lãm đột xuất tại các địa phương, đơn vị khác (ngoài danh mục nêu trên); Văn phòng Bộ, Vụ Thông tin cơ sở triển khai theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ và có Phiếu trình riêng cho từng Triển lãm.
5. Kinh phí thực hiện: Từ nguồn kinh phí sự nghiệp thông tin và truyền thông phân bổ cho Trung tâm Dịch vụ Thông tin và Truyền thông.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
TRIỂN LÃM BẢN ĐỒ VÀ TRƯNG BÀY TƯ LIỆU “HOÀNG SA, TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM - NHỮNG BẰNG CHỨNG LỊCH SỬ VÀ PHÁP LÝ” NĂM 2016-2017
(Kèm theo Quyết định số 2005/QĐ-BTTTT ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
- Nghị quyết số 09-NQ/TW lần thứ 4 (khóa X) ngày 09/02/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”;
- Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 373/QĐ-TTg ngày 23/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam”;
- Quyết định số 616/QĐ-TTg ngày 11/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
- Thông qua các bản đồ, tư liệu, hình ảnh, hiện vật và một số ấn phẩm xuất bản được trưng bày trong Triển lãm, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, góp phần bác bỏ những tuyên bố phi lý của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như những vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.
- Góp phần khẳng định lập trường chính nghĩa của Việt Nam, nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong nước, kiều bào ta ở nước ngoài trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc; giúp bạn bè quốc tế, nhân dân các nước trên thế giới hiểu được mong muốn, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam trong việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.
- Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân trong xã hội về vị trí, tầm quan trọng và sự cần thiết phải tổ chức, quản lý việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển một cách hiệu quả, bền vững.
- Làm cho các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp có ý thức tốt hơn trong việc tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế về biển và tuyên truyền biển, đảo.
3.1. Tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”
3.1.7. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức
3.1.1.1. Năm 2016
TT | Tỉnh, thành phố, đơn vị quân đội | Thời gian dự kiến |
1 | Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 (Bà Rịa Vũng Tàu) | Tháng 1 |
2 | Lạng Sơn | Tháng 1 |
3 | Bộ Tư lệnh Quân khu 7 (TPHCM) | Tháng 1 |
4 | Hải Phòng (Tại thành phố Hải Phòng và huyện đảo Cát Bà) | Tháng 2 |
5 | Thái Bình | Tháng 3 |
6 | Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 1 (Hải Phòng) | Tháng 3 |
7 | Gia Lai | Tháng 3 |
8 | Bạc Liêu | Tháng 4 |
9 | Tiền Giang | Tháng 4 |
10 | Vĩnh Phúc | Tháng 5 |
11 | Tây Ninh | Tháng 5 |
12 | Bình Phước | Tháng 5 |
13 | Bình Dương | Tháng 6 |
14 | Trà Vinh | Tháng 6 |
15 | Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 5 (Kiên Giang) | Tháng 7 |
16 | Đồng Nai | Tháng 7 |
17 | Hà Giang | Tháng 7 |
18 | Bình Định | Tháng 8 |
19 | Sơn La | Tháng 8 |
20 | An Giang | Tháng 8 |
21 | Bộ Tư lệnh Cảnh vệ (Hà Nội) | Tháng 9 |
22 | Đắk Nông | Tháng 9 |
23 | Kon Tum | Tháng 10 |
24 | Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 (Gia Lai) | Tháng 10 |
25 | Sóc Trăng | Tháng 11 |
26 | Vĩnh Long | Tháng 11 |
27 | Bộ Tư lệnh Quân khu 9 (Cần Thơ) | Tháng 12 |
3.1.1.2. Năm 2017
TT | Tỉnh, thành phố, đơn vị quân đội | Thời gian dự kiến |
1 | Bắk Kạn | Tháng 1 |
2 | Lai Châu | Tháng 1 |
3 | Quảng Bình | Tháng 2 |
4 | Đồng Tháp | Tháng 3 |
5 | Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 (Kiên Giang) | Tháng 3 |
6 | Hải Dương | Tháng 4 |
7 | Hưng Yên | Tháng 4 |
8 | Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 2 (Đồng Nai) | Tháng 5 |
9 | Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 4 (Khánh Hòa) | Tháng 5 |
10 | Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 (Ninh Bình) | Tháng 6 |
11 | Hà Nam | Tháng 6 |
12 | Bộ Tư lệnh Quân khu 5 (Đà Nẵng) | Tháng 7 |
13 | Thừa Thiên - Huế | Tháng 7 |
14 | Bộ Tư lệnh Quân khu 1 (Thái Nguyên) | Tháng 8 |
15 | Bộ Tư lệnh Quân khu 2 (Phú Thọ) | Tháng 8 |
16 | Bộ Tư lệnh Quân khu 4 (Nghệ An) | Tháng 9 |
17 | Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 3 (Đà Nẵng) | Tháng 9 |
18 | Yên Bái | Tháng 9 |
19 | Lào Cai | Tháng 10 |
20 | Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 (Bắc Giang) | Tháng 10 |
21 | Tuyên Quang | Tháng 11 |
22 | Phú Thọ | Tháng 11 |
23 | Đảo Bạch Long Vĩ - Hải Phòng | Tháng 12 |
24 | Kiểm ngư Việt Nam | Tháng 12 |
Thời gian cụ thể tổ chức Triển lãm: Văn phòng Bộ, Vụ Thông tin cơ sở, các đơn vị liên quan và các tỉnh, thành phố, đơn vị trong quân đội trao đổi và báo cáo Lãnh đạo Bộ bố trí cho phù hợp.
Việc tổ chức các cuộc Triển lãm đột xuất tại các địa phương, đơn vị khác (ngoài danh mục nêu trên), Văn phòng Bộ, Vụ Thông tin cơ sở triển khai theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ và có Phiếu trình riêng cho từng Triển lãm.
3.1.2. Nội dung, hình thức, quy mô trưng bày
3.1.2.1. Nội dung
Các nhà nước Việt Nam từ thời phong kiến cho đến thời kỳ hiện nay, đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và những vùng biển đảo khác trong Biển Đông. Đó là một quá trình lịch sử lâu dài, liên tục và được ghi nhận trong nhiều nguồn sử liệu của Việt Nam và nước ngoài, đặc biệt là những tư liệu thành văn và tư liệu bản đồ được công bố ở Việt Nam và các nước khác trên thế giới, kể cả Trung Quốc, suốt từ thế kỷ XVI đến nay.
Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn những bằng chứng vững chắc về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để trưng bày, giới thiệu với công chúng, đồng thời để bác bỏ những luận điệu xuyên tạc lịch sử, những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và các vùng biển đảo khác trên Biển Đông.
Những bằng chứng này bao gồm:
*) Các tư liệu liên quan đến quá trình xác lập, thực thi chủ quyền biển đảo Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX, khẳng định Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Bộ châu bản của vương triều Nguyễn, có niên đại từ triều Minh Mạng (1820 - 1841) đến triều Bảo Đại (1926 - 1945) phản ánh quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền một cách liên tục dưới triều Nguyễn do nhà nghiên cứu Phan Thuận An sưu tầm và hiến tặng, Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao) nghiên cứu, tuyển chọn, biên dịch, công bố.
- Bộ sưu tập 102 ấn phẩm xuất bản tại các nước phương Tây từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX có những thông tin liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Đây là các công trình nghiên cứu, sách giáo khoa, từ điển bách khoa, tạp chí, hồi ký của các nhà hàng hải, thương gia, nhà truyền giáo phương Tây..., gồm: 19 ấn phẩm tiếng Anh, 15 ấn phẩm tiếng Đức, 46 ấn phẩm tiếng Pháp, 9 ấn phẩm tiếng Tây Ban Nha, 11 ấn phẩm tiếng Ý và 2 ấn phẩm tiếng Hà Lan. Những ấn phẩm này đã được Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng sưu tầm, tuyển chọn những thông tin trực tiếp liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để dịch sang tiếng Việt nhằm phục vụ nghiên cứu và đưa ra trưng bày trong Triển lãm.
Những tư liệu này được trưng bày theo 5 chủ đề:
- Tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong các thế kỷ XVI - XVIII.
- Tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
- Tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thời Pháp thuộc và thời Việt Nam Cộng Hòa (trước năm 1975).
- Tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa xuất bản tại phương Tây trong các thế kỷ XVI - XIX.
- Tư liệu về việc thực thi và đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ sau năm 1975 đến nay.
*) Tuyển chọn 95 bản đồ và 4 cuốn atlas từ hơn 260 bản đồ và các atlas liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, do Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng sưu tầm và do ông Trần Thắng, Việt kiều ở Hoa Kỳ, sưu tầm ở hải ngoại và trao tặng cho Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế-Xã hội Đà Nẵng.
Đặc biệt là bộ Atlas UniverseI do Philippe Vandermaelen (1795 - 1869), nhà địa lý học người Bỉ, người sáng lập Viện Địa lý Hoàng gia Bỉ biên soạn, gồm 6 tập: Châu Âu (tập 1), Châu Á (tập 2), Bắc Mỹ (tập 3), Nam Mỹ (tập 4), Châu Phi (tập 5) và Châu Úc (tập 6); xuất bản tại Bruxelles (Bỉ) vào năm 1827. Đây là một tài liệu vô giá, không chỉ về mặt học thuật, mà còn là một tài liệu có giá trị pháp lý góp thêm vào bộ hồ sơ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và là tài liệu quý góp vào công cuộc tuyên truyền về chủ quyền biển đảo Việt Nam ở trong và ngoài nước. Bộ Atlas do Công ty Cổ phần Dược phẩm ECO sưu tầm và trao tặng cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
Những bản đồ, atlas này được trưng bày theo 4 chủ đề:
- Bản đồ Việt Nam thời phong kiến (thế kỷ XVI - XIX) ghi nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Bản đồ xuất bản tại phương Tây (thế kỷ XVI - XIX) ghi nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Bản đồ Trung Quốc xuất bản tại phương Tây (thế kỷ XVI - XX) ghi nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc.
- Bản đồ Trung Quốc do các nhà nước Trung Quốc xuất bản (thế kỷ XVI - XX) ghi nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc.
*) Hình ảnh tư liệu về quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thời Pháp thuộc và thời Việt Nam Cộng Hòa; hình ảnh về đời sống và sinh hoạt của quân và dân ở huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) hiện nay; hình ảnh các hoạt động sưu tầm, giữ gìn và trao tặng các tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Thừa Thiên Huế.
*) Những công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam và quốc tế xuất bản ở trong và ngoài nước từ trước đến nay, các loại bản đồ mới nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
*) Sưu tập hiện vật và hình ảnh về công cuộc thực thi chủ quyền và đấu tranh “Bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa”, giới thiệu những hình ảnh, hiện vật phản ánh quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa: nhóm hiện vật của Lữ đoàn 146 Hải quân gồm ống nhòm sử dụng quan sát chỉ huy bộ đội xây dựng và bảo vệ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988; cáng thương chuyển cán bộ chiến sỹ đã chiến đấu hy sinh bảo vệ quần đảo Trường Sa năm 1988; ống nhòm nhìn đêm; đèn pin...trang bị cho lực lượng cảnh sát biển khi thực thi nhiệm vụ...; mô hình tàu cảnh sát biển, tàu hải quân, tàu ngầm, tàu quân y, nhà dàn DK, mảnh vỡ tàu, phao cứu sinh, áo cứu sinh, quân phục...
*) Trưng bày tư liệu về “Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim Việt Nam và bạn bè quốc tế” được thể hiện rất sinh động thông qua những hình ảnh, tài liệu, hiện vật thể hiện sự quan tâm, tình cảm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, quân đội, các tổ chức chính trị-xã hội, nhân dân và kiều bào ta ở nước ngoài với những hành động thiết thực, chung sức bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương. Điều này thể hiện qua các phong trào, chương trình hoạt động hướng về Trường Sa, Hoàng Sa như: Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa; Triệu trái tim hướng về biển đảo quê hương...
Những “bằng chứng lịch sử và pháp lý” trưng bày trong các cuộc Triển lãm phản ánh các vấn đề sau:
- Thứ nhất, Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ rất sớm, bằng con đường hòa bình và được các triều đại phong kiến, các nhà nước Việt Nam thời cận đại và hiện đại liên tục thực thi và bảo vệ chủ quyền một cách hợp pháp đối với hai quần đảo này, cũng như đối với những vùng biển đảo khác của Việt Nam.
- Thứ hai, nhiều tư liệu, bản đồ do các nước phương Tây và do chính Trung Quốc công bố trong hàng trăm năm qua đã chứng tỏ Trung Quốc không có liên quan gì đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà họ gọi là Xisha (Tây Sa) và Nansha (Nam Sa), cũng như những vùng biển đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Những tư liệu và bản đồ này chính là chứng cứ để bác bỏ những luận điểm sai trái của Trung Quốc về “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với hai quần đảo và Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời bác bỏ những tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đối với hai quần đảo này, cũng như những vùng biển đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.
3.7.2.2. Phạm vi, quy mô, hình thức trưng bày
- Quy mô: Diện tích trưng bày khoảng 250-300m2;
- Trưng bày treo tường khoảng 200 - 250 bản đồ, tư liệu bằng khung tranh kính (vận gỗ, bồi cán trên gỗ hoặc fomex) trên 01 bộ vách khung sắt, gỗ MDF (bộ khung vách được trang trí bằng giấy dán tường);
- Trưng bày khoảng 100 bản đồ, tư liệu, tranh cổ động in bạt Hifkex, khung sắt, kích thước 2m x 2,5m ghép 3 mặt để ngoài sảnh và đường dẫn khu vực Triển lãm;
- 01 tủ gỗ mặt kính, kích thước 2,0m x0,75m x0,6m trưng bày 05 cuốn Atlas trong bộ Atlas Universel 01 và cuốn Atlas mở (Châu Á, tập 2) trong bộ Atlas Universel;
- 02 tủ gỗ mặt kính, kích thước 2,0m x0,75m x0,6m trưng bày văn bản hán nôm cổ Việt Nam; trưng bày các hiện vật như tàu, cáng cứu thương, phao cứu sinh...;
- 01 tủ gỗ mặt kính, kích thước 1,5m x1,5m x 0,6m trưng bày 04 cuốn Atlas của Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc in vào năm 1917, năm 1919, năm 1933 do Phái bộ truyền giáo LonDon in cho nhà Thanh vào năm 1908;
- 06 tủ gỗ mặt kính, kích thước 0,6m x1,2m x0,6m trưng bày các văn bản nước ngoài; tư liệu hình ảnh, hiện vật, vật dụng, tư liệu nghe nhìn, tư liệu thành văn; trưng bày các ấn phẩm xuất bản và một số bài báo tuyên truyền về biển đảo khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa;
- Trưng bày Hồ sơ đèn biển ở đảo Hoàng Sa và Biên niên nha khí tượng Đông Dương trên khung sắt, in Decal bồi cán trên Fomex 5ly, 02 bộ khung kích thước 2m x 2m;
- 01 tranh khắc trên kính cường lực 10 ly (bản đồ cổ);
- 01 mô hình cột mốc chủ quyền trên đảo Trường Sa;
- 01 mô hình cột bia quyền trên đảo Hoàng Sa;
- 01 bộ tivi 42”, đầu đĩa DVD, kệ tivi, hệ thống âm thanh trong Triển lãm;
- Với các địa điểm tổ chức Triển lãm ngoài trời sẽ thi công dựng vách, ván sàn triển lãm, dựng nhà bạt khu trưng bày Triển lãm và thi công sân khấu, nhà bạt ngoài trời tổ chức khai mạc Triển lãm, trang trí cổ động trực quan xung quanh nơi tổ chức Triển lãm.
* Sau khi kết thúc Triển lãm Bộ Thông tin và Truyền thông trao tặng toàn bộ các tư liệu và bản đồ trưng bày tại Triển lãm cho UBND tỉnh hoặc cơ quan chính trị của các đơn vị quân đội để tiếp tục tuyên truyền.
3.1.2.3. Tổ chức tập huấn về công tác tuyên truyền biển đảo trong tình hình mới
Tổ chức tập huấn nhằm bồi dưỡng kiến thức về chủ quyền biển đảo, đặc biệt là chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Thời gian: Trước ngày diễn ra khai mạc Triển lãm.
- Địa điểm: Tại địa phương tổ chức Triển lãm.
- Đối tượng tham dự:
+ Tại các tỉnh, thành phố: Lãnh đạo, cán bộ UBND thành phố; các Sở, ban, ngành, các huyện, thị; các đơn vị, đoàn thể (Đoàn thanh niên, Công đoàn, Phụ nữ...); các đài truyền thanh cấp huyện, xã; các báo cáo viên; các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài tại địa phương.
+ Tại đơn vị quân đội: Lãnh đạo, cán bộ, các chiến sỹ trong đơn vị quân đội.
- Số lượng học viên: (dự kiến) 150-200 học viên/một điểm Triển lãm.
4.1. Đơn vị chủ trì
Bộ Thông tin và Truyền thông.
4.2. Đơn vị tổ chức
- Văn phòng Bộ;
- Vụ Thông tin cơ sở.
4.3. Đơn vị thực hiện
- Trung tâm Dịch vụ Thông tin và Truyền thông.
4.4. Đơn vị phối hợp
Các sở, ban, ngành liên quan tại các tỉnh, thành phố, các đơn vị quân đội (Văn phòng Ủy ban nhân dân, Thành đoàn, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Công an...)
4.5. Khách mời
Khách mời tham dự khai mạc và tham gia Triển lãm khoảng 350 - 500 khách đại biểu, gồm: Lãnh đạo các bộ, ban, ngành có liên quan, Lãnh đạo UBND và các đơn vị chức năng của địa phương, Lãnh đạo Bộ và các cục, vụ, các đơn vị trong Bộ Thông tin và Truyền thông, các phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí và đông đảo tầng lớp nhân dân...
5.1. Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông
- Là cơ quan chủ trì, đầu mối phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức Triển lãm theo đúng mục đích, yêu cầu đặt ra;
- Trình ký Quyết định phê duyệt kế hoạch tổ chức Triển lãm và giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc Bộ tham gia tổ chức Triển lãm;
- Tham mưu, soạn thảo các văn bản, công văn liên quan đến việc tổ chức Triển lãm;
- Tham mưu, soạn thảo các quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Triển lãm gồm các thành phần tham gia tại mục 4 kế hoạch này;
- Ký quyết định thành lập tổ giúp việc;
- Báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông kết quả, tổ chức tổng kết và đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền của Triển lãm;
- Phối hợp với các đơn vị tổ chức để triển khai các công việc liên quan đến công tác tổ chức Triển lãm.
5.2. Vụ Thông tin cơ sở
- Phối hợp với Văn phòng Bộ chủ trì công tác tổ chức Triển lãm;
- Chủ trì Họp báo, Tập huấn;
- Phối hợp với các đơn vị trong Bộ để triển khai các công việc liên quan đến công tác tổ chức Triển lãm.
5.3. Trung tâm Dịch vụ Thông tin và Truyền thông
- Thực hiện việc khảo sát, thi công, thiết kế, trang trí, lắp đặt vận chuyển... và thực hiện tất cả các hạng mục, nhiệm vụ của Triển lãm;
- Trực tiếp, chịu trách nhiệm chính về tổ chức, phục vụ, lễ tân, đón tiếp, tổ chức công tác tuyên truyền, giới thiệu về Triển lãm;
- Chịu trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí trình các cấp thẩm quyền phê duyệt, thực hiện thanh quyết toán các kinh phí liên quan đến công tác tổ chức cuộc Triển lãm theo dự toán được phê duyệt và theo đúng các quy định của pháp luật;
- Phối hợp với các đơn vị để triển khai các công việc liên quan đến công tác tổ chức Triển lãm.
5.4. Các cơ quan báo chí của Bộ
Phối hợp với Văn phòng Bộ và Vụ Thông tin cơ sở tham gia và thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền về Triển lãm.
5.5. Các cơ quan, chức năng các tỉnh, thành phố
Thực hiện theo sự chỉ đạo, phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
5.6. Các cơ quan, chức năng đơn vị quân đội
Thực hiện theo sự chỉ đạo, phân công của Bộ Tư lệnh.
6.1. Về phía Bộ Thông tin và Truyền thông
Kinh phí thực hiện từ nguồn kinh phí sự nghiệp thông tin và truyền thông phân bổ cho Trung tâm Dịch vụ Thông tin và Truyền thông.
6.2. Về phía các tỉnh, thành phố, các đơn vị quân đội
Kinh phí do địa phương, đơn vị quân đội bố trí dựa trên các phần việc địa phương, đơn vị quân đội triển khai thực hiện và phối hợp.
- 1Quyết định 1059/QĐ-BVHTTDL năm 2014 thành lập Ban Tổ chức Việt Nam tham gia Triển lãm Thế giới EXPO 2015 Milano - Italia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 2Quyết định 3879/QĐ-BVHTTDL năm 2014 phê duyệt Đề án tổ chức Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015 do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3Quyết định 4558/QĐ-BVHTTDL năm 2017 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Quyết định 373/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 132/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 4Quyết định 1059/QĐ-BVHTTDL năm 2014 thành lập Ban Tổ chức Việt Nam tham gia Triển lãm Thế giới EXPO 2015 Milano - Italia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 5Quyết định 3879/QĐ-BVHTTDL năm 2014 phê duyệt Đề án tổ chức Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015 do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành
- 6Quyết định 616/QĐ-TTg năm 2015 về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 4558/QĐ-BVHTTDL năm 2017 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Quyết định 2005/QĐ-BTTTT năm 2015 phê duyệt kế hoạch tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý năm 2016-2017 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 2005/QĐ-BTTTT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/11/2015
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: Nguyễn Bắc Son
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra