ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2000/QĐ-UBND | Bắc Kạn, ngày 18 tháng 10 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 14 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện; Nghị định số 51/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 1766/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2022 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Căn cứ nội dung Quy chế, Trưởng ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn tổ chức triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao và đúng quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 893/QĐ-UBND ngày 30/5/2018 của UBND tỉnh ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 4. Các ông, bà: Trưởng Ban chỉ đạo, Phó Trưởng Ban chỉ đạo, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và các thành viên Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO BẢO VỆ AN TOÀN CÔNG TRÌNH LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2000/QĐ-UBND ngày 18/10/2022 của UBND tỉnh)
Điều 1. Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (sau đây viết tắt là Ban Chỉ đạo) có nhiệm vụ giúp Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả nhằm bảo đảm công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn quản lý theo đúng quy định.
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo: Sở Công Thương Bắc Kạn.
Địa chỉ: Số 34 đường Trường Chinh, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
Điện thoại: (0209) 3.870.120; Fax: (0209) 3.870.120
Website: http://www.congthuongbackan.gov.vn;
Điều 3. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo
1. Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để hiểu biết và chấp hành theo đúng các quy định về an toàn điện cũng như bảo vệ an toàn hành lang lưới điện cao áp tại địa phương.
2. Kiểm tra, đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh các giải pháp thực hiện để từng bước giải quyết dứt điểm các vụ vi phạm cũ và phòng ngừa, ngăn chặn các vi phạm mới phát sinh về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh.
3. Giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ lưới điện cao áp và hành lang an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật điện lực và các quy định pháp luật có liên quan.
4. Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết các vấn đề khác liên quan đến an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh.
Điều 4. Nguyên tắc, chế độ làm việc
1. Nguyên tắc làm việc của Ban Chỉ đạo:
a) Hằng năm, Ban Chỉ đạo họp để đánh giá kết quả thực hiện và xây dựng kế hoạch thực hiện năm tiếp theo. Trong trường hợp cần thiết, Thường trực Ban Chỉ đạo chủ động triệu tập, tổ chức họp đột xuất với một số thành viên của Ban Chỉ đạo nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp hoặc những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện.
b) Ban Chỉ đạo hoạt động theo nguyên tắc tập thể và thực hiện theo ý kiến kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo.
c) Thành viên Ban Chỉ đạo chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trong trường hợp cần sự hỗ trợ của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo, thành viên Ban Chỉ đạo thông báo đến Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo bằng văn bản trước 03 (ba) ngày làm việc.
d) Thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tham gia đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo tổ chức và chuẩn bị nội dung báo cáo về tình hình, kết quả triển khai nhiệm vụ được giao về công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp. Trường hợp Thành viên Ban Chỉ đạo không tham dự họp vì lý do khách quan, bất khả kháng thì phải có ý kiến chính thức bằng văn bản hoặc ủy quyền cho người đại diện tham dự cuộc họp và phải chấp hành các nội dung cuộc họp đã thống nhất.
đ) Thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả công tác về Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.
2. Đoàn kiểm tra: Việc quyết định thành lập Đoàn kiểm tra do Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo quyết định; các thành viên có trách nhiệm tham gia đầy đủ, đúng đối tượng và thời gian theo quy định.
3. Các văn bản của Ban Chỉ đạo ban hành: Những văn bản do Trưởng Ban Chỉ đạo ký sử dụng dấu của UBND tỉnh; các văn bản do Thành viên Ban Chỉ đạo ký sử dụng dấu của cơ quan, đơn vị nơi Thành viên Ban Chỉ đạo công tác.
1. Kinh phí hoạt động hàng năm của Ban Chỉ đạo do ngân sách tỉnh đảm bảo một phần theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt (dự toán do Thường trực Ban chỉ đạo lập, gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt và thông qua tài khoản của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo để thực hiện các giao dịch theo quy định hiện hành) và phần còn lại do ngành điện hỗ trợ.
2. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát, tuyên truyền, tập huấn, hội họp, khen thưởng và mua sắm một số trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác kiểm tra theo quy định.
3. Việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo giao Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 6. Trách nhiệm của Trưởng Ban chỉ đạo
a) Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo.
b) Phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong Ban Chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ được giao.
c) Kiểm tra, đôn đốc các thành viên trong Ban Chỉ đạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ đã được phân công.
d) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo.
đ) Ký ban hành các văn bản thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Điều 7. Trách nhiệm của Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo
a) Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành công tác bảo vệ an toàn hành lang lưới điện cao áp theo quy định của pháp luật về an toàn điện và chịu trách nhiệm về những công việc được giao.
b) Chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng chương trình công tác thường kỳ của Ban Chỉ đạo và chuẩn bị chương trình, nội dung các phiên họp của Ban Chỉ đạo.
c) Thay mặt Trưởng Ban chủ trì, tổ chức làm việc với các cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thành phố về các vấn đề có liên quan đến công tác chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an toàn hành lang lưới điện cao áp tại địa phương.
d) Chủ trì các cuộc họp (khi Trưởng Ban ủy quyền) để xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm nghiêm trọng về bảo vệ an toàn hành lang lưới điện cao áp (nếu có); đôn đốc việc kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp vi phạm hành lang lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh; phối hợp với cơ quan liên quan kiểm tra, xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm mới phát sinh; đề xuất các biện pháp xử lý dứt điểm các vụ vi phạm còn tồn đọng.
đ) Lập kế hoạch, dự toán kinh phí cho công tác tuyên truyền và kinh phí hoạt động hằng năm của Ban Chỉ đạo gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
e) Lập báo cáo định kỳ, hằng năm về công tác triển khai thực hiện công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp theo quy định.
g) Ký ban hành các văn bản có liên quan thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo theo thẩm quyền.
Điều 8. Trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo
1. Thành viên thuộc Công an tỉnh
a) Tham mưu cho Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng trong ngành phối hợp với các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thành phố, xử lý các vi phạm về hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và điều tra, xử lý các đối tượng có hành vi xâm phạm công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
b) Tham gia đoàn kiểm tra của Ban chỉ đạo hoặc các huyện, thành phố để kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
2. Thành viên thuộc Sở Tài chính
a) Tham mưu đề xuất cân đối, bố trí kinh phí đối với phần ngân sách địa phương đảm bảo (nếu có) cho công tác tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo.
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ di dời, giải tỏa nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu và tài sản ra khỏi hành lang an toàn công trình lưới điện cao áp.
3. Thành viên thuộc Sở Xây dựng
a) Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố trong việc cấp phép xây dựng các nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp; Phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra, lập biên bản xử lý các nhà ở, công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp theo quy định của pháp luật.
b) Tham mưu, đề xuất các giải pháp về quản lý trật tự xây dựng trong hành lang lưới điện cao áp.
4. Thành viên thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan để tham mưu, hướng dẫn, giải quyết vướng mắc trong quản lý đất đai, môi trường và công tác cấp phép khai thác khoáng sản đảm bảo không vi phạm hành lang an toàn công trình lưới điện cao áp.
b) Hướng dẫn cơ quan Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với diện tích đất, tài sản gắn liền trên đất và xử lý vi phạm theo thẩm quyền trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp theo quy định của pháp luật.
c) Tham gia đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo hoặc phối hợp cùng UBND các huyện, thành phố để kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
5. Thành viên thuộc Sở Giao thông Vận tải
Hướng dẫn các đơn vị quản lý giao thông đường bộ phối hợp với đơn vị điện lực thực hiện đúng quy định tại Điều 51, Điều 52 của Luật Điện lực và Điều 10 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện.
6. Thành viên thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, xử lý các trường hợp cây trồng và cây rừng ảnh hưởng hành lang an toàn công trình lưới điện cao áp. Hướng dẫn việc trồng cây, sản xuất nông nghiệp trong và gần hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
b) Hướng dẫn đơn vị quản lý hoặc chủ sở hữu cây xanh trên địa bàn tỉnh phối hợp với đơn vị điện lực thực hiện đúng quy định trong việc chặt, tỉa cây xanh để bảo đảm an toàn công trình lưới điện cao áp, được quy định tại Điều 12 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện và khoản 8 Điều 1 Nghị định số 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP.
7. Thành viên thuộc UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm
a) Tham mưu trình UBND các huyện, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn.
b) Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng tăng cường công tác quản lý việc xây dựng nhà ở, công trình nhằm tránh tình trạng xây dựng vi phạm hoặc tái vi phạm các quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
c) Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tham mưu cấp phép xây dựng thực hiện đúng quy định tại Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Điện lực, Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện và Nghị định số 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP.
d) Chỉ đạo các cơ quan trực thuộc và UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với đơn vị điện lực trên địa bàn kiểm tra, xử lý vi phạm các quy định về hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn quản lý.
đ) Hằng năm phối hợp với thành viên Truyền tải điện, Công ty Điện lực Bắc Kạn, các Điện lực địa phương tổ chức hội nghị tổng kết công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp
e) Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất, báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp về cơ quan thường trực Ban chỉ đạo để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương.
8. Thành viên thuộc Công ty Điện lực Bắc Kạn
a) Chỉ đạo các Điện lực địa phương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan và chính quyền địa phương, các xã, phường, thị trấn trong việc tổ chức hướng dẫn quán triệt nội dung Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện và Nghị định số 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.
b) Thường xuyên kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm quy định về an toàn điện, bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và kịp thời khắc phục các sự cố hoặc các nguy cơ có khả năng đe dọa đến tình trạng vận hành an toàn công trình lưới điện do đơn vị mình quản lý.
c) Chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra hành lang an toàn công trình lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý.
d) Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất, báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp về cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương.
9. Thành viên thuộc đơn vị Truyền tải điện Đông Bắc 3
a) Chỉ đạo các Đội quản lý, vận hành đường dây truyền tải điện phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan và chính quyền địa phương, các xã, phường, thị trấn trong việc tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người dân sử dụng điện an toàn theo quy định tại Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực và Nghị định số 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP.
b) Thường xuyên kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm quy định về an toàn điện, bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và kịp thời khắc phục các sự cố hoặc các nguy cơ có khả năng đe dọa đến tình trạng vận hành an toàn công trình lưới điện do đơn vị mình quản lý.
c) Chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra hành lang an toàn công trình lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý.
d) Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất, báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp về cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương.
Điều 9. Khi có thay đổi, điều chỉnh, bổ sung quy định của pháp luật và các văn bản quy định áp dụng tại Quy chế này, thành viên Ban Chỉ đạo kịp thời báo cáo, tham mưu Ban Chỉ đạo trình Chủ tịch UBND tỉnh sửa đổi bổ sung Quy chế cho phù hợp với thực tế và các quy định của pháp luật.
Điều 10. Giám đốc các Sở, ngành, đơn vị có liên quan và các thành viên trong Ban Chỉ đạo căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại Quy chế này./.
- 1Quyết định 626/QĐ-UBND năm 2016 về kiện toàn Ban chỉ đạo và ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2Quyết định 2224/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp, thực hiện tiết kiệm trong sử dụng và cung ứng điện tỉnh Lâm Đồng
- 3Quyết định 1152/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp tỉnh Quảng Ngãi
- 4Quyết định 3568/QĐ-UBND năm 2022 bãi bỏ Chỉ thị 01/2013/CT-UBND về tăng cường quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ an toàn công trình điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 5Quyết định 4566/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Cảng Hiệp Phước do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Luật Điện Lực 2004
- 2Luật điện lực sửa đổi 2012
- 3Luật đất đai 2013
- 4Nghị định 14/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực về an toàn điện
- 5Luật Xây dựng 2014
- 6Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Quyết định 626/QĐ-UBND năm 2016 về kiện toàn Ban chỉ đạo và ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 9Quyết định 2224/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp, thực hiện tiết kiệm trong sử dụng và cung ứng điện tỉnh Lâm Đồng
- 10Nghị định 51/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 14/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Điện lực về an toàn điện
- 11Quyết định 1152/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp tỉnh Quảng Ngãi
- 12Quyết định 3568/QĐ-UBND năm 2022 bãi bỏ Chỉ thị 01/2013/CT-UBND về tăng cường quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ an toàn công trình điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 13Quyết định 4566/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Cảng Hiệp Phước do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định 2000/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- Số hiệu: 2000/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/10/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Nguyễn Đăng Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/10/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực