Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2010/QĐ-UBND | Bến Tre, ngày 07 tháng 7 năm 2010 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 85/2008/QĐ-BNN ngày 06 tháng 8 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản;
Căn cứ Quyết định số 110/2008/QĐ-BNN ngày 12 tháng 11 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản;
Căn cứ Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 02 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 215/TTr-SNN ngày 01 tháng 7 năm 2010 về việc xin ban hành quyết định quy định về sản xuất giống, ương giống, khai thác nghêu giống tự nhiên và nuôi nghêu thương phẩm trên địa bàn tỉnh Bến Tre,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực sau mười ngày kể từ ngày ban hành.
Quyết định này thay thế Quyết định số 16/2009/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về quản lý sản xuất, ương giống và nuôi nghêu thương phẩm trên địa bàn tỉnh Bến Tre./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ VIỆC SẢN XUẤT GIỐNG, ƯƠNG GIỐNG, KHAI THÁC NGHÊU GIỐNG TỰ NHIÊN VÀ NUÔI NGHÊU THƯƠNG PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2010/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Nhằm phát triển nghề nuôi nghêu theo hướng hiệu quả và bền vững, góp phần đa dạng hoá đối tượng nuôi, khai thác tốt tiềm năng đất đai ven biển; đồng thời bảo tồn nguồn lợi giống nghêu Bến Tre.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất giống, ương giống, kinh doanh giống, khai thác giống nghêu tự nhiên và nuôi nghêu thương phẩm trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
QUY ĐỊNH VỀ SẢN XUẤT GIỐNG, ƯƠNG NGHÊU GIỐNG VÀ KHAI THÁC NGHÊU GIỐNG TỰ NHIÊN
Mục 1. YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT
Điều 3. Điều kiện cơ sở sản xuất giống nghêu nhân tạo
1. Vị trí xây dựng trại giới hạn trong địa bàn các xã: Thừa Đức, Thới Thuận và Thạnh Phước, huyện Bình Đại; các xã: Bảo Thuận, Bảo Thạnh, Tân Thuỷ và An Thuỷ, huyện Ba Tri; xã Thạnh Phong và xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
2. Phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về sản xuất nghêu giống.
3. Phải có cán bộ kỹ thuật có trình độ tối thiểu trung cấp nuôi trồng thuỷ sản.
4. Phải có hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo không gây ô nhiễm khu vực sản xuất và môi trường xung quanh.
5. Yêu cầu về kỹ thuật.
a) Phải có đầy đủ hệ thống: bể xử lý nước, bể lọc, bể nuôi vỗ nghêu bố mẹ, bể ương nuôi ấu trùng theo quy định.
b) Dụng cụ khác: máy thổi khí, dụng cụ nuôi cấy tảo và các loại lưới thu tảo, thu ấu trùng.
c) Có hồ sơ lưu, nhật ký ghi chép trong quá trình sản xuất.
Điều 4. Điều kiện ương giống nghêu
1. Vị trí xây dựng trại phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi thuỷ sản lợ, mặn được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về ương nghêu giống.
3. Khu vực ương nghêu giống phải có đáy cát mịn, nồng độ muối dao động từ 10-30‰.
4. Lô nghêu giống nhập về ương phải có giấy chứng nhận kiểm dịch.
5. Có hồ sơ lưu, nhật ký ghi chép trong quá trình ương.
Mục 2. YÊU CẦU VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI NGHÊU BỐ MẸ, NGHÊU GIỐNG
Điều 5. Yêu cầu chất lượng đối với nghêu bố mẹ
1. Nghêu bố mẹ phải là loài nghêu Bến Tre, tên khoa học Meretrix lyrata.
2. Nghêu bố mẹ không bị dị dạng, không bị nhiễm bệnh.
3. Chọn nghêu bố mẹ tự nhiên có trọng lượng tối thiểu là 30 gam/con.
Điều 6. Yêu cầu chất lượng đối với nghêu giống
1. Nghêu giống khi xuất khỏi trại sản xuất để thả ương phải đạt trọng lượng tối thiểu là 0,0014g/con (700.000 con/kg).
2. Nghêu giống khi xuất khỏi trại ương để nuôi phải đạt trọng lượng tối thiểu là 0,0025g/con (400.000 con/kg).
3. Nghêu giống khi xuất khỏi trại sản xuất phải thực hiện công bố chất lượng giống thuỷ sản và ghi nhãn hàng hoá.
4. Nghêu giống trước khi xuất khỏi trại sản xuất, cơ sở ương chủ cơ sở phải khai báo với cơ quan thú y tỉnh Bến Tre để được kiểm dịch.
Mục 3. QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC NGHÊU GIỐNG TỰ NHIÊN
Điều 7. Quy định về khai thác nghêu giống tự nhiên
1. Nghêu giống khai thác tự nhiên trong tỉnh phải đạt trọng lượng tối thiểu là 0,2g/con (5.000 con/kg).
2. Trường hợp đặc biệt có thể khai thác nghêu giống có trọng lượng nhỏ hơn 0,2g/con (nhiều hơn 5.000 con/kg) phải được cơ quan có thẩm quyền sau đây cho phép:
a) Nghêu giống có trọng lượng từ 0,01g/con (100.000 con/kg) đến dưới 0,2g/con (5.000 con/kg) phải được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép.
b) Nghêu giống có trọng lượng nhỏ hơn 0,01g/con (100.000 con/kg) phải được Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép.
3. Nghêu giống khai thác tự nhiên trong tỉnh khi xuất bán phải có chứng từ hợp pháp xác định xuất xứ nguồn gốc (nếu mua từ các Hợp tác xã nghêu thì phải được Ban chủ nhiệm Hợp tác xã xác nhận, nếu mua ngoài các Hợp tác xã thì phải được Uỷ ban nhân dân xã nơi đó xác nhận), đồng thời phải khai báo với cơ quan thú y tỉnh Bến Tre để được kiểm dịch trước khi xuất bán.
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM DỊCH NGHÊU GIỐNG VÀ PHÒNG NGỪA DỊCH BỆNH
Điều 8. Các chỉ tiêu kiểm dịch nghêu giống
1. Kiểm tra số lượng, chủng loại, kích cỡ theo hồ sơ khai báo.
2. Kiểm tra triệu chứng lâm sàng: màu sắc, mùi, ngoại hình, kích cỡ theo quy định.
Trong thời gian kiểm dịch, nếu có dấu hiệu nghêu giống mắc bệnh truyền nhiễm, cơ quan kiểm dịch lấy mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh (tập trung vào những cá thể nghi mắc bệnh) theo Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản ban hành kèm theo Quyết định số 110/2008/QĐ-BNN ngày 12 tháng 11 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản.
Điều 9. Quy định về nghêu giống nhập tỉnh
1. Nghêu giống nhập tỉnh để ương hoặc thả nuôi phải là loài nghêu Bến Tre, tên khoa học Meretrix lyrata.
2. Nghêu giống nhập tỉnh phải có giấy chứng nhận kiểm dịch nơi xuất.
3. Nghêu giống khi nhập tỉnh phải khai báo tại trạm kiểm dịch; trường hợp vận chuyển nghêu giống bằng đường thuỷ hoặc những tuyến đường bộ chưa có trạm kiểm dịch thì phải thông báo cho cơ quan quản lý thú y biết về thời gian và địa điểm tập kết hàng ít nhất là 24 giờ trước khi nghêu giống nhập tỉnh để được kiểm tra theo quy định.
4. Nếu lô nghêu giống đã được kiểm dịch tại nơi xuất nhưng không niêm phong theo đúng quy định; trường hợp có sự đánh tráo hoặc lấy thêm nghêu giống; phát hiện hoặc nghi ngờ nghêu giống mắc bệnh thì phải kiểm dịch lại. Trường hợp lô nghêu giống chưa được kiểm dịch tại nơi xuất, ngoài việc xử lý theo quy định thì phải kiểm dịch trước khi nhập tỉnh.
5. Khi kiểm dịch phát hiện nghêu giống bị nhiễm bệnh thì phải được cách ly, điều trị khỏi bệnh và được kiểm dịch lại mới được xuất bán; trường hợp điều trị không hết bệnh thì phải tiến hành tiêu huỷ.
6. Chi phí kiểm dịch, điều trị bệnh và tiêu huỷ nghêu giống nhiễm bệnh do người vận chuyển nghêu giống hoặc chủ hàng chi trả.
Điều 10. Quy định về phòng ngừa dịch bệnh
1. Các tổ chức, cá nhân không được mua, bán nghêu giống không có giấy chứng nhận kiểm dịch; không được dùng nghêu bố mẹ, nghêu giống nhiễm bệnh vào mục đích sản xuất giống và nuôi thương phẩm.
2. Cơ sở sản xuất, ương nghêu giống khi phát hiện nghêu giống bị nhiễm bệnh phải kịp thời khai báo cho cơ quan thú y biết để được hướng dẫn; không được tự ý tiêu huỷ hoặc xả nước thải, xác nghêu giống bị nhiễm bệnh khi chưa được xử lý vào môi trường tự nhiên.
QUY ĐỊNH VỀ NUÔI NGHÊU THƯƠNG PHẨM
Điều 11. Điều kiện cơ sở nuôi nghêu thương phẩm
1. Vị trí nuôi nghêu thương phẩm tại vùng bãi triều, các cồn ven biển; vùng quy hoạch nuôi thuỷ sản mặn, lợ thuộc địa bàn 03 huyện: Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
2. Bãi nuôi có nền đáy tương đối bằng phẳng, đáy là cát bùn, nồng độ muối dao động từ 10-30‰.
Điều 12. Quy định về nuôi nghêu thương phẩm
1. Nghêu giống thả nuôi phải là loài nghêu Bến Tre, tên khoa học Meretrix lyrata.
2. Nghêu giống khi mua về nuôi phải có giấy chứng nhận kiểm dịch.
3. Cơ sở nuôi nghêu thương phẩm phải đảm bảo duy trì hệ sinh thái bền vững và đa dạng sinh học trong quá trình quản lý và khai thác.
4. Cơ sở nuôi nghêu thương phẩm phải chấp hành các quy định về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong thu hoạch.
Điều 13. Khen thưởng, xử lý vi phạm
1. Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc tổ chức thực hiện tốt quy định này, góp phần vào việc phát triển nghề nuôi nghêu theo hướng hiệu quả và bền vững sẽ được xét khen thưởng theo quy định.
2. Các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định này tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành có liên quan và chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện Quy định này.
2. Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Quy định này.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện: Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú chỉ đạo các cơ quan, ban ngành huyện và Uỷ ban nhân dân các xã triển khai thực hiện nghiêm Quy định này./.
- 1Quyết định 16/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý sản xuất, ương giống và nuôi nghêu thương phẩm trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh Bến Tre ban hành
- 2Quyết định 1122/QĐ-UB năm 1998 về tổ chức quản lý, khai thác nguồn nghêu giống tự nhiên trên đất bãi bồi ven biển thuộc địa giới hành chính của 2 xã Thạnh Phong, Thạnh Hải huyện Thạnh Phú do tỉnh Bến Tre ban hành
- 3Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2012 đã hết hiệu lực thi hành
- 4Quyết định 30/2015/QĐ-UBND ban hành Quy định về việc quản lý khai thác nghêu giống, nghêu bố mẹ tự nhiên và nghêu thương phẩm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 1Quyết định 16/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý sản xuất, ương giống và nuôi nghêu thương phẩm trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh Bến Tre ban hành
- 2Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2012 đã hết hiệu lực thi hành
- 1Luật Thủy sản 2003
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 85/2008/QĐ-BNN về quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 110/2008/QĐ-BNN về Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 1122/QĐ-UB năm 1998 về tổ chức quản lý, khai thác nguồn nghêu giống tự nhiên trên đất bãi bồi ven biển thuộc địa giới hành chính của 2 xã Thạnh Phong, Thạnh Hải huyện Thạnh Phú do tỉnh Bến Tre ban hành
- 7Quyết định 30/2015/QĐ-UBND ban hành Quy định về việc quản lý khai thác nghêu giống, nghêu bố mẹ tự nhiên và nghêu thương phẩm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Quyết định 20/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về sản xuất giống, ương giống, khai thác nghêu giống tự nhiên và nuôi nghêu thương phẩm trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- Số hiệu: 20/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/07/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Cao Văn Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra