Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/2009/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 13 tháng 8 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỂ THỰC HIỆN MIỄN THUỶ LỢI PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;

Căn cứ Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

Căn cứ Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi và Công văn số 47/ĐC-CP ngày 09 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về việc đính chính Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

Căn cứ Thông tư số 11/2009/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi và quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi;

Căn cứ Thông tư số 36/2009/TT-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng tại Tờ trình số 861/TTr-SNN-KHTC ngày 13 tháng 7 năm 2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện miễn thuỷ lợi phí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và UBND các quận, huyện tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy định nêu tại Điều 1, Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 43/2008/QĐ-UBND ngày 25/9/2008 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định về quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước để thực hiện miễn thuỷ lợi phí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Quyết định số 6689/QĐ-UB ngày 27/8/2007 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt đơn giá dịch vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Cục trưởng Cục thuế thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Duy Khương

 

QUI ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỂ THỰC HIỆN MIỄN THUỶ LỢI PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2009/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2009 của UBND thành phố Đà Nẵng)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện miễn thuỷ lợi phí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện miễn thuỷ lợi phí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

2. Đối tượng miễn thuỷ lợi phí là các hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 3. Phạm vi miễn thuỷ lợi phí

1. Miễn thuỷ lợi phí đối với diện tích mặt đất, mặt nước trong hạn mức giao đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm: Đất, mặt nước do nhà nước giao, được thừa kế, cho, tặng, nhận chuyển nhượng hợp pháp; kể cả phần diện tích đất 5% công ích do địa phương quản lý mà các hộ gia đình, cá nhân được giao hoặc đấu thầu quyền sử dụng.

Phần diện tích vượt hạn mức giao đất nông nghiệp thì không được miễn thuỷ lợi phí.

2. Diện tích đất, mặt nước miễn thuỷ lợi phí theo quy định tại Điều này không phân biệt được cấp, tưới, tiêu nước từ công trình thuỷ lợi đầu tư bằng vốn ngân sách hay các nguồn vốn khác; thu thuỷ lợi phí theo mức Nhà nước quy định hay theo thoả thuận.

3. Diện tích đất, mặt nước mà các hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán của các doanh nghiệp, nông, lâm trường không thuộc phạm vi được miễn thuỷ lợi phí.

4. Các trường hợp không thuộc diện miễn thuỷ lợi phí, tiền nước thì phải nộp thuỷ lợi phí, tiền nước theo quy định.

Điều 4. Mức thu thủy lợi phí, tiền nước, phí dịch vụ lấy nước

1. Mức thu thủy lợi phí, tiền nước đối với tất cả các công trình thủy lợi đầu tư bằng vốn ngân sách hoặc nguồn vốn khác được quy định tại Phụ lục 1 đính kèm Quy định này.

a) Mức thu thuỷ lợi phí quy định tại Phụ lục 1 được áp dụng cho diện tích tưới, tiêu, cấp nước năm 2009, tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.

b) Mức thu thủy lợi phí được tính ở vị trí cống đầu kênh của tổ chức hợp tác dùng nước đến công trình đầu mối của công trình thủy lợi. Phí dịch vụ lấy nước tính từ sau cống đầu kênh đến mặt ruộng (kênh nội đồng) do tổ chức hợp tác dùng nước thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng nước nhưng không vượt quá mức 20.000 đồng/sào/vụ.

2. Mức thu thủy lợi phí, tiền nước của các công trình thủy lợi do các đơn vị quản lý và khai thác công trình thủy lợi của địa phương khác phục vụ cấp, tưới, tiêu nước cho diện tích đất, mặt nước thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng được quy định theo mức thủy lợi phí của địa phương đó.

Điều 5. Mức miễn thuỷ lợi phí

Mức miễn thuỷ lợi phí đối với trường hợp sử dụng nước từ công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách hoặc nguồn vốn khác được tính theo mức thu quy định tại Phụ lục 1 đính kèm Quy định này.

Chương II

DIỆN TÍCH ĐƯỢC MIỄN THUỶ LỢI PHÍ VÀ ĐẶT HÀNG CUNG CẤP DỊCH VỤ THUỶ LỢI

Điều 6. Trình tự, thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền quyết định diện tích tưới, tiêu, cấp nước được miễn thuỷ lợi phí

1. Trình tự xác nhận đối tượng và diện tích được miễn thuỷ lợi phí:

a) Đơn vị quản lý thuỷ nông phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, căn cứ vào bản đồ giải thửa; hình thức cấp nước, tưới nước, tiêu nước; hợp đồng cấp nước, tưới nước, tiêu nước giữa đơn vị quản lý thuỷ nông với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để lập bảng kê đối tượng và diện tích được miễn thuỷ lợi phí theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Quy định này.

b) Ủy ban nhân dân các quận, huyện nơi đối tượng miễn thuỷ lợi phí cư trú xác nhận trong bảng kê do đơn vị quản lý thuỷ nông lập.

c) Sau khi lập bảng kê, đơn vị quản lý thuỷ nông lập hồ sơ miễn thuỷ lợi phí gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

d) Đối với năm 2009, việc xác định diện tích miễn thuỷ lợi phí gồm cả diện tích tưới, tiêu, cấp nước thuộc công trình thuỷ lợi đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và công trình ngoài ngân sách phải hoàn thành trước ngày 30/9/2009. Hằng năm nếu có biến động về diện tích đất, mặt nước được miễn thuỷ lợi phí thì đơn vị quản lý thuỷ nông lập hồ sơ đề xuất gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định điều chỉnh, bổ sung.

2. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định diện tích miễn thuỷ lợi phí, gồm:

a) Tờ trình của đơn vị quản lý thuỷ nông đề nghị ban hành quyết định diện tích miễn thu thuỷ lợi phí;

b) Bảng kê diện tích tưới nước, tiêu nước và cấp nước theo từng hộ dùng nước theo địa bàn có xác nhận của Ủy ban nhân dân quận, huyện;

c) Hợp đồng tưới nước, tiêu nước, cấp nước của các đơn vị quản lý thuỷ nông với các đơn vị dùng nước (tổ hợp tác, hợp tác xã…), hộ dùng nước.

Điều 7. Điều kiện đặt hàng

Các đơn vị quản lý thuỷ nông được Nhà nước hợp đồng đặt hàng phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc có Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc được đại hội xã viên thông qua Quy chế, Điều lệ hoạt động và được sự đồng ý bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân quận, huyện nơi đóng trụ sở chính. Sản phẩm đặt hàng là diện tích (ha, m2) hoặc mét khối (m3) được tưới nước, tiêu và cấp nước.

Điều 8. Đơn giá đặt hàng

Đơn giá (mức thuỷ lợi phí hay giá dịch vụ nước tưới, tiêu nước, nước cấp) đặt hàng được xác định theo mức thu thuỷ lợi phí, tiền nước được nêu tại Điều 4 của Quy định này. Riêng diện tích tưới, tiêu, cấp nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do các đơn vị quản lý thuỷ nông tỉnh Quảng Nam cung cấp dịch vụ, thì đơn giá đặt hàng thực hiện theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.

Điều 9. Hợp đồng đặt hàng

1. Trên cơ sở diện tích tưới, tiêu, cấp nước được miễn thuỷ lợi phí do Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt, đơn giá đặt hàng và dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, việc thực hiện ký hợp đồng đặt hàng với các đơn vị quản lý thuỷ nông như sau:

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký hợp đồng đặt hàng đối với đơn vị quản lý thuỷ nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

b) Ủy ban nhân dân các quận, huyện ký hợp đồng đặt hàng với đơn vị quản lý thuỷ nông do quận, huyện quản lý; kể cả đơn vị quản lý công trình ngoài ngân sách.

2. Việc ký hợp đồng đặt hàng thực hiện theo Thông tư số 11/2009/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.

3. Khi ký hợp đồng đặt hàng, tuỳ theo đặc thù của từng hệ thống công trình thuỷ lợi, cơ quan đặt hàng (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân quận, huyện) quy định tỷ lệ hoặc mức hợp lý về duy tu, sửa chữa, nâng cấp công trình thuỷ lợi và kinh phí phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão cho công trình thuỷ lợi trong hợp đồng đặt hàng. Kinh phí này chỉ được dùng để duy tu, sửa chữa, nâng cấp công trình thuỷ lợi, không được dùng vào mục đích khác, không được chuyển thành lãi của đơn vị nhận đặt hàng. Nếu không dùng hết, đơn vị kết chuyển kinh phí sang năm sau để duy tu, sửa chữa, nâng cấp và phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão công trình thuỷ lợi. Tỷ lệ hoặc mức về duy tu, sửa chữa, nâng cấp là cơ sở xem xét thực hiện hợp đồng buộc các đơn vị quản lý thuỷ nông phải duy tu, sửa chữa, nâng cấp và tổ chức phòng, chống lụt, bão cho công trình, hạn chế để công trình bị hư hỏng, xuống cấp nặng hoặc xảy ra sự cố nguy hiểm.

4. Mẫu hợp đồng đặt hàng được thực hiện theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy định này. Việc ký hợp đồng đặt hàng phải hoàn thành truớc ngày 31 tháng 12 của năm trước năm kế hoạch.

5. Kết thúc năm tài chính, cơ quan đặt hàng và đơn vị nhận đặt hàng phải lập Biên bản thanh lý hợp đồng đặt hàng theo Phụ lục 4, Biên bản này là căn cứ để cơ quan đặt hàng thanh, quyết toán kinh phí cho đơn vị nhận đặt hàng và quyết toán kinh phí được ngân sách nhà nước cấp bù do miễn thuỷ lợi phí.

Điều 10. Điều chỉnh giá trị hợp đồng đặt hàng

Giá trị hợp đồng đặt hàng chỉ được điều chỉnh trong trường hợp Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng hoặc Nhà nước thay đổi cơ chế, chính sách về thuỷ lợi phí có ảnh hưởng đến giá trị hợp đồng đặt hàng.

Chương III

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ THỰC HIỆN MIỄN THUỶ LỢI PHÍ

Điều 11. Lập, bổ sung dự toán, tạm ứng, thanh toán kinh phí thực hiện miễn thuỷ lợi phí:

1. Về lập dự toán:

Hằng năm, vào thời điểm lập dự toán ngân sách cho năm sau, trên cơ sở diện tích tưới, tiêu, cấp nước được miễn thuỷ lợi phí do UBND thành phố phê duyệt và đơn giá dịch vụ tưới nước, tiêu nước, cấp nước tại Quy định này, các đơn vị quản lý thuỷ nông lập kế hoạch tưới nước, tiêu nước, cấp nước theo từng biện pháp tưới, tiêu, cấp nước; dự toán kinh phí cấp bù do miễn thuỷ lợi phí và kinh phí hỗ trợ khác báo cáo cơ quan có thẩm quyền giao kế hoạch, cụ thể như sau:

a) Đơn vị quản lý thuỷ nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, lập dự toán gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định;

b) Đơn vị quản lý thuỷ nông do quận, huyện quản lý; kể cả đơn vị quản lý công trình ngoài ngân sách lập dự toán gửi Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc phòng Kinh tế các quận) và Phòng Tài chính quận, huyện để thẩm định, tổng hợp báo cáo UBND quận, huyện và gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp chung.

c) Yêu cầu khi lập dự toán:

- Việc lập dự toán phải căn cứ diện tích (hoặc m3 nước) theo từng biện pháp tưới, tiêu, cấp nước phù hợp với quy định của UBND thành phố về miễn thuỷ lợi phí.

- Dự toán kinh phí cấp bù do miễn thuỷ lợi phí là bộ phận trong kế hoạch tài chính của đơn vị quản lý thuỷ nông. Tuỳ thuộc vào mô hình tổ chức quản lý thuỷ nông, kế hoạch tài chính được lập theo quy định hiện hành của Nhà nước.

d) Kinh phí thực hiện miễn thuỷ lợi phí được bố trí trong dự toán chi sự nghiệp nông nghiệp và phát triển nông thôn hằng năm.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổng hợp, thẩm tra dự toán kinh phí cấp bù do miễn thuỷ lợi phí của các đơn vị quản lý thuỷ nông và UBND các quận, huyện gửi đến để gửi Sở Tài chính cân đối, phân bổ kinh phí thực hiện vào dự toán chi ngân sách thành phố và báo cáo UBND thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định.

3. Bổ sung dự toán, tạm ứng, thanh toán kinh phí miễn thuỷ lợi phí

a) Căn cứ kinh phí cấp bù do miễn thuỷ lợi phí được phân bổ trong dự toán chi sự nghiệp nông nghiệp và phát triển nông thôn trong ngân sách thành phố hằng năm và đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính lập thủ tục trình Uỷ ban nhân dân thành phố bổ sung dự toán kinh phí cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và bổ sung dự toán kinh phí có mục tiêu cho Uỷ ban nhân dân các quận, huyện để tạm ứng cho các đơn vị quản lý thuỷ nông.

b) Căn cứ vào hợp đồng đặt hàng được ký, cơ quan đặt hàng tạm ứng 50% kinh phí theo hợp đồng cho đơn vị nhận đặt hàng. Sau khi có báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng giữa năm, cơ quan đặt hàng ứng tiếp 40% kinh phí theo hợp đồng, 10% kinh phí còn lại được thanh toán sau khi hợp đồng được thanh lý.

c) Việc tạm ứng, thanh toán kinh phí quy định tại Điểm b, Khoản này được thực hiện trong điều kiện thời tiết bình thường. Trường hợp thiên tai xảy ra bất thường, đơn vị quản lý thuỷ nông đề nghị cơ quan đặt hàng tạm ứng trước kinh phí để khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi dự toán được giao; đồng thời, tổng hợp các khoản thiệt hại báo cáo cơ quan đặt hàng xem xét trình cơ quan có thẩm quyền quyết định. Đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi do cấp nào quản lý thì sử dụng ngân sách cấp đó để giải quyết. Nếu ngân sách quận, huyện khó khăn thì Uỷ ban nhân dân quận, huyện đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.

Điều 12. Hồ sơ, thủ tục thanh, quyết toán

1. Hồ sơ thanh, quyết toán gồm:

- Hồ sơ hợp đồng đặt hàng;

- Hợp đồng tưới nước, tiêu nước, cấp nước của đơn vị quản lý thuỷ nông với các đơn vị dùng nước (tổ hợp tác, hợp tác xã), hộ dùng nước;

- Bảng kê đối tượng, diện tích tưới, tiêu, cấp nước được miễn thuỷ lợi phí;

- Biên bản nghiệm thu hợp đồng về số lượng, chất lượng cung cấp dịch vụ tưới nước, tiêu nước, cấp nước hoàn thành;

- Biên bản thanh lý hợp đồng và các tài liệu khác có liên quan.

2. Thủ tục thanh, quyết toán

a) Trình tự, thủ tục thanh, quyết toán kinh phí thực hiện theo Luật Ngân sách Nhà nước, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chỉnh phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các quận, huyện thực hiện quyết toán với Sở Tài chính theo chế độ quyết toán kinh phí ngân sách hiện hành.

3. Xử lý kinh phí cấp thừa, thiếu: Căn cứ dự toán kinh phí được phân bổ, nếu kinh phí cấp năm trước chưa sử dụng hết, cơ quan nhận đặt hàng phải nộp trả ngân sách nhà nước phần cấp thừa. Nếu kinh phí cấp năm trước chưa đủ để thanh toán cho các đơn vị nhận đặt hàng thì số thiếu lấy từ dự toán kinh phí năm nay để thanh toán.

Điều 13. Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận, huyện tổ chức thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chấp hành quy chế tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị về sử dụng kinh phí thực hiện miễn thuỷ lợi phí và tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh theo Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 06/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 115/2007/TT-BTC ngày 25/9/2007 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn sắp xếp lại hoạt động của các đơn vị quản lý thuỷ nông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu đặt hàng tưới, tiêu, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

2. Chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân các quận, huyện hướng dẫn, quy định tỷ lệ, mức duy tu sửa chữa thường xuyên, nâng cấp các công trình thuỷ lợi và phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão các công trình thuỷ lợi, đảm bảo thực hiện tốt việc tưới, tiêu, cấp nước theo hợp đồng đặt hàng đã ký.

3. Thực hiện ký hợp đồng đặt hàng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện miễn thuỷ lợi phí với các đơn vị quản lý thuỷ nông do cấp thành phố quản lý.

4. Chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân các quận, huyện tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt diện tích đất, mặt nước được miễn thuỷ lợi phí, cả diện tích tưới, tiêu, cấp nước thuộc công trình thuỷ lợi đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và công trình ngoài ngân sách.

5. Tham mưu, đề xuất thực hiện công tác sửa chữa các công trình thuỷ lợi do hậu quả lụt, bão gây ra và phương án chống hạn trong phạm vi chức năng quản lý của đơn vị; kể cả kinh phí thực hiện chống hạn, khắc phục hậu quả lụt bão; gửi Sở Tài chính thẩm tra về kinh phí, trình Uỷ ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.

6. Thẩm định dự toán của các đơn vị quản lý thuỷ nông thuộc thành phố quản lý và tổng hợp quyết toán vào kinh phí sự nghiệp ngành theo quy định.

Điều 15. Trách nhiệm của Sở Tài chính

1. Tham mưu Uỷ ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí thực hiện miễn thuỷ lợi phí trong dự toán ngân sách thành phố hằng năm theo quy định.

2. Thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt quyết toán kinh phí thực hiện miễn thuỷ lợi phí.

3. Giúp Uỷ ban nhân dân thành phố thẩm tra kinh phí theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu tại khoản 5, Điều 14 Quy định này.

Điều 16. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các quận, huyện

1. Thực hiện ký hợp đồng đặt hàng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện miễn thuỷ lợi phí đối với các đơn vị quản lý thuỷ nông do quận, huyện quản lý.

2. Tổng hợp diện tích đất, mặt nước được miễn thuỷ lợi phí và dự toán ngân sách miễn thuỷ lợi phí thuộc ngân sách quận, huyện (cả diện tích tưới, tiêu, cấp nước thuộc công trình thuỷ lợi đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và công trình ngoài ngân sách) gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp chung để gửi Sở Tài chính cân đối, phân bổ dự toán kinh phí thực hiện báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố.

3. Chỉ đạo việc thực hiện duy tu, sửa chữa thường xuyên và công tác phòng, chống lụt, bão đối với các công trình thuỷ lợi thuộc quận, huyện quản lý.

4. Thực hiện công tác giám sát việc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước của các đơn vị quản lý thuỷ nông trên địa bàn.

5. Thẩm định dự toán của các đơn vị quản lý thuỷ nông thuộc quận, huyện quản lý, thẩm tra và tổng hợp quyết toán kinh phí chung vào ngân sách quận,

huyện theo quy định.

Điều 17. Trách nhiệm của UBND các phường, xã

1. Phối hợp các đơn vị quản lý thuỷ nông lập bảng kê đối tượng và diện tích đất tưới, tiêu, cấp nước được miễn thuỷ lợi phí trên địa bàn xã, phường.

2. Hướng dẫn cộng đồng dân cư tổ chức tổ, đội thuỷ nông thực hiện công tác thuỷ nông nội đồng nhằm sử dụng nguồn nước tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 18. Trách nhiệm của các đơn vị quản lý thuỷ nông

1. Tổ chức quản lý và khai thác các công trình thuỷ lợi có hiệu quả, thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt, bão và thường xuyên duy tu, bảo dưỡng công trình đầu mối, hệ thống kênh tưới để nâng cao năng lực tưới, tiêu, cấp nước của các công trình.

2. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền quyết định diện tích miễn thuỷ lợi phí. Thực hiện công khai tài chính theo quy định của nhà nước.

3. Phối hợp với các địa phương lập bảng kê đối tượng và diện tích đất tưới, tiêu, cấp nước được miễn thuỷ lợi phí; thực hiện cung cấp, điều phối nguồn nước tưới cho từng cánh đồng, bảo đảm tưới đúng thời vụ, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp.

4. Thực hiện ký hợp đồng và hạch toán kinh tế theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản phẩm nước tưới do mình cung cấp.

5. Trường hợp nắng hạn kéo dài dẫn đến các công trình thuỷ lợi đầu mối do đơn vị quản lý thuỷ nông không còn nguồn nước để cung cấp nước tưới, các đơn vị quản lý thuỷ nông có trách nhiệm đề xuất Uỷ ban nhân dân quận, huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện các biện pháp chống hạn.

Điều 19. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ảnh bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp Sở Tài chính nghiên cứu, đề xuất Uỷ ban nhân dân thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC 1

MỨC THU THUỶ LỢI PHÍ, TIỀN NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Kèm theo Quyết định số 20/2009/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2009 của UBND thành phố Đà Nẵng )

1. Mức thu thuỷ lợi phí phục vụ mục đích sản xuất lương thực:

TT

Biện pháp công trình

Mức thu (đồng/ha/vụ)

1

Diện tích đất trồng lúa

 

a

Diện tích tưới chủ động 100%

 

-

Tưới, tiêu bằng động lực (bơm điện, bơm dầu)

939.000

-

Tưới, tiêu bằng trọng lực (hồ chứa, đập dâng)

824.000

-

Tưới, tiêu bằng trọng lực kết hợp động lực hỗ trợ

866.000

b

Diện tích tưới chủ động một phần

 

b1

Trường hợp tưới, tiêu chủ động một phần thì thu bằng 60% mức phí trên

b2

Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu bằng trọng lực, thu bằng 40% mức phí trên

b3

Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu bằng động lực, thu bằng 50% mức phí trên

b4

Trường hợp lợi dụng thuỷ triều để tưới, tiêu thì thu bằng 70% mức phí tưới tiêu bằng trọng lực

2

Diện tích trồng mạ, rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày; kể cả cây vụ đông thì mức thu thuỷ lợi phí bằng 40% mức thu thuỷ lợi phí đất trồng lúa

2. Mức thu thuỷ lợi phí phục vụ mục đích không phải sản xuất lương thực:

TT

Các đối tượng dùng nước

Đơn vị tính

Thu theo các biện pháp công trình

Bơm điện

Hồ đập, kênh, cống

1

Cấp nước dùng cho sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp

đồng/m3

1.500

750

2

Cấp nước cho nhà máy nước sinh hoạt, chăn nuôi

đồng/m3

1.100

750

3

Cấp nước tưới cho cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, hoa và cây dược liệu (Trường hợp không tính theo mét khối (m3) thì thu theo diện tích (ha), mức thu bằng 40% mức thu thủy lợi phí đối với đất trồng lúa

đồng/m3

850

700

4

Cấp nước để nuôi trồng thủy sản

đồng/m3

đồng/m2

mặt thoáng

700

500

250

5

- Nuôi trồng thủy sản tại công trình hồ chứa thủy lợi.

- Nuôi cá bè.

% giá trị sản lượng

7%

8%

6

Sử dụng công trình thủy lợi để kinh doanh du lịch, nghỉ mát, an dưỡng, giải trí (kể cả kinh doanh sân gôn, casinô, nhà hàng).

Tổng giá trị doanh thu

10%

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP BẢNG KÊ DIỆN TÍCH TƯỚI NƯỚC, CẤP NƯỚC ĐƯỢC MIỄN THỦY LỢI PHÍ NĂM
(Kèm theo Quyết định số 20/2009/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2009 của UBND thành phố Đà Nẵng )

Đơn vị quản lý thủy nông: ………………………………………………

TT

Địa danh

Tổng diện tích gieo trồng (m2)

Chia ra

Lúa vụ Đông xuân

Lúa vụ Hè thu

Cây rau màu vụ Đông xuân

Cây rau màu vụ hè thu

DT NTTS

1

Đội sản xuất, tổ dân phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

(Kèm theo bảng kê chi tiết diện tích tưới nước, cấp nước được miễn thủy lợi phí đến hộ dùng nước)

 

Người lập biểu

 

 

Xác nhận

UBND phường (Xã) UBND quận (huyện) 

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

BẢNG KÊ DIỆN TÍCH TƯỚI NƯỚC, CẤP NƯỚC ĐƯỢC MIỄN THỦY LỢI PHÍ NĂM ……

(Chi tiết đến hộ dùng nước)

TT

Địa danh

Tổng diện tích gieo trồng (m2)

Chia ra

Lúa vụ Đông xuân

Lúa vụ Hè thu

Cây rau màu vụ Đông xuân

Cây rau màu vụ hè thu

DT NTTS

1

Hộ dùng nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 (Kèm theo bảng kê chi tiết diện tích tưới nước, cấp nước được miễn thủy lợi phí đến hộ dùng nước)

 

Người lập biểu

Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 3

(Kèm theo Quyết định số 20/2009/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2009 của UBND thành phố Đà Nẵng )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------

HỢP ĐỒNG ĐẶT HÀNG

Cung ứng và sử dụng dịch vụ cấp nước, tưới nước và tiêu nước năm.....

Số: …/HĐ-ĐH

Căn cứ Bộ luật Dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi số 32/2001/PL/UBTVQH10 ngày 04 tháng 4 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

Căn cứ Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi và Đính chính số 47/ĐC-CP ngày 09 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ để đính chính Nghị định số 115/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm công ích và Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích;

Căn cứ Thông tư số 11/2009/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi và Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi;

Căn cứ Thông tư số 36/2009/TT-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;

Căn cứ Quyết định số /2009/QĐ-UBND ngày tháng năm 2009 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định về quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước để thực hiện miễn thuỷ lợi phí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Căn cứ nhu cầu nước tưới cho sản xuất lúa, rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày của hộ nông dân trên địa bàn phường (xã).

Hôm nay, ngày ...... tháng .... năm….., tại ………, đại diện các bên ký kết hợp đồng đặt hàng cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp gồm có:

1. ĐẠI DIỆN BÊN A (Cơ quan đặt hàng):…………………..………….

- Ông (bà):......................................... Chức vụ .........................................

- Địa chỉ: …………………………………………………………………

- Điện thoại: ..................................... Fax : ................................................

- Tài khoản: …………………………Tại kho bạc Nhà nước……. ……..

2. ĐẠI DIỆN BÊN B (Cơ quan nhận đặt hàng):…..……………. ………

- Ông (bà):…………………………. Chức vụ : …………………………

- Địa chỉ: ………………………………………………………………….

- Điện thoại:………………………….Fax………………………………..

- Tài khoản: …………………………Tại Ngân hàng …………………….

- Mã số thuế: ……………………………………………………………..

Hai bên đã thỏa thuận và thống nhất ký hợp đồng đặt hàng cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp theo các điều khoản sau đây:

Điều 1. Bên B đồng ý cung cấp nước tưới cho bên A để sản xuất nông nghiệp theo số lượng (diện tích), hình thức tưới, chất lượng, đơn giá và địa điểm giao nhận nước như sau:

1. Số lượng và hình thức tưới :

TT

Hình thức tưới

Tổng DT tuới cả năm

Cây lúa

Chia ra

Cây màu

Chia ra

DT NTTS

Đông Xuân

Hè Thu

Đông Xuân

Hè Thu

A

B

1=2+5+8

2=3+4

3

4

5=6+7

6

7

8

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Trạm bơm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tưới thẳng (tưới chủ động 100% )

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tưới chủ động một phần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tưới tạo nguồn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Hồ đập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tưới thẳng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tưới chủ động một phần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tưới tạo nguồn

 

 

 

 

 

 

 

 

2 .Chất lượng dịch vụ cung cấp nước tưới :

- Thời gian tưới: phải đáp ứng yêu cầu của hộ dùng nước và phù hợp với khung lịch thời vụ sản xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được ghi cụ thể trong văn bản yêu cầu tưới của hộ dùng nước.

- Về lượng nước: Phải cung cấp đủ lượng nước cần thiết theo qui trình sản xuất lúa, rau, màu, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản của ngành nông nghiệp trong suốt vụ sản xuất.

3. Địa điểm giao nhận nước:

Bên B cung cấp đầy đủ nước tưới cho bên A tại vị trí cống cấp nước đầu kênh tưới nội đồng của hộ dùng nước, bảo đảm đủ lưu lượng nước để dẫn vào kênh tưới nội đồng.

4. Đơn giá: Thực hiện theo quy định hiện hành của UBND thành phố Đà Nẵng về phê duyệt đơn giá dịch vụ tưới, tiêu, cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố (nếu nguồn nước tưới của đơn vị cung cấp thuộc tỉnh Quảng Nam thì ghi thực hiện theo quy định của UBND tỉnh Quảng Nam).

Điều 2. Giá trị hợp đồng: ……………..đồng.

Bằng chữ.............................................................................., trong đó:

- Tỷ lệ duy tu, sửa chữa công trình thủy lợi:…….%, tương ứng giá trị: …………….đồng.

Điều 3. Phương thức nghiệm thu và thanh toán

1. Phương thức nghiệm thu

- Ngay sau khi kết thúc vụ tưới (thời điểm bên B ngừng cấp nước), bên B chủ động trao đổi với bên A để thống nhất lập kế hoạch tổ chức nghiệm thu.

- Trên cơ sở hồ sơ nghiệm thu cơ sở (giữa đơn vị quản lý thuỷ nông với đại diện hộ dùng nước), Bên A thực hiện nghiệm thu kết quả tưới thực tế tại đồng ruộng theo từng thôn, tổ dân phố hoặc đội sản xuất, có sự tham gia của đại diện nông dân sử dụng nước tưới.

2. Phương thức thanh toán

- Tạm ứng và thanh toán hợp đồng: Căn cứ vào hợp đồng đặt hàng đã ký, vào giữa mỗi vụ sản xuất, đơn vị đặt hàng tạm ứng 50% kinh phí theo hợp đồng cho đơn vị nhận đặt hàng. Sau khi có báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng giữa năm, cơ quan đặt hàng ứng tiếp 40% kinh phí theo hợp đồng, 10% kinh phí còn lại được thanh toán sau khi hợp đồng được thanh lý.

- Hình thức thanh toán: Bằng chuyển khoản.

Điều 4. Trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên :

1. Trách nhiệm và nghĩa vụ của Bên B:

1.1. Đảm bảo cung cấp nước tưới đầy đủ, kịp thời cho bên A để sản xuất theo đúng lịch thời vụ và đúng qui trình kỹ thuật sản xuất ngành nông nghiệp.

1.2. Bên B chịu trách nhiệm lập kế hoạch phân phối nước hợp lý cho từng khu tưới và chủ động bàn bạc với bên A để thống nhất lịch tưới.

1.3. Trong điều kiện bình thường, công trình không xảy ra sự cố nhưng do bên B thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn đến không bảo đảm nước tưới làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng thì bên B phải bồi thường thiệt hại cho nông dân.

1.4 Thực hiện duy tu, sửa chữa các công trình thuỷ lợi nhằm đảm bảo cung cấp nguồn nước tưới theo hợp đồng đã ký. Kinh phí duy tu, sửa chữa công trình thuỷ lợi phải được sử dụng đúng mục đích, không được chuyển thành lãi của đơn vị. Nếu không dùng hết, đơn vị kết chuyển sang năm sau để duy tu, sửa chữa, nâng cấp và phục vụ công tác phòng chống lụt, bão công trình thuỷ lợi.

1.5 Thực hiện các nghĩa vụ khác được quy định cụ thể trong hợp đồng tưới, tiêu, cấp nước giữa bên B với đại diện hộ dùng nước.

2. Trách nhiệm và nghĩa vụ của Bên A:

2.1. Cung cấp cho Bên B tiến độ làm đất, gieo sạ, lịch tưới từng khu vực để Bên B có kế hoạch phân phối nước kịp thời, hợp lý, tránh lãng phí nước.

2.2. Sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ môi trường nước, bảo vệ công trình thủy lợi trong phạm vi quản lý của mình.Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục và áp dụng các biện pháp nghiêm cấm vứt rác thải và vật thải rắn khác vào lòng kênh.

Điều 5. Điều khoản chung

Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng và các văn bản liên quan được nêu trong hợp đồng này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc giải quyết.

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký, được lập thành 08 bản, có giá trị như nhau. Bên A giữ 06 bản, Bên B giữ 02 bản.

 

ĐẠI DIÊN BÊN B

ĐẠI DIỆN BÊN A

 

PHỤ LỤC 4

(Kèm theo Quyết định số 20/2009/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2009 của UBND thành phố Đà Nẵng )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG ĐẶT HÀNG

Cung ứng và sử dụng dịch vụ cấp nước, tưới nước và tiêu nước năm 2009

Số: ………/BBTLHĐ

Căn cứ Bộ luật Dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi số 32/2001/PL/UBTVQH10 ngày 04 tháng 4 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

Căn cứ Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi và Đính chính số 47/ĐC-CP ngày 09 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ để đính chính Nghị định số 115/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm công ích và Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích;

Căn cứ Thông tư số 11/2009/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi và Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi;

Căn cứ Thông tư số 36/2009/TT-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;

Căn cứ Quyết định số /2009/QĐ-UBND ngày tháng năm 2009 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định về quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước để thực hiện miễn thuỷ lợi phí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Căn cứ Hợp đồng kinh tế số /HĐ-ĐH ngày tháng năm giữa…...

Căn cứ vào báo cáo kết quả sản xuất và cung ứng sản phẩm đặt hàng.

Hôm nay, ngày…… tháng…..năm……,tại ……………đại diện các bên thực hiện thanh lý hợp đồng đặt hàng cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, gồm có :

1. ĐẠI DIỆN BÊN A (Cơ quan đặt hàng):……………………………..

- Ông (bà):......................................... Chức vụ .........................................

- Địa chỉ: ………………………………………………………………….

- Điện thoại: ………………………………………………………………

- Tài khoản: …………………………Tại Kho bạc Nhà nước……………

2. ĐẠI DIỆN BÊN B (Cơ quan nhận đặt hàng):……………………. ….

- Ông (bà):…………………………. Chức vụ : …………………………

- Địa chỉ: ………………………………………………………………….

- Điện thoại:………………………….Fax………………………………..

- Tài khoản: …………………………Tại Ngân hàng …………………….

- Mã số thuế: ………………………………………………………………

3. ĐẠI DIỆN CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN:

- ..…………………………………………………………………………

Sau khi kiểm tra, Hội đồng nghiệm thu thống nhất thanh lý hợp đồng đặt hàng cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp như sau:

1. Số lượng và hình thức tưới thực tế hoàn thành:

TT

Hình thức tưới

Tổng DT tuới cả năm

Cây lúa

Chia ra

Cây màu

Chia ra

DT NTTS

Đông Xuân

Hè Thu

Đông Xuân

Hè Thu

A

B

1=2+5+8

2=3+4

3

4

5=6+7

6

7

8

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Trạm bơm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tưới thẳng (tưới chủ động 100% )

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tưới chủ động một phần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tưới tạo nguồn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Hồ đập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tưới thẳng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tưới chủ động một phần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tưới tạo nguồn

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chất lượng dịch vụ cung cấp nước tưới :

……………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

3. Thanh toán:

- Giá trị thuỷ lợi phí theo hợp đồng tưới: ……………………………….

- Giá trị thuỷ lợi phí thực tế nghiệm thu thanh toán: ……………………

- Bên A đã tạm ứng cho bên B:………………………………………….

- Số tiền còn lại đề nghị thanh toán:……………………………………

(Kèm theo bảng chiết tính chi tiết)

4. Tỷ lệ duy tu, sữa chữa công trình thuỷ lợi %, tương ứng với giá trị: ……………….đồng.

- Kinh phí đã sử dụng:…………….đồng;

- Kinh phí còn lại chuyển sang năm sau:…………….đồng.

5. Kết luận của Hội đồng nghiệm thu:

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

 

HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
 

ĐẠI DIÊN BÊN B

ĐẠI DIỆN BÊN A

 

ĐẠI DIỆN CÁC BÊN LIÊN QUAN

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 20/2009/QĐ-UBND quy định về quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước để thực hiện miễn thuỷ lợi phí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

  • Số hiệu: 20/2009/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 13/08/2009
  • Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
  • Người ký: Võ Duy Khương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/08/2009
  • Ngày hết hiệu lực: 19/07/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản