Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2007/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 13 tháng 3 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND thành phố ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài;
Thực hiện Qui chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại ban hành kèm theo Quyết định số 101-QĐ/TW ngày 04 tháng 6 năm 2004 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
Căn cứ Quyết định số 28/2005/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Ngoại vụ thành phố Đà Nẵng,
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ ĐÓN TIẾP CÁC ĐOÀN KHÁCH QUỐC TẾ CỦA LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ VÀ CÁC SỞ BAN NGÀNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2007 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về nghi thức đón tiếp và làm việc giữa lãnh đạo Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và các sở, ban, ngành thành phố Đà Nẵng với các đoàn khách quốc tế và người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi chung là khách quốc tế) đến thăm chính thức (ở cấp quốc gia và địa phương), thăm làm việc, thăm cá nhân, quá cảnh tại thành phố Đà Nẵng và một số nghi lễ đối với các cơ quan lãnh sự nước ngoài đóng tại thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Nguyên tắc tổ chức đón tiếp và làm việc với khách quốc tế
1. Việc tổ chức đón tiếp và làm việc với khách quốc tế phải tuân thủ theo đúng quy định hiện hành về đón tiếp và làm việc với khách quốc tế như: Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại (ban hành kèm theo Quyết định số 101-QĐ/TW ngày 04/6/2004 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng), Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 của Chính phủ về nghi lễ nhà nước về đón tiếp khách nước ngoài và Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn thành phố (ban hành kèm theo Quyết định số 3789/QĐ-TU ngày 14/11/2005 của Thành uỷ Đà Nẵng), Quy chế thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (ban hành kèm theo Quyết định số 28/2005/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ); và các văn bản khác có liên quan.
2. Đảm bảo các nguyên tắc ngoại giao, luật pháp, tập quán quốc tế và tôn trọng phong tục tập quán của người Việt Nam.
3. Việc đón tiếp và làm việc với khách quốc tế, tùy theo tính chất và mức độ, phải có hướng dẫn của các cơ quan chủ quản Trung ương và tham mưu của Sở Ngoại vụ để chuẩn bị chu đáo về các nghi thức lễ tân và nội dung làm việc cho lãnh đạo thành phố nhằm phục vụ tốt công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của quốc gia nói chung, thành phố Đà Nẵng nói riêng.
4. Trong công tác tổ chức đón tiếp khách cấp cao nước ngòai, phải chú trọng yêu cầu chính trị và vận dụng nguyên tắc bình đẳng, có đi có lại để tổ chức đón tiếp với mức độ và hình thức phù hợp.
QUY ĐỊNH VỀ BỐ TRÍ ĐÓN TIẾP CÁC ĐOÀN KHÁCH QUỐC TẾ CỦA LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Điều 4. Khách quốc tế do Thường trực Thành ủy tiếp và làm việc:
1. Bí thư Thành ủy tiếp và làm việc:
a. Nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu Chính phủ đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền có quan hệ chính thức với Đảng Cộng sản Việt Nam;
b. Phó nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, đồng thời là Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cầm quyền có quan hệ chính thức với Đảng Cộng sản Việt Nam;
c. Cựu nguyên thủ quốc gia, nguyên là người đứng đầu Đảng cầm quyền có quan hệ chính thức với Đảng Cộng sản Việt Nam;
d. Bí thư tỉnh ủy/thành ủy các địa phương nước ngoài có quan hệ hữu nghị truyền thống, đặc biệt với Việt Nam nói chung và với Đà Nẵng nói riêng;
e. Một số đối tượng khách quốc tế khác khi xét thấy cần thiết.
2. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy tiếp và làm việc
a. Cựu lãnh đạo Đảng cầm quyền có quan hệ chính thức với Đảng Cộng sản Việt Nam;
b. Phó Chánh Văn phòng TW Đảng cầm quyền có quan hệ chính thức với Đảng Cộng sản Việt Nam;
c. Phó Bí thư tỉnh ủy/thành ủy các địa phưong nước ngoài có quan hệ hữu nghị truyền thống, đặc biệt với Việt Nam nói chung và với Đà Nẵng nói riêng;
d. Trưởng các Ban của Đảng, Giám đốc Công an kiêm Ủy viên Thường vụ tỉnh ủy/thành ủy các địa phương nước ngoài có quan hệ hữu nghị truyền thống, đặc biệt với Việt Nam nói chung và với Đà Nẵng nói riêng;
e. Một số đối tượng khách quốc tế khác khi xét thấy cần thiết;
f. Các đoàn khách thuộc phạm vi Bí thư tiếp nhưng Bí thư đi vắng hoặc ủy quyền tiếp.
Điều 5. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy tiếp và làm việc khi được Thường trực Thành ủy giao:
1. Các ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy các địa phương của nước ngoài;
2. Một số đối tượng khách Thường trực Thành ủy ủy quyền hoặc giao các Ủy viên Thường vụ Thành ủy tiếp và làm việc.
Điều 6. Thường trực HĐND thành phố tiếp và làm việc
1. Chủ tịch HĐND thành phố tiếp và làm việc:
a. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội (Thượng viện, Hạ viện); Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch, Tổng Thư ký Tổ chức liên Nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPO); Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và các tổ chức liên Nghị viện khác;
b. Cựu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội; Cựu Chủ tịch, Tổng Thư ký Tổ chức liên Nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPO); Cựu Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và các tổ chức liên Nghị viện khác đến thăm Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội;
c. Chánh Văn phòng Quốc hội;
d. Chủ tịch HĐND các địa phương nước ngoài;
e. Một số đối tượng khách quốc tế khác khi xét thấy cần thiết.
2. Phó Chủ tịch HĐND thành phố tiếp và làm việc
a. Phó Chủ tịch HĐND các địa phương nước ngoài có quan hệ;
b. Cựu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội; Cựu Chủ tịch, Tổng Thư ký Tổ chức liên Nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPO); Cựu Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và các tổ chức liên Nghị viện khác thăm cá nhân, nghỉ mát, quá cảnh; các Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội;
c. Các đoàn khách thuộc phạm vi Chủ tịch HĐND thành phố tiếp nhưng Chủ tịch HĐND thành phố đi vắng hoặc ủy quyền tiếp.
Điều 7. UBND thành phố tiếp và làm việc
1. Chủ tịch UBND thành phố tiếp và làm việc
a. Nguyên thủ quốc gia, Phó Nguyên thủ quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ
b. Người kế vị Vua hoặc kế vị Nữ hoàng;
c. Tổng Thư ký Liên hiệp quốc;
d. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam;
e. Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng các Bộ và các Cơ quan ngang Bộ;
f. Tỉnh trưởng, Thị trưởng các địa phương của nước ngoài;
g. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị các tập đoàn kinh tế lớn;
h. Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế lớn;
i. Một số đối tượng khách quốc tế khác khi xét thấy cần thiết.
2. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, phụ trách các lĩnh vực thương mại, du lịch, công nghiệp, thủy sản nông lâm, phát triển nông thôn, miền núi, phòng chống bão lụt... tiếp và làm việc
a. Thứ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ của nước ngòai;
b. Tổng lãnh sự của các nước tại Việt Nam;
c. Phó Tỉnh trưởng, Phó Thị trưởng các địa phương của nước ngoài;
d. Các thành viên của Hoàng gia;
e. Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc các tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại;
f. Giám đốc, Phó giám đốc các tổ chức quốc tế;
g. Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam và trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
h. Tổng Giám đốc, Giám đốc các tổ chức kinh tế, tài chính có nhu cầu tiếp xúc để tìm hiểu đầu tư, hợp tác trong lĩnh vực thương mại, du lịch, công nghiệp, thủy sản nông lâm, phát triển nông thôn, miền núi, phòng chống bão lụt...;
i. Một số đối tượng khách quốc tế khác khi xét thấy cần thiết;
k. Các đoàn khách thuộc phạm vi Chủ tịch tiếp nhưng Chủ tịch đi vắng hoặc ủy quyền tiếp.
3. Khách quốc tế do Phó Chủ tịch UBND thành phố phụ trách quản lý đô thị; tài nguyên và môi trường, giao thông công chính, ngoại vụ, kinh tế đối ngoại, đầu tư trong nước, viên trợ phát triển chính thức (ODA) ... tiếp và làm việc
a. Tổng Giám đốc, Giám đốc các tổ chức kinh tế, tài chính có nhu cầu tiếp xúc để tìm hiểu đầu tư, hợp tác trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường, giao thông công chính, ngoại vụ, kinh tế đối ngoại, đầu tư trong nước, viện trợ phát triển chính thức (ODA)...;
b. Giám đốc các dự án trên các lĩnh vực có liên quan tại thành phố Đà Nẵng (trong trường hợp cần thiết);
c. Các đoàn khách do Chủ tịch ủy quyền tiếp.
4. Phó Chủ tịch UBND thành phố phụ trách khoa học - công nghệ, văn hoá thông tin, y tế, giáo dục và đào tạo, dân số, tôn giáo, dân tộc, công tác người Việt Nam ở nước ngoài, viện trợ phi chính phủ (NGO) và các vấn đề xã hội khác, tiếp và làm việc
a. Các đoàn đại diện của các tổ chức tôn giáo;
b. Các phái đoàn người Việt Nam ở nước ngoài về thăm quê hương và tìm cơ hội đầu tư, giúp đỡ phát triển thành phố;
c. Giám đốc, Phó Giám đốc các hãng thông tấn báo chí nước ngoài, Trưởng đại diện các hãng thông tấn báo chí nước ngoài đóng tại Việt Nam;
d. Giám đốc các tổ chức phi chính phủ quốc tế
e. Trưởng văn phòng đại diện tạm thời của các tổ chức phi chính phủ đóng tại Việt Nam và trên địa bàn thành phố Đà Nẵng khi xét thấy cần thiết;
f. Các đoàn đại diện của các nước đến làm việc và hoạt động trên các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, y tế, giao lưu văn hóa, hữu nghị, thể thao;
g. Các đoàn có nội dung làm việc liên quan đến vấn đề dân tộc;
h. Các đoàn khách do Chủ tịch ủy quyền tiếp.
Điều 8. Lãnh đạo thành phố giao Sở Ngoại vụ tiếp
Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài và các đối tượng khác theo chức trách và nhiệm vụ được giao hoặc do lãnh đạo thành phố ủy quyền.
Điều 9. Lãnh đạo thành phố giao các Sở, ban, ngành tiếp
Các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, các cá nhân nước ngoài… đến thăm và làm việc với thành phố nhằm tìm hiểu và hợp tác về các lĩnh vực tương ứng với chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc do lãnh đạo thành phố uỷ quyền.
Điều 11. Đón tiếp đoàn khách thăm chính thức
Ở cấp Trung ương, đoàn khách quốc tế thăm chính thức là đoàn khách thăm Việt Nam theo lời mời chính thức của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Ở cấp địa phương, đoàn khách thăm chính thức là đoàn khách thăm thành phố Đà Nẵng theo lời mời chính thức của lãnh đạo thành phố nhằm xúc tiến các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác.
Điều 12. Đón tiếp Nguyên thủ quốc gia
1. Đón, tiễn:
- Thành phần đón (tiễn) có Chủ tịch UBND thành phố, Chánh Văn phòng UBND thành phố và Giám đốc Sở Ngoại vụ.
- Đón (tiễn) tại chân cầu thang máy bay, tại ranh giới địa phương, tại bến cảng hoặc tại nhà ga tàu hỏa. Trường hợp đoàn đến bằng đường bộ nhưng gặp trở ngại về thời gian và không gian thì Giám đốc Sở Ngoại vụ đón đoàn tại ranh giới địa phương; các thành phần khác đón tiễn chính thức tại địa điểm đoàn đến đầu tiên (khách sạn, trụ sở tiếp chính thức hoặc nơi đoàn đến thăm).
- Tặng hoa cho trưởng đoàn và phu nhân (nếu có).
2. Tiếp và chiêu đãi:
a. Tiếp:
- Chủ tịch UBND TP chủ trì buổi tiếp.
- Thành phần cùng dự: thành phần chủ chốt các cơ quan Trung ương tháp tùng đoàn, Chánh Văn phòng UBND thành phố và Giám đốc Sở Ngoại vụ. Về phía khách, mời thành viên chính thức và một số quan chức tùy tùng.
b. Chiêu đãi:
- Người chủ trì và thành phần cùng dự: như thành phần quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
- Có diễn văn hoặc lời chúc rượu ngắn.
- Có biểu diễn văn nghệ chào mừng.
3. Tháp tùng đoàn hoạt động tại địa phương:
- Lãnh đạo UBND thành phố, Chánh Văn phòng UBND thành phố và Giám đốc Sở Ngoại vụ.
1. Đón, tiễn:
- Thành phần đón (tiễn): Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố, Chánh Văn phòng Thành ủy, Chánh Văn phòng UBND thành phố và Giám đốc Sở Ngoại vụ. Trong trường hợp Bí thư Thành ủy không thể chủ trì lễ đón thì ủy quyền cho Phó Bí thư Thường trực Thành ủy.
- Đón (tiễn) tại chân cầu thang máy bay, tại ranh giới địa phương, tại bến cảng hoặc tại nhà ga tàu hỏa. Trường hợp đoàn đến bằng đường bộ nhưng gặp trở ngại về thời gian và không gian thì Giám đốc Sở Ngoại vụ đón đoàn tại ranh giới địa phương; các thành phần khác đón tiễn chính thức tại địa điểm đoàn đến đầu tiên (khách sạn, trụ sở tiếp chính thức hoặc nơi đoàn đến thăm).
- Tặng hoa cho trưởng đoàn và phu nhân (nếu có).
2. Tiếp và chiêu đãi:
a. Tiếp:
- Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND thành phố chủ trì buổi tiếp.
- Thành phần dự: thành phần chủ chốt của các cơ quan Trung ương tháp tùng đoàn, phía thành phố, một đồng chí Thường trực Thành uỷ, một đồng chí lãnh đạo UBND thành phố, Chánh Văn phòng Thành ủy, Chánh Văn phòng UBND thành phố và Giám đốc Sở Ngoại vụ.
Về phía khách: mời thành viên chính thức và một số quan chức tùy tùng.
b. Chiêu đãi:
- Người chủ trì và thành phần cùng dự: như thành phần quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
- Có diễn văn hoặc lời chúc rượu ngắn.
- Có biểu diễn văn nghệ chào mừng.
3. Tháp tùng đoàn hoạt động tại địa phương:
- Một đồng chí Thường trực Thành ủy, một đồng chí lãnh đạo UBND thành phố, Chánh Văn phòng Thành ủy, Chánh Văn phòng UBND thành phố và Giám đốc Sở Ngoại vụ.
Điều 14. Đón tiếp Người đứng đầu Chính phủ
1. Đón, tiễn:
- Thành phần đón (tiễn): Chủ tịch UBND thành phố, Chánh Văn phòng UBND thành phố và Giám đốc Sở Ngoại vụ. Trong trường hợp Chủ tịch UBND thành phố không thể chủ trì lễ đón thì ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBND thành phố.
- Đón (tiễn) tại chân cầu thang máy bay, tại ranh giới địa phương, tại bến cảng hoặc tại nhà ga tàu hỏa. Trường hợp đoàn đến bằng đường bộ nhưng gặp trở ngại về thời gian và không gian thì Giám đốc Sở Ngoại vụ đón đoàn tại ranh giới địa phương; các thành phần khác đón tiễn chính thức tại địa điểm đoàn đến đầu tiên (khách sạn, trụ sở tiếp chính thức hoặc nơi đoàn đến thăm).
- Tặng hoa cho trưởng đoàn và phu nhân (nếu có).
2. Tiếp và chiêu đãi:
a. Tiếp:
- Chủ tịch UBND thành phố chủ trì buổi tiếp
- Thành phần dự: thành phần chủ chốt của các cơ quan Trung ương tháp tùng đoàn, Chánh Văn phòng UBND thành phố và Giám đốc Sở Ngoại vụ.
Về phía khách: mời thành viên chính thức và một số quan chức tùy tùng.
b. Chiêu đãi:
- Người chủ trì và thành phần cùng dự: như thành phần quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
- Có diễn văn hoặc lời chúc rượu ngắn.
- Có biểu diễn văn nghệ chào mừng.
3. Tháp tùng đoàn hoạt động tại địa phương:
- Lãnh đạo UBND thành phố, Chánh Văn phòng UBND thành phố và Giám đốc Sở Ngoại vụ.
Điều 15. Đón tiếp Chủ tịch Quốc hội
1. Đón, tiễn:
- Thành phần đón (tiễn): lãnh đạo HĐND thành phố, Chánh Văn phòng HĐND thành phố và Giám đốc Sở Ngoại vụ.
- Đón (tiễn) tại chân cầu thang máy bay, tại ranh giới địa phương, tại bến cảng hoặc tại nhà ga tàu hỏa. Trường hợp đoàn đến bằng đường bộ nhưng gặp trở ngại về thời gian và không gian thì Giám đốc Sở Ngoại vụ đón đoàn tại ranh giới địa phương; các thành phần khác đón tiễn chính thức tại địa điểm đoàn đến đầu tiên (khách sạn, trụ sở tiếp chính thức hoặc nơi đoàn đến thăm).
- Tặng hoa cho trưởng đoàn và phu nhân (nếu có).
2. Tiếp và chiêu đãi:
a. Tiếp:
- Chủ tịch HĐND chủ trì buổi tiếp.
- Thành phần dự: thành phần chủ chốt của các cơ quan Trung ương tháp tùng đoàn, Chánh Văn phòng HĐND thành phố và Giám đốc Sở Ngoại vụ.
Về phía khách: mời thành viên chính thức và một số quan chức tùy tùng.
b. Chiêu đãi:
- Người chủ trì và thành phần cùng dự: như thành phần quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
- Có diễn văn hoặc lời chúc rượu ngắn.
- Có biểu diễn văn nghệ chào mừng.
3. Tháp tùng đoàn hoạt động tại địa phương:
- Một đồng chí Thường trực HĐND thành phố, Chánh Văn phòng HĐND thành phố và Giám đốc Sở Ngoại vụ.
Điều 16. Đón tiếp Phó Nguyên thủ quốc gia
1. Đón, tiễn:
- Thành phần đón (tiễn): Phó Chủ tịch UBND thành phố, Chánh Văn phòng UBND thành phố và Giám đốc Sở Ngoại vụ.
- Đón (tiễn) tại chân cầu thang máy bay, tại ranh giới địa phương, tại bến cảng hoặc tại nhà ga tàu hỏa. Trường hợp đoàn đến bằng đường bộ nhưng gặp trở ngại về thời gian và không gian thì Giám đốc Sở Ngoại vụ đón đoàn tại ranh giới địa phương; các thành phần khác đón tiễn chính thức tại địa điểm đoàn đến đầu tiên (khách sạn, trụ sở tiếp chính thức hoặc nơi đoàn đến thăm).
- Tặng hoa cho trưởng đoàn và phu nhân (nếu có).
2. Tiếp và chiêu đãi:
a. Tiếp:
- Chủ tịch UBND thành phố chủ trì buổi tiếp.
- Thành phần dự: thành phần chủ chốt của các cơ quan Trung ương tháp tùng đoàn, Chánh Văn phòng UBND thành phố và Giám đốc Sở Ngoại vụ.
Về phía khách: mời thành viên chính thức và một số quan chức tùy tùng. b. Chiêu đãi:
- Người chủ trì và thành phần cùng dự: như thành phần quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
- Có diễn văn hoặc lời chúc rượu ngắn.
- Có biểu diễn văn nghệ chào mừng.
3. Tháp tùng đoàn hoạt động tại địa phương:
- Phó Chủ tịch UBND thành phố, Chánh Văn phòng UBND thành phố và Giám đốc Sở Ngoại vụ.
1. Đón, tiễn:
- Thành phần đón (tiễn): Phó Chủ tịch UBND thành phố, Chánh Văn phòng Thành ủy và Giám đốc Sở Ngoại vụ.
- Đón (tiễn) tại chân cầu thang máy bay, tại ranh giới địa phương, tại bến cảng hoặc tại nhà ga tàu hỏa. Trường hợp đoàn đến bằng đường bộ nhưng gặp trở ngại về thời gian và không gian thì Giám đốc Sở Ngoại vụ đón đoàn tại ranh giới địa phương; các thành phần khác đón tiễn chính thức tại địa điểm đoàn đến đầu tiên (khách sạn, trụ sở tiếp chính thức hoặc nơi đoàn đến thăm).
- Tặng hoa cho trưởng đoàn và phu nhân (nếu có).
2. Tiếp và chiêu đãi:
a. Tiếp:
- Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND thành phố chủ trì buổi tiếp.
- Thành phần dự: thành phần chủ chốt của các cơ quan Trung ương tháp tùng đoàn, Chánh Văn phòng Thành ủy và Giám đốc Sở Ngoại vụ.
Về phía khách: mời thành viên chính thức và một số quan chức tùy tùng.
b. Chiêu đãi:
- Người chủ trì và thành phần cùng dự: như thành phần quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
- Có diễn văn hoặc lời chúc rượu ngắn.
- Có biểu diễn văn nghệ chào mừng.
3. Tháp tùng đoàn hoạt động tại địa phương:
- Phó Chủ tịch UBND thành phố, Chánh Văn phòng Thành ủy và Giám đốc Sở Ngoại vụ.
Điều 18. Đón tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
1. Đón, tiễn:
- Chánh Văn phòng UBND thành phố (nếu trưởng đoàn là Phó Thủ tướng Chính phủ), Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội đương nhiệm thành phố, Chánh Văn phòng HĐND thành phố (nếu trưởng đoàn là Phó Chủ tịch Quốc hội) và Giám đốc Sở Ngoại vụ. Nếu trưởng đoàn là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Giám đốc Sở Ngoại vụ chủ trì đón đoàn.
- Đón tiễn tại chân cầu thang máy bay, tại ranh giới địa phương, tại bến cảng hoặc tại nhà ga tàu hỏa. Trường hợp đoàn đến bằng đường bộ nhưng gặp trở ngại về thời gian và không gian thì Giám đốc Sở Ngoại vụ đón đoàn tại ranh giới địa phương; các thành phần khác đón tiễn chính thức tại địa điểm đoàn đến đầu tiên (khách sạn, trụ sở tiếp chính thức hoặc nơi đoàn đến thăm).
- Không trải thảm đỏ.
- Tặng hoa cho trưởng đoàn và phu nhân (nếu có).
2. Tiếp và chiêu đãi:
a. Tiếp
- Chủ tịch UBND thành phố chủ trì (nếu trưởng đoàn là Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao), Chủ tịch HĐND thành phố chủ trì (nếu trưởng đoàn là Phó Chủ tịch Quốc hội).
- Thành phần dự: thành phần chủ chốt của các cơ quan Trung ương tháp tùng đoàn và thành phần dự phía thành phố tương ứng với thành viên chính thức của đoàn khách.
b. Chiêu đãi:
- Người chủ trì và thành phần cùng dự: như thành phần quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
- Có biểu diễn văn nghệ chào mừng.
3. Tháp tùng đoàn hoạt động tại địa phương:
Chánh Văn phòng UBND thành phố hoặc Chánh Văn phòng HĐND thành phố và Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ. Nếu trưởng đoàn là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Giám đốc Sở Ngoại vụ tháp tùng đoàn.
Điều 19. Đón tiếp các đoàn cấp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội hoặc tương đương
1. Đón tiếp Bộ trưởng (hoặc cấp tương đương):
- Giám đốc Sở Ngoại vụ và lãnh đạo các sở liên quan đón (tiễn) đoàn tại chân cầu thang máy bay, tại ranh giới địa phương, tại bến cảng hoặc tại nhà ga tàu hỏa. Trường hợp đoàn đến bằng đường bộ nhưng gặp trở ngại về thời gian và không gian thì Giám đốc Sở Ngoại vụ đón đoàn tại ranh giới địa phương; các thành phần khác đón tiễn chính thức tại địa điểm đoàn đến đầu tiên (khách sạn, trụ sở tiếp chính thức hoặc nơi đoàn đến thăm).
- Tặng hoa cho trưởng đoàn và phu nhân (nếu có).
- Chủ tịch UBND thành phố chủ trì buổi tiếp và chiêu đãi. Thành phần cùng dự tương ứng với thành viên chính thức của đoàn.
2. Đón tiếp Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội (hoặc cấp tương đương)
- Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội đương nhiệm của thành phố và Phó Giám đốc Sở Ngọai vụ đón (tiễn) đoàn tại chân cầu thang máy bay, tại ranh giới địa phương, tại bến cảng hoặc tại nhà ga tàu hỏa). Trường hợp đoàn đến bằng đường bộ nhưng gặp trở ngại về thời gian và không gian thì Giám đốc Sở Ngoại vụ đón đoàn tại ranh giới địa phương; các thành phần khác đón tiễn chính thức tại địa điểm đoàn đến đầu tiên (khách sạn, trụ sở tiếp chính thức hoặc nơi đoàn đến thăm).
- Tặng hoa cho trưởng đoàn và phu nhân (nếu có).
- Chủ tịch HĐND thành phố chủ trì buổi tiếp và mời cơm thân. Thành phần cùng dự có đại diện Đoàn Đại biểu Quốc hội đương nhiệm thành phố và các thành viên tương ứng với thành viên chính thức của đoàn.
- Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội đương nhiệm của thành phố tháp tùng đoàn trong các hoạt động tại địa phương.
Điều 20. Đón tiếp các đoàn cấp cao các tỉnh thành của các nước
1. Đón tiếp đoàn Bí thư Tỉnh,Thành ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, thành, Tỉnh trưởng, Thị trưởng
a. Đón, tiễn:
- Chánh Văn phòng Thành ủy hoặc Chánh Văn phòng HĐND thành phố hoặc Chánh Văn phòng UBND thành phố và Giám đốc Sở Ngoại vụ đón (tiễn) đoàn tại chân cầu thang máy bay (không trải thảm đỏ), tại ranh giới địa phương, tại bến cảng hoặc tại nhà ga tàu hỏa. Trường hợp đoàn đến bằng đường bộ nhưng gặp trở ngại về thời gian và không gian thì Giám đốc Sở Ngoại vụ đón đoàn tại ranh giới địa phương; các thành phần khác đón tiễn chính thức tại địa điểm đoàn đến đầu tiên (khách sạn, trụ sở tiếp chính thức hoặc nơi đoàn đến thăm).
- Tặng hoa cho trưởng đoàn và phu nhân (nếu có).
b. Tiếp, Hội đàm và chiêu đãi
* Tiếp và Hội đàm:
- Chủ trì: Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND thành phố (nếu trưởng đoàn là Bí thư Tỉnh, Thành ủy kiêm Tỉnh trưởng, Thị trưởng); Chủ tịch HĐND thành phố (nếu trưởng đoàn là Chủ tịch HĐND tỉnh, thành); Chủ tịch UBND thành phố (nếu trưởng đoàn là Tỉnh trưởng, Thị trưởng).
- Thành phần dự: Chánh Văn phòng Thành ủy hoặc Chánh Văn phòng HĐND thành phố, Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Ngoại vụ và các thành phần tương ứng với thành viên chính thức của đoàn.
* Chiêu đãi:
- Người chủ trì và thành phần dự: như thành phần quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
- Có chúc rượu.
- Có biểu diễn văn nghệ chào mừng đoàn.
c. Tháp tùng đoàn hoạt động tại địa phương: Chánh Văn phòng Thành ủy hoặc Chánh Văn phòng HĐND, Chánh Văn phòng UBND Thành phố và Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ.
2. Đón tiếp đoàn Phó Bí thư, Phó Chủ tịch HĐND, Phó tỉnh trưởng, Phó thị trưởng
a. Đón, tiễn:
- Chánh Văn phòng Thành ủy, hoặc Chánh Văn phòng HĐND, Chánh Văn phòng UBND thành phố và Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ đón (tiễn) đoàn tại ga đến sân bay, tại ranh giới địa phương, tại bến cảng hoặc tại nhà ga tàu hỏa. Trường hợp đoàn đến bằng đường bộ nhưng gặp trở ngại về thời gian và không gian thì Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ đón đoàn tại ranh giới địa phương; các thành phần khác đón tiễn chính thức tại địa điểm đoàn đến đầu tiên (khách sạn, trụ sở tiếp chính thức hoặc nơi đoàn đến thăm).
- Tặng hoa cho trưởng đoàn và phu nhân (nếu có)
b. Tiếp, Hội đàm và Chiêu đãi
* Tiếp và Hội đàm:
- Người chủ trì: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy và Phó Chủ tịch UBND thành phố (nếu trưởng đoàn là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy kiêm Phó Tỉnh trưởng, Thị trưởng), Phó Chủ tịch HĐND thành phố (nếu trưởng đoàn là Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, thành), Phó Chủ tịch UBND thành phố (nếu trưởng đoàn là Phó Tỉnh trưởng, Thị trưởng).
- Thành phần dự: lãnh đạo Văn phòng Thành ủy, hoặc Văn phòng HĐND, Văn phòng UBND thành phố, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ và các thành phần tương ứng với thành viên chính thức của đoàn.
* Chiêu đãi:
- Người chủ trì và thành phần dự: như thành phần quy định tại điểm b khoản 2 Điều này
c. Tháp tùng đoàn hoạt động tại địa phương: lãnh đạo Văn phòng Thành ủy hoặc Văn phòng HĐND thành phố, Văn phòng UBND thành phố và Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ.
ĐÓN TIẾP CÁC ĐOÀN KHÁCH THĂM VÀ LÀM VIỆC
Điều 23. Đón tiếp đoàn cấp Đại sứ, Tổng lãnh sự
1. Đoàn Đại sứ:
a. Đón, tiễn:
- Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ hoặc Sở chức năng có chương trình hợp tác với nước khách đón (tiễn) đoàn tại ga đến sân bay hoặc nhà ga tàu hỏa. Trường hợp Đại sứ đến thăm làm việc từ lần thứ hai trở lên, Trưởng hoặc Phó phòng chức năng của Sở Ngoại vụ hoặc Sở chức năng có chương trình hợp tác với nước khách đón đoàn.
- Nếu Đại sứ đến bằng đường bộ thì không cần phải đón, tiễn. Khi Đại sứ đến khách sạn, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ hoặc Sở chức năng có chương trình hợp tác với nước khách đến chào và thông báo chương trình.
- Tặng hoa cho Đại sứ và phu nhân (nếu có).
- Xe Đại sứ cắm cờ nước khách.
b. Tiếp và mời cơm thân:
* Tiếp:
- Chủ tịch UBND thành phố chủ trì buổi tiếp.
- Thành phần dự: lãnh đạo Văn phòng UBND thành phố, lãnh đạo Sở Ngoại vụ và một số Sở, ban, ngành liên quan có quan hệ hợp tác.
- Tùy theo mức độ quan hệ, tính chất chuyến đi và theo nguyện vọng của khách, có thể đề nghị Bí thư Thành ủy hoặc Chủ tịch HĐND thành phố tiếp đoàn.
* Mời cơm thân:
- Người chủ trì và thành phần dự: như thành phần quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
c. Tháp tùng đoàn hoạt động tại địa phương: Trưởng hoặc Phó phòng chức năng của Sở Ngọai vụ hoặc Sở chức năng có chương trình hợp tác với nước khách.
2. Đoàn Tổng lãnh sự:
a. Đón, tiễn:
- Không tổ chức đón, tiễn. Trường hợp cần thiết và theo đề nghị của khách, cử một chuyên viên của Sở Ngoại vụ hoặc Sở chức năng đón đoàn.
- Xe Tổng lãnh sự không cắm cờ nước khách.
b. Tiếp và mời cơm thân:
* Tiếp:
- Phó Chủ tịch UBND thành phố chủ trì buổi tiếp.
- Thành phần: lãnh đạo Văn phòng UBND thành phố, lãnh đạo Sở Ngoại vụ và một số Sở, ban, ngành liên quan có quan hệ hợp tác.
* Mời cơm thân:
- Người chủ trì và thành phần dự: như thành phần quy định tại điểm b, khoản 2 Điều này. Trường hợp lãnh đạo UBND thành phố không thể chủ trì thì uỷ quyền cho lãnh đạo Sở Ngoại vụ tiếp và mời cơm thân đoàn.
c. Tháp tùng đoàn hoạt động tại địa phương: một chuyên viên Sở Ngoại vụ hoặc Sở chức năng.
- Các sở, ban, ngành chủ trì đón tiếp khách thuộc lĩnh vực của sở, ban, ngành đó. Trường hợp cần thiết, có thể đề xuất lãnh đạo thành phố tiếp và làm việc.
- Không tổ chức đón, tiễn. Trường hợp cần thiết và theo đề nghị của khách, cử một chuyên viên của Sở Ngoại vụ hoặc Sở chức năng đón đoàn. Chỉ hẹn thời gian làm việc và trong trường hợp cần thiết theo quyết định của Thủ trưởng Sở, ban, ngành thì mời cơm thân.
ĐÓN TIẾP CÁC ĐOÀN KHÁCH THĂM CÁ NHÂN, QUÁ CẢNH
Điều 25. Đón tiếp các đoàn Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội
1. Thăm cá nhân:
- Chánh Văn phòng Thành ủy hoặc Chánh Văn phòng HĐND thành phố, Chánh Văn phòng UBND thành phố và Giám đốc Sở Ngoại vụ đón (tiễn) tại chân cầu thang máy bay, tại ranh giới địa phương, tại bến cảng hoặc tại nhà ga tàu hỏa. Trong trường hợp đoàn khách từ các nước có quan hệ hữu nghị đặc biệt với Việt Nam đến thăm, Phó Bí thư Thành ủy hoặc Phó Chủ tịch UBND thành phố hoặc Phó Chủ tịch HĐND thành phố đón (tiễn) đoàn.
- Tặng hoa cho trưởng đoàn và phu nhân (nếu có).
- Bí thư Thành ủy tiếp và mời cơm thân Nguyên thủ Quốc gia và Người đứng đầu Chính phủ nước khách (Nếu trưởng đoàn là Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ đồng thời là người đứng đầu Đảng cầm quyền có quan hệ chính thức với Đảng Cộng sản Việt Nam). Chủ tịch HĐND thành phố tiếp và mời cơm thân Chủ tịch Quốc hội. Chủ tịch UBND thành phố tiếp và mời cơm thân Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ.
- Không có nghi thức đón và tiếp xúc chính thức.
- Những trường hợp ngoại lệ phải xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
2. Quá cảnh:
- Bí thư Thành uỷ đón (tiễn) đoàn tại chân cầu thang máy bay nếu trưởng đoàn là Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ đồng thời là người đứng đầu Đảng cầm quyền có quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam
- Chủ tịch UBND thành phố đón (tiễn) đoàn tại chân cầu thang máy bay nếu trưởng đoàn là Nguyên thủ Quốc gia hoặc người đứng đầu Chính phủ.
- Chủ tịch HĐND thành phố đón (tiễn) đoàn tại chân cầu thang máy bay nếu trưởng đoàn là Chủ tịch Quốc hội.
Điều 26. Đón tiếp Phó Nguyên thủ Quốc gia
1. Thăm cá nhân:
- Lãnh đạo Văn phòng UBND thành phố và lãnh đạo Sở Ngoại vụ đón (tiễn) đoàn tại chân cầu thang máy bay, tại ranh giới địa phương, tại bến cảng hoặc tại nhà ga tàu hỏa.
- Bí thư Thành ủy tiếp và mời cơm thân nếu trưởng đoàn là Phó Nguyên thủ Quốc gia đồng thời là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng cầm quyền có quan hệ chính thức với Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Chủ tịch UBND thành phố tiếp và mời cơm thân Phó Nguyên thủ Quốc gia.
- Tặng hoa cho trưởng đoàn và phu nhân (nếu có).
- Không có nghi thức đón và tiếp xúc chính thức.
- Những trường hợp ngoại lệ phải xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
2. Quá cảnh:
Chủ tịch UBND thành phố đón (tiễn) đoàn tại chân cầu thang máy bay.
Điều 27. Đón tiếp đoàn Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
1. Thăm cá nhân
- Lãnh đạo Văn phòng HĐND thành phố hoặc Lãnh đạo Văn phòng UBND thành phố và lãnh đạo Sở Ngoại vụ đón (tiễn) đoàn tại chân cầu thang máy bay, tại ranh giới địa phương, tại bến cảng hoặc tại nhà ga tàu hỏa. Trường hợp Trưởng đoàn là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thì lãnh đạo Sở Ngoại vụ đón đoàn.
- Tặng hoa cho trưởng đoàn và phu nhân (nếu có).
- Chủ tịch HĐND thành phố tiếp và mời cơm thân nếu trưởng đoàn là Phó Chủ tịch Quốc hội.
- Chủ tịch UBND thành phố tiếp và mời cơm thân nếu trưởng đoàn là Phó Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
- Không có nghi thức đón và tiếp xúc chính thức.
- Những trường hợp ngoại lệ phải xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
2. Quá cảnh:
- Phó Chủ tịch UBND thành phố đón (tiễn) đoàn tại chân cầu thang máy bay nếu trưởng đoàn là Phó Thủ tướng Chính phủ.
- Phó Chủ tịch HĐND thành phố đón (tiễn) đoàn tại chân cầu thang máy bay nếu trưởng đoàn là Phó Chủ tịch Quốc hội.
- Giám đốc Sở Ngoại vụ đón (tiễn) đoàn tại chân cầu thang máy bay nếu trưởng đoàn là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
1. Các đoàn có quan hệ hữu nghị truyền thống và đặc biệt với thành phố
a. Thăm cá nhân:
- Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ đón tại ga đến sân bay, nhà ga tàu hỏa hoặc ranh giới địa phận hai địa phương.
- Bí thư Thành ủy hoặc Chủ tịch UBND thành phố tiếp và mời cơm thân nếu trưởng đoàn là Bí thư, Tỉnh trưởng, Thị trưởng.
- Phó Bí thư Thường trực Thành ủy hoặc Phó Chủ tịch UBND thành phố tiếp và mời cơm thân nếu trưởng đoàn là Phó Bí thư, Phó Tỉnh trưởng, Phó Thị trưởng.
- Không có nghi thức đón và tiếp xúc chính thức.
- Những trường hợp ngoại lệ phải xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
b. Quá cảnh:
- Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ đón tại ga đến sân bay, nhà ga tàu hỏa hoặc ranh giới địa phận hai địa phương.
- Phó Chủ tịch UBND thành phố tiếp và mời cơm thân đoàn
2. Đón tiếp các đoàn của các tỉnh thành khác:
- Không tổ chức đón, tiễn.
- Lãnh đạo UBND thành phố tiếp và mời cơm thân nếu đoàn có nguyện vọng
- Không có nghi thức đón và tiếp xúc chính thức.
- Những trường hợp ngoại lệ phải xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
ĐÓN TIẾP MỘT SỐ ĐOÀN KHÁCH KHÁC
2. Mức độ đón tiếp Phó Chủ tịch Thượng Nghị viện, Phó Chủ tịch Hạ Nghị viện áp dụng như đón tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội.
3. Mức độ đón tiếp người kế vị Vua hoặc người kế vị Nữ hòang áp dụng như đối với Phó Nguyên thủ Quốc gia.
4. Thành viên Hoàng gia là khách của Bộ Ngoại giao thì Sở Ngoại vụ chủ trì đón tiếp và mời lãnh đạo UBND thành phố tiếp và mời cơm thân. Thành viên Hoàng gia dẫn đầu đoàn kinh tế, văn hóa, xã hội là khách của ngành nào thì lãnh đạo Sở chức năng thuộc ngành đó chủ trì đón tiếp và mời lãnh đạo UBND thành phố tiếp và mời cơm thân.
5. Sở Ngoại vụ chủ trì đón tiếp Đệ nhất Phu nhân Nguyên thủ Quốc gia, Phu nhân Phó Nguyên thủ Quốc gia thăm làm việc, thăm cá nhân và mời lãnh đạo UBND thành phố tiếp và mời cơm thân nếu đoàn có nguyện vọng.
6. Mức độ đón tiếp Tổng Thư ký Liên hiệp quốc áp dụng như đối với Bộ trưởng Ngoại giao.
7. Ngoài mức độ đón tiếp các đoàn quy định tại khoản 1,2,3,4,5,6 Điều này, nghi lễ đón tiếp một số đoàn khách phải phụ thuộc vào cấp bậc của người mời và đề án đón tiếp của cơ quan chủ quản (cơ quan Trung ương) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH LỄ TÂN KHÁC VỀ ĐÓN TIẾP KHÁCH QUỐC TẾ
Điều 30. Treo cờ, trải thảm đỏ và khẩu hiệu chào mừng:
1. Đối với Nguyên thủ Quốc gia, người đứng đầu Chính phủ thăm chính thức: Treo cờ hai nước và khẩu hiệu chào mừng bằng hai thứ tiếng (Tiếng Việt và tiếng nước khách hoặc tiếng Anh/Pháp) tại sân bay, nơi ở của trưởng đoàn, một số trục đường chính đoàn đi qua (cụm cờ hai nước) và trụ sở tiếp chính thức. Xe Trưởng đoàn có cắm cờ hai nước.
Đối với Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ thăm làm việc, treo cờ hai nước tại sân bay, nơi tiếp chính thức, nơi ở và trên xe của Trưởng đoàn.
2. Đối với Chủ tịch Quốc hội, Phó Nguyên thủ Quốc gia thăm chính thức, có treo cờ hai nước tại sân bay, nơi đón tiếp, nơi ở và trên xe của Trưởng đoàn.
3. Đối với Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thăm chính thức, thăm làm việc: treo cờ hai nước tại nơi đón tiếp và trên xe của Trưởng đoàn.
4. Đối với Bí thư, Tỉnh trưởng, Thị trưởng thăm chính thức, treo cờ hai nước tại phòng tiếp chính thức.
5. Khi đón, tiễn Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và Phó Nguyên thủ Quốc gia thăm chính thức, thăm làm việc, trải thảm đỏ từ chân cầu thang máy bay đến nơi đỗ xe của Trưởng đoàn.
6. Có khẩu hiệu chào mừng bằng hai thứ tiếng (tiếng Việt và tiếng của nước bạn) đối với tất cả các đoàn khách từ cấp Thị trưởng trở lên thăm chính thức theo lời mời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Trường hợp không thể sử dụng tiếng nước bạn trong khẩu hiệu, có thể thay thế bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
Điều 31. Xe hộ tống và xe dẫn đường
1. Xe môtô hộ tống không được áp dụng cho các đoàn cấp cao thăm địa phương. Tại địa phương, chỉ sử dụng xe cảnh sát dẫn đường đối với các đoàn từ cấp Bộ trưởng và Bí thư, Tỉnh trưởng trở lên thăm chính thức. Những trường hợp ngọai lệ, phải xin ý kiến cấp trên.
2. Các đoàn từ cấp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, Bí thư, Tỉnh trưởng, Thị trưởng trở lên thăm làm việc, thăm cá nhân, quá cảnh có xe cảnh sát dẫn đường trong các hoạt động chính thức.
Điều 32. Tặng phẩm và trao tặng phẩm
1. Có tặng phẩm tặng trưởng đoàn, phu nhân (hoặc phu quân) các đoàn thăm chính thức, thăm làm việc, thăm cá nhân. Trong trường hơp đặc biệt, có tặng phẩm tặng thành viên chính thức và quan chức tùy tùng. Tặng phẩm mang tính chất lưu niệm, là sản phẩm do quốc gia hoặc địa phương sản xuất và thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc. Mức độ giá trị các tặng phẩm phải tuân theo Quy chế chi tiêu tiếp khách nước ngòai của UBND thành phố Đà Nẵng, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm của nhà nước, đồng thời bảo đảm tính thẩm mỹ (kể cả sản phẩm và bao bì).
2. Đối với các đoàn đến thăm làm việc nhiều lần, thường xuyên thì không tặng quà các lần tiếp theo. Trường hợp cần thiết thì có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo thành phố.
3. Trao tặng phẩm: Tại buổi tiếp chính thức, người chủ trì tiếp khách trao quà cho trưởng đoàn và phu nhân (nếu có). Các tặng phẩm cho các thành viên khác trong đoàn được trao qua cán bộ lễ tân. Trong trường hợp đoàn có từ hai đến năm thành viên, người chủ trì tiếp có thể trao cho tất cả các thành viên trong đoàn.
Điều 33. Tổ chức hội đàm, ký kết
Mục đích của hội đàm và ký kết nhằm phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác vốn có và tạo điều kiện cho hai bên tìm hiểu về những tiềm năng hợp tác của nhau.
1. Hội đàm:
- Hình thức bố trí: có trang trí cờ lớn hai bên. Người chủ trì và thành viên tham dự Hội đàm của hai bên ngồi đối diện nhau.
- Người chủ trì: Lãnh đạo thành phố ngang cấp với trưởng đoàn.
- Thành phần: Đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND TP, một số Sở ban ngành và doanh nghiệp liên quan.
2. Ký kết:
- Địa điểm: có thể ký kết ở phòng hội đàm hoặc bố trí một phòng riêng.
- Người ký: là đại diện lãnh đạo thành phố hoặc đại diện các Sở ban ngành liên quan (hai bên ký kết phải ngang cấp).
- Trang trí: Phòng ký kết trang nhã, lịch sự, có khăn trải bàn ký, trên bàn ký có cờ của Việt Nam và quốc gia của đối tác ký kết, kẹp ký, bút ký.
- Chứng kiến lễ ký là các thành viên của đoàn và thành phần tham dự phía thành phố
- Sau lễ ký có sâm banh chúc mừng.
Trước các buổi làm việc của lãnh đạo thành phố, Văn phòng Thành ủy hoặc Văn phòng HĐND thành phố, Văn phòng UBND thành phố có trách nhiệm gửi giấy mời họp và mời dự tiệc chiêu đãi hoặc mời cơm (nếu có) đến các Sở ban ngành, địa phương, cơ quan, cá nhân, tổ chức có liên quan. Các sở, ban ngành có trách nhiệm cử lãnh đạo tham dự và báo cáo lãnh đạo thành phố thông qua cơ quan chủ trì tổ chức đón tiếp đoàn tại thành phố ít nhất một ngày trước khi lãnh đạo thành phố tiếp và chiêu đãi/mời cơm đoàn .
Sở Ngoại vụ có trách nhiệm bố trí phiên dịch tại buổi tiếp khách của lãnh đạo thành phố do Sở Ngoại vụ chủ trì tổ chức đón tiếp. Trong trường hợp các Sở, ban, ngành khác chủ trì tổ chức đón tiếp các đoàn thì phiên dịch cho lãnh đạo thành phố sẽ do các Sở ban ngành bố trí. Trong trường hợp cần sự hỗ trợ thì thông báo cho Sở Ngoại vụ biết để Sở Ngoại vụ bố trí.
Điều 36. Trang phục tiếp khách quốc tế
1. Đối với nam:
a. Mùa nóng:
Bộ com-lê vải mỏng, đi giày da đối với những đoàn khách:
- Các đoàn cấp cao (từ cấp Bộ trưởng trở lên).
- Các Đại sứ, Tổng Lãnh sự.
- Đoàn khách cấp tỉnh thành (từ Phó Bí thư/Phó Tỉnh trưởng/Phó Thị trưởng trở lên).
- Chủ trì các hội nghị, hội thảo lớn do thành phố tổ chức.
- Tham dự một số hội nghị, hội thảo do Trung ương tổ chức với tư cách là khách mời chính thức.
Áo sơ mi, đeo cravat, đi giày da đối với những đoàn khách còn lại hoặc những hoạt động khác.
b. Mùa lạnh:
Bộ com-lê vải dày, đi giày da đối với tất cả các trường hợp.
2. Đối với nữ :
a. Mùa nóng: bộ áo dài truyền thống, bộ com-lê vải mỏng hoặc bộ váy, đi giày da hoặc dép có quai hậu.
b. Mùa lạnh: bộ áo dài truyền thống hoặc bộ com lê vải dày hoặc bộ váy, đi giày da.
Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan chủ trì đón tiếp đoàn sẽ báo cáo lãnh đạo thành phố về trang phục trước khi diễn ra các cuộc tiếp xúc khách nước ngoài.
MỘT SỐ NGHI LỄ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN LÃNH SỰ NƯỚC NGOÀI ĐÓNG TẠI ĐÀ NẴNG
1. Năm lẻ và năm tròn
- Một lãnh đạo UBND thành phố dẫn đầu đoàn của thành phố đến chúc mừng và dự chiêu đãi của nước bạn (nếu bạn tổ chức).
- Các sở ban ngành và doanh nghiệp có quan hệ hợp tác với bạn tổ chức đến chúc mừng nước bạn.
- Các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức đưa tin về ngày lễ lớn của nước bạn.
2. Năm chẵn:
- Bí thư Thành ủy hoặc Phó Bí thư Thường trực Thành ủy (đối với các cơ quan lãnh sự có quan hệ đặc biệt với Việt Nam và với Đà Nẵng) dẫn đầu đoàn chúc mừng và dự chiêu đãi của nước bạn (nếu nước bạn tổ chức).
- Chủ tịch UBND thành phố dẫn đầu đoàn chúc mừng và dự chiêu đãi của nước bạn (đối với các cơ quan lãnh sự khác).
- Các sở, ban, ngành và doanh nghiệp có quan hệ hợp tác với bạn tổ chức đến chúc mừng nước bạn.
- Các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức đưa tin về ngày lễ lớn của nước bạn.
1. Các ngày lễ lớn
- Năm lẻ : không tổ chức đón tiếp chính thức các Tổng lãnh sự tại Đà Nẵng đến chúc mừng.
- Năm tròn: đại diện Lãnh đạo UBND thay mặt lãnh đạo thành phố tiếp các Tổng Lãnh sự đến chúc mừng.
- Năm chẵn: Bí thư Thành ủy hoặc Phó Bí thư Thường trực Thành ủy thay mặt lãnh đạo thành phố tiếp các Tổng lãnh sự đến chúc mừng.
- Sở Ngoại vụ và các cơ quan có liên quan có thể tổ chức tiếp các cơ quan lãnh sự khi bạn có nguyện vọng.
- Mời các Tổng Lãnh sự tham dự các hoạt động chính thức của thành phố trong các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của Việt Nam và của thành phố.
2. Tết cổ truyền Việt Nam: đại diện lãnh đạo UBND thành phố thay mặt lãnh đạo thành phố tiếp các Tổng Lãnh sự đến chúc mừng.
1. Sở Ngoại vụ chủ trì phối hợp Văn phòng UBND thành phố hướng dẫn thực hiện Quy định này.
2. Các sở ban ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để công tác tổ chức đón tiếp khách quốc tế tại thành phố Đà Nẵng đạt kết quả tốt đẹp.
2.Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh, các cơ quan, đơn vị và cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Ngoại vụ để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 46/2010/QĐ-UBND quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị, đón tiếp khách nước ngoài, chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và tiếp khách trong nước áp dụng trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành
- 2Quyết định 13/2011/QĐ-UBND Quy định chế độ đón tiếp khách nước ngoài, chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và chi tiêu tiếp khách trong nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 3Quyết định 46/2014/QĐ-UBND về nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài đến thăm, làm việc tại thành phố Đà Nẵng
- 4Quyết định 03/1999/QĐ-UB về tổ chức quản lý hoạt động của Doanh nghiệp lữ hành quốc tế và Khách sạn được phép đón khách Trung Quốc vào Hà Nội bằng thẻ Du lịch do thành phố Hà Nội ban hành
- 5Quyết định 1057/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 6Quyết định 379/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành hết hiệu lực thi hành
- 1Nghị định 82/2001/NĐ-CP về nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 28/2005/QĐ-TTg về Quy chế thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 46/2010/QĐ-UBND quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị, đón tiếp khách nước ngoài, chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và tiếp khách trong nước áp dụng trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành
- 5Quyết định 13/2011/QĐ-UBND Quy định chế độ đón tiếp khách nước ngoài, chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và chi tiêu tiếp khách trong nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 6Quyết định 03/1999/QĐ-UB về tổ chức quản lý hoạt động của Doanh nghiệp lữ hành quốc tế và Khách sạn được phép đón khách Trung Quốc vào Hà Nội bằng thẻ Du lịch do thành phố Hà Nội ban hành
- 7Quyết định 1057/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Quyết định 20/2007/QĐ-UBND quy định đón tiếp các đoàn khách quốc tế của lãnh đạo thành phố và các Sở, ban, ngành thành phố Đà Nẵng
- Số hiệu: 20/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/03/2007
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Trần Văn Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra