Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1984/QĐ-UBND | Quảng Nam, ngày 09 tháng 6 năm 2016 |
BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA CUNG - CẦU LAO ĐỘNG TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Việc làm ngày 16/11/2013;
Căn cứ Thông tư số 27/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động;
Căn cứ Quyết định số 2472/QĐ-UBND ngày 05/8/2011 của UBND tỉnh về ban hành Chiến lược phát triển thị trường lao động tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020;
Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 88/TTr-LĐTBXH ngày 20/5/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Phương án điều tra cung - cầu lao động tỉnh Quảng Nam năm 2016 (Có Phương án kèm theo).
Điều 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Phương án điều tra cung – cầu lao động tỉnh Quảng Nam năm 2016 theo đúng hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đạt mục đích, yêu cầu đề ra.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐIỀU TRA CUNG - CẦU LAO ĐỘNG TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1984 /QĐ-UBND ngày 09 tháng 6/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam)
1. Mục đích
- Thu thập, cập nhật thông tin về cung lao động, cầu lao động (sau đây gọi là thông tin cung - cầu lao động) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam để phục vụ công tác dự báo thông tin thị trường lao động, xây dựng chính sách về lao động, việc làm, quy hoạch nguồn nhân lực, phân bố và sử dụng hợp lý lao động gắn với quy hoạch ngành, địa phương.
- Xác định cung - cầu lao động để phân tích, đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp; từ đó đề xuất chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với từng địa bàn, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội, gắn đào tạo với giải quyết việc làm.
- Thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động cho các đối tượng khác có nhu cầu theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu
2.1. Yêu cầu chung
- Thu thập thông tin đầy đủ theo Thông tư số 27/2015/TT-BLĐTXH ngày 24/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động.
- Bổ sung thêm các chỉ tiêu, biểu mẫu riêng của tỉnh Quảng Nam để phục vụ công tác xây dựng kế hoạch phát triển - kinh tế xã hội của tỉnh.
2.2. Yêu cầu cụ thể
- Việc ghi chép thông tin cung - cầu lao động phải đảm bảo trung thực, đúng sự thật, không điền thông tin sai lệch hoặc không đảm bảo độ chính xác vào Sổ ghi chép.
- Thông tin thu thập được xác định đúng và thống kê đầy đủ, kịp thời số người bước vào - ra khỏi tuổi lao động, số người trong tuổi lao động và biến động về lao động, tình trạng việc làm, thất nghiệp trong các hộ gia đình, cũng như sự biến động tăng giảm lao động theo trình độ và lĩnh vực giáo dục - đào tạo trong các doanh nghiệp, tổ chức.
II. Thu thập thông tin về Cung lao động
1. Đối tượng, phạm vi thu thập thông tin:
a) Đối tượng: Tất cả những người từ đủ 10 tuổi trở lên đã đăng ký hộ khẩu thường trú và sổ tạm trú có thời hạn (KT3).
b) Phạm vi thu thập thông tin: Tất cả các hộ gia đình, hộ tập thể đã đăng ký hộ khẩu thường trú và sổ tạm trú có thời hạn (KT3) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (gọi chung là hộ gia đình)
2. Nội dung thu thập thông tin
- Nhân khẩu học gồm các thông tin về họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, dân tộc; trình độ giáo dục phổ thông; trình độ chuyên môn kỹ thuật, lĩnh vực giáo dục - đào tạo;
- Đang tham gia hoạt động kinh tế:
+ Đối với người có việc làm thu thập các thông tin về vị trí việc làm, công việc đang làm, nơi làm việc, loại hình kinh tế;
+ Đối với người thất nghiệp thu thập các thông tin đã từng làm việc hoặc chưa bao giờ làm việc, thời gian thất nghiệp.
- Không hoạt động kinh tế theo lý do.
3. Thời điểm, thời gian thu thập thông tin
- Thời điểm thu thập thông tin là ngày 01/7/2016.
- Thời gian thu thập thông tin là 30 ngày, bắt đầu từ ngày 01/7/2016.
III. Thu thập thông tin về Cầu lao động
1. Đối tượng, phạm vi thu thập thông tin
Đối tượng thu thập thông tin về Cầu lao động là người sử dụng lao động (bao gồm các doanh nghiệp và các Hợp tác xã phi nông nghiệp có hạch toán kinh tế độc lập, được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp hoặc hoạt động theo Luật Hợp tác xã, đang hoạt động kinh doanh tại thời điểm ghi chép, cập nhật) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
2. Nội dung thu thập thông tin
- Thông tin định danh gồm tên, địa chỉ, loại hình và mã số của người sử dụng lao động; ngành, nghề kinh doanh chính, tiền lương, số lượng lao động đang làm việc theo giới tính, loại lao động, hợp đồng lao động, vị trí việc làm, trình độ giáo dục phổ thông, trình độ chuyên môn kỹ thuật, số lao động có nhu cầu tuyển theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.
- Một số nội dung có liên quan khác.
3. Thời điểm, thời gian thu thập thông tin
- Thời điểm thu thập thông tin là ngày 01/7/2016.
- Thời gian thu thập thông tin là 30 ngày, bắt đầu từ ngày 01/7/2016.
IV. Phương pháp, lực lượng Điều tra
1. Phương pháp
a) Điều tra cung lao động:
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp kết hợp với quan sát thực tế. Điều tra viên đến từng hộ gia đình trên địa bàn điều tra để phỏng vấn chủ hộ và ghi đầy đủ các câu trả lời vào Sổ ghi chép thông tin điều tra.
b) Điều tra cầu lao động:
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Điều tra viên đến từng doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có sử dụng lao động trên địa bàn điều tra để hỏi người đại diện, ghi đầy đủ các câu trả lời vào Phiếu ghi chép thông tin điều tra.
2. Lực lượng thực hiện điều tra
2.1. Điều tra viên
a) Đối với điều tra cung lao động
Điều tra viên là Trưởng (phó) thôn, khối phố, bản làng được UBND cấp xã lập danh sách, bố trí tham dự tập huấn, tham gia điều tra ghi chép thông tin.
Điều tra viên có nhiệm vụ: tham dự tập huấn nghiệp vụ điều tra do cấp trên tổ chức, trực tiếp thực hiện công tác điều tra, phỏng vấn đối tượng và ghi phiếu. Việc ghi phiếu phải thực hiện theo nguyên tắc phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình thuộc địa bàn điều tra, không được bỏ sót đối tượng, không ghi sai hoặc bỏ sót những nội dung điều tra đã được ghi trong phiếu. Bàn giao phiếu điều tra cho giám sát viên cấp xã đúng thời gian quy định.
b) Đối với điều tra cầu lao động
Điều tra viên là cán bộ các cơ quan: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý Khu Kinh tế mở Chu Lai, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và một số đối tượng khác đáp ứng yêu cầu điều tra do Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố huy động.
2.2. Giám sát viên
Lực lượng giám sát viên là cán bộ làm công tác lao động - việc làm ở xã, phường, thị trấn. Giám sát viên chịu trách nhiệm về chất lượng, kết quả điều tra cung – cầu lao động trên địa bàn phụ trách, có nhiệm vụ tham dự tập huấn do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức; phổ biến Kế hoạch điều tra đến các đơn vị được điều tra, tổ chức triển khai điều tra trên địa bàn theo kế hoạch.
a) Đối với điều tra cung lao động: Giám sát viên có trách nhiệm
- Giám sát quá trình ghi Sổ ghi chép thông tin cung lao động tại các địa bàn được phân công phụ trách; hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình điều tra.
- Kiểm tra, nghiệm thu toàn bộ Sổ ghi chép thông tin cung lao động từ điều tra viên gửi lên và bàn giao kịp thời cho Tổ trưởng Tổ giúp việc cấp huyện.
b) Đối với điều tra cầu lao động: Giám sát viên có trách nhiệm
- Giám sát quá trình ghi phiếu tại các địa bàn được phân công phụ trách; hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình điều tra.
- Kiểm tra, nghiệm thu toàn bộ Sổ ghi chép thông tin cầu lao động từ điều tra viên gửi lên và bàn giao kịp thời cho Tổ trưởng tổ giúp việc cấp huyện.
2.3. Giám sát viên cấp tỉnh
Là thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo điều tra của tỉnh có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ quá trình chuẩn bị, triển khai và nghiệm thu, xử lý thông tin điều tra cung - cầu lao động tại địa bàn.
TT | Công việc | Cơ quan, đơn vị thực hiện | Thời gian |
1 | Tham mưu UBND tỉnh ban hành Phương án điều tra, thành lập Ban chỉ đạo điều tra cung - cầu lao động tỉnh Quảng Nam; thẩm định kinh phí điều tra trình UBND tỉnh quyết định | Các Sở, Ngành: Văn phòng UBND tỉnh, LĐ- TBXH, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê; Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Nam | Từ ngày 15/5-10/6/2016 |
2 | Thành lập Ban Chỉ đạo điều tra cung - cầu lao động cấp huyện; Lựa chọn, lập danh sách điều tra viên, giám sát viên điều tra. | UBND các huyện, thị xã thành phố (Phòng LĐ-TB&XH là cơ quan thường trực tham mưu); UBND cấp xã | Từ ngày 01/6 đến ngày 15/6/2016 |
3 | Tập huấn nghiệp vụ điều tra cung - cầu lao động năm 2016 cho điều tra viên, giám sát viên tại cấp tỉnh và các huyện, cụm huyện | Sở LĐ - TBXH, Cục Thống kê, Trung tâm Dịch vụ việc làm; Phòng LĐ-TB&XH,UBND cấp xã | Từ ngày 15-30/6/2016 |
4 | Triển khai thu thập, ghi chép thông tin cung - cầu lao động tại các địa phương | UBND cấp huyện (Phòng LĐ-TB&XH là cơ quan thường trực BCĐ); UBND cấp xã, Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, Ban Quản lý các Khu công nghiệp | Từ ngày 01-30/7/2016 |
5 | Xây dựng phầm mềm cơ sở dữ liệu Cung lao động | Sở LĐ-TB&XH; Cục Thống kê | Từ ngày 01-30/7/2016 |
6 | Nghiệm thu kết quả điều tra tại cấp huyện | UBND cấp huyện (Phòng LĐ-TB&XH trực tiếp thực hiện) | Từ ngày 01-15/8/2016 |
7 | Nghiệm thu cấp tỉnh | Sở LĐ - TBXH, Cục Thống kê, Trung tâm Dịch vụ việc làm | Từ ngày 16-31/8/2016 |
8 | Nhập tin vào phần mềm và gửi về Cục Việc làm | Trung tâm Dịch vụ việc làm, Phòng LĐ-TB&XH | Từ ngày 01–30/9/2016 |
9 | Báo cáo kết quả với UBND tỉnh và Bộ Lao động TBXH | Sở LĐ-TB&XH, Cục Thống kê, Trung tâm Dịch vụ việc làm | Tháng 10/2016 |
10 | Nhận dữ liệu đã xử lý từ Bộ LĐ-TB&XH; chuyển giao kết quả điều tra về các địa phương, cơ quan có liên quan | Sở LĐ-TB&XH, Cục Thống kê, Trung tâm Dịch vụ việc làm | Tháng 11/2016 |
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Cơ quan chủ trì, trực tiếp hướng dẫn, tổ chức thực hiện cuộc điều tra đảm bảo chất lượng và thời gian quy định.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo điều tra cung, cầu lao động tỉnh Quảng Nam; hướng dẫn lựa chọn giám sát viên và điều tra viên đáp ứng yêu cầu cuộc điều tra.
- Tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin cung, cầu lao động của địa phương; hướng dẫn UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức thu thập thông tin của người lao động; tổ chức nhập và quản lý thông tin ban đầu, thông tin biến động của người lao động vào hệ thống Cơ sở dữ liệu thị trường lao động của địa phương; chuyển tải dữ liệu cung, cầu lao động của địa phương vào hệ thống cơ sở dữ liệu thị trường lao động Quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội từ ngày 01 đến ngày 30/9/2016
- Tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ điều tra, cách thức theo dõi, cập nhật, xử lý thông tin và lập các biểu báo cáo thống kê.
- Hợp đồng xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu Cung lao động.
- Tổ chức giám sát, kiểm tra, phúc tra việc ghi chép thông tin cung - cầu lao động trên toàn tỉnh.
- Tổng hợp kết quả báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Lập dự toán chi tiết kinh phí thu thập thông tin cung, cầu lao động năm 2016 gửi Sở Tài chính thẩm định.
2. Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ điều tra viên, giám sát viên.
- Tham gia giám sát các hoạt động điều tra ở cấp huyện, thị xã, thành phố.
- Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác định mã ngành kinh tế và biên soạn nội dung hướng dẫn đánh mã ngành kinh tế; hướng dẫn xây dựng phầm mềm cơ sở dữ liệu Cung lao động.
- Phối hợp xử lý thông tin, số liệu, tổng hợp và thẩm định các biểu đầu ra của cuộc điều tra.
3. Sở Tài chính
- Thẩm định dự toán, tham mưu UBND tỉnh bổ sung kinh phí điều tra thu thập thông tin cung, cầu lao động năm 2016.
- Hướng dẫn Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sử dụng và thanh quyết toán kinh phí phục vụ thu thập thông tin cung, cầu lao động theo đúng quy định hiện hành.
4. Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, Ban Quản lý các khu Công nghiệp Quảng Nam:
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức thu thập thông tin cầu lao động tại các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý.
5. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
- Thành lập Ban Chỉ đạo điều tra cung, cầu lao động và Tổ chuyên trách điều tra ở huyện.
- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với Chi cục Thống kê và các cơ quan liên quan thực hiện tốt hoạt động điều tra cung, cầu lao động trên địa bàn với một số nhiệm vụ chính:
+ Lập Sổ, duy trì việc ghi chép Sổ định kỳ hàng năm (từ năm 2016) và quản lý Sổ ghi chép thông tin cầu lao động tại địa phương.
+ Kiểm tra, giám sát việc ghi chép Sổ thông tin cung lao động trên địa bàn quản lý.
+ Xử lý thông tin, tổng hợp, báo cáo kết quả điều tra.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện tốt việc thu thập thông tin ban đầu, cập nhật thông tin biến động của người lao động có tên trong Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý theo quy định của thôn, bản, ấp, tổ dân phố và tương đương vào sổ ghi chép thông tin thị trường lao động – phần cung lao động (sổ cung lao động); ghi chép thông tin ban đầu, cập nhật thông tin biến động của người sử dụng lao động có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương theo quy định vào sổ ghi chép thông tin thị trường lao động – phần cầu lao động (sổ cầu Lao động) ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
6. Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Nam
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam tập huấn nghiệp vụ điều tra cung – cầu lao động cho điều tra viên; giám sát viên.
- Nhận, bàn giao sổ cung lao động cho các địa phương.
- Kiểm tra, hướng dẫn, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thu thập thông tin cung lao động.
- Tổ chức các hoạt động điều tra, giám sát, nhập, lưu trữ thông tin cung lao động theo quy định của pháp luật.
VII. Kinh phí thực hiện điều tra
1. Giao Sở Tài chính thẩm định dự toán chi tiết Phương án điều tra Cung – Cầu lao động, trình UBND tỉnh phê duyệt.
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí thêm kinh phí từ ngân sách cấp huyện đảm bảo tổ chức tốt cuộc điều tra cung – cầu lao động năm 2016 tại địa bàn (tập huấn, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ điều tra viên, giám sát viên...).
Trên đây là Phương án điều tra cung - cầu lao động tỉnh Quảng Nam năm 2016. UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành có liên quan, UBND huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng thông tin cung - cầu lao động. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để chỉ đạo kịp thời./.
- 1Quyết định 1248/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thu thập, cập nhật thông tin cầu lao động năm 2014 do tỉnh Bình Định ban hành
- 2Kế hoạch 871/KH-UBND thực hiện cập nhật thông tin biến động cung, cầu lao động và điều tra nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2015
- 3Quyết định 33/2016/QĐ-UBND quy định cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài
- 4Kế hoạch 4271/KH-UBND thu thập, cập nhật thông tin cung cầu lao động tỉnh Đồng Nai năm 2016
- 5Kế hoạch 1993/KH-UBND thu thập thông tin Cung, Cầu lao động năm 2017 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 6Kế hoạch 217/KH-UBND về tổ chức giao thương kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2017
- 7Quyết định 5376/QĐ-UBND năm 2020 về Phương án điều tra lao động, việc làm và thu nhập bình quân đầu người cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 1Luật hợp tác xã 2012
- 2Luật việc làm 2013
- 3Quyết định 1248/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thu thập, cập nhật thông tin cầu lao động năm 2014 do tỉnh Bình Định ban hành
- 4Luật Doanh nghiệp 2014
- 5Kế hoạch 871/KH-UBND thực hiện cập nhật thông tin biến động cung, cầu lao động và điều tra nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2015
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Thông tư 27/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Quyết định 33/2016/QĐ-UBND quy định cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài
- 9Quyết định 2472/QĐ-UBND năm 2011 về Chiến lược phát triển thị trường lao động tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020
- 10Kế hoạch 4271/KH-UBND thu thập, cập nhật thông tin cung cầu lao động tỉnh Đồng Nai năm 2016
- 11Kế hoạch 1993/KH-UBND thu thập thông tin Cung, Cầu lao động năm 2017 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 12Kế hoạch 217/KH-UBND về tổ chức giao thương kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2017
- 13Quyết định 5376/QĐ-UBND năm 2020 về Phương án điều tra lao động, việc làm và thu nhập bình quân đầu người cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Quyết định 1984/QĐ-UBND năm 2016 Phương án điều tra cung - cầu lao động tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu: 1984/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/06/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Lê Văn Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra