- 1Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp
- 4Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2017 về hợp nhất Luật Tổ chức chính quyền địa phương do Văn phòng Quốc hội ban hành
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Nghị định 66/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp
- 7Thông tư 28/2020/TT-BCT quy định, hướng dẫn thực hiện Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và Nghị định 66/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2017/NĐ-CP do Bộ Công thương ban hành
- 8Quyết định 43/2021/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 9Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023
- 10Quyết định 20/2022/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công thương tỉnh Cà Mau
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1978/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 08 tháng 11 năm 2023 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019;
Căn cứ Kế hoạch số 203/KH-UBND ngày 28/10/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 41/TTr-SCT ngày 01/11/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố, phê duyệt kèm theo Quyết định này:
1. Công bố cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương (kèm theo Danh mục).
2. Phê duyệt Quy trình nội bộ, liên thông giải quyết thủ tục hành chính đối với các thủ tục hành chính được nêu tại khoản 1 Điều này (kèm theo Quy trình).
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
DANH MỤC, NỘI DUNG CỤ THỂ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số: 1978/QĐ-UBND ngày 08/11/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT | Tên thủ tục hành chính | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
Quyết định số 1804/QĐ-UBND ngày 11/10/2023 | |||
1 | Ban hành các Chương trình, Đề án, Kế hoạch, Quy chế....của ngành Công Thương theo từng giai đoạn, hàng năm, đột xuất. | Công Thương | Sở Công Thương |
2 | Phê duyệt chủ trương tổ chức các chương trình, sự kiện... của ngành Công Thương. | Công Thương | Sở Công Thương |
3 | Ban hành Kế hoạch Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam trên địa bàn tỉnh Cà Mau | Quản lý cạnh tranh | Sở Công Thương |
4 | Thẩm định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp | Quản lý Cụm công nghiệp | Sở Công Thương |
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Sở Công Thương xây dựng dự thảo Chương trình, Đề án, Kế hoạch, Quy chế .... của ngành Công Thương theo từng giai đoạn, hàng năm, đột xuất trong 17 ngày làm việc, cụ thể:
+ Phòng chuyên môn thuộc Sở Công Thương xây dựng dự thảo Chương trình, Đề án, Kế hoạch, Quy chế .... của ngành Công Thương theo từng giai đoạn, hàng năm, đột xuất, đồng thời, tham mưu văn bản lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan: 05 ngày làm việc
+ Các Sở, ngành, đơn vị liên quan cho ý kiến: 05 ngày làm việc.
+ Khi có ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị có liên quan Phòng chuyên môn thuộc Sở Công Thương tổng hợp ý kiến, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo Chương trình, Đề án, Kế hoạch, Quy chế….: Xây dựng Tờ trình chuyển lãnh đạo Sở Công Thương xem xét, quyết định: 06 ngày làm việc.
- Bước 2: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trình của Sở Công Thương, hoàn thiện hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định: 4,5 ngày làm việc.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tuyến (Hệ thống quản lý văn bản và điều hành iOffice).
1.3. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình;
- Dự thảo Kế hoạch Chương trình, Đề án, Kế hoạch, Quy chế.
- Bảng Tổng hợp ý kiến góp ý của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau và các đơn vị liên quan.
1.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.5. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 21,5 ngày làm việc (Cắt giảm 5,5/27 ngày làm việc, tỷ lệ 20%)
1.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương.
1.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương tỉnh Cà Mau
- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị liên quan.
1.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chương trình, Đề án, Kế hoạch, Quy chế... của ngành Công Thương theo từng giai đoạn, hàng năm, đột xuất.
1.9. Phí, lệ phí (nếu có): Không.
1.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
1.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
1.12. Căn cứ pháp lý của Thủ tục hành chính:
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019.
- Quyết định số 20/2022/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Cà Mau.
- Các Chương trình, Kế hoạch, văn bản chỉ đạo... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo từng giai đoạn, hàng năm, đột xuất.
2. Phê duyệt chủ trương tổ chức các chương trình, sự kiện… của ngành Công Thương:
2.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Sở Công Thương xây dựng Tờ trình xin chủ trương tổ chức các chương trình, sự kiện .... của ngành Công Thương trong 12 ngày làm việc, cụ thể:
+ Phòng chuyên môn thuộc Sở Công Thương xây dựng dự thảo Tờ trình xin chủ trương tổ chức các chương trình, sự kiện... của ngành Công Thương, tham mưu văn bản lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan đối với dự thảo Tờ trình: 04 ngày làm việc.
+ Các Sở, ban, ngành tỉnh, đơn vị liên quan cho ý kiến: 04 ngày làm việc.
+ Khi có ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị có liên quan, Phòng chuyên môn thuộc Sở Công Thương tổng hợp ý kiến, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo Tờ trình xin chủ trương tổ chức các chương trình, sự kiện... của ngành Công Thương, chuyển lãnh đạo Sở Công Thương ký trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định: 04 ngày làm việc.
- Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt, ban hành văn bản chấp thuận/ không chấp thuận... trong 03 ngày làm việc.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tuyến (Hệ thống quản lý văn bản và điều hành iOffice).
2.3. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình;
- Bảng Tổng hợp ý kiến góp ý của các Sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị liên quan (nếu có).
2.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.5. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày làm việc (Cắt giảm 04/19 ngày làm việc, tỷ lệ 21%).
2.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương.
2.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương
- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Các Sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị liên quan (nếu có).
2.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận/ không chấp thuận chủ trương.
2.9. Phí, lệ phí (nếu có): Không.
2.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
2.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
2.12. Căn cứ pháp lý của Thủ tục hành chính:
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính Phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019.
- Quyết định số 20/2022/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Cà Mau.
- Các Chương trình, Kế hoạch, văn bản chỉ đạo của tỉnh theo từng giai đoạn, hàng năm, đột xuất.
II. Lĩnh vực Quản lý cạnh tranh
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Sở Công Thương xây dựng dự thảo Kế hoạch Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam trên địa bàn tỉnh Cà Mau trình Ủy ban nhân dân tỉnh trong 16 ngày làm việc, cụ thể:
+ Phòng chuyên môn thuộc Sở Công Thương xây dựng dự thảo Kế hoạch triển khai Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” trên địa bàn tỉnh Cà Mau, tham mưu văn bản lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan đối với dự thảo Kế hoạch: 05 ngày làm việc.
+ Các Sở, ban, ngành tỉnh, đơn vị liên quan cho ý kiến: 06 ngày làm việc.
+ Khi có ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị có liên quan, Phòng chuyên môn thuộc Sở Công Thương tổng hợp ý kiến, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo Kế hoạch triển khai Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” trên địa bàn tỉnh Cà Mau, chuyển lãnh đạo Sở Công Thương ký trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định: 05 ngày làm việc.
- Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt, ban hành Kế hoạch trong 04 ngày làm việc.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tuyến (Hệ thống quản lý văn bản và điều hành iOffice).
1.3. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình:
- Dự thảo Kế hoạch Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Bảng Tổng hợp ý kiến góp ý của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị liên quan.
1.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.5. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc (Cắt giảm 05/25 ngày làm việc, tỷ lệ 20%).
1.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương.
1.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương
- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Các Sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị liên quan.
1.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Kế hoạch Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
1.9. Phí, lệ phí (nếu có): Không.
1.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
1.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
1.12. Căn cứ pháp lý của Thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 của Quốc hội ngày 17/10/2010.
- Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024).
- Các văn bản hướng dẫn có liên quan.
III. Lĩnh vực Quản lý cụm công nghiệp
1. Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp
1.1. Trình tự thực hiện: (bao gồm cả thời gian, địa điểm thực hiện thủ tục hành chính)
- Doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật có văn bản đề nghị kèm theo Báo cáo đầu tư thành lập, mở rộng cụm công nghiệp, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện (Ủy ban nhân huyện cấp phân công phòng chuyên môn xử lý hồ sơ); không quy định thời gian.
- Phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật lập hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp, hoàn thiện hồ sơ, tham mưu Tờ trình, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký duyệt gửi Sở Công Thương để chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức thẩm định: 04 ngày làm việc.
- Phòng chuyên môn thuộc Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ, tổng hợp, thẩm định hồ sơ (Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, Sở Công Thương có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định), hoàn thiện hồ sơ hoàn thành thẩm định, tham mưu báo cáo trình lãnh đạo Sở Công Thương ký báo cáo đến Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định: 12 ngày làm việc.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, thẩm định, xem xét báo cáo của Sở Công Thương, hoàn thiện hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định: 04 ngày làm việc.
Lưu ý: Trường hợp cụm công nghiệp thành lập, mở rộng có điều chỉnh diện tích lớn hơn 05 ha so với phương án phát triển cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt thì Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản thống nhất với Bộ Công Thương trước khi phê duyệt (thời gian xin ý kiến thống nhất với Bộ Công Thương không tính vào thời gian quyết định hoặc không quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh).
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, trực tuyến (Hệ thống quản lý văn bản và điều hành iOffice).
1.3. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị thành lập hoặc mở rộng cụm công nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Văn bản của doanh nghiệp, hợp tác xã đề nghị làm chủ đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc văn bản của đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp kèm theo Báo cáo đầu tư thành lập hoặc mở rộng cụm công nghiệp;
- Bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu minh chứng tư cách pháp lý;
- Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của chủ đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của chủ đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của chủ đầu tư;
- Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
1.4. Số lượng hồ sơ: 08 bộ hồ sơ (có 02 bộ hồ sơ gốc).
1.5. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc (Cắt giảm 05/25 ngày làm việc, tỷ lệ 20%).
- Ủy ban nhân dân cấp huyện: Trong thời gian 05 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ đáp ứng quy định từ doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Sở Công Thương: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đáp ứng quy định từ UBND cấp huyện.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đáp ứng quy định từ Sở Công Thương.
1.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc đơn vị được giao làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Sở Công Thương và các Sở, ngành có liên quan: Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương.
1.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.
1.9. Phí, lệ phí (nếu có): không quy định.
1.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (có các biểu mẫu đính kèm):
- Mẫu số 1: Tờ trình về việc thành lập/mở rộng cụm công nghiệp.
- Mẫu số 2: Đơn đăng ký làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.
- Mẫu số 3: Báo cáo đầu tư thành lập/mở rộng cụm công nghiệp.
- Mẫu số 4: Báo cáo thẩm định thành lập/mở rộng cụm công nghiệp.
- Mẫu số 5: Một số nội dung của các tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.
- Mẫu số 6: Kết quả đánh giá chấm điểm lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.
- Mẫu số 7: Quyết định thành lập/mở rộng cụm công nghiệp.
1.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Điều kiện thành lập cụm công nghiệp:
+ Có trong phương án phát triển cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt;
+ Có doanh nghiệp, hợp tác xã có tư cách pháp lý, có năng lực, kinh nghiệm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật;
+ Trong trường hợp địa bàn cấp huyện đã thành lập cụm công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy trung bình của các cụm công nghiệp đạt trên 50% hoặc tổng quỹ đất công nghiệp chưa cho thuê của các cụm công nghiệp nhỏ hơn 50 ha.
- Điều kiện mở rộng cụm công nghiệp:
+ Không vượt quá 75 ha, có quỹ đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện;
+ Có doanh nghiệp, hợp tác xã có tư cách pháp lý, có năng lực, kinh nghiệm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật;
+ Đạt tỷ lệ lấp đầy ít nhất 60% hoặc nhu cầu thuê đất công nghiệp trong cụm công nghiệp vượt quá diện tích đất công nghiệp hiện có của cụm công nghiệp;
+ Hoàn thành xây dựng, đưa vào vận hành thường xuyên các công trình hạ tầng kỹ thuật chung theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
1.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
+ Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
+ Thông tư số 28/2020/TT-BCT ngày 16/11/2020 của Bộ Công Thương quy định, hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP.
+ Quyết định số 43/2021/QĐ-UBND ngày 07/12/2021 của UBND tỉnh Cà Mau ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau./.
Mẫu số 1
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TTr-UBND | ……, ngày … tháng … năm…… |
TỜ TRÌNH
Về việc thành lập/mở rộng cụm công nghiệp...
Căn cứ Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp;
Căn cứ Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh/phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp...;
Ủy ban nhân dân ...(cấp huyện)... đề nghị Ủy ban nhân dân ...(cấp tỉnh)... phê duyệt thành lập/mở rộng cụm công nghiệp ... như sau:
1. Sự cần thiết thành lập/mở rộng cụm công nghiệp
2. Giải trình đáp ứng các điều kiện thành lập/mở rộng cụm công nghiệp
3. Đề nghị thành lập/mở rộng cụm công nghiệp với các nội dung chính (tên gọi, diện tích, địa điểm, ngành nghề hoạt động chủ yếu, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, quy mô đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tổng mức vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, ...).
4. Đề xuất ưu đãi, hỗ trợ đầu tư
5. Đề xuất, kiến nghị khác
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Mẫu số 2
Đơn vị đăng ký chủ đầu tư | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …….. |
|
ĐƠN ĐĂNG KÝ
Chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp……….
Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện……
Căn cứ Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp;
Căn cứ Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh/phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp...;
Căn cứ năng lực tài chính, năng lực kinh nghiệm đã thực hiện các dự án đầu tư (nếu có) của đơn vị;
...(Tên đơn vị)... đăng ký làm chủ đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp... với các thông tin chỉnh như sau:
I. Thông tin đơn vị đăng ký làm chủ đầu tư
1. Tên đơn vị: …………………………………………………………………………….
2. Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………….
3. Điện thoại: …………………..; Fax: ……………….; Email: ……………………….
4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……………. do ..…….. cấp ngày ...
5. Ngành nghề kinh doanh chính: ……………………………………………………..
6. Người đại diện theo pháp luật: ……………………………….. Chức danh: ….....
II. Thông tin dự án đăng ký làm chủ đầu tư
1. Tên dự án: …………………………………………………………………………….
2. Địa chỉ dự án: …………………………………………………………………………
3. Tổng mức đầu tư tạm tính của dự án: ……………………………………………..
4. Tiến độ đầu tư: ………………………………………………………………………..
5. Các đề xuất khác: …………………………………………………………………….
III. Hồ sơ kèm theo
- Báo cáo đầu tư thành lập/mở rộng cụm công nghiệp;
- Bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu minh chứng tư cách pháp nhân của chủ đầu tư;
- Bản sao; báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của chủ đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của chủ đầu tư; năng lực kinh nghiệm đã thực hiện các dự án tương tự (nếu có) của chủ đầu tư.
Đơn vị cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung đơn đăng ký này./.
| Người đại diện theo pháp luật |
Mẫu số 3
Tên đơn vị đăng ký | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/BC-… | … …, ngày … tháng … năm …… |
BÁO CÁO
Đầu tư thành lập/mở rộng cụm công nghiệp
1. Căn cứ pháp lý, sự cần thiết đầu tư, thành lập/mở rộng cụm công nghiệp.
2. Đánh giá sự phù hợp, đáp ứng các điều kiện thành lập/mở rộng cụm công nghiệp; tình hình đầu tư hạ tầng kỹ thuật, khả năng cho thuê của các khu công nghiệp trên địa bàn ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, tỷ lệ lấp đầy của cụm công nghiệp.
3. Hiện trạng sử dụng đất, định hướng bố trí các ngành, nghề có tính liên kết, hỗ trợ trong sản xuất; cơ cấu sử dụng đất và dự kiến thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp; đánh giá khả năng đấu nối hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài cụm công nghiệp.
4. Xác định mục tiêu, diện tích, địa điểm, phạm vi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; phân tích, lựa chọn phương án đầu tư xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư (nếu có); tiến độ thực hiện dự án phù hợp với thực tế và khả năng huy động các nguồn lực; kế hoạch, tiến độ thu hút đầu tư, di dời và tỷ lệ lấp đầy của cụm công nghiệp.
5. Đánh giá năng lực, tư cách pháp nhân của chủ đầu tư; dự kiến tổng mức đầu tư, cơ cấu, khả năng cân đối, huy động các nguồn vốn đầu tư (trong đó có nguồn vốn đầu tư công nếu có) để thực hiện dự án.
6. Chi phí duy tu bảo dưỡng, vận hành hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, các chi phí liên quan khác; phương thức quản lý, khai thác sử dụng sau khi đi vào hoạt động.
7. Phân tích, đánh giá sơ bộ về tác động môi trường, hiệu quả về kinh tế, xã hội của cụm công nghiệp; các giải pháp tổ chức thực hiện.
8. Đề xuất, kiến nghị.
| Người đại diện theo pháp luật |
Mẫu số 4
UBND CẤP TỈNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/BC-SCT | ……, ngày … tháng … năm 20…… |
BÁO CÁO THẨM ĐỊNH
Thành lập/mở rộng cụm công nghiệp...
I. Căn cứ thẩm định
- Căn cứ Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp; Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP;
- Căn cứ Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh/phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp...;
- Căn cứ Quyết định ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh;
- Căn cứ Tờ trình của UBND cấp huyện kèm theo hồ sơ thành lập/mở rộng cụm công nghiệp; kết quả đánh giá lựa chọn chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; ý kiến của các Sở, ngành có liên quan về việc thành lập/mở rộng cụm công nghiệp,
II. Tóm tắt nội dung đề nghị thành lập/mở rộng cụm công nghiệp (tên gọi; địa điểm; diện tích; ngành nghề hoạt động chủ yếu; tên chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; quy mô đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tổng mức vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thời gian hoạt động của dự án; các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng)
III. Kết quả thẩm định
1. Tóm tắt ý kiến thẩm định của các sở, ngành
2. Ý kiến thẩm định của Sở Công Thương
a) Tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ thành lập/mở rộng cụm công nghiệp.
b) Khả năng đáp ứng các điều kiện thành lập/mở rộng cụm công nghiệp.
c) Nội dung, tính khả thi của Báo cáo đầu tư thành lập/mở rộng cụm công nghiệp.
d) Về một số ưu đãi đầu tư đối với cụm công nghiệp.
IV. Một số nội dung còn có ý kiến khác nhau (nếu có)
V. Đề xuất/kiến nghị
| GIÁM ĐỐC |
Mẫu số 5
MỘT SÓ NỘI DUNG CỦA CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN CHỦ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT CỤM CÔNG NGHIỆP
TT | Tiêu chí | Một số nội dung cơ bản của tiêu chí |
1 | Năng lực kinh nghiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã đề nghị làm chủ đầu tư (30 điểm) | Kinh nghiệm làm chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật; tham gia quản lý, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, cụm công nghiệp; kinh nghiệm quản lý hoặc làm chủ đầu tư dự án xây dựng khu đô thị; năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý môi trường của doanh nghiệp/hợp tác xã;.... |
2 | Phương án tài chính đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (40 điểm) | Kế hoạch huy động, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp; báo cáo tài chính, tài liệu chứng minh nguồn vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của chủ đầu tư;... |
3 | Phương án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (15 điểm) | Phương án đầu tư xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; phương án giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư (nếu có); tiến độ thực hiện dự án và khả năng huy động các nguồn lực (nhân lực, máy móc, thiết bị,...) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp;... |
4 | Phương án quản lý, bảo vệ môi trường cụm công nghiệp (15 điểm) | Kế hoạch, tiến độ thu hút đầu tư, di dời các dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh vào cụm công nghiệp; phương án quản lý bảo vệ môi trường; phương án quản lý, khai thác cụm công nghiệp;... |
Mẫu số 6
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Kết quả đánh giá chấm điểm lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp....
1. Căn cứ pháp lý …………………………………………………………………
2. Thành phần Hội đồng ………………………………………………………….
3. Nội dung đánh giá ………………………………………………………………
4. Kết quả đánh giá ………………………………………………………………..
TT | Tên doanh nghiệp/Hợp tác xã đề nghị làm chủ đầu tư | Điểm đánh giá của Hội đồng | ||||
Tổng điểm | Điểm chi tiết các tiêu chí | |||||
Năng lực kinh nghiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã đề nghị làm chủ đầu tư | Phương án tài chính đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật | Phương án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật | Phương án quản lý, bảo vệ môi trường cụm công nghiệp | |||
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
5. Đề xuất lựa chọn lựa chọn chủ đầu tư và nội dung khác (nếu có)
THƯ KÝ HỘI ĐỒNG | CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
|
CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG |
|
Mẫu số 7
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/QĐ-UBND | …, ngày … tháng … năm … |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập/mở rộng cụm công nghiệp …
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp;
Căn cứ Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh/phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp...;
Xét đề nghị của Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư ... và của Sở Công Thương...,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Thành lập/mở rộng cụm công nghiệp với các nội dung chủ yếu sau (tên cụm công nghiệp; địa điểm; diện tích; ngành nghề hoạt động; chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; quy mô đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tổng mức vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; thời gian hoạt động của dự án).
Điều 2. Các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
Điều 3....
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY TRÌNH NỘI BỘ, LIÊN THÔNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số: 1978/QĐ-UBND ngày 08/11/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
a) Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 21,5 ngày làm việc (Cắt giảm 5,5/27 ngày làm việc, tỷ lệ 20%). Trong đó:
- Tại Sở Công Thương 17 ngày làm việc.
- Tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 4,5 ngày làm việc
b) Quy trình giải quyết:
- Quy trình giải quyết tại Sở Công Thương
+ Bước 1: Phòng chuyên môn thuộc Sở Công Thương xây dựng dự thảo Chương trình, Đề án, Kế hoạch, Quy chế... của ngành Công Thương theo từng giai đoạn, hàng năm, đột xuất, đồng thời, tham mưu văn bản lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan: 05 ngày làm việc
+ Bước 2: Các các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp nhận văn bản và cho ý kiến: 06 ngày làm việc.
+ Bước 3: Khi có ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị có liên quan Phòng chuyên môn thuộc Sở Công Thương tổng hợp ý kiến, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo Chương trình, Đề án, Kế hoạch, Quy chế...; Xây dựng Tờ trình chuyển lãnh đạo Sở Công Thương ký trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định: 5,5 ngày làm việc.
+ Bước 4: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, chuyển hồ sơ, kết quả giải quyết đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quy trình tiếp theo: 0,5 ngày làm việc.
- Quy trình giải quyết tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
+ Bước 1: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trình của Sở Công Thương, hoàn thiện hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định: 04 ngày làm việc.
+ Bước 2: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống, gửi kết quả giải quyết thủ tục hành chính về cho Sở Công Thương: 0,5 ngày làm việc.
2. Phê duyệt chủ trương tổ chức các chương trình, sự kiện... của ngành Công Thương
a) Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày làm việc (Cắt giảm 04/19 ngày làm việc, tỷ lệ 21%). Trong đó:
- Tại Sở Công Thương 12 ngày làm việc.
- Tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 03 ngày làm việc.
b). Quy trình giải quyết:
- Quy trình giải quyết tại Sở Công Thương
+ Bước 1: Phòng chuyên môn thuộc Sở Công Thương xây dựng dự thảo Tờ trình xin chủ trương tổ chức các chương trình, sự kiện… của ngành Công Thương, tham mưu văn bản lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan đối với dự thảo Tờ trình: 04 ngày làm việc.
+ Bước 2: Các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp nhận văn bản và cho ý kiến: 04 ngày làm việc.
+ Bước 3: Khi có ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị có liên quan, Phòng chuyên môn thuộc Sở Công Thương tổng hợp ý kiến, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo Tờ trình xin chủ trương tổ chức các chương trình, sự kiện... của ngành Công Thương, chuyển lãnh đạo Sở Công Thương ký trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định: 3,5 ngày làm việc.
+ Bước 4: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, chuyển hồ sơ, kết quả giải quyết đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quy trình tiếp theo: 0,5 ngày làm việc.
- Quy trình giải quyết tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
+ Bước 1: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trình của Sở Công Thương, hoàn thiện hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định: 2,5 ngày làm việc.
+ Bước 2: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống, gửi kết quả giải quyết thủ tục hành chính về cho Sở Công Thương: 0,5 ngày làm việc.
a) Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc (Cắt giảm 05/25 ngày làm việc, tỷ lệ 20%). Trong đó:
- Tại Sở Công Thương 16 ngày làm việc.
- Tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 04 ngày làm việc.
b) Quy trình giải quyết:
- Quy trình giải quyết tại Sở Công Thương
+ Bước 1: Phòng chuyên môn thuộc Sở Công Thương xây dựng dự thảo Kế hoạch triển khai Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” trên địa bàn tỉnh Cà Mau, tham mưu văn bản lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan đối với dự thảo Kế hoạch: 05 ngày làm việc.
+ Bước 2: Các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp nhận văn bản và cho ý kiến: 06 ngày làm việc.
+ Bước 3: Khi có ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị có liên quan, Phòng chuyên môn thuộc Sở Công Thương tổng hợp ý kiến, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo Kế hoạch triển khai Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” trên địa bàn tỉnh Cà Mau, chuyển lãnh đạo Sở Công Thương ký trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định: 4,5 ngày làm việc.
Bước 4: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, chuyển hồ sơ, kết quả giải quyết đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quy trình tiếp theo: 0,5 ngày làm việc.
- Quy trình giải quyết tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
+ Bước 1: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trình của Sở Công Thương, hoàn thiện hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định: 3,5 ngày làm việc.
+ Bước 2: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống, gửi kết quả giải quyết thủ tục hành chính về cho Sở Công Thương: 0,5 ngày làm việc.
4. Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp
a) Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc (Cắt giảm 05/25 ngày làm việc, tỷ lệ 20%). Trong đó:
- Tại Ủy ban nhân dân cấp huyện 04 ngày làm việc.
- Tại Sở Công Thương 12 ngày làm việc.
- Tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 04 ngày làm việc.
b) Quy trình giải quyết:
- Quy trình giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp huyện
+ Bước 1: Doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật có văn bản đề nghị kèm theo Báo cáo đầu tư thành lập, mở rộng cụm công nghiệp, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện (Ủy ban nhân cấp huyện phân công phòng chuyên môn xử lý hồ sơ); không quy định thời gian.
+ Bước 2: Phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật lập hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp, hoàn thiện hồ sơ, tham mưu Tờ trình, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký duyệt gửi Sở Công Thương đế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định: 3,5 ngày làm việc.
+ Bước 3: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, chuyển hồ sơ, kết quả giải quyết đến Sở Công Thương thực hiện quy trình tiếp theo: 0,5 ngày làm việc.
- Quy trình giải quyết tại Sở Công Thương
+ Bước 1: Phòng chuyên môn thuộc Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ, tổng hợp, thẩm định hồ sơ (Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, Sở Công Thương có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định), hoàn thiện hồ sơ hoàn thành thẩm định, tham mưu báo cáo trình lãnh đạo Sở Công Thương ký báo cáo đến Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định: 11,5 ngày làm việc.
+ Bước 2: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, chuyển hồ sơ, kết quả giải quyết đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quy trình tiếp theo: 0,5 ngày làm việc.
- Quy trình giải quyết tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
+ Bước 1: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, thẩm định, xem xét của Sở Công Thương, hoàn thiện hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định: 3,5 ngày làm việc.
+ Bước 2: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống, gửi kết quả giải quyết thủ tục hành chính về cho Sở Công Thương, đồng thời gửi Bộ Công Thương một bộ nắm, theo dõi: 0,5 ngày làm việc.
Lưu ý: Trong quá trình tổ chức xin ý kiến thẩm định và họp Hội đồng đánh giá, lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, trường hợp hồ sơ, nội dung Báo cáo thành lập, mở rộng cụm công nghiệp phải giải trình, bổ sung, hoàn thiện thì thời gian giải trình, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định.
Trường hợp cụm công nghiệp thành lập, mở rộng có điều chỉnh diện tích lớn hơn 05 ha so với quy hoạch đã được thỏa thuận thì Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản thống nhất với Bộ Công Thương trước khi phê duyệt (thời gian xin ý kiến thống nhất với Bộ Công Thương không tính vào thời gian thẩm định)./.
- 1Quyết định 1469/QĐ-UBND năm 2023 công bố cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước; phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau
- 2Quyết định 1454/QĐ-UBND năm 2023 công bố cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước; phê duyệt Quy trình nội bộ, liên thông giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Tổ chức - Cán bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau
- 3Quyết định 1966/QĐ-UBND năm 2023 về công bố cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước; phê duyệt quy trình nội bộ, liên thông giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau
- 4Quyết định 945/QĐ-UBND năm 2023 về phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình
- 5Quyết định 2100/QĐ-UBND năm 2023 về Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Lai Châu
- 6Quyết định 2055/QĐ-UBND năm 2023 công bố cắt giảm thời gian và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
- 7Quyết định 3745/QĐ-UBND năm 2023 công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ninh
- 8Thông báo 10593/TB-SLĐTBXH-VLATLĐ năm 2024 thay đổi thời gian giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thành phố do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp
- 4Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2017 về hợp nhất Luật Tổ chức chính quyền địa phương do Văn phòng Quốc hội ban hành
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Nghị định 66/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp
- 7Thông tư 28/2020/TT-BCT quy định, hướng dẫn thực hiện Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và Nghị định 66/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2017/NĐ-CP do Bộ Công thương ban hành
- 8Quyết định 43/2021/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 9Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023
- 10Quyết định 20/2022/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công thương tỉnh Cà Mau
- 11Quyết định 1469/QĐ-UBND năm 2023 công bố cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước; phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau
- 12Quyết định 1454/QĐ-UBND năm 2023 công bố cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước; phê duyệt Quy trình nội bộ, liên thông giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Tổ chức - Cán bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau
- 13Quyết định 1966/QĐ-UBND năm 2023 về công bố cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước; phê duyệt quy trình nội bộ, liên thông giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau
- 14Quyết định 945/QĐ-UBND năm 2023 về phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình
- 15Quyết định 2100/QĐ-UBND năm 2023 về Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Lai Châu
- 16Quyết định 2055/QĐ-UBND năm 2023 công bố cắt giảm thời gian và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
- 17Quyết định 3745/QĐ-UBND năm 2023 công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ninh
- 18Thông báo 10593/TB-SLĐTBXH-VLATLĐ năm 2024 thay đổi thời gian giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thành phố do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định 1978/QĐ-UBND năm 2023 về công bố cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước; phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Cà Mau
- Số hiệu: 1978/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/11/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Lâm Văn Bi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/11/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực