Hệ thống pháp luật

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1976/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG VÀ ĐỊNH MỨC CHI CHO HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA BỘ NỘI VỤ

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 224/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về nội dung và định mức chi cho các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Nội vụ.

Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện theo các chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lãnh đạo Bộ;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ;
- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính-VPCP;
- Lưu: VT, VP (KSTTHC; NTTLê 50)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Anh Tuấn

 

QUY ĐỊNH

VỀ NỘI DUNG, ĐỊNH MỨC CHI CHO HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA BỘ NỘI VỤ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1976/QĐ-BNV ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

TT

Nội dung chi

Định mức chi

I

CHI CHO VIỆC CẬP NHẬT DỮ LIỆU VÀO CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

(Đối với việc thuê cá nhân, tổ chức bên ngoài)

Tùy theo tính chất, quy mô của hoạt động, mức chi này là tối đa.

1

Chi cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu quốc gia

(Nội dung chi áp dụng theo Thông tư số 137/2007/TT-BTC ngày 28/11/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử)

1.1

Chi cập nhật dữ liệu:

+ Nhập dữ liệu có cấu trúc

 

250 đồng/1 trường (mục tin)

 

+ Nhập dữ liệu phi cấu trúc

7.800 đồng/1 trang 46 dòng x 70 ký tự/dòng

 

+ Nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC

28.100 đồng/1 thủ tục.

1.2

Tạo lập thông tin điện tử từ các nguồn dữ liệu là văn bản in có sẵn.

 

 

+ Chuyển dữ liệu dạng văn bản in sang dạng Files ảnh.

1.170 đồng/1 trang.

 

+ Số hóa các bức ảnh, lưu giữ hình ảnh dưới dạng 1 tệp tin

390 đồng/1 trang.

2

Chi ứng dụng công nghệ thông tin

(Nội dung chi áp dụng theo Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BTC-BTTTT ngày 26/5/2008 của liên Bộ Tài chính, Bộ TT và TT hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí chi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước)

 

Bao gồm:

+ Chi thiết kế, tạo lập, mua sắm trang thiết bị thông tin,…

Chi theo thực tế có hóa đơn, chứng từ và quy định về đấu thầu và trên cơ sở nguồn kinh phí được cấp theo thông báo.

 

+ Chi cho công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá

 

+ Chi phí thuê dịch vụ Internet, dịch vụ kết nối mạng,…

II

CHI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG, CÔNG BỐ CÔNG KHAI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

(Nội dung chi được thực hiện theo:

+ Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê;

+ Thông tư Liên tịch số 158/2007/TTLT-BTC-BTP ngày 28/12/2007 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn về quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật).

 

Một số nội dung chi như sau:

 

1

Chi xây dựng phương án trình cơ quan có thẩm quyền về việc sửa đổi, bãi bỏ hoặc đơn giản hóa thủ tục hành chính.

 

 

+ Xây dựng đề cương tổng quát được duyệt.

1.500.000 đồng/đề cương.

 

+ Xây dựng đề cương chi tiết được duyệt.

3.000.000 đồng/đề cương.

2

Chi viết nhận xét, đánh giá phản biện về các phương án sửa đổi, bãi bỏ hoặc đơn giản hóa thủ tục hành chính.

 

 

+ Nhận xét, đánh giá phản biện.

500.000 đồng/1 bài viết.

 

+ Nhận xét, đánh giá của ủy viên hội đồng

300.000 đồng/1 bài viết.

3

Chi lấy ý kiến thẩm định bằng văn bản của chuyên gia (tối đa không quá 5 chuyên gia), nhà quản lý (trường hợp không thành lập hội đồng).

500.000 đồng/1 bài viết.

4

Chi thuê chuyên gia phân tích, đánh giá kết quả rà soát (tối đa không quá 5 chuyên gia cho 1 lần rà soát).

1.000.000 đồng/1 báo cáo.

5

Chi viết báo cáo kết quả rà soát (tổng hợp, phân tích số liệu).

 

 

+ Viết báo cáo phân tích theo chuyên đề.

7.000.000 đồng/báo cáo.

 

+ Viết báo cáo tổng hợp kết quả rà soát (bao gồm báo cáo chính và báo cáo tóm tắt).

10.000.000 đồng/báo cáo.

6

Chi cho các đối tượng cung cấp thông tin, tự điền phiếu điều tra.

 

 

+ Chi cho cá nhân cung cấp thông tin đến 30 chỉ tiêu.

30.000 đồng/1 phiếu.

 

+ Chi cho cá nhân cung cấp thông tin trên 30 chỉ tiêu đến 40 chỉ tiêu.

40.000 đồng/1 phiếu.

 

+ Chi cho cá nhân cung cấp thông tin trên 40 chỉ tiêu.

50.000 đồng/1 phiếu.

 

+ Chi cho tổ chức cung cấp thông tin đến 30 chỉ tiêu.

70.000 đồng/1 phiếu.

 

+ Chi cho tổ chức cung cấp thông tin trên 30 chỉ tiêu đến 40 chỉ tiêu.

85.000 đồng/1 phiếu.

 

+ Chi cho tổ chức cung cấp thông tin trên 40 chỉ tiêu.

100.000 đồng/1 phiếu.

7

Chi thuê người dẫn đường, phiên dịch ở vùng sâu, vùng xa.

 

 

+ Thuê dẫn đường có phiên dịch (người/ngày).

= 250% mức lương tối thiểu chung

 

+ Thuê dẫn đường không có phiên dịch (người/ngày).

= 150% mức lương tối thiểu chung

8

Chi trả thù lao cho cộng tác viên kiểm tra văn bản.

 

 

+ Mức chi chung:

140.000 đồng/1 văn bản.

 

+ Đối với văn bản thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp.

300.000 đồng/1 văn bản.

9

Chi tổ chức thu thập, phân loại xử lý các thông tin, tư liệu, tài liệu, dữ liệu, văn bản.

70.000 đồng/1 tài liệu.

10

Chi công bố công khai thủ tục hành chính

Mức chi được thực hiện theo chứng từ chi hợp pháp

III

CHI XÂY DỰNG, CHO Ý KIẾN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

(Nội dung chi được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 02/12/2010 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Văn phòng CP hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật)

1

Chi soạn thảo đề cương chi tiết dự thảo văn bản.

 

1.1

Đối với Nghị định của Chính phủ:

 

 

+ Soạn thảo mới hoặc thay thế.

2.000.000 đồng/1 đề cương

 

+ Soạn thảo sửa đổi, bổ sung một số điều

1.500.000 đồng/1 đề cương

1.2

Đối với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư liên tịch

 

 

+ Soạn thảo mới hoặc thay thế.

1.500.000 đồng/1 đề cương

 

+ Soạn thảo sửa đổi, bổ sung một số điều

1.000.000 đồng/1 đề cương

1.3

Đối với Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,…

 

 

+ Soạn thảo mới hoặc thay thế.

1.000.000 đồng/1 đề cương

 

+ Soạn thảo sửa đổi, bổ sung một số điều

800.000 đồng/1 đề cương

2

Chi soạn thảo văn bản

 

2.1

Đối với Luật, pháp lệnh

 

 

+ Dự án Luật, pháp lệnh soạn thảo mới hoặc thay thế.

8.000.000 đồng/1 Dự thảo văn bản.

 

+ Dự án Luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều.

5.000.000 đồng/1 Dự thảo văn bản.

2.2

Đối với Nghị định của Chính phủ

 

 

+ Soạn thảo mới hoặc thay thế.

5.000.000 đồng/1 Dự thảo văn bản.

 

+ Soạn thảo sửa đổi, bổ sung một số điều

3.000.000 đồng/1 Dự thảo văn bản.

2.3

Đối với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư liên tịch

 

 

+ Soạn thảo mới hoặc thay thế.

4.000.000 đồng/1 Dự thảo văn bản.

 

+ Soạn thảo sửa đổi, bổ sung một số điều

2.000.000 đồng/1 Dự thảo văn bản.

2.4

Đối với Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,…

 

 

+ Soạn thảo mới hoặc thay thế.

3.000.000 đồng/1 Dự thảo văn bản.

 

+ Soạn thảo sửa đổi, bổ sung một số điều

2.000.000 đồng/1 Dự thảo văn bản.

3

Chi soạn thảo các báo cáo phục vụ xây dựng văn bản và hoàn thiện văn bản

 

3.1

Báo cáo tổng hợp ý kiến; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến

1.000.000 đồng/1 báo cáo.

3.2

Báo cáo nhận xét, đánh giá của người phản biện, ủy viên hội đồng.

 

 

+ Đối với dự án Luật, pháp lệnh soạn thảo mới hoặc thay thế.

1.000.000 đồng/1 báo cáo.

 

+ Đối với dự án Luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều.

700.000 đồng/1 báo cáo.

 

+ Đối với các văn bản còn lại.

500.000 đồng/1 báo cáo.

3.3

Báo cáo đánh giá tác động của văn bản

 

 

+ Báo cáo đánh giá tác động sơ bộ.

4.000.000 đồng/1 báo cáo.

 

+ Báo cáo đánh giá tác động đơn giản.

5.000.000 đồng/1 báo cáo.

 

+ Báo cáo đánh giá tác động đầy đủ.

6.000.000 đồng/1 báo cáo.

4

Soạn thảo văn bản góp ý, báo cáo thẩm định, thẩm tra văn bản.

 

4.1

Đối với văn bản góp ý.

 

 

+ Đối với dự án Luật, pháp lệnh soạn thảo mới hoặc thay thế.

1.000.000 đồng/1 văn bản

 

+ Đối với dự án Luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều.

700.000 đồng/1 văn bản

 

+ Đối với các văn bản còn lại.

500.000 đồng/1 văn bản

4.2

Báo cáo thẩm định, thẩm tra.

 

 

+ Đối với dự án Luật, pháp lệnh.

1.500.000 đồng/1 báo cáo

 

+ Đối với dự thảo Nghị định, Nghị quyết, Quyết định của Thủ tướng; Thông tư.

1.000.000 đồng/1 báo cáo

 

+ Đối với dự thảo Thông tư, Quyết định của Tổng Kiểm toán NN.

500.000 đồng/1 báo cáo

5

Chỉnh lý hoàn thiện đề cương nghiên cứu, các loại báo cáo, bản thuyết minh, tờ trình văn bản.

500.000 đồng/1 lần chỉnh lý

6

Chỉnh lý dự thảo văn bản

600.000 đồng/1 lần chỉnh lý

7

Ý kiến tham luận của thành viên tham dự họp, hội thảo, đánh giá tác động.

500.000 đồng/1 văn bản

8

Chi lấy ý kiến tư vấn chuyên gia độc lập.

1.000.000 đồng/1 báo cáo

IV

CHI TỔ CHỨC CÁC CUỘC HỌP

 

 

Bao gồm: Họp theo chuyên đề, hội nghị, hội thảo lấy ý kiến đối với các quy định về TTHC, phương án đơn giản hóa TTHC, đơn vị chủ trì tổ chức được chi:

 

 

+ Người chủ trì cuộc họp.

150.000 đồng/1 người/buổi

 

+ Các thành viên tham dự.

100.000 đồng/1 người/buổi

V

CHI TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TẬP HUẤN, TRIỂN KHAI CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN, SƠ KẾT, TỔNG KẾT, GIAO BAN ĐỊNH KỲ

(Nội dung chi, mức chi được thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập).

 

Một số nội dung chi cụ thể:

 

1

Hỗ trợ tiền ăn cho khách mời không thuộc diện hưởng lương từ NSNN.

 

 

+ Cuộc họp tổ chức tại địa điểm nội thành của thành phố trực thuộc trung ương

150.000 đồng/1 người/ngày

 

+ Cuộc họp tổ chức tại địa điểm nội thành, nội thị của TP trực thuộc tỉnh; tại các huyện, thị xã thuộc tỉnh.

100.000 đồng/1 người/ngày

 

+ Cuộc họp do xã, phường tổ chức.

60.000 đồng/1 người/ngày

2

Hỗ trợ tiền nghỉ cho khách mời không thuộc diện hưởng lương từ NSNN.

 

 

+ Cuộc họp tổ chức tại địa điểm nội thành của thành phố trực thuộc trung ương

350.000 đồng/1 người/ngày

 

+ Cuộc họp tổ chức tại địa điểm nội thành, nội thị của thành phố trực thuộc tỉnh; tại các huyện, thị xã thuộc tỉnh.

250.000 đồng/1 người/ngày

 

+ Cuộc họp tổ chức tại các địa điểm còn lại.

200.000 đồng/1 người/ngày

3

Hỗ trợ tiền nghỉ cho các đối tượng khác trong trường hợp có hóa đơn thực tế

Theo Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.

4

Chi bồi dưỡng báo cáo viên, giảng viên đối với cuộc họp tập huấn nghiệp vụ, các lớp phổ biến, quán triệt triển khai cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước; Chi bồi dưỡng báo cáo tham luận trình bày tại hội nghị (Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010).

 

 

+ Giảng viên, báo cáo viên là Ủy viên Trung ương Đảng; Bộ trưởng; Bí thư tỉnh ủy và các chức danh tương đương.

1.000.000 đồng/1 buổi (5 tiết học).

 

+ Giảng viên, báo cáo viên là Thứ trưởng, Chủ tịch HĐND và UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Bí thư tỉnh ủy và các chức danh tương đương; giáo sư; chuyên gia cao cấp; Tiến sỹ khoa học

800.000 đồng/1 buổi (5 tiết học).

 

+ Giảng viên, báo cáo viên là cấp Phó Chủ tịch HĐND và UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Vụ trưởng và Phó vụ trưởng thuộc Bộ, Viện trưởng và phó viện trưởng thuộc Bộ, Cục trưởng, Phó cục trưởng và các chức danh tương đương; phó giáo sư; tiến sỹ; giảng viên chính.

600.000 đồng/1 buổi (5 tiết học).

 

+ Giảng viên, báo cáo viên còn lại là cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các cơ quan, đơn vị ở trung ương và cấp tỉnh (ngoài 3 đối tượng nêu trên).

500.000 đồng/1 buổi (5 tiết học).

 

+ Giảng viên, báo cáo viên là cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các đơn vị từ cấp huyện và tương đương trở xuống.

300.000 đồng/1 buổi (5 tiết học).

4

Chi tiền nước uống trong cuộc họp.

30.000 đồng/1 ngày (2 buổi)/1 đại biểu.

5

Các khoản chi thuê mướn khác: thuê hội trường, in sao tài liệu, thuê trang thiết bị,…

Chi có hợp đồng, hóa đơn, chứng từ theo quy định.

VI

CHI THUÊ CHUYÊN GIA TƯ VẤN

 

 

+ Thuê chuyên gia tư vấn.

4.800.000 đồng/1 người/1 tháng.

 

+ Trường hợp đặc biệt.

Do Thủ trưởng đơn vị quyết định và chịu trách nhiệm trước cấp trên.

VII

CHI DỊCH THUẬT.

(Mức chi, nội dung chi thực hiện theo Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/1/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước và Thông tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 02/12/2010 của liên Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Văn phòng CP hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật).

 

Một số nội dung chi cụ thể:

 

1

Biên dịch, hiệu đính tài liệu

 

 

+ Chi dịch thuật tiếng Anh hoặc các nước thuộc khối EU sang tiếng Việt.

120.000 đồng/1 trang (350 từ).

 

+ Chi dịch thuật tiếng Việt sang tiếng Anh hoặc các nước thuộc khối EU.

150.000 đồng/1 trang (350 từ)

 

+ Chi dịch tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc thiểu số.

100.000 đồng/1 trang (350 từ).

 

+ Chi dịch thuật đối với 1 số ngôn ngữ không phổ thông.

= 130% mức chi tương ứng.

 

+ Hiệu đính tài liệu.

40.000 đồng/1 trang (350 từ).

2

Dịch nói

 

 

+ Dịch nói thông thường

150.000 đồng/1 người/1 giờ hoặc 1.200.000 đồng/1 người/1 ngày

 

+ Dịch đuổi (dịch đồng thời).

400.000 đồng/1 người/1 giờ hoặc 3.200.000 đồng/1 người/1 ngày

3

Trường hợp sử dụng người của đơn vị tham gia dịch thuật.

= 50% mức biên, phiên dịch thuê ngoài.

VIII

CHI LÀM THÊM GIỜ.

(Nội dung chi được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/1/2005 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức).

IX

CHI XÂY DỰNG TIN, BÀI, ẤN PHẨM, SẢN PHẨM TRUYỀN THÔNG.

(Nội dung chi, mức chi được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 21/2003/TTLT/BVHTT-BTC ngày 01/7/2003 của Liên Bộ VHTT, Bộ Tài chính hướng dẫn việc chi trả chế độ nhuận bút, trích lập và sử dụng quỹ nhuận bút đối với 1 số loại hình tác phẩm quy định tại Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ).

 

Một số nội dung chi cụ thể

 

1

Nhuận bút cho tác phẩm báo chí (Báo in, báo điện tử).

 

 

+ Tin trả lời bạn đọc.

50% mức lương tối thiểu/1 tin

 

+ Tranh.

50% mức lương tối thiểu/1 tranh

 

+ Ảnh.

50% mức lương tối thiểu/1 ảnh

 

+ Chính luận.

200% mức lương tối thiểu/1 bài

 

+ Phóng sự, ký, bài phỏng vấn.

200% mức lương tối thiểu/1 bài

 

+ Văn học

150% mức lương tối thiểu/1 nội dung

 

+ Nghiên cứu

200% mức lương tối thiểu/1 nội dung

2

Nhuận bút cho tác phẩm phát thanh, phát hình.

 

2.1

Nhuận bút trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm được cơ quan phát thanh, phát hình sử dụng.

Mức chi tương ứng với nhuận bút cho tác phẩm báo chí

2.2

Nhuận bút trả cho biên kịch, đạo diễn, nhạc sĩ đối với phát thanh.

 

 

+ Đối với thể loại: Tin trả lời bạn đọc:

20% mức lương tối thiểu/1 tin

 

+ Đối với thể loại: Chính luận, Phóng sự, ký, bài phỏng vấn:

50% mức lương tối thiểu/1 bài

 

+ Đối với thể loại: Văn học

300% mức lương tối thiểu/1 nội dung

 

+ Đối với thể loại sân khấu, các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

Tùy theo thể loại và quy mô tác phẩm, nhuận bút cho đạo diễn, biên kịch được hưởng nhuận bút theo Tiết a, khoản 1, Điều 15 tại NĐ số 61/2002/NĐ-CP.

2.3

Nhuận bút trả cho biên kịch, đạo diễn, nhạc sĩ đối với truyền hình.

 

 

+ Đối với thể loại: Tin trả lời bạn đọc:

50% mức lương tối thiểu/1 tin

 

+ Đối với thể loại: Chính luận, Phóng sự, ký, bài phỏng vấn:

200% mức lương tối thiểu/1 bài

 

+ Đối với thể loại: Văn học

300% mức lương tối thiểu/1 nội dung

 

+ Đối với thể loại sân khấu, các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

Tùy theo thể loại và quy mô tác phẩm, nhuận bút cho đạo diễn, biên kịch được hưởng nhuận bút theo Tiết a, khoản 1, Điều 15 tại NĐ số 61/2002/NĐ-CP.

X

CHI KHEN THƯỞNG.

(Thực hiện theo Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/1/2011 của Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/6/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế nếu có).

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1976/QĐ-BNV năm 2011 quy định về nội dung và định mức chi cho hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Nội vụ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

  • Số hiệu: 1976/QĐ-BNV
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 19/12/2011
  • Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
  • Người ký: Trần Anh Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/12/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản