Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1969/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị quyết số 108/2015/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch chuẩn bị và triển khai thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)” với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục đích
a) Thực hiện đầy đủ, toàn diện các quy định của Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (gọi tắt là Hiệp định TF);
b) Tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháp đối với các đối tác của Việt Nam.
2. Yêu cầu
a) Kế hoạch hành động phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu chung của Tổ chức Thương mại Thế giới.
b) Việc thực hiện Kế hoạch nhằm đảm bảo triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 108/2015/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi Hiệp định thành lập WTO.
c) Các bộ, cơ quan được giao chủ trì hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch phải tích cực, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
d) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các bộ, cơ quan, kịp thời giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch.
đ) Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện Kế hoạch phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, kịp thời, hiệu quả.
3. Nhiệm vụ cụ thể
a) Trước khi Hiệp định TF có hiệu lực:
- Tuyên truyền, phổ biến Hiệp định một cách rộng rãi để đảm bảo việc áp dụng Hiệp định TF nhất quán, theo đúng các cam kết trong WTO. Xây dựng sổ tay, văn bản hướng dẫn chi tiết về các quy định, nghĩa vụ trong Hiệp định TF để các bộ ngành có liên quan, đặc biệt là các cơ quan quản lý biên giới nhận thức được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc triển khai thực hiện Hiệp định TF; đồng thời giúp cho doanh nghiệp và các bên có quan tâm tận dụng được các lợi ích có được từ Hiệp định;
- Xác định cam kết thuộc nhóm B và C. Nhóm B bao gồm các cam kết cần thời gian chuyển đổi và Nhóm C là các cam kết vừa cần thời gian chuyển đổi, vừa cần hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực. Rà soát các cam kết thuộc nhóm A (nhóm cam kết triển khai ngay khi Hiệp định có hiệu lực nhưng mới chỉ tuân thủ một phần) để có điều chỉnh các quy định tương ứng.
- Tiếp tục tìm nguồn hỗ trợ kỹ thuật để triển khai thực hiện Hiệp định TF từ các tổ chức quốc tế như WTO, WB, WCO, UNCTAD, ADB… và các nước phát triển khác như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Nhật Bản, Australia....
- Xây dựng lộ trình dự kiến thực hiện các cam kết nhóm B, C: Từ việc xác định được các nhóm cam kết, xây dựng lộ trình dự kiến tương ứng về thời gian chuyển đổi cũng như các hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực tương ứng cho mỗi cam kết.
- Rà soát, kiến nghị các văn bản pháp luật cần sửa đổi, bổ sung để triển khai thực hiện các cam kết trong Hiệp định TF.
b) Sau khi Hiệp định TF có hiệu lực:
- Xây dựng lộ trình thực hiện chính thức cho các cam kết thuộc nhóm B và nhóm C.
- Thông báo kế hoạch thực hiện của cam kết Nhóm B, C cho WTO.
- Xây dựng kế hoạch chuyển đổi các nhóm cam kết nếu có.
- Thường xuyên kiểm tra tiến độ triển khai trong thời gian chuyển đổi đối với nhóm B, triển khai hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực để thực hiện nhóm C.
c) Các nhóm việc cụ thể:
- Nhóm việc về minh bạch hóa: Xây dựng cổng thông tin điện tử quốc gia nhằm cung cấp các thông tin liên quan đến chính sách thương mại, thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trung ương và địa phương.
- Nhóm việc về Phí và Thủ tục: Triển khai thực hiện các cam kết như hoàn thiện các văn bản pháp quy, nâng cao hiệu quả các thủ tục liên quan đến cơ chế một cửa, tự động hóa hải quan, cơ chế thông báo tăng cường kiểm soát, tạm quản, quyết định trước, thủ tục kiểm nghiệm, xử lý trước khi hàng đến, quản lý rủi ro, thiết lập và công bố thời gian giải phóng hàng trung bình....
- Nhóm việc về tự do quá cảnh: Triển khai áp dụng các cam kết liên quan đến quá cảnh như: không phân biệt đối xử, tạo điều kiện cho hàng hóa quá cảnh, áp dụng các quy định liên quan đến phí quá cảnh....
- Nhóm việc về hợp tác hải quan: Chia sẻ và trao đổi thông tin, tăng cường hợp tác hải quan với hải quan các nước và các tổ chức quốc tế.
- Nhóm việc về đối xử đặc biệt và khác biệt: Thực hiện các yêu cầu về đối xử đặc biệt và khác biệt tại phần II của Hiệp định TF như xây dựng lộ trình thực hiện các nhóm cam kết, theo dõi việc thực hiện, báo cáo theo định kỳ cho WTO....
- Nhóm việc về thể chế: Vận hành hoạt động của Ủy ban quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa hải quan và Tạo thuận lợi thương mại, điều phối các bên có liên quan trong nước và phối hợp với các đối tác nước ngoài.
- Thực hiện ân hạn áp dụng Thủ tục tranh chấp (nếu có) theo các quy định của WTO và thực hiện các thủ tục giải quyết tranh chấp và nghĩa vụ thông báo theo Điều 22, 23, 24 của Hiệp định GATT 1994 (nếu cần).
4. Kinh phí đảm bảo
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này từ nguồn ngân sách nhà nước, các nguồn tài trợ và xã hội hóa.
Hàng năm, các bộ, cơ quan Trung ương chủ động lập dự toán ngân sách, bảo đảm kinh phí thực hiện Kế hoạch.
Điều 2. Trách nhiệm tổ chức, thực hiện Kế hoạch
1. Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối quốc gia triển khai thực hiện Hiệp định TF; có nhiệm vụ tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này trên phạm vi cả nước; báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi Hiệp định chính thức có hiệu lực và các nhiệm vụ phát sinh (nếu có) và định kỳ báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện Hiệp định TF.
2. Các Bộ: Công Thương, Tư pháp, Ngoại giao, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Công an, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính chủ động triển khai các nhiệm vụ được giao, đảm bảo thực hiện hiệu quả Hiệp định TF.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| THỦ TƯỚNG |
CÁC NHIỆM VỤ CHUẨN BỊ VÀ TRIỂN KHAI KHAI THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1969/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
STT | Nội dung công việc | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian | Đầu vào | Đầu ra |
I. Trước khi Hiệp định có hiệu lực | ||||||
1 | Tuyên truyền phổ biến Hiệp định - Nội dung tuyên truyền phổ biến Hiệp định phải bám sát vào tiến trình đàm phán Hiệp định tại WTO; - Lồng ghép tuyên truyền vào các Hội thảo nghiệp vụ - Tổng hợp, đánh giá kết quả hoạt động tuyên truyền phổ biến, đề xuất hoạt động trong tương lai sau mỗi năm. + Tuyên truyền tới cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan có nhiệm vụ kiểm soát tại biên giới như các vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm, y tế... + Tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ Hải quan từ trung ương đến địa phương. | Bộ Tài chính | Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, VCCI | Đã triển khai từ năm 2012 và tiếp tục thực hiện | Hiệp định, Bản giới thiệu Hiệp định, | Các buổi hội thảo tuyên truyền dựa trên các tài liệu như Sách giới thiệu về Hiệp định, về lợi ích, về nghĩa vụ, quyền lợi... |
2 | Vận hành Ủy ban quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa hải quan và Tạo thuận lợi thương mại | Bộ Tài chính | Các bộ ngành liên quan, Hiệp hội | Từ Quý IV năm 2016 | Bản phân tích đánh giá thực trạng, các tài liệu liên quan |
|
3 | Xác định Cam kết Nhóm B, C - Tổ chức Hội thảo phân nhóm cam kết B, C; - Rà soát các cam kết nhóm A mới chỉ tuân thủ 1 phần; | Bộ Tài chính | Các bộ ngành liên quan, doanh nghiệp | Quý IV năm 2016, Quý I năm 2017 | Kết quả phân nhóm A, bản hướng dẫn của WTO | Danh sách cam kết nhóm B, C |
4 | Tiếp tục tìm nguồn hỗ trợ để triển khai thực hiện Hiệp định - Từ các đối tác phát triển: WB, ADB, UNCTAD, WTO... - Từ nguồn song phương: Hoa kỳ, Vương quốc Anh, Australia, Nhật Bản... | Bộ Tài chính | Các bộ ngành liên quan | Đã triển khai từ năm 2012 và tiếp tục thực hiện |
| Các khoản hỗ trợ, dự án |
5 | Xây dựng lộ trình dự kiến thực hiện các cam kết nhóm B, C - Mỗi một cam kết phải có thời gian dự kiến chuyển đổi. - Riêng với nhóm C cần xác định nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực (TACB). | Bộ Tài chính | Các bộ ngành, cơ quan có liên quan và Doanh nghiệp | Quý IV năm 2016 | Kết quả phân nhóm B, C | Kế hoạch dự kiến thực hiện |
6 | Rà soát các văn bản pháp quy cần sửa đổi bổ sung để triển khai thực hiện các cam kết trong Hiệp định - Tiếp tục lấy kết quả của việc phân nhóm A (tháng 4/2014). - Gắn với việc ban hành Luật Hải quan năm 2014 và các văn bản tương ứng dưới Luật. - Các thay đổi pháp luật gần đây khác. | Bộ Tài chính | Các bộ ngành, cơ quan có liên quan và doanh nghiệp | Đã thực hiện từ năm 2010 và tiếp tục thực hiện | Hiệp định, các văn bản pháp quy liên quan | Bảng tổng hợp danh sách văn bản pháp cần sửa đổi bổ sung trình Chính phủ |
II. Sau khi Hiệp định có hiệu lực | ||||||
1 | Xây dựng lộ trình chính thức thực hiện Nhóm B, C | Bộ Tài chính | Các bộ ngành liên quan | Quý IV 2016 | Kế hoạch dự kiến, bản phân tích thực trạng | Kế hoạch thực hiện chính thức nhóm B, C |
2 | Thông báo Kế hoạch thực hiện chính thức Nhóm B và C cho WTO | Bộ Tài chính | Bộ Ngoại giao, các bộ ngành liên quan | 1 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực |
| Phê duyệt của WTO |
3 | Xây dựng kế hoạch chuyển đổi Nhóm B, C | Bộ Tài chính | Các bộ ngành liên quan, khu vực tư nhân | Sau khi Hiệp định có hiệu lực |
| Kế hoạch chuyển đổi |
4 | Thường xuyên kiểm tra tiến độ triển khai trong thời hạn chuyển đổi đối với nhóm B | Bộ Tài chính | Các bộ ngành liên quan | Thường xuyên |
|
|
5 | Theo dõi việc triển khai hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực để thực hiện nhóm C | Bộ Tài chính | Các bộ ngành liên quan | Thường xuyên | Ngân sách Nhà nước. Các dự án hợp tác kinh tế | Kết quả các dự án |
III. Các công việc cần triển khai cụ thể theo các yêu cầu của các cam kết trong Hiệp định | ||||||
1 | Nhóm việc về Minh bạch - Xây dựng một cổng thông tin điện tử chung quốc gia cung cấp các thông tin liên quan đến chính sách thương mại, thủ tục hải quan ... - Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc truy cập thông tin; - Tạo thuận lợi trong cơ chế phối hợp về cách tiếp cận pháp lý giữa các cơ quan Chính phủ; - Điểm cung cấp thông tin theo yêu cầu của Hiệp định | Bộ Tài chính | Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Các bộ chuyên ngành | 1 năm sau hiệu lực | Các cổng thông tin điện tử của các Bộ ngành, địa phương | Cổng thông tin điện tử quốc gia vận hành thường xuyên |
2 | Nhóm việc về Phí và Thủ tục - Hoàn thiện văn bản pháp quy và cơ chế về thông báo tăng cường kiểm soát; tạm giữ... - Hoàn thiện và nâng cấp Hệ thống tự động hóa hải quan (VNACCS/VCIS). - Hoàn thiện duy trì NSW. - Tạm quản - Rà soát và hoàn thiện văn bản pháp quy liên quan đến thủ tục hải quan Tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả hơn các nội dung liên quan đến: - Quyết định trước; - Thủ tục kiểm nghiệm; -Xử lý trước khi hàng đến; - Quản lý rủi ro; - Kiểm tra sau thông quan; - Nguyên tắc chung về thuế và lệ phí liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu; - Thiết lập và công bố thời gian giải phóng hàng trung bình; - Doanh nghiệp ưu tiên, - Thủ tục đối với hàng dễ hư hỏng, hàng bị chối bỏ... | Bộ Tài chính | Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Các bộ chuyên ngành | Thường xuyên |
| - Các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với các cam kết và tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp -Tăng cường vận hành và sử dụng hệ thống tự động hóa hải quan. |
3 | Nhóm việc về tự do quá cảnh - Các nguyên tắc áp dụng đối với hàng quá cảnh; - Không phân biệt đối với hàng quá cảnh | Bộ Tài chính | Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Các bộ chuyên ngành | Thường xuyên |
| Các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với các cam kết và tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp |
4 | Nhóm việc về Hợp tác Hải quan - Chia sẻ, trao đổi thông tin và chứng từ: - Thông báo cho WTO đầu mối trao đổi thông tin; “Triển khai tốt kiểm tra một cửa một lần dừng tại biên giới với láng giềng (Lao Bảo-Đen sa vẳn, Mộc Bài - Bà Vẹt). - Hoàn thiện các văn bản pháp quy nhằm giúp cho các nội dung hợp tác đi vào thực chất hơn. | Bộ Tài chính | Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Các bộ chuyên ngành | Thường xuyên |
| Tăng cường hợp tác hải quan với các tổ chức quốc tế và hải quan các nước |
5 | Nhóm việc về Đối xử đặc biệt và khác biệt: - Thực hiện các yêu cầu về đối xử đặc biệt và khác biệt quy định tại phần II của Hiệp định; - Theo dõi việc thực hiện lộ trình thực hiện Nhóm B và C; - Chuyển đổi nhóm khi cần thiết: - Liên hệ chặt chẽ với Ủy ban TF của WTO để triển khai các yêu cầu về hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực. | Bộ Tài chính | Các bộ ngành liên quan | Thường xuyên |
| Các cam kết tại phần II được thực hiện theo đúng quy định. Các hoạt động về tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật được triển khai |
6 | Nhóm việc về Thể chế - Duy trì hoạt động của NTFC; - Đầu mối thông báo với WTO về các nội dung có liên quan trong Hiệp định; - Đầu mối điều phối trong nước về các vấn đề có liên quan đến Tạo thuận lợi thương mại | Bộ Tài chính | Các bộ ngành liên quan | Thường xuyên | Thành lập NTFC | Quyết định về thành lập NTFC theo hướng ghép với Ban chỉ đạo một cửa quốc gia ASEAN và 1 cửa quốc gia hải quan của Chính phủ |
7 | Thực hiện các thủ tục giải quyết tranh chấp và nghĩa vụ thông báo theo Điều 22, 23, 24 của Hiệp định GATT 94 (nếu cần) | Các Bộ ngành chủ trì việc đàm phán, ký kết các Hiệp định | Bộ Tư pháp, các bộ ngành liên quan | Theo thực tiễn triển khai |
|
|
- 1Quyết định 2425/QĐ-TCHQ năm 2008 về kế hoạch hành động thực hiện khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Thông tư 41/2014/TT-BCT quy định căn cứ, thủ tục xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới không thuộc diện cấp giấy phép lao động do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 3Quyết định 1899/QĐ-TTg năm 2016 về thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Hiệp định chung về thuế quan và thương mại - GATT 1994
- 2Quyết định 2425/QĐ-TCHQ năm 2008 về kế hoạch hành động thực hiện khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Luật Hải quan 2014
- 4Thông tư 41/2014/TT-BCT quy định căn cứ, thủ tục xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới không thuộc diện cấp giấy phép lao động do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 5Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 6Nghị quyết 108/2015/QH13 phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức thương mại thế giới do Quốc hội ban hành
- 7Luật điều ước quốc tế 2016
- 8Quyết định 1899/QĐ-TTg năm 2016 về thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 1969/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch chuẩn bị và thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1969/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/10/2016
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra