Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1948/QĐ-UBND

Phú Yên, ngày 04 tháng 10 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC TẬP TRUNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2017-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật Đầu tư ngày 26/11/2014; Luật Doanh nghiệp ngày 26/11/2014;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ- CP ngày 11/7/2007; số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

Căn cứ Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;

Căn cứ Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 27/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 37/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 31/10/2014 của liên Bộ: Nông nghiệp và PTNT - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15/5/2012 của liên Bộ: Tài chính - Xây dựng - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung;

Căn cứ Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tại Tờ trình số 263/TTr-SNN-CTN ngày 17/8/2017) và đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (tại Báo cáo số 654/BC-SKHĐT-KTN ngày 01/9/2017),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án kêu gọi đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2017-2025.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ Quyết định này, tổ chức thực hiện và theo dõi việc đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước tập trung thuộc địa bàn các xã nông thôn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017-2025; tổng hợp, định kỳ báo cáo UBND tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài Nguyên và Môi Trường, Y tế, Xây dựng; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hữu Thế

 

ĐỀ ÁN

KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC TẬP TRUNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2017-2025
(Kèm theo Quyết định số 1948/QĐ-UBND ngày 04/10/2017 của UBND tỉnh)

Phần I

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết xây dựng Đề án:

Lĩnh vực nước sạch nông thôn luôn được Chính phủ Việt Nam quan tâm và dành ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; ngày 25/8/2000 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia nước sạch và vệ sinh nông thôn, với những phương châm, nguyên tắc và cách tiếp cận khác nhau cho từng giai đoạn, nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2020 tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn Quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày.

Trong những năm qua, với sự hỗ trợ từ các Chương trình, Dự án, Chính sách, như: Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (1999-2015), Chương trình 135, Chương trình 134, các Nhà tài trợ, các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ,…và sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, người dân khu vực nông thôn tỉnh Phú Yên đã được cải thiện nhiều trong việc sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và nước sạch đạt quy chuẩn. Đến cuối năm 2015 có 96,38% dân cư vùng nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và 43,25% dân cư vùng nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn; đã xây dựng được 90 công trình cấp nước tập trung để phục vụ cấp nước sinh hoạt cho dân cư vùng nông thôn, chủ yếu cho các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn về nguồn nước, góp phần nâng cao đời sống người dân nông thôn.

Nhưng đến nay, nguồn vốn các Chương trình, chính sách như: Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình 135, Chương trình 134, các Nhà tài trợ, các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ đã kết thúc trong cuối năm 2015; trong khi đó nguồn vốn ngân sách địa phương và sự tham gia đóng góp kinh phí để xây dựng công trình ở một số địa phương vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Trước những thực trạng trên, UBND tỉnh ban hành Đề án kêu gọi đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước nông thôn tập trung nhằm huy động mọi nguồn lực của xã hội để triển khai thực hiện đầu tư, nâng cấp và quản lý, khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Yên, nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành và duy trì hoạt động ổn định của các công trình cấp nước đã được đầu tư, tránh lãng phí nguồn vốn Nhà nước, đạt mục tiêu chiến lược của Chính phủ đề ra là hết sức cần thiết.

2. Phạm vi đề án:

- Đề án được xây dựng nhằm công bố các thông tin cơ bản, cơ chế ưu đãi áp dụng, danh mục dự án kêu gọi đầu tư mới; nâng cấp, mở rộng và quản lý, khai thác công trình cấp nước tập trung thuộc địa bàn các xã nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

- Thời gian triển khai thực hiện, gồm 02 giai đoạn: 2017 - 2020 và 2021 - 2025.

- Nguồn vốn: Từ nguồn vốn xã hội hóa 100% và đối tác công tư (PPP).

3. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung: Đến năm 2025, tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn Quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày, thực hiện hoàn thành tiêu chí số 17 - Môi trường và an toàn thực phẩm thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn 2017-2020:

+ Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước HVS đạt: 100%, trong đó tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước đạt QCVN 02:2009/BYT: ≥ 60%.

+ Về công trình cấp nước: Đầu tư mới 20 công trình; nâng cấp, mở rộng 06 công trình; điều chuyển quản lý 05 công trình.

- Giai đoạn 2021-2025:

+ Giữ vững tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước HVS đạt: 100%, trong đó tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước đạt QCVN 02:2009/BYT: ≥ 70%.

+ Về công trình: Đầu tư mới 04 công trình, nâng cấp mở rộng 01 công trình.

(Có thể đầu tư hàng loạt nếu kêu gọi được các Nhà đầu tư thực hiện trong một giai đoạn)

b) Thu hút các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư xây dựng mới ở một số khu vực chưa có công trình; nâng cấp, mở rộng công suất cấp nước; mở rộng phạm vi cấp nước từ các công trình đã đầu tư nhằm đảm bảo cấp nước ổn định lâu dài cho người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

c) Giảm áp lực vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước nhưng vẫn đảm bảo vốn ngoài ngân sách tập trung vào đầu tư công trình cấp nước nông thôn đảm bảo an toàn về số lượng và chất lượng cấp nước, nâng cao sức khoẻ, điều kiện sống cho người dân nông thôn thông qua cải thiện các dịch vụ cấp nước sạch; giảm tác động xấu do điều kiện cấp nước gây ra đối với sức khỏe của dân cư nông thôn; đáp ứng nhu cầu dùng nước sạch của cộng đồng một cách đầy đủ, bền vững.

c) Thúc đẩy và tạo năng lực phát triển thành các đơn vị chuyên môn hóa nghề cấp nước có đủ kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật và tổ chức hoạt động; bảo đảm thu - chi để tự cân đối tài chính, bao gồm cả tích lũy cho công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa; có khả năng lấy lãi từ dịch vụ này bù lỗ cho dịch vụ cấp nước ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Phần II

THỰC TRẠNG CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC TẬP TRUNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

1. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt nông thôn:

Hiện nay, trên địa bàn nông thôn có rất nhiều hình thức khai thác và sử dụng nước sinh hoạt, như: Công trình cấp nước tập trung nông thôn, giếng khoan, giếng đào, bể chứa, nước suối, nước sông,…Theo số liệu thu thập đến tháng 8/2015, trên địa bàn nông thôn toàn tỉnh:

- Số người sử dụng nước hợp vệ sinh là 622.159 người, chiếm 96,38% người dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; trong đó: Sử dụng nguồn nước từ công trình nhỏ lẻ hộ gia đình là 539.281 người, chiếm 86,68%; tuy nhiên, một số khu vực dân cư có nguồn nước không đảm bảo chất lượng nước do môi trường ngày càng suy thoái và ô nhiễm; mạch nước ở các tầng nông ngày càng cạn kiệt và ô nhiễm do thâm nhập các hóa chất, chế phẩm trong sản xuất nông nghiệp và các chất thải trong sinh hoạt, trong chế biến nông sản, sản xuất công nghiệp,… trong năm 2015 đã có khoảng 9.952 hộ thiếu nước sinh hoạt và trong năm 2016 có 10.078 hộ thiếu nước sinh hoạt. Sử dụng nguồn nước từ công trình cấp nước tập trung là 82.878 người, chiếm 13,32%; tuy nhiên, đến nay nhiều công trình cấp nước nông thôn tập trung đã bị xuống cấp và ngừng hoạt động đang có xu hướng tăng lên, do các công trình đã được xây dựng nhưng chưa đề cập đến việc bố trí vốn cho việc sửa chữa, nâng cấp mở rộng, duy tu bảo dưỡng công trình sau vài năm đưa vào sử dụng nhằm tăng tính bền vững cho công trình.

- Số người sử dụng nước đạt QCVN 02/2009/BYT là 279.000 người, chiếm 43,25%; trong đó: Sử dụng nguồn nước đạt Quy chuẩn từ công trình nhỏ lẻ hộ gia đình là 205.835 người, chiếm 38,17%; sử dụng nguồn nước từ công trình cấp nước tập trung là 73.333 người, chiếm 88,48%. Tuy nhiên, đến nay nhiều công trình có chất lượng nước sử dụng chưa đảm bảo nên tỷ lệ người dân khu vực nông thôn được sử dụng nước đạt tiêu chuẩn đang rất thấp so mục tiêu chung đến năm 2015 đạt 45%.

2. Hiện trạng công trình cấp nước:

a) Tỷ lệ hoạt động công trình cấp nước:

- Theo kết quả Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2014 và năm 2015:

TT

Nội dung công việc

Năm 2014

Năm 2015

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Ghi chú

1

Công trình hoạt động bền vững

36

40,91

36

40,91

Tỷ lệ tính với 88 công trình (đã trừ 02 công trình đang thi công)

2

Công trình hoạt động bình thường

29

32,96

20

22,73

3

Công trình hoạt động kém hiệu quả

05

5,68

16

18,18

4

Công trình không hoạt động

18

20,45

06

18,18

5

Công trình đã có chủ trương và đang xin chủ trương thanh lý

0

0

10

6

Công trình đang thi công

0

0

02

 

 

 

Tổng cộng

88

 

90

 

 

- Quy mô công trình: Trong 90 công trình thì có 84 công trình công suất thiết kế dưới 500 m3/ngày.đêm, chiếm 93,33% và 06 công trình công suất thiết kế 500 m3/ngày.đêm, chiếm 6,67%.

- Nguồn nước: Trong 90 công trình thì có 19 công trình khai thác nguồn nước ổn định trong năm (nước hồ và nước sông, suối), chiếm 21,11%; có 13 công trình mua nước của Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Phú Yên, chiếm 14,44%; còn lại 58 công trình sử dụng nước ngầm mạch nông không ổn định trong mùa nắng, chiếm 64,54%.

- Mô hình công nghệ: Ngoài 06 công trình có quy mô 500 m3/ngày.đêm có công nghệ xử lý nước đạt Quy chuẩn 02, còn lại hầu hết các công trình chưa có công nghệ xử lý hoặc xử lý đơn giản, chất lượng nước đầu ra chưa ổn định.

b) Các đơn vị đang quản lý, vận hành công trình:

TT

Đơn vị đang quản lý, vận hành

Số công trình

Tỷ lệ (%)

Ghi chú

1

UBND xã

63

70

 

2

Doanh nghiệp

02

2,22

Công ty Cổ phần CTN Phú Yên

3

Hợp tác xã

13

14,44

 

4

Trung tâm Nước sạch và VSMTNT

04

4,44

 

5

Phòng Dân tộc thuộc UBND huyện

07

7,78

 

6

Chưa đưa vào hoạt động

01

1,12

 

 

Cộng:

90

 

 

c) Đánh giá chung:

Hiện nay, số lượng công trình đầu tư đã xuống cấp gây bức xúc cho nhân dân, đặc biệt là những người dân đang thiếu nước sinh hoạt, tạo ra một tâm lý thiếu lòng tin trong vấn đề đầu tư công trình cơ sở hạ tầng của Nhà nước; tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong quản lý vận hành công trình cấp nước nông thôn tập trung là cơ chế tài chính, hiện tại các công trình chỉ mới đảm bảo chi phí năng lượng, chưa đủ cho công tác sửa chữa nhỏ, sửa chữa lớn và tích lũy tối thiểu để kịp thời sửa chữa khi có hư hỏng phát sinh; tâm lý người dân sử dụng nước còn trông chờ nguồn hỗ trợ chưa sẵn sàng đóng góp để xây dựng công trình và trả tiền nước; bộ phận quản lý công trình chưa có một quy chế cụ thể cho công tác quản lý sử dụng tài chính. Trong khi đó đặc điểm của công trình cấp nước nông thôn là yêu cầu năng lực quản lý công trình sau đầu tư là vô cùng quan trọng, bao gồm năng lực: Kỹ thuật và năng lực tài chính; bộ máy quản lý, vận hành công trình biết sửa chữa những hư hỏng phát sinh kịp thời.

Phần III

DANH MỤC CÔNG TRÌNH VÀ CƠ CHẾ ĐẦU TƯ

1. Danh mục dự án, công trình đề xuất thực hiện xã hội hóa:

TT

TÊN DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH

Quy mô đầu tư

Số hộ

Công suất (m3/ng.đ)

Tổng mức đầu tư (triệu đồng)

 

TỔNG CỘNG

95.988

24.286

1.579.013

A

DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỚI

61.787

23.463

1.058.023

I

Giai đoạn 2017-2020

51.460

19.663

882.464

 

Huyện Tây Hòa

13.575

5.019

230.775

1

Công trình cấp nước xã Hòa Mỹ Đông

3.826

1.348

65.042

2

Công trình cấp nước xã Hòa Thịnh

3.135

1.152

53.295

3

Công trình cấp nước xã Hòa Đồng

4.075

1.481

69.275

4

Công trình cấp nước xã Sơn Thành Đông

2.539

1.038

43.163

 

Huyện Sơn Hòa

3.032

1.883

58.760

5

Công trình cấp nước xã Sơn Hà

2.280

833

38.760

6

Công trình cấp nước xã Sơn Long

752

1.000

20.000

 

Huyện Đông Hòa

4.874

1.720

81.328

7

Công trình cấp nước xã Hòa Tân Đông

3.688

1.320

62.696

8

Công trình cấp nước xã Hòa Xuân Nam

1.096

400

18.632

 

Huyện Tuy An

14.580

5.261

238.887

9

Công trình cấp nước xã An Dân

2.442

1.000

41.541

10

Công trình cấp nước liên xã: An Chấn, An Mỹ

6.318

2.261

107.406

11

Công trình cấp nước liên xã: An Hòa, An Hiệp

5.820

2.000

89.940

 

Huyện Đồng Xuân

7.567

2.700

128.639

12

Công trình cấp nước liên xã: Xuân Lãnh và Đa Lộc

3.585

1.500

60.945

13

Công trình cấp nước xã Xuân Quang 1

1.423

500

24.191

14

Công trình cấp nước liên xã Xuân Quang 3, Xuân Phước (thôn Phước Nhuận và thôn Phú Xuân B)

2.559

700

43.503

 

Huyện Sông Hinh

2.713

750

46.121

15

Công trình cấp nước sinh hoạt xã Ea Bar

1.452

250

24.684

16

Công trình cấp nước sinh hoạt xã Sơn Giang

1.261

500

21.437

 

Thị xã Sông Cầu

5.209

2.380

97.954

17

Công trình cấp nước liên xã, phường: Xuân Thọ 1, Xuân Thọ 2, Xuân Đài và Xuân Thành

1.553

1.200

51.102

18

Công trình cấp nước xã Xuân Thịnh

2.456

630

26.452

19

Công trình cấp nước thôn Trung Trinh và thôn Dân Phú 2, xã Xuân Phương

300

150

5.100

20

Công trình cấp nước thôn Từ Nham, xã Xuân Thịnh

900

400

15.300

II

Giai đoạn 2021-2025

10.327

3.800

175.559

 

Huyện Tây Hòa

6.713

2.400

114.121

01

Công trình cấp nước xã Hòa Bình 1

3.366

1.200

57.222

02

Công trình cấp nước xã Hòa Phong

3.347

1.200

56.899

 

Huyện Tuy An

3.614

1.400

61.438

03

Công trình cấp nước liên xã: An Định, An Nghiệp

2.442

1.000

41.514

04

Công trình cấp nước xã An Lĩnh

1.172

400

19.924

B

DỰ ÁN NÂNG CẤP, MỞ RỘNG

32.606

12.350

520.990

I

Giai đoạn 2017-2020

21.191

8150

326.935

 

Huyện Sơn Hòa

1.800

650

9.000

01

Công trình cấp nước xã Sơn Định

555

200

2.775

02

Công trình cấp nước xã Sơn Nguyên

1.245

450

6.225

 

Huyện Phú Hòa

14.028

5.000

238.476

03

Công trình cấp nước liên xã: Hòa Định Đông, Hòa Định Tây, Hòa An, Hòa Thắng

14.028

5.000

238.476

 

Huyện Đồng Xuân

2.190

1.300

25.518

04

Công trình cấp nước xã Xuân Quang 2

1.214

1.000

20.638

05

Công trình cấp nước xã Xuân Sơn Bắc

976

300

4.880

 

Huyện Tuy An

 

 

53.941

06

Công trình cấp nước xã An Cư

3.173

1.200

53.941

II

Giai đoạn 2021-2025

11.415

4.200

194.055

 

Huyện Phú Hòa

11.415

4.200

194.055

01

Công trình cấp nước liên xã: Hòa Quang Nam, Hòa Quang Bắc, Hòa Trị

11.415

4.200

194.055

C

ĐIỀU CHUYỂN QUẢN LÝ

4.948

2.623

 

01

Cấp nước thôn Ngọc Phong - Minh Đức, xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa

715

286

 

02

Công trình cấp nước tập trung xã Hòa Xuân Đông, huyện Đông Hòa

3.353

1.800

 

03

Công trình cấp nước thôn Long Phước, xã Xuân Lâm, TX Sông Cầu

417

291

 

04

Công trình cấp nước thôn Bình Nam, xã Xuân Bình, TX Sông Cầu (nguồn nước dự kiến mở rộng từ nguồn nước của Hồ chứa nước Xuân Bình)

333

85

 

05

Công trình cấp nước tập trung khu vực 4 bãi xã Xuân Hải, TX Sông Cầu

130

161

 

2. Tổng mức đầu tư và hình thức thực hiện:

a) Tổng mức đầu tư: 1.579.013 triệu đồng.

Trong đó:

- Đầu tư xây dựng mới: 1.058.023 triệu đồng, gồm:

+ Giai đoạn 2017-2020: 882.464 triệu đồng;

+ Giai đoạn 2021-2025: 175.559 triệu đồng.

- Nâng cấp, mở rộng: 520.990 triệu đồng, gồm:

+ Giai đoạn 2017-2020: 326.935 triệu đồng;

+ Giai đoạn 2021-2025: 194.055 triệu đồng.

b) Hình thức thực hiện:

- Kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư bằng 100% vốn tư nhân, kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và Hợp đồng theo kiểu BOO.

- Các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn tự có, được phép huy động các nguồn lực (đóng góp của cộng đồng, cán bộ, nhân viên và các nguồn vốn hợp pháp khác) để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn hoặc lồng ghép các nguồn vốn của Chương trình, vốn tài trợ của các tổ chức Quốc tế khi được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ, vốn vay ưu đãi ngân hàng phát triển,…

- Thực hiện đầu tư mới, nâng cấp, mở rộng công trình theo các hình thức đối tác công tư (PPP): Hợp đồng BCC (Hợp tác kinh doanh); Hợp đồng BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao); Hợp đồng BTO (Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh); Hợp đồng BT (Xây dựng chuyển giao); Hợp đồng theo kiểu BOO [hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các Nhà đầu tư với nhau (một bên có thể là nhà nước hoặc không)].

3. Về kỹ thuật - công nghệ:

Trên cơ sở khảo sát hiện trạng các Điều kiện kinh tế - xã hội,… tại địa điểm thực hiện dự án, từng dự án có dự kiến cụ thể về quy mô, nguồn nước, hình thức đầu tư, công nghệ - kỹ thuật phù hợp, thuận lợi với trình độ quản lý, vận hành và phù hợp các loại hóa chất thông dụng phèn nhôm, javen, clo khử trùng,…; nguồn nước khai thác từ sông, suối, hồ chứa ổn định cấp nước liên tục trong năm; chất lượng nước sạch theo các tiêu chí của QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống đối với các công trình có công suất xử lý từ 1.000 m3/ngày.đêm trở lên và QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt đối với các công trình có công suất xử lý dưới 1.000 m3/ngày.đêm.

4. Về cơ chế, chính sách ưu đãi:

a) Ưu đãi về đất đai:

- Miễn tiền thuê đất cho cả thời gian thuê đối với dự án sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có mục đích xã hội hóa thuộc lĩnh vực môi trường nếu đáp ứng loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Điều 2 Quyết định số 77/2016/QĐ-UBND ngày 06/12/2016 của UBND tỉnh.

- Trường hợp không đáp ứng loại hình, tiêu chí, quy mô ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ thì được miễn tiền thuê đất cho cả thời gian thuê theo quy định tại điểm i, khoản 1, Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ đối với: Đất xây dựng công trình cấp nước bao gồm: Công trình khai thác, xử lý nước, đường ống và công trình trên mạng lưới đường ống cấp nước và các công trình hỗ trợ quản lý, vận hành hệ thống cấp nước (nhà hành chính, nhà quản lý, điều hành, nhà xưởng, kho bãi vật tư, thiết bị).

b) Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:

- Được ưu đãi 10% thuế suất trong suốt thời gian hoạt động (áp dụng theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ và khoản 3, Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính).

- Được miễn thuế 04 (bốn) năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 (chín) năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn (áp dụng khoản 1, Điều 20 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính).

- Được miễn thuế 04 (bốn) năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 05 (năm) năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn (áp dụng khoản 2, Điều 20 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính).

c) Ưu đãi về hỗ trợ giá tiêu thụ nước sạch:

Áp dụng theo Điều 8 Thông tư liên tịch số 37/TTLT-BNNPTNT-BTC- BKHĐT ngày 31/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn:

- Mức hỗ trợ giá: Là phần chênh lệch giữa giá bán nước sạch thấp hơn phương án giá nước sạch được tính đúng tính đủ theo quy định tại Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15/5/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

- Điều kiện, quy trình xét cấp hỗ trợ:

+ Đơn vị cấp nước lập kế hoạch đề nghị cấp hỗ trợ cùng kỳ lập kế hoạch dự toán ngân sách hàng năm của địa phương gửi Sở Tài chính thẩm định.

+ Sở Tài chính thẩm định, ghi vào dự toán ngân sách theo hạng, mục quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, trình UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh phê duyệt.

- Thời gian hỗ trợ giá:

+ Kế hoạch ngân sách địa phương sau khi được HĐND cấp tỉnh phê duyệt (trong đó có phần hỗ trợ giá nước sạch sinh hoạt nông thôn), cơ quan tài chính cấp hỗ trợ giá cho các đơn vị cấp nước theo phân cấp của địa phương.

+ Thời gian hỗ trợ giá được thực hiện 02 lần trong năm:

++ Lần 1 trước Quý III hàng năm cấp 70% kế hoạch hỗ trợ giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

++ Lần 2 vào Quý I năm sau, cấp hết số còn lại sau khi đã quyết toán.

- Hồ sơ, thủ tục hỗ trợ trợ giá: Thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính.

d) Ưu đãi hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước: Áp dụng theo Điều 6 Thông tư liên tịch số 37/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 31/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn:

- Các công trình đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt được ngân sách Nhà nước (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và viện trợ Quốc tế) hỗ trợ theo các mức như sau:

+ Không quá 90% tổng dự toán công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư công tư công trình cấp nước, thì nguồn kinh phí và mức hỗ trợ đầu tư thực hiện theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

+ Không quá 75% tổng dự toán công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với vùng nông thôn khác.

+ Không quá 60% tổng dự toán công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với vùng đồng bằng, vùng duyên hải.

+ Không quá 45% tổng dự toán công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với vùng thị trấn, thị tứ.

- UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho từng vùng trên địa bàn nhưng không vượt quá mức hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này và công khai công trình được hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng trong vòng 30 ngày.

- Phần kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình cấp nước sạch nông thôn ở các địa phương không thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, có khả năng tính đúng, tính đủ chi phí thì phải hoàn trả ngân sách bằng khấu hao cơ bản tài sản cố định.Việc xác định khấu hao phải theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 4/5/2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung.

e) Ưu đãi về huy động vốn:

Áp dụng theo Điều 7 Thông tư liên tịch số 37/TTLT-BNNPTNT-BTC- BKHĐT ngày 31/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn:

Các đơn vị đầu tư xây dựng các công trình (bao gồm cả công trình cải tạo) cấp nước nông thôn:

- Được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có); được vay vốn tín dụng từ Quỹ đầu tư phát triển địa phương theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP .

- Được ưu tiên vay lại từ nguồn vốn của các tổ chức Quốc tế cho Chính phủ Việt Nam vay ưu đãi.

- Được nhận vốn tài trợ không hoàn lại của tổ chức Quốc tế (nếu có).

- Được phép huy động vốn dưới dạng góp cổ phần đối với Công ty Cổ phần, góp vốn từ người lao động trong đơn vị, cộng đồng; huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua hợp tác, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.

Đơn vị cấp nước có trách nhiệm quản lý chặt chẽ nguồn vốn, đầu tư hiệu quả, thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận khi huy động vốn.

5. Cơ chế đối với các công trình đã đầu tư ở giai đoạn trước:

a) Đối với các công trình đã thực hiện đầu tư ở các giai đoạn trước:

Trên cơ sở danh mục dự án kêu gọi đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt, Nhà đầu tư xem xét, quyết định quy mô đầu tư; cải tạo, nâng cấp; mở rộng phạm vi cấp nước sao cho phù hợp với điều kiện cấp nước, phải sử dụng các hạng mục công trình đã có, tránh gây lãng phí ngân sách Nhà nước đã đầu tư và đây là phần vốn ngân sách của Nhà nước hỗ trợ để thực dự án và phải thực hiện trích nộp khấu hao cơ bản tài sản cố định theo quy định.

Việc xác định giá trị còn lại thực tế của các công trình cấp nước nông thôn tập trung nông thôn đã đầu tư ở các giai đoạn trước được thực hiện theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính.

b) Đối với với các dự án đã thực hiện xong công tác chuẩn bị đầu tư từ nguồn vốn ngân sách: Nhà đầu tư được phép tiếp cận hồ sơ tại các đơn vị được giao nhiệm vụ làm Chủ đầu tư và đang lưu giữ hồ sơ dự án để nghiên cứu và thừa kế kết quả đã thực hiện, đồng thời trả lại ngân sách phần kinh phí đã bố trí cho dự án hoặc đây là phần vốn ngân sách của Nhà nước hỗ trợ để thực dự án và phải thực hiện trích nộp khấu hao cơ bản tài sản cố định theo quy định.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Căn cứ vào Đề án được phê duyệt, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức công khai rộng rãi thông tin về Đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng để kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư các công trình nước sạch phục vụ nông thôn đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn về nước sạch.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tổng hợp các nhu cầu hỗ trợ vốn hàng năm (nếu có) theo các công trình xã hội hóa trong lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt trình cấp có thẩm quyền quyết định và công bố công khai tại cơ quan, trên cổng thông tin điện tử (trang web của Sở Nông nghiệp và PTNT).

2. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét, thẩm định các phương án giá tiêu thụ nước sạch nông thôn phù hợp với khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt do Bộ Tài chính ban hành và thực tế của địa phương.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan bố trí vốn cho công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung (nếu có).

- Căn cứ điều kiện thực tế, Sở Tài chính hướng dẫn cụ thể hồ sơ, thủ tục hỗ trợ, quyết toán kinh phí hỗ trợ giá phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước.

- Xem xét, tổng hợp nhu cầu kinh phí để hỗ trợ giá nước sạch hàng năm, ghi vào kế hoạch ngân sách trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Hướng dẫn các thành phần kinh tế tổ chức, cá nhân quản lý tài chính ở các đơn vị cấp nước.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục đầu tư các công trình cấp nước sạch nông thôn để kêu gọi đầu tư thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP).

- Hướng dẫn các Nhà đầu tư trình tự, thủ tục đầu tư các dự án cấp nước sạch nông thôn thuộc danh mục Đề án thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư ngày 26/11/2014.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT trong việc phân bổ vốn hỗ trợ công trình nước sạch nông thôn tập trung (nếu có).

4. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, kiểm tra, theo dõi và xử lý công tác bảo vệ môi trường của Nhà đầu tư; thẩm định, hướng dẫn Nhà đầu tư lập hoàn tất thủ tục môi trường theo quy định.

- Hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các thủ tục giao đất theo quy định hiện hành của Nhà nước; thực hiện các thủ tục về cấp phép khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo quy định.

5. Cục Thuế tỉnh: Hướng dẫn Nhà đầu tư làm các thủ tục để được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tiền thuê đất theo quy định.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Có trách nhiệm cập nhật và phê duyệt kế hoạch sử dụng đất của các dự án cấp nước nông thôn tập trung theo danh mục kêu gọi đầu tư trên địa bàn; tổ chức bồi thường GPMB để giao mặt bằng sạch cho Nhà đầu tư khi triển khai dự án được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư.

- Phổ biến cơ chế, chính sách của Đề án đến các địa phương, các tổ chức cá nhân có nhu cầu đầu tư sản xuất, kinh doanh nước sạch nông thôn. Công khai danh mục dự án kêu gọi đầu tư tại UBND huyện.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn xã hội và tạo điều kiện thuận lợi cho các Nhà đầu tư trong suốt quá trình đầu tư, quản lý khai thác các công trình, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người sử dụng, của cộng đồng dân cư.

- Hàng năm, xem xét đề xuất bố trí nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng và quản lý công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn theo cam kết đầu tư.

7. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn:

- Có trách nhiệm phối hợp UBND huyện trong công tác bồi thường GPMB các công trình cấp nước tập trung nông thôn được triển khai trên địa bàn. Thực hiện giám sát cộng đồng dân cư trong quá trình đầu tư, quản lý khai thác các công trình cấp nước sạch nông thôn theo quy định của pháp luật.

- Vận động, tuyên truyền nhân dân trên địa bàn sử dụng nước sạch, phát huy hiệu quả công trình.

Phần V

KẾT LUẬN

Việc triển khai thực hiện hoàn thành mục tiêu của Đề án là rất cần thiết để đảm bảo hệ thống hạ tầng của tỉnh phát triển đồng bộ, đảm bảo hoàn thành tiêu chí số 17 - Môi trường và an toàn thực phẩm thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đảm bảo hoàn thành mục tiêu Chiến lược Quốc gia nước sạch và vệ sinh nông thôn của Chính phủ và đảm bảo hoàn thành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành, Đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn và các Nhà đầu tư khẩn trương triển khai, hiệu quả nhiệm vụ Đề án. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

DANH MỤC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2017-2025

(Kèm theo Quyết định số 1948/QĐ-UBND ngày 04/10/2017 của UBND tỉnh)

TT

TÊN DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH

Địa điểm xây dựng

Quy mô đầu tư

Nguồn nước

Thời gian thực hiện

Công trình đã có

Ghi chú

Số hộ

Công suất (m3/ngđ)

Tổng mức đầu tư (triệu đồng)

Nguyên giá (triệu đồng)

Giá trị còn lại (triệu đồng)

 

TỔNG CỘNG

 

99,341

38,436

1,579,013

 

 

35,998

28,094

 

A

DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỚI

 

61,787

23,463

1,058,023

 

 

 

 

 

I

Giai đoạn 2017-2020

 

51,460

19,663

882,464

 

 

 

 

 

 

Huyện Tây Hòa

 

13,575

5,019

230,775

 

 

 

 

 

1

Công trình cấp nước xã Hòa Mỹ Đông

xã Hòa Mỹ Đông

3,826

1,348

65,042

Hồ Hóc Răm, Sông Bánh Lái hoặc nước ngầm

2019

 

 

 

2

Công trình cấp nước xã Hòa Thịnh

xã Hòa Thịnh

3,135

1,152

53,295

 

2020

 

 

 

3

Công trình cấp nước xã Hòa Đồng

xã Hòa Đồng

4,075

1,481

69,275

 

2019

 

 

 

4

Công trình cấp nước xã Sơn Thành Đông

xã Sơn Thành Đông

2,539

1,038

43,163

Sông Ba

2019

 

 

 

 

Huyện Sơn Hòa

 

3,032

1,833

58,760

 

 

 

 

 

5

Công trình cấp nước xã Sơn Hà

xã Sơn Hà

2,280

833

38,760

Sông Ba

2017-2018

 

 

 

6

Công trình cấp nước xã Sơn Long

xã Sơn Long

752

1,000

20,000

Hồ chứa

nước Suối phèn

2017-2018

 

 

 

 

Huyện Đông Hòa

 

4,784

1,720

81,328

 

 

 

 

 

7

Công trình cấp nước xã Hòa Tân Đông

xã Hòa Tân Đông

3,688

1,320

62,696

Đấu nối hoặc nước ngầm

2019-2020

 

 

 

8

Công trình cấp nước xã Hòa Xuân Nam

xã Hòa Xuân Nam

1,096

400

18,632

 

2017-2018

 

 

 

 

Huyện Tuy An

 

14,580

5,261

238,887

 

 

 

 

 

9

Công trình cấp nước xã An Dân (là nguồn cấp cho công trình cấp nước các xã và phường của thị xã Sông Cầu)

xã An Dân

2,442

1,000

41,541

Sông Kỳ Lộ

2018 -2020

 

 

 

10

Công trình cấp nước Liên xã: An Chấn, An Mỹ

các xã: An Chấn, An Mỹ

6,318

2,261

107,406

Hồ Lỗ Ân và nước ngầm Hồ Lỗ Ân và nước ngầm

2019-2020

 

 

 

11

Công trình cấp nước Liên xã: An Hòa, An Hiệp

các xã: An Hòa, An Hiệp

5,820

2,000

89,940

 

2018 -2020

 

 

 

 

Huyện Đồng Xuân

 

7,567

2,700

128,639

 

 

 

 

 

12

Công trình cấp nước liên xã: Xuân Lãnh và Đa Lộc

các xã: Xuân Lãnh, Đa Lộc

3,585

1,500

60,945

Hồ Kì Châu

2017-2019

 

 

 

13

Công trình cấp nước xã Xuân Quang 1

xã Xuân Quang 1

1,423

500

24,191

Sông Kỳ Lộ

2018-2019

 

 

 

14

Công trình cấp nước liên xã Xuân Quang 3, Xuân Phước (thôn Phước Nhuận và thôn Phú Xuân B)

các xã: Xuân Quang 3, Xuân Phước

2,559

700

43,503

Sông Kỳ Lộ

2017-2018

 

 

 

 

Huyện Sông Hinh

 

2,713

750

46,121

 

 

 

 

 

15

Công trình cấp nước sinh hoạt xã Ea Bar

xã EaBar

1,452

250

24,684

Đấu nối hoặc nước hồ

2018-2019

 

 

 

16

Công trình cấp nước sinh hoạt xã Sơn Giang

xã Sơn Giang

1,261

500

21,437

Sông Ba hoặc nước Hồ thủy điện Sông Hinh

2019-2020

 

 

 

 

Thị xã Sông Cầu

 

5,209

2,380

97,954

 

 

 

 

 

17

Công trình cấp nước liên xã, phường: Xuân Thọ 1, Xuân Thọ 2, Xuân Đài và Xuân Thành ((nếu chưa có điều kiện đầu tư một lần hết dự án thì nhà đầu tư có thể đầu tư, nâng cấp nhiều công trình cho từng xã, từng phường theo điều kiện nguồn vốn và nhu cầu của địa phương)

các xã: Xuân Thọ 1, Xuân Thọ 2, Xuân Đài, Xuân Thành

1,553

1,200

51,102

Đấu nối công trình cấp nước xã An Dân

2018-2020

 

 

 

18

Công trình cấp nước xã Xuân Thịnh

xã Xuân Thịnh

2,456

630

26,452

Nước ngầm

2018-2019

 

 

 

19

Công trình cấp nước thôn Trung Trinh và thôn Dân Phú 2, xã Xuân Phương

xã Xuân Phương

300

150

5,100

Đấu nối hoặc Nước ngầm

2018-2020

 

 

 

20

Công trình cấp nước thôn Từ Nham, xã Xuân Thịnh

xã Xuân Thịnh

900

400

15,300

Nước ngầm

2020

 

 

 

II

Giai đoạn 2021-2025

 

10,327

3,800

175,559

 

 

 

 

 

 

Huyện Tây Hòa

 

6,713

2,400

114,121

 

 

 

 

 

1

Công trình cấp nước xã Hòa Bình 1

 

3,366

1,200

57,222

Sông Ba

2021

 

 

 

2

Công trình cấp nước xã Hòa Phong

 

3,347

1,200

56,899

Sông Ba

2022

 

 

 

 

Huyện Tuy An

 

3,614

1,400

61,438

 

 

 

 

 

3

Công trình cấp nước liên xã: An Định, An Nghiệp

 

2,442

1,000

41,514

Sông Kỳ Lộ, Hồ Đồng Tròn

2022 -2025

 

 

 

4

Công trình cấp nước xã An Lĩnh

 

1,172

400

19,924

Hồ Đồng Tròn

2023-2025

 

 

 

B

DỰ ÁN NÂNG CẤP, MỞ RỘNG

 

32,606

12,350

520,990

 

 

14,277

8,682

 

I

Giai đoạn 2017-2020

 

21,191

8,150

326,935

 

 

9,863

5,758

 

 

Huyện Sơn Hòa

 

1,800

650

9,000

 

 

4,582

3,264

 

1

Công trình cấp nước xã Sơn Định

xã Sơn Định

555

200

2,775

Nước Hồ

2018

1,570

1,221

 

2

Công trình cấp nước xã Sơn Nguyên

xã Sơn Nguyên

1,245

450

6,225

Sông Ba

2019-2020

3,012

2,043

 

 

Huyện Phú Hòa

 

14,028

5,000

238,476

 

 

2,000

1,325

 

3

Công trình cấp nước liên xã: Hòa Định Đông, Hòa Định Tây, Hòa An, Hòa Thắng

các xã: Hòa Định Đông, Hòa Định Tây, Hòa An, Hòa Thắng

14,028

5,000

238,476

Sông Ba

2018-2020

2,000

1,325

 

 

Huyện Đồng Xuân

 

2,190

1,300

25,518

 

 

2,196

868

 

4

Công trình cấp nước xã Xuân Quang 2

xã Xuân Quang 2

1,214

1,000

20,638

Sông Kỳ Lộ

2018-2019

1,840

787

 

5

Công trình cấp nước xã Xuân Sơn Bắc

xã Xuân Sơn Bắc

976

300

4,880

 

2019-2020

356

81

 

 

Huyện Tuy An

 

3,173

1,200

53,941

 

 

1,085

301

 

6

Công trình cấp nước xã An Cư

xã An Cư

3,173

1,200

53,941

Đập Bà Câu

2018-2020

1,085

301

 

II

Giai đoạn 2021-2025

 

11,415

4,200

194,055

 

 

4,414

2,924

 

 

Huyện Phú Hòa

 

11,415

4,200

194,055

 

 

4,414

2,924

 

1

Công trình cấp nước liên xã: Hòa Quang Nam, Hòa Quang Bắc, Hòa Trị

các xã: Hòa Quang Nam, Hòa Quang Bắc, Hòa Trị

11,415

4,200

194,055

Hồ chứa nước Lỗ Chài

2021-2025

4,414

2,924

 

C

CHUYỂN QUẢN LÝ

 

4,948

2,623

 

 

 

21,721

19,412

 

1

Cấp nước thôn Ngọc Phong - Minh Đức, xã Hòa Kiến

xã Hòa Kiến

715

286

 

Nguồn nước đấu nối hoặc nước ngầm

2017-2018

2,461

1,630

 

2

Công trình cấp nước tập trung xã Hòa Xuân Đông

xã Hòa Xuân Đông

3,353

1,800

 

 

13,876

13,876

Công trình đang thi công lắp đặt hộ dân chưa kê khai

3

Công trình cấp nước thôn Long Phước, xã Xuân Lâm

xã Xuân Lâm

417

291

 

 

710

470

 

4

Công trình cấp nước thôn Bình Thạnh Nam, xã Xuân Bình (nguồn nước dự kiến mở rộng từ nguồn nước của Hồ chứa nước Xuân Bình)

xã Xuân Bình

333

85

 

 

2017-2018

1,013

587

 

5

Công trình cấp nước tập trung khu vực 4 bãi xã Xuân Hải

xã Xuân Hải

130

161

 

 

 

3,661

2,849

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1948/QĐ-UBND năm 2017 về Đề án kêu gọi đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2017-2025

  • Số hiệu: 1948/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/10/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
  • Người ký: Trần Hữu Thế
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/10/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản