Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1947/QĐ-BNN-CN

Hà Nội, ngày 23 tháng 8  năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY TRÌNH THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT CHO CHĂN NUÔI LỢN AN TOÀN TRONG NÔNG HỘ

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Website Bộ NN-PTNT;
- Lưu: VT, CN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Diệp Kỉnh Tần

 


 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

-------------------------------------

 

 

 

 

 

 

 

VIETGAHP

 

QUY TRÌNH THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT CHO CHĂN NUÔI LỢN AN TOÀN TRONG NÔNG HỘ

 

Good Animal Husbandry Practices for Household Based Swine Production

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội, ngày……tháng……..năm 2011

 

 

 

 

 

 

 

Luật bản quyền (Copyright) : ©VietGAHP

VietGAHP được bảo vệ theo Luật bản quyền. Ngoại trừ những điều khoản cho phép được ghi trong Luật bản quyền, cấm in ấn VietGAHP dưới bất cứ hình thức nào nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Copyright protects this publication. Except for purposes permitted by the Copyright Act, this document is protected and any other reproduction by whatsoever means is prohibited without the prior written permission of the Ministry of Agriculture & Rural Development.

 

 

QUY TRÌNH

THỰC HÀNH CHĂN NUÔI  TỐT CHO CHĂN NUÔI LỢN AN TOÀN TRONG NÔNG HỘ (VIETGAHP)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1947/QĐ-BNN-CN ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1.1. Phạm vi điều chỉnh: Quy trình này áp dụng để chăn nuôi lợn (lợn nái, lợn con, lợn choai, lợn thịt) trong nông hộ nhằm ngăn ngừa và hạn chế các mối nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm thịt lợn, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và an sinh xã hội cho người chăn nuôi.

1.2. Đối tượng áp dụng: Quy trình này áp dụng đối với các hộ chăn nuôi lợn trong vùng dự án LIFSAP tại một số tỉnh, thành ở Việt Nam.

2. Giải thích thuật ngữ

Trong quy trình này, một số thuật ngữ được hiểu như sau:

2.1. Chăn nuôi lợn trong nông hộ: Là hình thức chăn nuôi lợn tại hộ gia đình, với số lượng dưới mức kinh tế trang trại, do những người lao động trong gia đình tham gia, chỉ thuê mướn nhân công theo thời vụ.

2.2. VietGAHP cho chăn nuôi lợn trong nông hộ: Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (Good Animal Husbandry Practice) gọi tắt là VietGAHP cho chăn nuôi lợn an toàn tại hộ gia đình là những nguyên tắc, trình tự hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm thịt lợn, đảm bảo an sinh xã hội, sức khoẻ người chăn nuôi và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

2.3. An toàn sinh học trong chăn nuôi: Là hệ thống các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học gây hại đến con người, vật nuôi và hệ sinh thái môi trường.

2.4. Chất thải trong chăn nuôi: Chất thải trong chăn nuôi bao gồm chất thải rắn, chất thải lỏng và khí thải. Chất thải rắn bao gồm phân, chất độn chuồng, gia súc chết, nhau thai, kim tiêm, ống tiêm... Chất thải lỏng là chất nhầy, nước rửa chuồng trại, dụng cụ, phương tiện dùng trong chăn nuôi. Khí thải gồm mùi hôi chuồng trại và các loại khí độc sinh ra trong quá trình chăn nuôi.

2.5. Vệ sinh thú y: là các thao tác liên quan đến việc bảo vệ sức khỏe, làm sạch và ngăn ngừa sự nhiễm bệnh và lây lan mầm bệnh ở vật nuôi.

2.6. Tiêu độc, khử trùng: Là biện pháp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh và loại bỏ các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển bệnh tật.

Chương II

NỘI DUNG QUY TRÌNH THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT CHO CHĂN NUÔI LỢN AN TOÀN TRONG NÔNG HỘ

1. Địa điểm

1.1. Vị trí xây dựng chuồng nuôi, khu vực chăn nuôi lợn phải phù hợp với điều kiện thực tế của từng hộ và cần cách biệt với nơi ở và nguồn nước sinh hoạt của con người.

1.2. Phải đảm bảo đủ diện tích cho xây dựng chuồng nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi; đủ nước sạch cung cấp cho lợn theo quy định.

1.3. Khu chăn nuôi lợn phải có tường hoặc hàng rào ngăn cách, có hố sát trùng ở lối ra, vào.

1.4. Nơi nuôi cách ly, khu xử lý chất thải cần cách biệt với chuồng nuôi chính.

2. Chuồng trại và thiết bị chăn nuôi

2.1. Chuồng trại chăn nuôi lợn phải được thiết kế phù hợp với điều kiện của hộ chăn nuôi và phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật: nền chuồng phải cao ráo, không trơn trượt, dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh; mái chuồng cần đảm bảo thoáng mát, không bị dột nát, không bị mưa hắt vào chuồng. Tường chuồng nên thiết kế để tránh gió lùa, giữ được ấm vào mùa đông nhưng thoáng mát vào mùa hè, có ánh sáng mặt trời chiếu vào để diệt khuẩn và làm khô nền chuồng.

2.2. Cần có chuồng nuôi riêng cho lợn nái, lợn choai và lợn thịt. Diện tích chuồng nuôi phải phù hợp với số lượng, loại lợn và mật độ nuôi nhốt theo quy định. Phải có hố sát trùng ở cửa ra vào của từng chuồng.

2.3. Nơi để nguyên liệu và thức ăn phải khô ráo, thoáng mát và không được để chung với xăng dầu, hóa chất sát trùng hoặc các chất độc hại khác.

2.4. Cần có tủ để thuốc thú y, thuốc sát trùng và các dụng cụ thú y riêng biệt. Nên có tủ lạnh để bảo quản vắc xin và một số loại kháng sinh có yêu cầu bảo quản lạnh. Thuốc thú y được để trên các giá sạch và sắp xếp sao cho dễ đọc và dễ lấy.

2.5. Thiết bị chăn nuôi, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống... phải đủ về chủng loại và thuận tiện vệ sinh. Các dụng cụ chăn nuôi khác (xẻng, xô...) phải đảm bảo dễ vệ sinh, tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng.

2.6. Thiết bị chiếu sáng, đèn chụp, lồng sưởi ấm cho lợn con và các dụng cụ, thiết bị điện khác nên có vật bảo vệ chống vỡ, chống cháy nổ và an toàn cho người sử dụng.

2.7. Cần có quần áo, khẩu trang, giày ủng, nơi vệ sinh, khử trùng, thay quần áo cho người ra vào khu vực chăn nuôi. Nên hạn chế khách thăm quan và những người không phận sự ra vào khu vực chăn nuôi lợn.

3. Giống và quản lý giống

3.1. Lợn giống mua về nuôi phải có nguồn gốc từ các cơ sở giống đựợc công nhận và có giấy chứng nhận kiểm dịch. Giống tự sản xuất phải ghi chép nguồn gốc.      

3.2. Con giống phải đảm bảo tiêu chuẩn giống, khỏe mạnh, được chăm sóc, nuôi dưỡng đúng kỹ thuật và được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định của ngành thú y.

3.3. Lợn mới nhập về phải nuôi cách ly ít nhất 2 tuần để theo dõi. Cần ghi chép đầy đủ các biểu hiện bệnh lý trong quá trình nuôi cách ly.

4. Thức ăn và quản lý thức ăn

4.1. Thức ăn phải đảm bảo chất lượng, không được ôi thiu, ẩm mốc, mối mọt. Thức ăn phải đầy đủ dinh dưỡng cho từng loại lợn theo tiêu chuẩn quy định. 

4.2. Thức ăn công nghiệp phải có nhãn mác rõ ràng, còn hạn sử dụng. Trước khi sử dụng phải kiểm tra chất lượng thức ăn bằng cảm quan về màu sắc, mùi vị và nấm mốc.

4.3. Nguyên liệu dùng để phối trộn thức ăn phải đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, cần tuân thủ theo công thức đã khuyến cáo. Bao đựng thức ăn phải sạch và chống ẩm. Thời gian bảo quản không quá 7 ngày sau khi trộn.

4.5. Trong trường hợp phải trộn thuốc vào thức ăn, trước khi trộn, phải kiểm tra đúng chủng loại thuốc (sản phẩm, liều lượng), làm theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất thuốc (lượng thuốc, thời gian ngừng thuốc) và phải ghi chép đầy đủ theo quy định.

4.6. Thức ăn phải được bảo quản nơi khô ráo. Cần có các giá kê thức ăn và nguyên liệu, không đặt trực tiếp bao thức ăn xuống nền nhà. Cần lấy và lưu mẫu thức ăn sau mỗi đợt nhập về hay sau mỗi lần phối trộn để dễ dàng truy xuất nguồn gốc.

5. Nước uống và hệ thống cấp, thoát nước

5.1. Nước uống phải đáp ứng đủ theo yêu cầu của từng loại lợn; nguồn nước phải đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh.

5.2. Thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp nước gồm bồn chứa nước, ống dẫn, máng uống, núm uống để đảm bảo hệ thống không bị hở, không rò rỉ, không bị ô nhiễm bởi bụi bặm, chất bẩn...

5.3. Nước làm mát mái chuồng, nước rửa chuồng và rửa dụng cụ chăn nuôi có thể sử dụng nước máy, nước giếng khoan, nước giếng khơi; không được sử dụng nước ao bị ô nhiễm hoặc nước thải.

5.4. Cần có hệ thống thoát nước thải, nước rửa chuồng riêng, không cho chảy qua các khu vực chăn nuôi và không thải trực tiếp nước thải ra môi trường. Cần sử dụng hệ thống biogas hoặc công nghệ tương đương để xử lý nước thải chăn nuôi lợn.

6. Công tác vệ sinh thú y

6.1. Phải có hố sát trùng hoặc khay sát trùng ở cửa ra vào mỗi chuồng. Thuốc sát trùng phải được thay tối thiểu 2 ngày/lần..

6.2. Thực hiện khử độc, tiêu trùng 2 lần/tháng toàn bộ diện tích xung quang khu vực chuồng nuôi..

6.3. Thực hiện phát quang bụi rậm xung quanh chuồng, khơi cống rãnh, phun thuốc sát trùng để tiêu diệt ruồi, muỗi, côn trùng và ký chủ trung gian gây truyền bệnh khác . 

6.4. Thực hiện việc sát trùng chuồng trại, các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi lợn trước khi nuôi; sau mỗi đợt nuôi; khi chuyển đàn. Thời gian để trống chuồng sau mỗi đợt nuôi tối thiểu 7 ngày.

6.5. Đối với chuồng nuôi lợn nái đẻ, trước khi lợn đẻ 7 ngày, cần làm vệ sinh và phun thuốc khử trùng ô sưởi ấm cho lợn con bú sữa. Phải tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất về liều lượng và thời gian sau khi phun thuốc sát trùng để tránh tồn dư hóa chất ảnh hưởng đến đàn lợn con sơ sinh. 

6.6. Phải tiêm phòng đầy đủ các bệnh bắt buộc theo quy định của ngành thú y. Trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, chủ hộ phải báo cáo ngay với bác sĩ thú y khu vực, chính quyền địa phương và tiến hành xử lý lợn bệnh theo sự chỉ đạo của chuyên môn thú y.

6.7. Sử dụng kháng sinh điều trị phải đúng liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc chỉ dẫn của bác sỹ thú y. Không sử dụng kháng sinh nằm trong danh mục cấm của Nhà nước và của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định.

7. Xuất bán lợn

7.1. Đàn lợn cần được bố trí nuôi theo phương thức "Cùng vào - Cùng ra". Khi xuất bán lợn thịt hoặc lợn con cai sữa, lợn choai cần xuất hết cả đàn, ô chuồng hoặc dãy chuồng.

7.2. Phải tuân thủ đúng quy định về thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi xuất bán để đảm bảo sản phẩm thịt lợn không tồn dư chất kháng sinh.

7.3. Phải cung cấp đầy đủ hồ sơ: nguồn gốc giống, giấy chứng nhận tiêm phòng, tình hình điều trị bệnh của tất cả các loại lợn khi xuất bán cho người mua.

7.4. Cần sử dụng phương tiện, mật độ thích hợp trong vận chuyển để hạn chế tối đa rủi ro cho lợn và rơi vãi chất thải trên đường vận chuyển.

7.5.Các hộ áp dụng VietGAHP cho chăn nuôi lợn an toàn phải thực hiện đeo thẻ tai nhận dạng cho lợn nái, lợn thịt để phục vụ truy xuất nguồn gốc từ cơ sở giết mổ khi xẩy ra dịch bệnh hoặc rủi ro về an toàn thực phẩm.

7.6. Các hộ trong vùng GAHP phải tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm theo hướng an toàn thực phẩm.

8. Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường

8.1. Hàng ngày cần dọn phân và chất độn chuồng đưa đến nơi tập trung để xử lý. Sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc vôi bột để ủ; hố ủ cần có mái che mưa nắng, có tường bao và nền xi măng hay đất sét nện để bảo đảm nước phân không ngấm xuống đất. Định kỳ phun thuốc tiêu độc khử trùng quanh hố ủ để diệt ruồi muỗi.

8.2. Xác lợn chết do bệnh hoặc không rõ nguyên nhân cần được thu gom và xử lý theo đúng quy định của thú y. Tuyệt đối không bán lợn chết ra ngoài thị trường, và không được thải lợn chết ra môi trường xung quanh.

8.3. Các chất thải vô cơ: kim tiêm, túi nhựa, đồ nhựa, v.v…  được thu thập hàng ngày và mang đến một nơi xử lý riêng.

8.4. Chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ chuồng nuôi tới hệ thống xử lý nước thải (biogas, bể lắng...) bằng đường thoát riêng. Nước thải sau khi xử lý phải đạt theo tiêu chuẩn quy định hiện hành.

8.5. Nên sử dụng khẩu phần thức ăn cân đối các chất dinh dưỡng, bổ sung các chế phẩm vi sinh để giảm mùi hôi từ phân và nước tiểu nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

9. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ

9.1. Phải có sổ ghi chép đầy đủ về nhập con giống, sử dụng thức ăn, tình trạng sức khỏe, tiêm phòng, điều trị bệnh và việc xuất bán sản phẩm cho từng lứa riêng biệt.

9.2. Sổ ghi chép gồm các nội dung cụ thể sau:

9.2.1. Theo dõi về mua con  giống, gồm:

- Ngày tháng năm

- Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất.

- Giống lợn, loại lợn (lợn nái, lợn đực, lợn con, lợn thịt), tuổi (ngày/tháng)

- Số lượng (con), khối lượng (kg/con)

- Giá mua (đồng/kg)

- Các loại vắc xin đã được tiêm phòng, ngày tiêm.

9.2.2. Theo dõi về mua thức ăn hỗn hợp, gồm:

- Ngày tháng năm

- Tên thức ăn hỗn hợp

- Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất.

- Số lượng (bao), khối lượng (kg/bao)

- Giá mua (đồng/kg)

- Tên cửa hàng, đại lý, người bán.

9.2.3. Theo dõi về thức ăn hỗn hợp tự trộn, gồm:

- Ngày tháng năm

- Loại khẩu phần thức ăn (cho lợn nái, lợn con, lợn choai, lợn thịt...).

- Khối lượng (kg/khẩu phần)

- Nguyên liệu chính trong khẩu phần, thuốc kháng sinh đã trộn.

- Giá thành (đồng/kg)

- Tên người trộn.

9.2.4. Theo dõi về sử dụng thức ăn, gồm:

- Ngày tháng năm

- Tên, ký hiệu ô chuồng, số lượng lợn/ô (con).

-  Loại khẩu phần và lượng thức ăn đã cho ăn trong ngày/ô (kg).

- Tên người ghi chép.

9.2.5. Theo dõi về tiêm phòng và điều trị bệnh cho lợn, gồm:

- Ngày tháng năm

- Tên, ký hiệu ô chuồng, số lượng lợn/ô (con).

- Loại vắc xin đã tiêm phòng.

- Loại bệnh và tên thuốc điều trị đã sử dụng.

- Kết quả điều trị.

- Không bán lợn thịt, lợn con hoặc lợn choai trước ngày, tháng, năm.

- Tên người ghi chép.

9.2.6. Theo dõi về xuất bán  lợn, gồm:

- Ngày tháng năm

- Tên, ký hiệu ô chuồng.

-  Số lượng lợn/ô (con); Khối lượng bình quân/con (kg); Giá bán (đồng/kg).

- Giấy tờ kèm theo.

- Tên, địa chỉ người mua.

- Tên người bán.

9.2.7. Hạch toán kinh tế trong chăn nuôi  lợn  an toàn theo GAHP/hộ/năm, gồm:

- Tổng thu/năm:

+ Thu từ bán lợn thịt (đồng).

+ Thu từ bán lợn sữa, lợn choai (đồng).

+ Thu từ bán lợn nái loại thải (đồng).

+ Thu từ bán phân (đồng).

+ Thu từ tiết kiệm chất đốt và điện năng thắp sáng do sử dụng Biogas (đồng).

- Tổng chi/năm:

+ Chi phí mua con giống (đồng).

+ Chi phí cho thức ăn (đồng).

+ Chi phí cho điện, nước, vật rẻ tiền, mau hỏng (đồng).

+ Chi khấu hao chuồng trại và hệ thống xử lý chất thải (đồng).

+ Chi phí mua hóa chất, chế phẩm sinh hoc để xử lý chất thải (đồng).

+ Chi phi cho vắc xin tiêm phòng, thuốc thú y và thuốc sát trùng (đồng).

+ Công lao động (đồng).

+ Lãi suất vay vốn ngân hàng (đồng).

Lãi ròng/hộ/năm (đồng) = Tổng thu (đồng) - Tổng chi (đồng).

9.3. Hệ thống sổ sách ghi chép của chủ hộ phải rõ ràng và cần được lưu giữ ít nhất là 1 năm kể từ ngày đàn lợn được xuất bán hay chuyển đi nơi khác.

 


 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

----------------------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỔ GHI CHÉP

CỦA HỘ CHĂN NUÔI LỢN AN TOÀN

THỰC HIỆN THEO VIETGAHP

 

 

 

Họ tên chủ hộ:

Địa chỉ:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

............., tháng ..... năm 2011

 

 

 

 

 

 

CÁC BIỂU MẪU GHI CHÉP

Bảng 1. Ghi chép về mua  lợn giống

Ngày tháng

Số lượng mua (con)

Cơ sở bán

Giống lợn

Các loại vắc xin đã tiêm phòng

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 2. Ghi chép về mua thức ăn

Ngày

Tên thức ăn

Số lượng (kg)

Đơn giá (đồng/kg)

Tên cửa hàng, đại lý bán và địa chỉ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 3. Ghi chép về trộn thứ ăn

Ngày

Loại khẩu phần (cho lợn nái, lợn con, lợn choai, lợn thịt)

Số lượng/lần trộn (kg)

Người trộn

Trộn thuốc kháng sinh hoặc chất bổ sung

Có/ Không

Có/ Không

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 4. Ghi chép sử dụng thức ăn và theo dõi sức khỏe đàn lợn

Ngày tháng năm

Số hiệu ô chuồng; Số lượng lợn (con)

Số lượng thức ăn đã cung cấp (kg)

Tình trạng sức khỏe đàn lợn

Số lượng loại thải, chết (con)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 5. Ghi chép tình hình tiêm phòng vắc xin và điều trị bệnh cho lợn.

Ngày tháng năm

Số hiệu ô chuồng

Tên vắc xin, thuốc thú y

Lý do dùng

Liều lượng, cách dùng

Khối lượng lợn khi điều trị

Người tiêm vắc xin, điều trị

Kết quả điều trị

Thời gian ngưng  thuốc

Không bán lợn trước ngày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 6. Ghép xuất bán lợn thịt, lợn sữa hoặc lợn choai.

Ngày tháng năm

Loại sản phẩm

Số lượng lợn (con)

Tổng khối lượng bán ra (kg)

Tên người mua, địa chỉ

Tên người bán

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1947/QĐ-BNN-CN năm 2011 về Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 1947/QĐ-BNN-CN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 23/08/2011
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Diệp Kỉnh Tần
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/08/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản