Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1937/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG BỐ ĐỊNH MỨC TẠM THỜI TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG ÁP DỤNG CHO CÁC DỰ ÁN DUY TU, SỬA CHỮA VÀ NÂNG CẤP ĐÊ BIỂN

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009, Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này “Định mức tạm thời trồng cây ngập mặn chắn sóng áp dụng cho các dự án duy tu, sửa chữa và nâng cấp đê biển”.

Điều 2. Định mức này là cơ sở để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, vận dụng trong việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí cho công tác trồng cây ngập mặn chắn sóng bảo vệ đê biển, bờ biển.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Tổng cục, Cục, Vụ, Thanh tra thuộc Bộ;
- Các Sở NN&PTNT;
- Lưu VT, KHCN (50b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Văn Thắng

 

ĐỊNH MỨC TẠM THỜI

TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG ÁP DỤNG CHO CÁC DỰ ÁN DUY TU, SỬA CHỮA VÀ NÂNG CẤP ĐÊ BIỂN
(Kèm theo Quyết định số 1937/QĐ-BNN-KHCN ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. THUYẾT MINH VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG

Định mức tạm thời trồng cây ngập mặn chắn sóng áp dụng cho các dự án duy tu, sửa chữa và nâng cấp đê biển (sau đây gọi tắt là định mức trồng cây ngập mặn) là định mức kinh tế-kỹ thuật quy định mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công để hoàn thành một đơn vị khối lượng trồng cây ngập mặn từ khâu chuẩn bị cho đến khi kết thúc, kể cả những hao phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công liên tục, theo đúng quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Định mức xây dựng theo “Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế đê biển” ban hành kèm theo Quyết định số 1613/QĐ-BNN-KHCN ngày 09 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tham khảo Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 08:2011/VKHTLVN “Trồng cây ngập mặn chắn sóng bảo vệ đê biển” do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam xây dựng và ban hành.

1. Nội dung định mức

a) Mức hao phí vật liệu: Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng trồng cây ngập mặn. Hao phí vật liệu phụ khác được tính bằng tỷ lệ % so với chi phí vật liệu chính.

b) Mức hao phí lao động: Là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác trồng cây ngập mặn và công nhân phục vụ. Số lượng ngày công đã bao gồm cả lao động chính, phụ để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc.

Cấp bậc công nhân trong định mức trồng cây ngập mặn là cấp bậc bình quân của các công nhân tham gia trồng cây ngập mặn.

2. Phạm vi áp dụng

Định mức này áp dụng cho công tác trồng cây ngập mặn thuộc các dự án duy tu, sửa chữa và nâng cấp đê biển.

Định mức này có thể sử dụng như tài liệu tham khảo trong các dự án trồng cây ngập mặn có điều kiện tương tự khác.

3. Hướng dẫn áp dụng

- Định mức trồng cây ngập mặn là cơ sở để tham khảo, vận dụng trong việc lập giá xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí, tổng mức đầu tư và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

- Định mức trồng cây ngập mặn tính trong điều kiện khó khăn, cần thiết phải trồng cây có bầu ở các bãi bồi ven biển; trồng bằng cây có bầu thông dụng như Mắm, Đước, Sú, Bần, Trang, Đâng, Vẹt,...với kích thước bầu 20 x 20 x 20 cm, trong khoảng từ 12-24 tháng tuổi và đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định. Định mức đã tính đến các yếu tố ảnh hưởng như thủy triều...

- Định mức công tác đào hố để cải tạo tính với đất bãi bồi ven biển (tương ứng đất cấp I); định mức công tác làm hàng rào giảm sóng tính với hàng rào đơn (một lớp).

- Riêng công tác cải tạo thể nền (thu gom đất phù sa tại bãi trồng cây ngập mặn hoặc khai thác, vận chuyển từ nơi khác đến...) và lấp hố vận dụng các định mức hiện hành, bảo đảm tính kinh tế và kỹ thuật.

- Công tác làm hàng rào giảm sóng (bảo vệ cây ngay sau khi trồng) chỉ áp dụng cho các vùng có sóng lớn. Cơ quan có thẩm quyền xem xét, vận dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương bảo đảm kinh tế và kỹ thuật.

- Cự ly vận chuyển cây giống, vật tư, dụng cụ từ nơi tập kết đến điểm trồng tính bình quân là 300m.

- Đối với những công tác trồng cây nằm trong khoảng quy định ở các bảng định mức thì áp dụng phương pháp nội suy để tính toán xác định định mức cho phù hợp. Định mức chưa tính đến công tác trồng dặm, chăm sóc cây sau khi đã nghiệm thu.

- Khi sử dụng lao động nông nhàn trồng cây ngập mặn chắn sóng bảo vệ đê biển thì hao phí nhân công trong định mức được nhân với hệ số 1,2 và vận dụng Thông tư 15/2001/TT/BNN-PCLB ngày 23 tháng 02 năm 2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tính đơn giá công lao động nông nhàn, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước.

Trong quá trình áp dụng nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp nghiên cứu sửa đổi, bổ sung định mức cho phù hợp.

II. ĐỊNH MỨC CÔNG TÁC TRỒNG CÂY NGẬP MẶN

1. Công tác đào hố

Thành phần công việc:

Chuẩn bị dụng cụ, đo đạc cắm tiêu, đào hố theo đúng yêu cầu kỹ thuật thiết kế. Thu dọn hiện trường sau khi thi công.

Đơn vị tính: công/100 hố

Mã hiệu

Công tác xây lắp

Thành phần hao phí

Đơn vị

Kích thước hố (dài, rộng, sâu) cm

30x30x30

40x40x40

50x50x50

60x60x60

TC.11

Đào hố cải tạo (tương ứng đất cấp I)

Nhân công

Nhân công bậc 3/7

Công

0,81

1,41

2,9

5,1

 

1

2

3

4

Ghi chú:

Ở những hiện trường cá biệt, yêu cầu kích thước hố cải tạo phải lớn hơn quy định ở bảng trên thì hao phí nhân công đào hố cải tạo được tính lại như sau:

Trong đó:

NC là hao phí nhân công (công/100 hố).

K lấy bằng thể tích hố đào (m3).

2. Công tác trồng cây ngập mặn

Thành phần công việc:

Chuẩn bị, đo đạc cắm tiêu. Vận chuyển cây giống từ nơi tập kết đến điểm trồng. Xé, bỏ vỏ bầu, đào móc hố, trồng cây, lấp đất và trồng dặm đến khi nghiệm thu theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Thu dọn hiện trường sau khi thi công.

Đơn vị tính: ha

Mã hiệu

Công tác xây lắp

Thành phần hao phí

Đơn vị

Mật độ trồng (cây/ha)

1600

2500

4444

TC.12

Trồng cây ngập mặn chắn sóng bảo vệ đê biển

Vật liệu

Cây giống

Nhân công

Nhân công bậc 2,5/7

 

Cây

 

công

 

1840

 

37,44

 

2875

 

51,3

 

5111

 

78,17

 

1

2

3

Ghi chú:

- Ở những vùng có nền đất cứng, yêu cầu phải dùng cuốc xẻng để đào hố sẵn trước khi trồng thì định mức đào hố trồng cây áp dụng tương tự như định mức công tác đào hố cải tạo. Khi trồng cây ngập mặn vào các đào hố đã đào sẵn, thì hao phí nhân công ở bảng trên nhân với Hệ số điều chỉnh K= 0,8.

- Với cây ngập mặn có kích thước bầu nhỏ hơn 20 x 20 x 20 cm thì hao phí nhân công nhân với Hệ số điều chỉnh K = 0,8. Nếu kích thước bầu lớn hơn 20 x 20 x 20 cm thì hao phí nhân công nhân với Hệ số điều chỉnh K = 1,2.

3. Công tác cắm cọc buộc giữ cây

Thành phần công việc:

Chuẩn bị cọc, vận chuyển cọc đến điểm trồng. Vát nhọn đầu cọc, cắm cọc, buộc giữ cây vào cọc theo đúng yêu cầu thiết kế. Thu dọn hiện trường sau khi thi công.

Đơn vị tính: 100 cọc

Mã hiệu

Công tác xây lắp

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

 

 

Vật liệu

 

 

 

 

- Cọc

cọc

105

TC.13

Cắm cọc giữ cây

- Dây buộc ni lông

kg

0,2

 

 

Nhân công

 

 

 

 

Nhân công bậc 2,5/7

công

1,25

Ghi chú:

Chiều dài cọc, đường kính cọc, loại cọc tính theo quy định của thiết kế phù hợp với từng hiện trường và loại cây trồng.

4. Công tác quản lý và bảo vệ

Thành phần công việc:

Buộc lại cọc giữ cây, quản lý, kiểm tra, bảo vệ hạn chế các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, đi lại của thuyền bè,... trong khu vực cây mới trồng cho đến khi nghiệm thu.

Đơn vị tính: công/ha năm

Mã hiệu

Công tác xây lắp

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

TC.14

Công tác quản lý, bảo vệ

Nhân công

Nhân công bậc 2,5/7

 

Công

 

24

Ghi chú:

Nếu thời gian quản lý và bảo vệ cho đến khi nghiệm thu trên 1 năm thì từ năm thứ 2 trở đi hao phí nhân công cho công tác quản lý, bảo vệ được tính bằng 50% hao phí nhân công trong định mức.

5. Công tác làm hàng rào giảm sóng

Thành phần công việc:

Chuẩn bị vật tư, dụng cụ, vận chuyển vật tư, dụng cụ đến hiện trường. Chặt vát đầu cọc, đóng cọc, căng lưới, nẹp cọc buộc lưới (hoặc tấm đan tre nứa...) tạo thành hàng rào theo yêu cầu kỹ thuật của thiết kế. Thu dọn hiện trường sau khi thi công.

Đơn vị tính: 100 m dài hàng rào

Mã hiệu

Công tác xây lắp

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

 

 

Vật liệu

 

 

 

 

- Cọc làm trụ hàng rào

cọc

105

HR.11

Hàng rào giảm sóng

- Nẹp 2-3 cm

m

260

 

 

- Vật liệu khác

%

5

 

 

Nhân công

 

 

 

 

Nhân công bậc 3/7

công

5,1

Ghi chú:

- Loại cọc, đường kính và chiều dài cọc, và loại lưới (hoặc tấm đan tre nứa...) tính theo quy định của thiết kế cho phù hợp với từng hiện trường. Khối lượng cọc, lưới... làm hàng rào được tính thêm phần hao hụt do giáp mối (theo quy định của thiết kế).

- Định mức làm hàng rào giảm sóng bằng cọc, lưới (hoặc tấm đan tre nứa...) được tính trong điều kiện phổ biến là cọc làm trụ hàng rào đóng ngập vào đất bình quân là 1 mét, khoảng cách cọc cách cọc 1m. Khi làm hàng rào giảm sóng khác với điều kiện trên thì hao phí nhân công nhân trong định mức được tính điều chỉnh lại như sau:

Trong đó:

NC là hao phí nhân công làm hàng rào giảm sóng (tính cho 100 mét dài hàng rào)

K là số lượng cọc trụ hàng rào trong 100 m dài hàng rào.

L là chiều dài phần trụ cọc đóng ngập đất (mét).

Hao phí cọc trụ làm hàng rào trong 100 m dài hàng rào (K) tính lại theo thiết kế./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1937/QĐ-BNN-KHCN năm 2013 về Định mức tạm thời trồng cây ngập mặn chắn sóng áp dụng cho các dự án duy tu, sửa chữa và nâng cấp đê biển do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 1937/QĐ-BNN-KHCN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 21/08/2013
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Hoàng Văn Thắng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản