Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1935/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2009 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT-BTC-TNMT ngày 29/12/2006 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC Hướng dẫn lập dự toán công tác bảo vệ môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường ngày 29/4/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý các nhiệm vụ, dự án, đề án bảo vệ môi trường sử dụng phần ngân sách sự nghiệp môi trường do Bộ Y tế quản lý trực tiếp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các ông, bà Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường, Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch - Tài chính, Trang thiết bị và Công trình y tế, Pháp chế và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1935 /QĐ-BYT ngày 03/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Quy định này quy định việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm của Bộ Y tế; việc lập, thẩm định, phê duyệt, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ, dự án, đề án bảo vệ môi trường sử dụng phần ngân sách sự nghiệp môi trường do Bộ Y tế quản lý trực tiếp (sau đây gọi tắt là nhiệm vụ bảo vệ môi trường); trách nhiệm của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Y tế, các đơn vị được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong việc quản lý, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Quy định này áp dụng đối với các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Y tế, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là đơn vị).
Điều 3. Phân nhóm nội dung hoạt động bảo vệ môi trường
1. Nhóm I bao gồm các nội dung:
a) Quan trắc môi trường y tế;
b) Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, cơ chế chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường;
c) Lập báo cáo hiện trạng môi trường định kỳ;
d) Điều tra khảo sát, đánh giá ảnh hưởng của môi trường tới sức khoẻ;
đ) Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong quản lý và xử lý chất thải y tế bảo vệ môi trường.
2. Nhóm II bao gồm các nội dung:
a) Hỗ trợ trang thiết bị để xây dựng năng lực quan trắc môi trường phục vụ cảnh báo, dự báo các sự cố môi trường trong ngành Y tế;
b) Hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế do Bộ Y tế trực tiếp quản lý có nguồn thu thấp hoặc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Nhóm III bao gồm các nội dung:
a) Hỗ trợ chi thường xuyên để xử lý chất thải y tế;
b) Mua sắm, sửa chữa nhỏ phục vụ việc thu gom, xử lý chất thải y tế;
c) Thông tin truyền thông, hội thảo, tập huấn về bảo vệ môi trường;
d) Hoạt động phục vụ công tác quản lý của Ban Điều hành thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Bộ Y tế;
e) Khen thưởng và các hoạt động khác liên quan đến bảo vệ môi trường ngành Y tế.
LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Điều 4. Lập đề cương nhiệm vụ bảo vệ môi trường của các đơn vị
1. Cơ sở lập đề cương nhiệm vụ bảo vệ môi trường
Các đơn vị căn cứ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trung hạn và dài hạn về bảo vệ môi trường; tình hình thực tế của các đơn vị; các văn bản hướng dẫn liên quan để lập đề cương nhiệm vụ bảo vệ môi trường của đơn vị.
2. Lập đề cương đăng ký nhiệm vụ bảo vệ môi trường
a) Hàng năm các đơn vị căn cứ Khoản 1 Điều 4 của Quy định này, lập đề cương đăng ký nhiệm vụ bảo vệ môi trường để gửi Cục Y tế dự phòng và Môi trường.
b) Nội dung đề cương đăng ký nhiệm vụ bảo vệ môi trường bao gồm các vấn đề chủ yếu như: sự cần thiết, mục tiêu, tính khả thi của nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện.
3. Lập đề cương chi tiết nhiệm vụ bảo vệ môi trường
a) Các đơn vị căn cứ thông báo của Cục Y tế dự phòng và Môi trường và đề cương đăng ký nhiệm vụ của đơn vị mình tiến hành lập đề cương chi tiết nhiệm vụ bảo vệ môi trường để làm căn cứ trình Bộ Y tế thẩm định phê duyệt.
b) Nội dung của đề cương chi tiết bảo vệ môi trường theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này.
Đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường có nội dung thuộc nhóm II theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Quy định này thì ngoài việc lập đề cương chi tiết, đơn vị phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình (sau đây gọi tắt là báo cáo kinh tế kỹ thuật). Nội dung của báo cáo kinh tế kỹ thuật được lập theo quy định tại Khoản 4 Điều 35 của Luật Xây dựng.
Điều 5. Tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của các đơn vị
1. Hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của đơn vị được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Cục Y tế dự phòng và Môi trường gồm:
a) Công văn đăng ký thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường;
b) Đề cương đăng ký nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
2. Thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường cho kế hoạch năm sau của các đơn vị từ 01/01 đến 15/5.
Điều 6. Lập kế hoạch hàng năm về bảo vệ môi trường của Bộ Y tế
1. Cục Y tế dự phòng và Môi trường căn cứ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trung hạn và dài hạn về bảo vệ môi trường và các nhiệm vụ bảo vệ môi trường có tính cấp thiết, khả thi của các đơn vị để lập dự thảo kế hoạch bảo vệ môi trường của Bộ Y tế.
2. Dự thảo Kế hoạch bảo vệ môi trường của Bộ Y tế được xin ý kiến Ban Điều hành thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo hình thức tổ chức cuộc họp hoặc gửi công văn xin ý kiến trước khi trình Lãnh đạo Bộ.
3. Thời gian trình Lãnh đạo Bộ Y tế dự thảo kế hoạch năm sau về bảo vệ môi trường trước ngày 30/6 (để gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường đăng ký kế hoạch năm sau). Hồ sơ trình Lãnh đạo Bộ Y tế gồm:
a) Dự thảo công văn gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất kế hoạch bảo vệ môi trường năm sau của Bộ Y tế;
b) Bản dự thảo kế hoạch bảo vệ môi trường năm sau của Bộ Y tế;
c) Đề cương đăng ký nhiệm vụ bảo vệ môi trường của các đơn vị.
4. Cục Y tế dự phòng và Môi trường căn cứ kế hoạch năm sau của Bộ Y tế đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng ý để thông báo cho các đơn vị xây dựng đề cương chi tiết nhiệm vụ bảo vệ môi trường để làm căn cứ trình Bộ Y tế thẩm định phê duyệt.
THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Điều 7. Các hình thức thẩm định nhiệm vụ bảo vệ môi trường
Căn cứ vào nội dung cụ thể của các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, việc thẩm định được thực hiện theo một trong hai hình thức sau:
1. Thẩm định thông qua Hội đồng thẩm định của Bộ Y tế.
2. Thẩm định không thông qua Hội đồng.
Điều 8. Thẩm định nhiệm vụ bảo vệ môi trường thông qua Hội đồng thẩm định của Bộ Y tế
1. Áp dụng đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường có ít nhất là một nội dung thuộc nhóm I hoặc nhóm II quy định tại Điều 3 Chương I của Quy định này.
2. Hội đồng thẩm định nhiệm vụ bảo vệ môi trường được thành lập và làm việc theo quy định tại Quy chế hoạt động của Ban Điều hành thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 126/QĐ-BYT ngày 15/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Hội đồng thẩm định nhiệm vụ bảo vệ môi trường họp để xem xét và đánh giá về các nội dung trong bản đề cương chi tiết nhiệm vụ bảo vệ môi trường của đơn vị.
4. Hồ sơ thẩm định của nhiệm vụ bảo vệ môi trường
a) Đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường có nội dung thuộc nhóm I, hồ sơ thẩm định gồm:
- Đề cương chi tiết nhiệm vụ bảo vệ môi trường;
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
b) Đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường có nội dung thuộc nhóm II, hồ sơ thẩm định gồm:
- Đề cương chi tiết nhiệm vụ bảo vệ môi trường;
- Báo cáo kinh tế kỹ thuật;
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
5. Hồ sơ thẩm định của nhiệm vụ bảo vệ môi trường phải được gửi cho các thành viên Hội đồng và tổ thư ký trước khi tổ chức phiên họp ít nhất 03 ngày làm việc (mỗi thành viên 01 bộ).
6. Đánh giá của Hội đồng thẩm định về nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo ba mức:
a) Đạt, hoàn chỉnh;
b) Đạt, cần sửa chữa bổ sung theo ý kiến của Hội đồng;
c) Không đạt.
7. Đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường được Hội đồng thẩm định đánh giá ở mức đạt, hoàn chỉnh.
Chủ tịch và hai Uỷ viên nhận xét của Hội đồng thẩm định ký xác nhận vào đề cương chi tiết nhiệm vụ bảo vệ môi trường là: "Đề cương đạt, hoàn chỉnh”.
8. Đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường được Hội đồng thẩm định đánh giá ở mức đạt, cần bổ sung theo ý kiến của Hội đồng.
a) Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường căn cứ ý kiến kết luận của Chủ tịch Hội đồng trong phiên họp để bổ sung, hoàn chỉnh đề cương chi tiết và báo cáo kinh tế kỹ thuật (nếu có) để gửi về Cục Y tế dự phòng và Môi trường - Bộ Y tế.
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ khi có ý kiến kết luận bằng văn bản của Hội đồng thẩm định, nếu đơn vị không bổ sung hoàn chỉnh đề cương nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo ý kiến góp ý của Hội đồng (nếu có), coi như đơn vị không tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.
c) Chủ tịch và hai Uỷ viên nhận xét của Hội đồng thẩm định xem xét đề cương chi tiết nhiệm vụ bảo vệ môi trường và báo cáo kinh tế kỹ thuật (nếu có) đã được đơn vị chỉnh sửa bổ sung hoàn chỉnh, nếu đạt yêu cầu sẽ ký xác nhận vào đề cương chi tiết nhiệm vụ bảo vệ môi trường là: "Đề cương đã sửa chữa bổ sung hoàn chỉnh theo ý kiến của Hội đồng thẩm định”.
9. Đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường được Hội đồng thẩm định đánh giá là không đạt.
Thường trực Ban Điều hành thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Bộ Y tế căn cứ thời gian và sự cần thiết của nhiệm vụ, báo cáo Lãnh đạo Bộ xin phép cho đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường lập lại đề cương chi tiết để thẩm định lại hoặc đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị và chuyển kinh phí cho đơn vị khác.
Điều 9. Thẩm định nhiệm vụ bảo vệ môi trường không qua Hội đồng
1. Áp dụng đối với một số nhiệm vụ bảo vệ môi trường chỉ có nội dung thuộc nhóm III quy định tại Điều 3, Chương I của Quy định này.
2. Cục Y tế dự phòng và Môi trường tiến hành xem xét nội dung của các nhiệm vụ bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 1 của Điều này để báo cáo Lãnh đạo Bộ và đưa vào kế hoạch. Trường hợp cần thiết Cục Y tế dự phòng và Môi trường có thể xin ý kiến các đơn vị liên quan để làm cơ sở xem xét và báo cáo Lãnh đạo Bộ.
Điều 10. Thời gian tổ chức thẩm định các nhiệm vụ bảo vệ môi trường
Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ thẩm định nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 của Quy định này, Cục Y tế dự phòng và Môi trường sẽ tổ chức họp thẩm định để làm căn cứ trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt. Trường hợp chưa tổ chức thẩm định được, Cục Y tế dự phòng và Môi trường phải thông báo và nêu rõ lý do để đơn vị biết.
Điều 11. Phê duyệt nhiệm vụ bảo vệ môi trường
1. Cục Y tế dự phòng và Môi trường căn cứ kết quả thẩm định của từng nhiệm vụ bảo vệ môi trường để trình Lãnh đạo Bộ Y tế phê duyệt.
2. Tài liệu trình gồm:
a) Biên bản họp Hội đồng thẩm định hoặc Biên bản họp thẩm định nhiệm vụ bảo vệ môi trường;
b) Đề cương chi tiết nhiệm vụ bảo vệ môi trường đã bổ sung hoàn chỉnh, có xác nhận của Chủ tịch và uỷ viên nhận xét của Hội đồng thẩm định (đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường thẩm định thông qua Hội đồng) hoặc xác nhận của Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng và Môi trường (đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường thẩm định không thông qua Hội đồng).
c) Báo cáo kinh tế kỹ thuật (nếu có);
d) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
NGHIỆM THU KẾT QUẢ NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Việc nghiệm thu kết quả nhiệm vụ bảo vệ môi trường được thực hiện bởi Hội đồng nghiệm thu kết quả nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là Hội đồng nghiệm thu).
2. Hội đồng nghiệm thu được thành lập và làm việc theo quy định tại Quy chế hoạt động của Ban Điều hành ban hành kèm theo Quyết định số 126/QĐ-BYT ngày 15/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Hội đồng nghiệm thu họp để xem xét đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị thông qua báo cáo kết quả thực hiện và đề cương nhiệm vụ đã được phê duyệt.
4. Hồ sơ tài liệu để họp Hội đồng nghiệm thu gồm:
a) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường;
b) Đề cương nhiệm vụ bảo vệ môi trường đã được phê duyệt;
c) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Hồ sơ tài liệu phải được gửi cho các thành viên Hội đồng nghiệm thu và tổ thư ký trước khi tổ chức phiên họp ít nhất 03 ngày làm việc (mỗi thành viên 01 bộ).
Tuỳ theo từng nhiệm vụ, Hội đồng nghiệm thu có thể xem xét và tiến hành kiểm tra thực tế trước khi họp Hội đồng nghiệm thu.
5. Kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường được Hội đồng nghiệm thu đánh giá như sau:
a) Đạt yêu cầu, đồng ý nghiệm thu: Nhiệm vụ thực hiện được các mục tiêu, chỉ tiêu và các nội dung một cách hoàn chỉnh theo đúng đề cương đã được phê duyệt.
b) Không đạt yêu cầu: Nhiệm vụ không thực hiện được các mục tiêu, chỉ tiêu và các nội dung theo đúng đề cương đã được phê duyệt hoặc kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường không có giá trị.
1. Cục Y tế dự phòng và Môi trường phối hợp với đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ tổ chức họp nghiệm thu kết quả.
2. Căn cứ vào tính chất của từng nhiệm vụ, Cục Y tế dự phòng và Môi trường đề xuất thành phần tham gia họp nghiệm thu kết quả nhiệm vụ bảo vệ môi trường bao gồm đại diện các thành viên Ban Điều hành, các Vụ, Cục và các chuyên gia có liên quan.
3. Hồ sơ tài liệu phục vụ họp nghiệm thu gồm: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị thực hiện; đề cương hoặc kế hoạch thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đã được phê duyệt; và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
a) Hồ sơ tài liệu phải được gửi trước cho các thành viên tham dự cuộc họp ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tổ chức cuộc họp (mỗi thành viên 01 bộ).
b) Đối với các nhiệm vụ có nội dung thuộc nhóm II theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Quy định này, phải tiến hành nghiệm thu kết quả theo báo cáo và biên bản kiểm tra tại thực địa.
4. Kết quả cuộc họp nghiệm thu được thể hiện bằng biên bản cuộc họp.
5. Đối với các nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường, thì căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ là sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền đối với các kết quả cụ thể của nhiệm vụ.
Đối với những đơn vị được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường mà khi nghiệm thu kết quả không đạt yêu cầu, Cục Y tế dự phòng và Môi trường sẽ báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế để xử lý theo quy định hiện hành.
Điều 15. Trách nhiệm của đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường
1. Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo đúng đề cương đã được phê duyệt.
2. Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ và chấp hành đúng các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý và chi tiêu tài chính.
3. Chịu sự kiểm tra giám sát, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan có chức năng.
4. Đối với các nhiệm vụ bảo vệ môi trường có nội dung thuộc nhóm II quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Quy định này, ngoài việc thực hiện theo Quy định này, đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường phải thực hiện theo quy trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình y tế sử dụng ngân sách nhà nước, ban hành kèm theo Quyết định số 37/2007/QĐ-BYT ngày 15/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
5. Báo cáo về tiến độ triển khai nhiệm vụ định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Môi trường).
Trường hợp hết thời gian thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định phê duyệt mà nhiệm vụ chưa kết thúc, đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ phải có báo cáo bằng văn bản về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Môi trường) để giải trình rõ nguyên nhân và đề xuất hướng giải quyết. Căn cứ vào điều kiện thực tế và các đề xuất của đơn vị, Cục Y tế dự phòng và Môi trường báo cáo Lãnh đạo Bộ để xem xét giải quyết.
6. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc phải kịp thời báo cáo Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Môi trường) để xem xét giải quyết.
7. Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày các hoạt động của nhiệm vụ bảo vệ môi trường kết thúc, đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ phải báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Môi trường) để tổ chức nghiệm thu kết quả.
Điều 16. Trách nhiệm của các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế
1. Cục Y tế dự phòng và Môi trường làm đầu mối và phối hợp với các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm:
a) Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế lập đề cương nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo Quy định này.
b) Tiếp nhận, xem xét các đề cương tóm tắt nhiệm vụ bảo vệ môi trường của các đơn vị và tổng hợp để lập dự thảo kế hoạch bảo vệ môi trường năm sau của Bộ Y tế.
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan để tổ chức thẩm định, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
d) Kiểm tra giám sát, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của các đơn vị đảm bảo đúng tiến độ theo kế hoạch đã được phê duyệt.
đ) Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính phân bổ kinh phí và giao dự toán để các đơn vị triển khai thực hiện.
e) Tổng hợp các báo cáo của đơn vị về tiến độ và kết quả triển khai nhiệm vụ bảo vệ môi trường để báo cáo Lãnh đạo Bộ định kỳ theo quy định hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Vụ Kế hoạch - Tài chính làm đầu mối và phối hợp với các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm:
a) Hàng năm lập tổng dự toán kinh phí sự nghiệp môi trường, xây dựng phương án phân bổ kinh phí và giao dự toán thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường cho các đơn vị để trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt theo đúng Luật Ngân sách.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và thẩm định quyết toán hàng năm của các đơn vị sử dụng phần ngân sách sự nghiệp môi trường do Bộ Y tế quản lý trực tiếp theo quy định của Luật Ngân sách.
3. Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế có trách nhiệm:
a) Là đầu mối thẩm định, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt các báo cáo kinh tế kỹ thuật của các nhiệm vụ bảo vệ môi trường có nội dung thuộc nhóm II quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Quy định này.
b) Phối hợp với Cục Y tế dự phòng và Môi trường và các đơn vị liên quan để kiểm tra, giám sát, nghiệm thu kết quả thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực liên quan.
4. Các đơn vị liên quan khác căn cứ chức năng nhiệm vụ và Quy định này để tổ chức triển khai các nhiệm vụ bảo vệ môi trường được giao theo đúng quy định.
MẪU ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1935 /QĐ-BYT ngày 03/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Trang bìa
BỘ Y TẾ (Tên đơn vị thực hiện nhiệm vụ)
Đề cương Nhiệm vụ BVMT
(Tên Nhiệm vụ)
(Địa danh) tháng .... năm...........
|
Trang phụ bìa
BỘ Y TẾ (Tên đơn vị thực hiện nhiệm vụ)
đề cương Nhiệm vụ bvmt
(Tên Nhiệm vụ)
Xác nhận Đề cương đã sửa chữa bổ sung hoàn chỉnh theo ý kiến của Hội đồng thẩm định
(Địa danh) tháng .... năm...........
|
Thuyết minh đề cương
| 1 | Tên nhiệm vụ | 2 | Mã số | |||||
|
|
| |||||||
| 3 | Thời gian thực hiện: ............... tháng | 4 | Cấp quản lý: | |||||
| (Từ tháng.../ năm..... đến tháng .../ năm........) | Cấp Bộ | |||||||
| 5 | Nguồn kinh phí: Kinh phí sự nghiệp môi trường | |||||||
| 6 | Người phụ trách nhiệm vụ: | |||||||
| Họ tên: …………………………………………………………………………… Học hàm, học vị chuyên môn: ............................................................................. Chức vụ: ............................. Cơ quan: .............................................................. Địa chỉ: .................................................................................................................... Điện thoại: cố định ...................., di động .................... E mail ............................ | ||||||||
| 7 | Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế | |||||||
| Cơ quan chủ trì thực hiện: ....................................................................................... Địa chỉ: ..................................................................................................................... Điện thoại: ............................................ Fax: ........................................................... | ||||||||
| 8 | Cơ quan phối hợp chính: | |||||||
|
| ||||||||
| 9 | Người tham gia chính: | |||||||
|
| ||||||||
| 10 | Cơ sở lý luận và sự cần thiết của nhiệm vụ: | |||||||
|
| ||||||||
| 11 | Mục tiêu nhiệm vụ: | |||||||
|
| ||||||||
| 12 | Nội dung của nhiệm vụ (mô tả chi tiết): | |||||||
|
| ||||||||
| 13 | Địa điểm thực hiện nhiệm vụ: | |||||||
| | ||||||||
| 14 | Phương pháp thực hiện nhiệm vụ (mô tả chi tiết): | |||||||
|
| ||||||||
| 15 | Dự kiến sản phẩm/kết quả: | |||||||
|
| ||||||||
| 16 | Đơn vị thụ hưởng kết quả: | |||||||
| | ||||||||
| 17 | Tiến độ thực hiện nhiệm vụ: | |||||||
|
| Nội dung công việc | Sản phẩm | Thời gian thực hiện | Người/Đơn vị thực hiện | ||||
| 17.1 |
|
|
|
| ||||
| 17.2 |
|
|
|
| ||||
| 18 | Kinh phí thực hiện nhiệm vụ: | |||||||
|
| Tổng kinh phí:........................................... đ Bằng chữ: ……………………………………………………….. |
| ||||||
|
|
|
| ||||||
...................., ngày ... tháng …….. năm 201 Phê duyệt của ban điều hành thực hiện nhiệm vụ BVMT Bộ Y tế Trưởng Ban
| ..........., ngày ... tháng .. năm 201 Cơ quan thực hiện
| ||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi tiết dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ:
(Lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 45/2010TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường và các Quy định hiện hành khác có liên quan).
TT | Nội dung chi | Diễn giải cụ thể (Số lượng, số người, số ngày, mức chi) | Thành tiền (Ngàn đồng) |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
| Cộng |
| |
|
|
| |
Chi tiết kinh phí theo mục lục ngân sách nhà nước: | |||
1 | Mục ...... |
| |
2 | Mục ...... |
| |
3 | Mục ...... |
|
- 1Thông tư 14/2009/TT-BTC hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Bộ Tài chính ban hành
- 2Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 56/2015/TT-BGTVT quy định về quản lý nhiệm vụ môi trường sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1Thông tư liên tịch 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường do Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Quyết định 64/2003/QĐ-TTg phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật xây dựng 2003
- 5Quyết định 37/2007/QĐ-BYT về Quy trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình y tế sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Nghị định 188/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 7Thông tư liên tịch 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC hướng dẫn lập dự toán công tác bảo vệ môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư 14/2009/TT-BTC hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Bộ Tài chính ban hành
- 9Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 56/2015/TT-BGTVT quy định về quản lý nhiệm vụ môi trường sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Quyết định 1935/QĐ-BYT năm 2009 về quản lý nhiệm vụ, dự án, đề án bảo vệ môi trường sử dụng phần ngân sách sự nghiệp môi trường do Bộ Y tế quản lý trực tiếp
- Số hiệu: 1935/QĐ-BYT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/06/2009
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Trịnh Quân Huấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/06/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra