- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Quyết định 221/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1933/QĐ-UBND | Bạc Liêu, ngày 18 tháng 11 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
Qua xem xét hồ sơ kèm theo Tờ trình số 125/TTr-SCT ngày 06 tháng 10 năm 2014 của Sở Công Thương về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 và Báo cáo thẩm định số 16/BC-HĐTĐ ngày 03 tháng 11 năm 2014 của Hội đồng Thẩm định điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Quan điểm phát triển
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ và an toàn xăng dầu cho các phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh; đồng thời, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; kết hợp mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
- Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo cho lưu thông xăng dầu diễn ra bình thường, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phân bố mạng lưới cửa hàng hợp lý, đảm bảo thuận tiện cho người tiêu dùng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp; đảm bảo an toàn, hiện đại, phòng chống cháy nổ; phục vụ tốt cho các yêu cầu về sản xuất và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới, ngoài việc phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế của việc đầu tư của các chủ thể kinh doanh xăng dầu.
- Trong quá trình điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch mạng lưới cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh phải tính đến yếu tố hội nhập của Việt Nam vào thị trường khu vực và thế giới. Vì vậy, hệ thống cửa hàng xăng dầu phải từng bước được đầu tư hiện đại, đáp ứng được yêu cầu văn minh thương mại.
- Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh tích cực đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị cửa hàng xăng dầu, mở rộng quy mô, đảm bảo văn minh thương mại và thực hiện các tiêu chuẩn về chất lượng và môi trường…
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ thương mại, nâng cao hiệu quả kinh doanh, lợi ích người tiêu dùng; kết hợp kinh doanh xăng dầu với các dịch vụ thương mại khác.
2. Mục tiêu phát triển
- Xây dựng hệ thống cửa hàng xăng dầu từng bước khang trang, hiện đại, theo quy mô thống nhất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ các loại xăng dầu; đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu xăng dầu cho sản xuất và các phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cấp, chỉnh trang, sắp xếp lại các cửa hàng hiện có; kiên quyết loại bỏ các cửa hàng nhỏ không đạt tiêu chuẩn về diện tích, thiết kế, không phù hợp với quy hoạch phát triển chung của tỉnh hoặc không đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn phòng cháy, chữa cháy; khai thác hiệu quả hơn cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống cửa hàng hiện có, giảm thiểu nguy cơ mất an toàn về phòng cháy, chữa cháy và vệ sinh môi trường.
- Tiết kiệm quỹ đất, kết hợp dịch vụ cung cấp xăng dầu với các dịch vụ thương mại khác.
- Hệ thống cửa hàng xăng dầu được xây dựng mới phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn xây dựng của nhà nước về diện tích, khoảng cách, bồn chứa, trụ bơm, phương tiện chữa cháy…
- Các cửa hàng xăng dầu xây dựng mới phải đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích quy định tại QCVN 07: 2010/BXD, tiêu chuẩn về thiết kế quy định tại TCVN 4530: 2011 và các quy định về phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường… các cửa hàng có quy mô lớn trên các tuyến giao thông quan trọng cần dự trữ quỹ đất để xây dựng trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí nén tự nhiên (CNG) cho các phương tiện giao thông khi có nhu cầu.
- Kế thừa quy hoạch xăng dầu đã được phê duyệt tại Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 29/6/2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu để kết hợp xây dựng mới với cải tạo nâng cấp những cửa hàng có điều kiện, đảm bảo phát triển hài hòa, bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Xăng dầu là mặt hàng quan trọng đối với sản xuất và tiêu dùng của đời sống xã hội, có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước. Mặt khác xăng dầu dễ cháy nổ, gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của nhân dân, là một trong những mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Do đó, các chủ thể tham gia kinh doanh xăng dầu (không phân biệt thành phần kinh tế) phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của nhà nước về điều kiện kinh doanh xăng dầu.
- Để đảm bảo tính nhất quán trong quản lý và điều tiết của nhà nước đối với thị trường xăng dầu, việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý chuyên ngành với chính quyền địa phương các cấp.
III. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH HỆ THỐNG CỬA HÀNG XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Điều chỉnh, bổ sung về số lượng cửa hàng xăng dầu đến năm 2020
Tổng số điểm dự kiến xây dựng cửa hàng xăng dầu theo quy hoạch chưa thực hiện và điều chỉnh, bổ sung mới là 97 cửa hàng.
Trong đó:
- Giữ nguyên theo quy hoạch đã phê duyệt nhưng chưa thực hiện là 19 cửa hàng.
- Điều chỉnh: 04 cửa hàng.
- Bổ sung: 74 cửa hàng.
(Chi tiết Phụ lục 01 đính kèm theo).
2. Điều chỉnh, bổ sung cửa hàng xăng dầu theo địa bàn các huyện, thành phố
Từ nay đến năm 2020 dự kiến điều chỉnh, bổ sung hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn các huyện, thành phố Bạc Liêu như sau:
- Thành phố Bạc Liêu: Tổng số cửa hàng xăng dầu sau điều chỉnh, bổ sung quy hoạch là 09 cửa hàng, trong đó:
+ Giữ nguyên theo quy hoạch được duyệt là 02 cửa hàng.
+ Bổ sung mới so với quy hoạch được duyệt là 07 cửa hàng.
- Huyện Vĩnh Lợi: Tổng số cửa hàng xăng dầu sau điều chỉnh, bổ sung quy hoạch là 08 cửa hàng, trong đó:
+ Giữ nguyên theo quy hoạch được duyệt là 02 cửa hàng.
+ Điều chỉnh theo quy hoạch được duyệt là 02 cửa hàng.
+ Bổ sung mới so với quy hoạch được duyệt là 04 cửa hàng.
- Huyện Hòa Bình: Tổng số cửa hàng xăng dầu sau điều chỉnh, bổ sung quy hoạch là 10 cửa hàng, trong đó:
+ Giữ nguyên theo quy hoạch được duyệt là 02 cửa hàng.
+ Điều chỉnh theo quy hoạch được duyệt là 02 cửa hàng.
+ Bổ sung mới so với quy hoạch được duyệt là 06 cửa hàng.
- Huyện Phước Long: Tổng số cửa hàng xăng dầu sau điều chỉnh, bổ sung quy hoạch là 19 cửa hàng, trong đó:
+ Giữ nguyên theo quy hoạch được duyệt là 03 cửa hàng.
+ Bổ sung mới so với quy hoạch được duyệt là 16 cửa hàng.
- Huyện Hồng Dân: Tổng số cửa hàng xăng dầu sau điều chỉnh, bổ sung quy hoạch là 16 cửa hàng, trong đó:
+ Giữ nguyên theo quy hoạch được duyệt là 03 cửa hàng.
+ Bổ sung mới so với quy hoạch được duyệt là 13 cửa hàng.
- Huyện Giá Rai: Tổng số cửa hàng xăng dầu sau điều chỉnh, bổ sung quy hoạch là 14 cửa hàng, trong đó:
+ Giữ nguyên theo quy hoạch được duyệt là 03 cửa hàng.
+ Bổ sung mới so với quy hoạch được duyệt là 11 cửa hàng.
- Huyện Đông Hải: Tổng số cửa hàng xăng dầu sau điều chỉnh, bổ sung quy hoạch là 21 cửa hàng, trong đó:
+ Giữ nguyên theo quy hoạch được duyệt là 04 cửa hàng.
+ Bổ sung mới so với quy hoạch được duyệt là 17 cửa hàng.
(Chi tiết địa điểm, loại cửa hàng thể hiện trong Phụ lục 02)
IV. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ VỐN ĐẦU TƯ
1. Dự kiến nhu cầu đất xây dựng
- Cửa hàng bán lẻ xăng dầu
TT | Loại cửa hàng | Số lượng cửa hàng | Diện tích/cửa hàng (m2) | Tổng diện tích (m2) |
01 | Loại II | 09 | Từ 2.100 đến 3.200 | 18.900 - 18.800 |
02 | Loại III | 88 | Từ 1.100 - 2.000 | 96.800 - 176.000 |
| Cộng | 97 |
| 115.700 - 204.800 |
- Kho trung chuyển xăng dầu
TT | Vị trí xây dựng | Sức chứa | Diện tích đất/01 kho |
01 | Thành phố Bạc Liêu | 2.500m3 | 30.000m2 |
02 | Huyện Giá Rai | 3.000m3 | 40.000m2 |
| Cộng | 5.500m3 | 70.000m2 |
Như vậy nhu cầu sử dụng đất để xây dựng mới cửa hàng bán lẻ xăng dầu và kho trung chuyển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 từ 185.700 - 274.800m2. Ngoài ra còn khoảng 50 cửa hàng hiện có trên tuyến quốc lộ 1A và các tuyến tỉnh lộ, hương lộ cần phải mở rộng, nâng cấp, nhu cầu đất trung bình cho mỗi cửa hàng cần thêm 500m2, diện tích đất cần cho 50 cửa hàng x 500m2 = 25.000m2.
Tổng nhu cầu đất xây dựng mới và mở rộng nâng cấp khoảng 210.700 - 299.800m2.
2. Khái toán nhu cầu vốn đầu tư
Khái toán xây dựng mới các cửa hàng xăng dầu tại Bạc Liêu được lập dựa vào quyết toán xây dựng các cửa hàng xăng dầu của một số doanh nghiệp tại Bạc Liêu đã xây dựng cửa hàng xăng dầu giai đoạn 2009 - 2011 và tham khảo các quyết toán xây dựng cửa hàng xăng dầu của các doanh nghiệp tại một số địa phương khác.
Bảng tổng hợp nhu cầu đầu tư cửa hàng xăng dầu mẫu
ĐVT: Triệu đồng
Loại vốn | Cửa hàng xăng dầu loại II | Cửa hàng xăng dầu loại III |
Vốn xây lắp | 2.075 | 1.095 |
Vốn thiết bị | 1.160 | 1.145 |
Kiến thiết cơ bản khác | 484 | 460 |
Dự phòng 10% | 300 | 220 |
Tổng cộng | 3.619 | 2.520 |
Bảng khái toán tổng vốn đầu tư xây dựng mới cửa hàng xăng dầu theo quy hoạch của tỉnh Bạc Liêu đến 2015, định hướng 2020
ĐVT: Triệu đồng
Loại cửa hàng xăng dầu | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
Cửa hàng xăng dầu loại II | 09 | 3.619 | 32.571 |
Cửa hàng xăng dầu loại III | 88 | 2.520 | 221.760 |
Tổng cộng | 97 |
| 254.331 |
Lưu ý: Trong quá trình thực hiện, tùy theo tình hình thực tế như diện tích mặt bằng, khả năng tài chính của mỗi doanh nghiệp, không nhất thiết phải xây dựng đầy đủ các hạng mục, quy mô theo cửa hàng mẫu (như dự toán trên). Tuy nhiên những hạng mục bắt buộc đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu đủ điều kiện phải được thực hiện. Vì vậy, khi xác định giá trị thực tế của mỗi cửa hàng xăng dầu sẽ được quyết toán trên cơ sở danh mục các hạng mục được xây dựng và các thiết bị mua sắm của mỗi cửa hàng cụ thể.
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giải pháp về vốn
Vốn đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu do các chủ đầu tư tự huy động và bố trí sử dụng. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân đầu tư và huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế để đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh và hiện đại hóa trang thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và thực hiện văn minh thương mại.
Đất để xây dựng cửa hàng trên từng địa bàn sẽ do chủ đầu tư tự sang nhượng; trường hợp có đất công, nhà nước sẽ cho thuê hoặc bán thông qua đấu giá theo quy định hiện hành.
Đối với cửa hàng xây dựng mới: Các hạng mục công trình cơ bản phục vụ cho kinh doanh xăng dầu như: Hệ thống bồn, bể chứa, trụ bơm, văn phòng, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, xử lý môi trường, nhà vệ sinh công cộng... phải hoàn thành trước khi đưa cửa hàng vào sử dụng. Các hạng mục khác như: Xưởng sửa chữa, nơi vệ sinh phương tiện, cửa hàng mua sắm, cửa hàng ăn uống... tùy theo sự phát triển và nhu cầu của người tiêu dùng, chủ cửa hàng lựa chọn thời điểm đầu tư cho phù hợp, tránh lãng phí vốn đầu tư.
2. Giải pháp về bố trí địa điểm, diện tích, khoảng cách xây dựng cửa hàng xăng dầu mới
a) Xác định vị trí, địa điểm: Do tính đặc thù của xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch, thương nhân đầu tư, kinh doanh trên cơ sở quy hoạch định hướng của nhà nước nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, địa điểm quy hoạch dự kiến xây dựng mới cửa hàng xăng dầu là địa chỉ mở, mang tính khu vực và vùng lân cận. Trong quy hoạch chỉ xác định số lượng cửa hàng và địa chỉ đến khóm, ấp tại các xã, phường, thị trấn... nên khi thương nhân có nhu cầu xin xây dựng cửa hàng trong khu vực có quy hoạch mở cửa hàng xăng dầu mới thì Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện, thành phố kiểm tra, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện xem xét và chuyển về Sở Công Thương; Sở Công Thương căn cứ quy hoạch và các quy định hiện hành, nếu đủ điều kiện thì ra văn bản chấp thuận cho thương nhân đầu tư; trường hợp có nhiều người cùng xin mở cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại một địa chỉ quy hoạch (khóm, ấp) thì ưu tiên theo thứ tự sau:
- Cửa hàng thuộc diện phải giải tỏa, di dời từ nơi khác đến.
- Khoảng cách đến cửa hàng đã có lớn nhất.
- Người có đơn xin trước.
- Không mở cửa hàng mới trong cùng một khóm, ấp với cửa hàng xăng dầu hiện hữu.
- Sau khi được chấp thuận địa điểm cho phép xây dựng cửa hàng xăng dầu mới, trong thời gian 6 tháng (180 ngày) chủ đầu tư phải khởi công xây dựng cửa hàng và sau 9 tháng (270 ngày) công trình phải đưa vào sử dụng; quá thời gian quy định trên, Sở Công Thương thành lập hội đồng xem xét và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xử lý theo quy định hiện hành.
Nhà nước khuyến khích thương nhân mở cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các xã vùng nông thôn, vùng sâu nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
b) Diện tích sử dụng đất các cửa hàng xăng dầu mới: Diện tích mặt bằng các cửa hàng xăng dầu xây dựng mới theo quy hoạch phải tuân thủ theo quy định tại QCVN 07: 2010/BXD.
3. Giải pháp xử lý đối với những của hàng phải nâng cấp cải tạo, không đủ điều kiện phải ngưng hoạt động
Ngay sau khi “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Sở Công Thương chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (Phòng Kinh tế, Phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện, thành phố) tiến hành kiểm tra, rà soát và xác định lại các hạng mục phải nâng cấp, cải tạo; đồng thời, thông báo cho các chủ cửa hàng biết để thực hiện việc nâng cấp, cải tạo, ngưng hoạt động (đối với những cửa hàng không đủ điều kiện).
Các hạng mục về an toàn phòng cháy, chữa cháy phải thực hiện ngay khi có thông báo; các tiêu chuẩn về diện tích, trang thiết bị, bảo vệ môi trường… phải được hoàn thành trước 31/12/2015 (trên địa bàn tỉnh hiện có 13 cửa hàng cần phải nâng cấp, mở rộng (danh sách chi tiết như phụ lục 3); 02 cửa hàng không đủ điều kiện phải ngưng hoạt động (danh sách chi tiết như phụ lục 4). Kể từ ngày 01/01/2016 tất cả các cửa hàng phải đạt diện tích quy định theo cấp loại, các cửa hàng xăng dầu phải có hố ga thu gom và xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường.
Đến hết thời hạn nêu trên, Sở Công Thương kiến nghị, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, bao gồm: Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh (Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ), Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để tiến hành kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý đối với những cửa hàng vi phạm.
4. Giải pháp về công nghệ, môi trường và đảm bảo an toàn cửa hàng bán lẻ xăng dầu
Xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, vì vậy các cửa hàng phải được xây dựng dựa trên thiết kế kỹ thuật chuyên ngành xăng dầu theo từng loại hình và quy mô đã được chuẩn hóa tại các bộ tiêu chuẩn quốc gia: Từ quầy hàng, trụ bơm, bồn chứa, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, hệ thống cấp thoát nước, đường ra vào cho các phương tiện, khu vệ sinh… phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về kỹ thuật đối với cửa hàng xăng dầu.
a) Giải pháp công nghệ
Nhập hàng: Xăng dầu được vận chuyển từ các kho đầu mối trong tỉnh bằng xà lan, ghe chuyên dùng hoặc xe bồn nhập vào các bồn chứa qua hệ thống nhập kín bằng phương pháp tự chảy hoặc bơm đẩy; mỗi bể chứa có một hệ thống nhập riêng biệt, tại hố van đầu bể, ống nhập được lắp đặt van chặn để bảo đảm an toàn khi vận hành.
Xuất hàng: Xăng dầu được hút từ bể chứa và xuất bán cho các phương tiện qua trụ bơm, tại hố van đầu bể chứa ống hút được lắp đặt các van chặn; mỗi trụ bơm có một hệ thống ống xuất riêng biệt.
Dự trữ và bảo quản: Để bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và chống tổn thất do bay hơi, xăng dầu được bảo quản trong bồn chứa chôn ngầm; các bồn chứa phải được chế tạo bằng thép được thử bền, thử kín, bọc chống gỉ.
Để đảm bảo an toàn cho bồn chứa, mỗi bồn chứa xăng dầu được lắp hệ thống van thở và bình ngăn tia lửa riêng biệt.
Tự động hóa: Để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai và phù hợp trình độ khoa học công nghệ của khu vực và thế giới nhằm xây dựng cửa hàng xăng dầu an toàn, hiện đại, văn minh và đảm bảo uy tín đối với khách hàng, cửa hàng xăng dầu sẽ chọn dùng các thiết bị tự động hóa sau:
+ Bán hàng: Các cửa hàng xăng dầu đầu tư mới không sử dụng trụ bơm đã qua sử dụng; phải đầu tư trụ bơm mới có tính năng nối mạng quản lý và có khả năng bán hàng tự động và thanh toán bằng thẻ điện tử… phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Khu bồn bể: Sử dụng thiết bị đo mức xăng dầu tự động, có hiển thị tại chỗ và truyền dẫn tín hiệu về văn phòng xử lý.
+ Khu văn phòng cửa hàng: Lắp đặt mạng máy tính với phần mềm quản lý chuyên ngành để cập nhật số liệu nhập xuất, theo dõi báo cáo, xử lý quyết toán theo định kỳ.
+ Tất cả các cửa hàng xăng dầu trong một hệ thống được nối mạng quản lý thống nhất thông qua hệ thống máy tính, đảm bảo thông tin thông suốt, truyền dẫn đầy đủ các tư liệu, báo cáo và thông tin chỉ đạo cần thiết. Quản lý theo mạng sẽ giúp cho việc thống kê, báo cáo và chỉ đạo kinh doanh được thuận tiện, kịp thời và chính xác nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội.
b) Giải pháp xây dựng
Cửa hàng xăng dầu loại I: Cửa hàng xăng dầu loại I phải có đầy đủ các chức năng của một trạm dịch vụ xăng dầu tổng hợp và được phát triển trên cơ sở quy mô của cửa hàng xăng dầu loại 2. Khu vực nhà nghỉ, nhà ăn uống và bãi đậu xe được bố trí liên hoàn với khu vực bán xăng dầu và dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện tạo thành một tổ hợp các công trình dịch vụ thống nhất. Tuy vậy, khu vực nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống và bãi đậu phương tiện có thể được quản lý và hoạt động độc lập.
Cửa hàng xăng dầu loại II: Chức năng của cửa hàng xăng dầu loại này là cung cấp các sản phẩm xăng dầu, hàng hóa nhu yếu phẩm và dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa phương tiện. Cửa hàng tự chọn được bố trí hợp lý trong cùng một khu vực và được bố trí cạnh luồng ra vào của phương tiện.
Mái che trụ bơm được bố trí ở vị trí trung tâm khuôn viên cửa hàng, tạo các luồng đường ra vào cửa hàng thoáng rộng. Nhà giao dịch, bán hàng hợp khối với mái che trụ bơm, thuận tiện cho việc giao dịch. Cầu rửa xe độc lập được bố trí phía sau khối mái che và nhà văn phòng.
Các hạng mục khác như: Bồn bể đặt ngầm, trạm cấp nước sạch được bố trí cách xa với khu vực bán xăng dầu theo quy định hiện hành.
Cửa hàng xăng dầu loại III: Chức năng của cửa hàng loại này là cung cấp các loại xăng, dầu và có thể kinh doanh chai khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).
Mái che trụ bơm được bố trí ở vị trí trung tâm khuôn viên cửa hàng. Nhà giao dịch, bán hàng hợp khối với mái che trụ bơm, thuận tiện cho việc giao dịch. Nơi bán chai khí dầu mỏ hóa lỏng phải được xây dựng riêng trong khuôn viên cửa hàng theo quy định.
Các hạng mục khác như: Bồn bể đặt ngầm, trạm cấp nước sạch được bố trí hợp lý với khu vực bán xăng dầu theo quy định hiện hành.
ØVề khoảng cách tối thiểu giữa các trạm xăng dầu liền kề trên các tuyến đường tỉnh lộ, đường huyện và đường đô thị:
- Trong khu vực đô thị: Đường tỉnh, đường huyện đoạn qua khu vực đô thị và đường đô thị: Khoảng cách tối thiểu giữa các trạm xăng dầu liền kề (nằm cùng một phía) là 1.000m, khoảng cách tối thiểu giữa các trạm xăng dầu liền kề (nằm khác phía) là 300m (kể cả những đoạn đi qua giao lộ).
- Ngoài khu vực đô thị: Đường tỉnh, đường huyện: Khoảng cách tối thiểu giữa các trạm xăng dầu liền kề (nằm cùng một phía) là 3.000m, khoảng cách tối thiểu giữa các trạm xăng dầu liền kề (nằm khác phía) là 1.000m (kể cả những đoạn đi qua giao lộ).
c) Giải pháp kiến trúc
Các hạng mục kiến trúc của cửa hàng được thiết kế theo hướng tạo từng khối có chức năng cụ thể với nhịp nhà và hình thức kiến trúc thống nhất. Các hạng mục này có thể được xây dựng một cách độc lập cũng như có khả năng kết hợp linh hoạt với nhau trong một công trình. Giải pháp này thích hợp với quá trình phát triển cửa hàng theo từng bước đầu tư, mang tính điển hình hóa xây dựng cao.
Sử dụng vật liệu khó cháy chủ yếu là bê tông cốt thép, gạch, đá, tôn kẽm và thép tấm các loại. Không sử dụng các loại vật liệu dễ cháy và dẫn cháy trong xây dựng công trình xăng dầu. Việc sử dụng các kết cấu bê tông cốt thép sẽ an toàn hơn khi có gió bão và tăng tuổi thọ công trình do ít bị ăn mòn so với kết cấu nhà thép tiền chế.
Việc lựa chọn các giải pháp xây dựng sẽ được xác định trong dự án xây dựng từng công trình cụ thể.
d) Giải pháp cấp điện
- Lưới điện quốc gia đã được kéo đến hầu hết các địa phương trong tỉnh. Việc cung cấp điện cho các cửa hàng xăng dầu trên phạm vi toàn tỉnh nhìn chung thuận lợi.
- Nguồn điện cung cấp cho các phụ tải của cửa hàng xăng dầu là lưới điện quốc gia.
- Ở những nơi không có điện lưới quốc gia có thể sử dụng máy phát điện nhưng phải có bộ dập tàn lửa và truyền nhiệt.
đ) Giải pháp cấp nước
Các cửa hàng xăng dầu đặt tại thành phố, các thị trấn, khu công nghiệp... có hệ thống đường ống cấp nước của các trạm cấp nước dân cư. Một số cửa hàng xăng dầu nằm xa khu dân cư và không có hệ thống cấp nước chung phải sử dụng nguồn nước từ các giếng nước ngầm.
Các cửa hàng loại 1, 2 trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ cần có máy bơm hoặc tháp nước để cấp nước cho hệ thống chữa cháy, hệ thống nước sinh hoạt.
e) Giải pháp thoát nước và vệ sinh môi trường
Mặt bằng xây dựng cửa hàng được san lấp và tạo độ dốc thoát nước tự nhiên. Mặt bằng cửa hàng xăng dầu không được láng bằng bêtông nhựa đường.
Nước thải được chia ra hai loại: Không nhiễm xăng dầu và bị nhiễm xăng dầu.
- Nước không bị nhiễm xăng dầu bao gồm: Nước mưa trên nền, nước thải sinh hoạt được thải theo hệ thống hố ga, ống dẫn ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.
- Nước nhiễm xăng dầu bao gồm: Nước vệ sinh mặt bằng, bãi đậu, rửa xe. Toàn bộ nước nhiễm xăng dầu được xử lý thông qua hệ thống lắng gạn cơ học hoặc bằng phương pháp hóa lý… sau đó được kết nối với hệ thống thoát nước không nhiễm xăng dầu và được thoát ra ngoài. Nước thải nhiễm xăng dầu phải được xử lý đạt tiêu chuẩn: TCVN 5945-1995.
Khi nhập nhiên liệu hơi xăng dầu được thoát ra theo hệ thống van thở cao từ 3,5 đến 4m đảm bảo an toàn trong quá trình giao nhận.
Ngoài ra trong khuôn viên cửa hàng nên bố trí một số tiểu cảnh và hệ thống cây xanh nhằm điều hòa không khí và cải thiện môi trường.
g) Giải pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy
Cửa hàng được trang bị các thiết bị chữa cháy ban đầu theo quy định tại TCVN 5684-1992 như: Bình bọt chống cháy, bình C02 xách tay, hố cát, bể nước, mền sợi, bao bố, xô, xẻng...; tường xây có bậc chịu lửa theo TCVN 2622-1995.
Các cửa hàng loại I, II đều phải có tháp nước, máy bơm cấp nước cho hệ thống chữa cháy và bố trí các họng cứu hỏa xung quanh khu vực trụ bơm và trong phạm vi cửa hàng.
Nếu cửa hàng xăng dầu có bán khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) thì tại gian hàng khí dầu mỏ hóa lỏng phải trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy theo quy định tại TCVN 6223-2011.
Các biển báo về an toàn phòng cháy, chữa cháy như: Cấm lửa, cấm hút thuốc... phải đặt tại khu vực cửa hàng, bể chứa.
Lắp đặt các biển hướng dẫn cho phương tiện ra vào; có bảng nội quy cụ thể về an toàn phòng cháy, chữa cháy; các dụng cụ chữa cháy phải đặt ở xa những nơi dễ phát cháy; nhưng phải đảm bảo yêu cầu dễ thấy và dễ lấy.
5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Xăng dầu là mặt hàng dễ cháy, có ảnh hưởng môi trường và yêu cầu kỹ thuật cao, do đó, những người tham gia kinh doanh xăng dầu nói chung phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thương phẩm cũng như về thiết bị xăng dầu. Ngoài kiến thức về chuyên ngành xăng dầu còn phải nắm được kiến thức về tin học, biết sử dụng máy tính phục vụ cho công tác quản lý; cán bộ làm công tác quản lý phải hiểu biết về nghiệp vụ và công tác hạch toán kinh tế.
Do vậy nguồn nhân lực kinh doanh xăng dầu phải được đào tạo qua trường lớp có trình độ nghiệp vụ kỹ thuật và bằng cấp chuyên môn theo quy định của nhà nước.
Kinh doanh xăng dầu hiện nay do nhiều chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; các điều kiện kinh doanh nhà nước quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực… tất cả các chủ thể kinh doanh đều phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nguồn nhân lực đạt trình độ chuyên môn nhất định, Sở Công Thương cần phối hợp với các trường chuyên nghiệp, các cơ sở đào tạo mở các lớp bồi dưỡng tại chức kể cả ngắn hạn và dài hạn ngay tại địa phương.
6. Giải pháp về nâng cao vai trò quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu
Bảo đảm tuân thủ quy định của nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; kiên quyết ngừng kinh doanh các cửa hàng không phù hợp với quy hoạch, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, vi phạm lộ giới, không đảm bảo các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, không bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và môi trường, ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các chủ cửa hàng xăng dầu, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm về kinh doanh xăng dầu, như kinh doanh không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, không bảo đảm trật tự an toàn xã hội; không phù hợp về quy hoạch, về tiêu chuẩn xây dựng, về phòng cháy, chữa cháy, môi trường, giao thông; vi phạm các yêu cầu về đo đếm, về chất lượng xăng dầu...
1. Giao Sở Công Thương chịu trách nhiệm:
- Tiến hành tổ chức công bố, công khai nội dung quy hoạch đã được điều chỉnh, bổ sung trên các phương tiện thông tin đại chúng và triển khai cho các đối tượng đang kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh; trong đó cần thông báo cụ thể các vị trí dự kiến phát triển cửa hàng mới và tiếp tục thực hiện lộ trình cải tạo, nâng cấp đối với những cửa hàng chưa đảm bảo các điều kiện kinh doanh xăng dầu theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 nhằm đảm bảo tính pháp lý và đồng bộ trong quá trình thực hiện quy hoạch và quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, đảm bảo việc triển khai thực hiện đúng với nội dung thể hiện trong quy hoạch.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Quy hoạch này. Định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi, chỉ đạo; kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp về điều hành thực hiện quy hoạch bảo đảm yêu cầu phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trong mối quan hệ tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương triển khai thực hiện điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đồng bộ với quy hoạch ngành trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Thủ trưởng các sở, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và điều chỉnh, bổ sung một phần Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2015, định hướng đến năm 2020./.
| KT. CHỦ TỊCH |
TỔNG SỐ CỬA HÀNG XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1933/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
TT | Địa bàn | Tổng số | Trong đó | |
Cửa hàng hiện có | Cửa hàng điều chỉnh, bổ sung mới | |||
1 | Thành phố Bạc Liêu | 37 | 28 | 09 |
2 | Huyện Vĩnh Lợi | 29 | 21 | 08 |
3 | Huyện Hòa Bình | 37 | 27 | 10 |
4 | Huyện Phước Long | 75 | 56 | 19 |
5 | Huyện Hồng Dân | 48 | 32 | 16 |
6 | Huyện Giá Rai | 69 | 55 | 14 |
7 | Huyện Đông Hải | 51 | 30 | 21 |
| Cộng | 346 | 249 | 97 |
DANH SÁCH CHI TIẾT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG CỬA HÀNG XĂNG DẦU THEO ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1933/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
I. Thành phố Bạc Liêu: Tổng số cửa hàng xăng dầu sau điều chỉnh, bổ sung quy hoạch là 09 cửa hàng, trong đó:
Giữ nguyên theo quy hoạch được duyệt là 02 cửa hàng:
1. Ấp Giồng Giữa, xã Vĩnh Trạch - cửa hàng loại III.
2. Ấp An Trạch Đông, xã Vĩnh Trạch Đông - cửa hàng loại III.
Bổ sung mới so với quy hoạch được duyệt là 07 cửa hàng:
1. Tuyến Bờ Xáng dọc sông Bạc Liêu - Sóc Trăng, ấp Bờ Xáng, xã Vĩnh Trạch - cửa hàng loại III.
2. Khu dân cư phường Nhà Mát, khóm Kinh Tế, phường Nhà Mát - cửa hàng loại III.
3. Khu dân cư khóm Nhà Mát - phường Nhà Mát, đường Bờ Tây kênh 30/4 (đoạn từ kênh Trường Sơn đến Phật bà Nam Hải) - cửa hàng loại II.
4. Khu dân cư, phường Nhà Mát, khóm Bờ Tây, phường Nhà Mát (đoạn từ cổng Phật Bà Nam Hải đến trường bắn, giáp ranh huyện Hòa Bình) - cửa hàng loại II.
5. Tuyến đường huyện 37 - Phường 5 - Hiệp Thành, xã Hiệp Thành (đê biển) - cửa hàng loại III.
6. Tuyến đường ngang đường tỉnh lộ 38 đi qua Chùa Xiêm Cán, xã Vĩnh Trạch Đông - cửa hàng loại III.
9. Tuyến từ cầu Bạc Liêu 4 (Cầu Sập) - đê Biển Đông, Phường 2 (ngã 3 Cầu Kè, giáp vành đai ngoài) - cửa hàng loại III.
II. Huyện Vĩnh Lợi: Tổng số cửa hàng xăng dầu sau điều chỉnh, bổ sung quy hoạch là 08 cửa hàng, trong đó:
Giữ nguyên theo quy hoạch được duyệt là 02 cửa hàng:
1. Tuyến đường Phủ thờ Bác - Vĩnh Hưng, ấp Bà Chăng B, xã Châu Thới - cửa hàng loại III.
2. Tuyến đường Châu Hưng A - Hưng Thành, ấp Chắc Đốt, xã Châu Hưng A - cửa hàng loại III.
Điều chỉnh theo quy hoạch được duyệt là 02 cửa hàng:
1. Tuyến đê bao xã Hưng Thành, ấp Ngọc Được, xã Hưng Thành - cửa hàng loại III.
2. Tuyến đường Hưng Thành - thị trấn Châu Hưng, ấp Giá Tiểu, xã Hưng Hội - cửa hàng loại III.
Bổ sung mới so với quy hoạch được duyệt là 04 cửa hàng:
1. Tuyến Cầu Sập - Vĩnh Hưng - Ngan Dừa, ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng - cửa hàng loại II.
2. Tuyến đê bao Đông Làng Rền, ấp Nhà Dài A, xã Châu Hưng A - cửa hàng loại III.
3. Tuyến Bạc Liêu - Hưng Thành, ấp Nước Mặn, xã Hưng Hội - cửa hàng loại III.
4. Tuyến đường Tháp Cổ, ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A - cửa hàng loại III.
III. Huyện Hòa Bình: Tổng số cửa hàng xăng dầu sau điều chỉnh, bổ sung quy hoạch là 10 cửa hàng, trong đó:
Giữ nguyên theo quy hoạch được duyệt là 02 cửa hàng:
1. Ấp Cây Gừa, xã Vĩnh Hậu A - cửa hàng loại III.
2. Trung tâm xã Vĩnh Hậu A - cửa hàng loại II.
Điều chỉnh theo quy hoạch được duyệt là 02 cửa hàng:
1. Cửa kênh 30/4, ấp 14, xã Vĩnh Hậu (đê biên phòng) - cửa hàng loại III.
2. Đường lộ nông thôn, ấp Vĩnh Tân, xã Vĩnh Mỹ A - cửa hàng loại III.
Bổ sung mới so với quy hoạch được duyệt là 06 cửa hàng:
1. Tuyến quốc lộ 1A, ấp thị trấn B1, thị trấn Hòa Bình - cửa hàng loại III.
2. Lộ liên xã thị trấn Hòa Bình - Vĩnh Mỹ A, ấp Xóm Lớn, xã Vĩnh Mỹ A - cửa hàng loại III.
3. Lộ nông thôn, ấp Vĩnh Mới, xã Vĩnh Thịnh - cửa hàng loại III.
4. Lộ nông thôn, ấp Thạnh Hưng 2, xã Vĩnh Bình - cửa hàng loại III.
5. Lộ nông thôn, ấp 17 - 20, xã Vĩnh Bình - cửa hàng loại III.
6. Tuyến đê Trường Sơn, ấp Thống Nhất, xã Vĩnh Hậu - cửa hàng loại III.
IV Huyện Phước Long: Tổng số cửa hàng xăng dầu sau điều chỉnh, bổ sung quy hoạch là 19 cửa hàng, trong đó:
Giữ nguyên theo quy hoạch được duyệt là 03 cửa hàng:
1. Ấp Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Phú Đông - cửa hàng loại III.
2. Ấp Bình Tốt A, xã Vĩnh Phú Tây - cửa hàng loại III.
3. Ấp 9C, xã Phong Thạnh Tây B - cửa hàng loại III.
Bổ sung mới so với quy hoạch được duyệt là 16 cửa hàng:
1. Tuyến Quản lộ Phụng Hiệp từ xã Ninh Quới, huyện Giá Rai, ấp Long Thành, thị trấn Phước Long - cửa hàng loại II.
2. Tuyến Quản lộ Phụng Hiệp từ xã Ninh Quới, huyện Giá Rai, ấp Bình Hổ, xã Vĩnh Phú Tây - cửa hàng loại III.
3. Tuyến Quản lộ Phụng Hiệp từ xã Ninh Quới, huyện Giá Rai, ấp 12, xã Phong Thạnh Tây B - cửa hàng loại II.
4. Tuyến Ninh Quới - Cầu Sập, ấp Vĩnh Phú B, xã Vĩnh Phú Đông - cửa hàng loại III.
5. Tuyến Kênh Xáng - Hòa Bình, ấp Phước 3A, xã Vĩnh Phú Đông - cửa hàng loại III.
6. Tuyến Kênh Xáng - Vĩnh Phong, ấp Bình Tốt B, xã Vĩnh Phú Tây - cửa hàng loại III.
7. Tuyến Vĩnh Thanh - Hưng Phú, ấp Mỹ Tường 2, xã Hưng Phú - cửa hàng loại III.
8. Thị trấn Phước Long - Vĩnh Mỹ, ấp Huê 3, xã Vĩnh Phú Đông - cửa hàng loại III.
9 Tuyến thị trấn Phước Long - Chủ Chí, Kênh 3.000, xã Phước Long - xã Phong Thạnh Tây A - cửa hàng loại III.
10. Tuyến thị trấn Phước Long - Chủ Chí, Kênh 6.000, xã Phước Long - xã Phong Thạnh Tây A - cửa hàng loại III.
11. Tuyến chợ Phó Sinh - Cạnh Đền, ấp Phước Ninh, xã Phước Long - cửa hàng loại III.
12. Tuyến số 2 - số 8, xã Phong Thạnh Tây A - cửa hàng loại III.
13. Tuyến Vĩnh Phong - Láng Tròn, ấp Bình Lễ, xã Vĩnh Phú Tây - cửa hàng loại III.
14. Tuyến vành đai xã Vĩnh Phú Tây - kênh Hào Thu - xã Vĩnh Thanh, ấp Bình Hổ, xã Vĩnh Phú Tây - cửa hàng loại III.
15. Ấp Tường 3A, xã Vĩnh Thanh - cửa hàng loại III.
16. Ấp Tường Thắng A, xã Vĩnh Thanh - cửa hàng loại III.
V. Huyện Hồng Dân: Tổng số cửa hàng xăng dầu sau điều chỉnh, bổ sung quy hoạch là 16 cửa hàng, trong đó:
Giữ nguyên theo quy hoạch được duyệt là 03 cửa hàng:
1. Ấp Xóm Tre, xã Ninh Quới - cửa hàng loại III.
2. Ấp Vĩnh Thịnh, xã Vĩnh Lộc - cửa hàng loại III.
3. Tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Bạc Liêu - cửa hàng loại III.
Bổ sung mới so với quy hoạch được duyệt là 13 cửa hàng:
1. Tuyến vành đai Vàm Xẻo Rô, ấp Ninh Định, xã Ninh Hòa - cửa hàng loại III.
2. Khu dân cư, trung tâm xã Vĩnh Lộc: Ấp Cầu Đỏ, xã Vĩnh Lộc - cửa hàng loại III.
3. Lộ nông thôn, ấp Nhà Lầu 1, xã Ninh Thạnh Lợi A - cửa hàng loại III.
4. Lộ nông thôn, ấp Nhà Lầu 2, xã Ninh Thạnh Lợi A - cửa hàng loại III.
5. Lộ nông thôn, ấp Bến Bào, xã Vĩnh Lộc A - cửa hàng loại III.
6. Khu công nghiệp Ninh Quới A, ấp Ninh Hiệp, xã Ninh Quới A - cửa hàng loại II.
7. Tuyến Ngan Dừa - Ninh Hòa - Ninh Quới, ấp Tà Ben, xã Ninh Hòa - cửa hàng loại III.
8. Tuyến Ngan Dừa - Ninh Hòa - Ninh Quới, ấp Ninh An, xã Ninh Hòa - cửa hàng loại III.
9. Tuyến Ngan Dừa - Ninh Hòa - Ninh Quới, ấp Phú Tân, xã Ninh Quới - cửa hàng loại III.
10. Tuyến Lộc Ninh - Ninh Thạnh Lợi, ấp Bà Ai I, xã Lộc Ninh - cửa hàng loại III.
11. Tuyến Lộc Ninh - Ninh Thạnh Lợi, ấp Chòm Cao, xã Ninh Thạnh Lợi - cửa hàng loại III.
12. Tuyến Vĩnh Lộc - Vĩnh Lộc A, ấp Bần Ổi, xã Vĩnh Lộc A - cửa hàng loại III.
13. Tuyến Vĩnh Lộc - Vĩnh Lộc A, ấp Lộ Xe, xã Vĩnh Lộc - cửa hàng loại III.
VI. Huyện Giá Rai: Tổng số cửa hàng xăng dầu sau điều chỉnh, bổ sung quy hoạch là 14 cửa hàng, trong đó:
Giữ nguyên theo quy hoạch được duyệt là 03 cửa hàng:
1. Ấp 4, xã Phong Thạnh A - cửa hàng loại III.
2. Ấp 24, xã Phong Thạnh - cửa hàng loại III.
3. Ấp 7, xã Phong Thạnh Tây - cửa hàng loại III.
Bổ sung mới so với quy hoạch được duyệt là 11 cửa hàng:
1. Tuyến đường Khúc Tréo - Tân Lộc, ấp 10A, xã Tân Phong - cửa hàng loại III.
2. Tuyến đường Khúc Tréo - Tân Lộc, ấp Khúc Tréo A, xã Tân Phong - cửa hàng loại III.
3. Tuyến đường Khúc Tréo - Tân Lộc, ấp 8 xã Phong Thạnh Tây - cửa hàng loại III.
4. Tuyến Quản lộ - Phụng Hiệp, ấp 8, xã Tân Thạnh - cửa hàng loại III.
5. Tuyến kênh Chống Mỹ, ấp 15, xã Phong Tân - cửa hàng loại III.
6. Tuyến đường Láng Tròn (quốc lộ 1A) - xã Phong Thạnh Đông, ấp 7, xã Phong Thạnh Đông A - cửa hàng loại III.
7. Tuyến đường Láng Tròn (quốc lộ 1A) - xã Phong Thạnh Đông, ấp 12, xã Phong Thạnh Đông - cửa hàng loại III.
8. Tuyến đường cầu Giá Rai mới nối vào đường Giá Rai - Gành Hào, ấp 4, thị trấn Giá Rai - cửa hàng loại II.
9. Tuyến đường cầu Giá Rai mới nối vào đường Giá Rai - Phó Sinh, ấp 1, thị trấn Giá Rai - cửa hàng loại III.
10. Quốc lộ 1A vào xã Phong Thạnh Đông A, ấp 13, xã Phong Thạnh Đông A - cửa hàng loại III.
11. Tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, ấp 4, xã Phong Thạnh Tây - cửa hàng loại III.
VII. Huyện Đông Hải: Tổng số cửa hàng xăng dầu sau điều chỉnh, bổ sung quy hoạch là 21 cửa hàng, trong đó:
Giữ nguyên theo quy hoạch được duyệt là 04 cửa hàng:
1. Ấp Đầu Lá, xã Long Điền - cửa hàng loại III.
2. Ấp Phước Thắng, xã An Phúc - cửa hàng loại III.
3. Ấp Hoàng Minh, xã An Trạch - cửa hàng loại III.
4. Ấp Vĩnh Điền, xã Long Điền Đông - cửa hàng loại III.
Bổ sung mới so với quy hoạch được duyệt là 17 cửa hàng:
1. Tuyến đường tỉnh số 980 Giá Rai - Gành Hào, ấp Bờ Cảng, xã Điền Hải - cửa hàng loại II.
2. Tuyến đường tỉnh số 980 Giá Rai - Gành Hào, ấp Hòa 1, xã Long Điền - cửa hàng loại III.
3. Tuyến đường huyện số 36 Nhà Mát - Gò Cát (đê Biên Phòng), ấp Bửu 2, ấp Trường Điền, xã Long Điền Đông - cửa hàng loại III.
4. Tuyến đường tỉnh số 977 (đê Trường Sơn) - Gò Cát, ấp Bờ Cản, xã Điền Hải; ấp Trường Điền, xã Long Điền Đông - cửa hàng loại III.
5. Tuyến đường tỉnh số 981B Hộ Phòng - Gành Hào, ấp Cây Dương A, xã Long Điền - cửa hàng loại III.
6. Tuyến đường tỉnh số 981B Hộ Phòng - Gành Hào, ấp Canh Điền, xã Long Điền Tây - cửa hàng loại III.
7. Tuyến đường tỉnh số 979 Xóm Lung - cống Cái Cùng, ấp 1; ấp Hiệp Điền, xã Long Điền Đông A - cửa hàng loại III.
8. Tuyến đường huyện từ Đình Nguyễn Trung Trực - ngã 3 Kinh Tây, xã An Trạch A, ấp Ba Mến - ấp Ba Mến A, xã An Trạch A - cửa hàng loại III.
9. Tuyến đường huyện số 57, đầu xáng Gành Hào - Cái Xu - Tắc Vân: kinh xáng Phan Mầu, ấp Hòa Phong, xã Định Thành A - cửa hàng loại III.
10. Tuyến đường huyện số 52, Hộ Phòng - An Trạch, ấp Thành Thưởng C, xã An Trạch A - cửa hàng loại III.
11. Tuyến đường Phan Ngọc Hiển (đoạn từ cảng cá - bến phà Rạch Cóc), ấp 4, thị trấn Gành Hào - cửa hàng loại III.
12. Tuyến đường huyện số 46, Long Điền Đông A - Long Điền Đông, ấp Phước Điền, ấp Trung Điền, xã Long Điền Đông - cửa hàng loại III.
13. Tuyến đường huyện số 46, Long Điền Đông A - Long Điền Đông, ấp Bửu 2, xã Long Điền Đông - cửa hàng loại III.
14. Tuyến đường huyện số 48, Điền Hải - Long Điền Tây, ấp Diêm Điền, xã Điền Hải - cửa hàng loại III.
15. Tuyến đường huyện số 51, hương lộ 9 - ngã 3 Long Điền Tiến - Miễu Bà Thủy, ấp Cây Dương, xã Long Điền - cửa hàng loại III.
16. Tuyến ngã 3 Lầu - Hiệp Vinh, ấp Hiệp Vinh, xã An Trạch - cửa hàng loại III.
17. Ấp Lung Lá, xã An Trạch - cửa hàng loại III.
DANH SÁCH CỬA HÀNG PHẢI NÂNG CẤP, MỞ RỘNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1933/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
TT | Tên cửa hàng | Địa chỉ |
| HUYỆN HÒA BÌNH |
|
1 | DNTN Huỳnh Xê | Ấp 21, xã Minh Diệu |
2 | DNTN Ngọc Vạn | Ấp thị trấn B, thị trấn Hòa Bình |
3 | DNTN Hữu Tường | Ấp An Khoa, xã Vĩnh Mỹ B |
4 | DNTN Phúc Hoàng | Ấp An Khoa, xã Vĩnh Mỹ B |
| HUYỆN GIÁ RAI |
|
5 | DNTN Thanh Hùng | Ấp 2, thị trấn Giá Rai |
6 | Cửa hàng Xăng dầu Công ty Cổ phần Thương nghiệp Bạc Liêu | Ấp 2, thị trấn Hộ Phòng |
7 | DNTN Mến Thương I | Ấp 2, xã Phong Thạnh Tây |
8 | DNTN Hồng Chống | Ấp 1, xã Phong Thạnh Đông |
| HUYỆN ĐÔNG HẢI |
|
9 | Cửa hàng Xăng dầu Công ty Cổ phần Thương nghiệp Bạc Liêu | Ấp Vĩnh Điền, xã Long Điền Đông |
10 | DNTN Thành Sang | Khu vực 3, thị trấn Gành Hào |
11 | DNTN Thành Nghiệp | Ấp Lung Chim, xã Định Thành |
| HUYỆN PHƯỚC LONG |
|
12 | DNTN Trịnh Nghĩa Nam | Ấp Long Hậu, thị trấn Phước Long |
13 | DNTN Nguyên Đời I | Ấp 9B, xã Phong Thạnh Tây B |
| Tổng cộng: 13 cửa hàng |
|
DANH SÁCH CỬA HÀNG KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN PHẢI NGƯNG HOẠT ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1933/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
TT | Tên cửa hàng/chủ cơ sở | Địa chỉ |
1 | Huỳnh Sương | Ấp Bình Hổ A, xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long |
2 | Hưng Phát | Bến xe Bạc Liêu, Phường 7, thành phố Bạc Liêu |
- 1Quyết định 991/QĐ-UBND điều chỉnh 04 điểm quy hoạch và bổ sung 19 điểm đầu tư kinh doanh xăng dầu vào Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng năm 2020.
- 2Quyết định 107/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn năm 2025
- 3Quyết định 272/QĐ-UBND năm 2012 về quy hoạch phát triển mạng lưới cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 4Quyết định 05/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020
- 5Quyết định 506/QĐ-UBND năm 2015 về việc bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới cửa hàng xăng dầu tỉnh An Giang đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 6Quyết định 2274/QĐ-UBND năm 2006 phê duyệt dự án “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2015"
- 7Quyết định 612/QĐ-UBND năm 2009 điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng năm 2020
- 8Quyết định 6505/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự án Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu
- 5Quyết định 221/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 991/QĐ-UBND điều chỉnh 04 điểm quy hoạch và bổ sung 19 điểm đầu tư kinh doanh xăng dầu vào Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng năm 2020.
- 7Quyết định 107/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn năm 2025
- 8Quyết định 272/QĐ-UBND năm 2012 về quy hoạch phát triển mạng lưới cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 9Quyết định 05/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020
- 10Quyết định 506/QĐ-UBND năm 2015 về việc bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới cửa hàng xăng dầu tỉnh An Giang đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 11Quyết định 2274/QĐ-UBND năm 2006 phê duyệt dự án “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2015"
- 12Quyết định 612/QĐ-UBND năm 2009 điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng năm 2020
- 13Quyết định 6505/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự án Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Quyết định 1933/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2015, định hướng đến năm 2020
- Số hiệu: 1933/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/11/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu
- Người ký: Lê Minh Chiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/11/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực