HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 193-HĐBT | Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 1988 |
VỀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
Để thống nhất quản lý và bảo hộ các hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ có lợi cho quốc kế dân sinh, loại trừ các hoạt động kinh doanh phi pháp ở thị trường trong nước;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội thương và các ngành có liên quan,
QUYẾT ĐỊNH:
1- Được Nhà nước bảo hộ các hoạt động kinh doanh hợp pháp và tuỳ điều kiện cụ thể, được Nhà nước khuyến khích dưới nhiều hình thức những hoạt động kinh doanh có lợi cho quốc kế dân sinh; đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động kinh doanh của mình.
2- Được vay vốn và mở tài khoản tại Ngân hàng để kinh doanh; đồng thời phải chấp hành nghiêm chỉnh Pháp lệnh kế toán và thống kê, các quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về ghi chép hoá đơn, lập sổ kế toán và nộp thuế đầy đủ, kịp thời cho Nhà nước.
3- Được thuê, mướn, sử dụng lao động phù hợp với nhu cầu kinh doanh và pháp luật; đồng thời phải thực hiện đầy đủ quyền lợi của người lao động theo luật định, kể cả Luật Công đoàn.
4- Được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước can thiệp khi bị người hoặc tổ chức khác cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp hoặc xâm phạm lợi ích chính đáng của mình; đồng thời phải chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng và giá cả hàng hoá bán cho khách hàng cũng như mọi cam kết của mình trong giao dịch kinh doanh.
5- Được quyền sở hữu và sử dụng các khoản thu nhập hợp pháp; tư nhân kinh doanh còn được quyền sở hữu, quyền thừa kế hợp pháp và quyền sử dụng tài sản vào kinh doanh, cho thuê hoặc chuyển nhượng cho người khác; đồng thời phải chịu trách nhiệm dân sự về những thiệt hại do việc sử dụng những tài sản của mình gây ra cho người khác.
Những tổ chức và cá nhân người nước ngoài kinh doanh thương mại và dịch vụ trên đất Việt Nam thì theo quy định riêng.
Bộ trưởng Bộ Nội thương, sau khi lấy ý kiến các ngành có liên quan, quy định lại chế độ đăng ký và xin giấy phép kinh doanh bảo đảm cho các tổ chức kinh tế và các công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên có năng lực pháp lý, có nguyện vọng và điều kiện kinh doanh đều được đăng ký và được cấp giấy phép kinh doanh những mặt hàng và ở những nơi phù hợp với nhu cầu quốc kế dân sinh. Lưu ý những trường hợp dưới đây:
1- Nông dân, thợ thủ công và người làm kinh tế gia đình trực tiếp bán sản phẩm do mình sản xuất, không có cửa hàng, cửa hiệu, và người làm dịch vụ không chuyên nghiệp, thì được miễn đăng ký và được phép bán sản phẩn của mình và hoạt động dịch vụ; nhưng phải chấp hành đầy đủ pháp luật Nhà nước về kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ.
2- Tổ chức kinh tế và người đang bị Toà án tước quyền kinh doanh, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội bội tín, lừa đảo và trộm cắp, người đang bị giam giữ hoặc đang bị bệnh tâm thần thì không được đăng ký và không được cấp giấy phép kinh doanh.
3- Người đang mắc bệnh truyền nhiễm thì không được kinh doanh các ngành nghề trực tiếp ảnh hưởng đến vệ sinh công cộng.
4- Tổ chức và công dân không có kỹ thuật, nghiệp vụ thì không được kinh doanh những mặt hàng hoặc dịch vụ đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định theo quy định cụ thể của các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước.
a) Cấm kinh doanh:
1- Thuốc phiện và các hoạt chất từ thuốc phiện. (Trường hợp sử dụng trong chế biến dược phẩm thì theo quy định riêng của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng).
2- Vũ khí, một số quân trang, quân dụng theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ.
3- Hiện vật thuộc di tích văn hoá, lịch sử và các sản phẩm văn hoá phản động, đồi truỵ theo quy định của Bộ Văn hoá và Bộ Thông tin.
b) Kinh doanh có điều kiện:
1- Một số vật tư - kỹ thuật do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quy định và công bố trong từng thời kỳ.
2- Kim khí quý, đá quý, ngoại tệ thì theo quy định riêng của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
3- Dược phẩm thì theo quy định của Bộ Y tế.
4- Rượu, bia do hệ thống quốc doanh sản xuất và lưu thông với mạng lưới đại lý bán lẻ của mình cùng thực hiện; ngoài ra, các cửa hàng kinh doanh ăn uống được bán lẻ trực tiếp cho khách hàng.
5- Thuốc lá điếu thì những xí nghiệp quốc doanh sản xuất thuốc lá và thương nghiệp quốc doanh cùng các đại lý của hệ thống quốc doanh được phép lưu thông, các cửa hàng kinh doanh ăn uống được bán lẻ trực tiếp cho khách hàng.
6- Pháo, chỉ những xí nghiệp quốc doanh được giao nhiệm vụ và những cơ sở sản xuất khác được cấp đăng ký sản xuất và được tổ chức kinh tế của Nhà nước được giao nhiệm vụ đến gia công, đặt hàng mới được phép sản xuất; chỉ thương nghiệp quốc doanh cùng mạng lưới đại lý bán lẻ của hệ thống quốc doanh mới được bán trên thị trường.
7- Các dịch vụ sửa chữa súng săn và các phương tiện phát sóng vô tuyến viễn thông, khắc dấu, đánh máy chữ thì theo quy định của Bộ Nội vụ.
Bộ trưởng Bộ Nội thương quy định chi tiết việc tổ chức và quản lý các đại lý, hợp tác kinh doanh giữa các tổ chức kinh tế của Nhà nước với tư nhân trong thương mại và dịch vụ.
Bộ trưởng Bộ Nội thương chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
Quyết định 193-HĐBT năm 1988 về kinh doanh thương mại và dịch vụ ở thị trường trong nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 193-HĐBT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/12/1988
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: 31/12/1988
- Số công báo: Số 24
- Ngày hiệu lực: 01/01/1989
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định