Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1893/QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KHUNG KẾ HOẠCH THỜI GIAN NĂM HỌC 2016-2017 CỦA GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2016-2017 áp dụng chung cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong toàn quốc như sau:
1. Tựu trường sớm nhất vào ngày 01/8/2016, muộn nhất vào ngày 25/8/2016.
2. Tổ chức khai giảng vào ngày 05/9/2016.
3. Kết thúc học kỳ II (hoàn thành kế hoạch giảng dạy và học tập) trước ngày 25/5/2017. Kết thúc năm học trước ngày 31/5/2017.
4. Thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2017, thi học sinh giỏi quốc gia các cấp học (theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ).
5. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) trước ngày 15/6/2017.
6. Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2017-2018 trước ngày 31/7/2017.
Điều 2. Kế hoạch thời gian năm học 2016-2017 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên ở các địa phương bao gồm:
1. Ngày tựu trường, ngày khai giảng.
2. Ngày bắt đầu và ngày kết thúc học kỳ I; ngày bắt đầu và ngày kết thúc học kỳ II.
3. Ngày kết thúc năm học.
4. Ngày thi học sinh giỏi, ngày xét công nhận hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, ngày xét công nhận tốt nghiệp THCS.
5. Ngày hoàn thành tuyển sinh vào các lớp đầu cấp học.
6. Các ngày nghỉ lễ, tết.
7. Thời gian nghỉ đối với giáo viên trong năm học.
8. Các ngày nghỉ khác (nghỉ giữa học kỳ, nghỉ cuối học kỳ, nghỉ theo mùa vụ, nghỉ Tết của đồng bào dân tộc thiểu số, nghỉ lễ hội truyền thống của địa phương).
Điều 3. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2016-2017 ở các địa phương
1. Kế hoạch thời gian năm học phải đảm bảo số tuần thực học:
a) Đối với cấp mầm non, có ít nhất 35 tuần thực học (học kỳ I có ít nhất 18 tuần, học kỳ II có ít nhất 17 tuần);
b) Đối với cấp tiểu học, có ít nhất 35 tuần thực học (học kỳ I có ít nhất 18 tuần, học kỳ II có ít nhất 17 tuần);
c) Đối với cấp THCS và cấp THPT, có ít nhất 37 tuần thực học (học kỳ I có ít nhất 19 tuần, học kỳ II có ít nhất 18 tuần);
d) Đối với giáo dục thường xuyên (THCS và THPT), có ít nhất 32 tuần thực học (mỗi học kỳ có ít nhất 16 tuần).
2. Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội và tập quán của địa phương.
3. Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Luật Lao động và các quy định tại các văn bản dưới Luật. Nếu ngày nghỉ lễ, tết trùng vào ngày nghỉ cuối tuần thì được nghỉ bù theo quy định.
4. Nghỉ Tết Nguyên đán ít nhất là 7 ngày.
5. Thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép năm của giáo viên là 2 tháng, có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
6. Khuyến khích xây dựng và áp dụng kế hoạch thời gian năm học đồng bộ cho các cấp học trong trường phổ thông có nhiều cấp học, các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt là đối với cấp tiểu học và cấp THCS.
Điều 4. Thẩm quyền ban hành kế hoạch thời gian năm học 2016-2017
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định:
a) Kế hoạch thời gian năm học 2016-2017 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng cho địa phương.
b) Thời gian nghỉ học và thời gian kéo dài năm học trong trường hợp đặc biệt.
2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định:
a) Cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai và bố trí học bù.
b) Bố trí lịch nghỉ của giáo viên trong năm học.
Điều 5. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
1. Báo cáo tình hình chuẩn bị năm học, kế hoạch khai giảng và tình hình tổ chức khai giảng, kế hoạch thời gian năm học 2016-2017, trước ngày 15/9/2016.
2. Báo cáo sơ kết học kỳ I trước ngày 31/01/2017.
3. Báo cáo tổng kết năm học 2016-2017, báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí thi đua và đề nghị xét khen thưởng năm học 2016-2017, trước ngày 25/6/2017.
4. Báo cáo về những quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các trường hợp quy định tại
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 7. Các ông (bà) Chánh Văn phòng, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 60/QĐ-UBND năm 2016 về Quy định tạm thời mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề của các trường công lập thuộc tỉnh Gia Lai năm học 2015 - 2016
- 2Kế hoạch 23/KH-UBND củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2016 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 3Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2016 tổng kết đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, giai đoạn 2010-2015 và công bố quyết định tỉnh Hà Giang đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi
- 4Quyết định 2551/QĐ-BGDĐT năm 2021 về khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Công văn 3319/BGDĐT-GDTH năm 2021 về kết thúc năm học 2020-2021 đối với giáo dục tiểu học tại thành phố Hà Nội do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Nghị định 32/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 2Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
- 3Nghị định 36/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 4Bộ Luật lao động 2012
- 5Quyết định 60/QĐ-UBND năm 2016 về Quy định tạm thời mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề của các trường công lập thuộc tỉnh Gia Lai năm học 2015 - 2016
- 6Kế hoạch 23/KH-UBND củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2016 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 7Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2016 tổng kết đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, giai đoạn 2010-2015 và công bố quyết định tỉnh Hà Giang đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi
- 8Quyết định 2551/QĐ-BGDĐT năm 2021 về khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Công văn 3319/BGDĐT-GDTH năm 2021 về kết thúc năm học 2020-2021 đối với giáo dục tiểu học tại thành phố Hà Nội do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quyết định 1893/QĐ-BGDĐT năm 2016 về Khung kế hoạch thời gian năm học 2016-2017 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 1893/QĐ-BGDĐT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/06/2016
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Vinh Hiển
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra