Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1889/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 25 tháng 08 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2018-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24 tháng 3 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển giống cây trồng nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 62/2006/QĐ-BNN ngày 16 tháng 8 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 11/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 08 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg;

Căn cứ Quyết định số 3748/QĐ-BNN-KH ngày 15 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê Định hướng phát triển giống cây trồng, vật nuôi đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2865/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất, cung ứng giống nông, lâm, thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 795/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2016-2020;

Theo đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 896/TTr-SNNPTNT ngày 18 tháng 6 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018-2025 với các nội dung như sau:

I.Tên đề án:

Đề án nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018-2025.

II. Mục tiêu Đề án:

1. Mục tiêu chung:

Nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp theo hướng tăng nhanh năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất lâm nghiệp một cách bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể:

Đến cuối năm 2025, hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt được các mục tiêu cụ thể sau:

- Đáp ứng nhu cầu sử dụng cây giống trồng rừng hàng năm trên địa bàn tỉnh là 25 triệu cây/năm (trong đó Keo các loài chiếm 80% tương đương 20 triệu cây giống/năm; Thông, Phi lao, bản địa, lâm sản ngoài gỗ chiếm 20% tương đương 05 triệu cây giống/năm).

- Giống lâm nghiệp được kiểm soát chất lượng trên 90%, sinh khối rừng trồng tăng trưởng đạt 20-25m3/ha/năm.

- Bảo tồn nguồn gen cây lâm nghiệp bản địa, các loài cây đặc hữu để cung cấp vật liệu giống cho nhu cầu trồng rừng gỗ lớn, nâng cấp chất lượng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

- Nâng cao phẩm chất di truyền, chọn được nhiều nguồn giống mới có năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và các điều kiện bất lợi.

- Trên 90% các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp có đầy đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh giống lâm nghiệp với 80% cây con được gieo ươm bằng phương pháp vô tính và 20% cây con được gieo ươm từ hạt (phương pháp hữu tính).

- Trên 80% rừng trồng sản xuất theo hướng thâm canh sử dụng cây con bằng phương pháp nhân giống vô tính công nghệ cao và thân thiện với môi trường.

- 100% cán bộ phụ trách công tác giống tại địa bàn cấp huyện được tập huấn, đào tạo đáp ứng nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp tại địa phương.

- Trên 95% hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh giống nắm được chuỗi hành trình quản lý giống cây trồng lâm nghiệp và các văn bản pháp luật quy định hiện hành.

- Củng cố hệ thống quản lý đáp ứng đủ năng lực để thực hiện kiểm soát chất lượng, sản xuất, sử dụng giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định giám sát Chuỗi hành trình quản lý giống cây trồng lâm nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin điện tử trong quản lý giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

III. Nhiệm vụ thực hiện:

1. Về sản xuất, cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp:

1.1. Xác định danh mục các loài cây ưu tiên tại địa phương:

Căn cứ định hướng phát triển giống cây lâm nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 3748/QĐ-BNN-KH ngày 15/9/2015 và đặc điểm tình hình cụ thể của tỉnh Thừa Thiên Huế, xác định các loài cây chủ lực, ưu tiên phát triển giống như sau:

- Nhóm loài cây lấy gỗ phục vụ trồng rừng kinh tế: Keo lai hom (Acacia mangium x Acacia auriculiformi), Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá tràm (Acacia auriculiformi), Sến trung (Homalium hainanense), Thông Caribaea (Pinus Caribaea); trong đó ưu tiên các dòng keo phục vụ cho chuỗi giá trị rừng trồng gỗ lớn như Keo lai các dòng BV10, BV16, BV32, BV33, AH1, AH7 và Keo lá tràm các dòng AA1, AA9.

- Nhóm loài cây trồng làm giàu rừng, trồng bổ sung trong khoanh nuôi rừng: Lát hoa (Chukrasia tabularis), Sao đen (Hopea odorata), Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Sến trung (Homalium hainanense), Dó bầu (Aquilaria crassna), Thông Caribaea (Pinus Caribaea), Gõ lau (Sindora tonkinensis), Muồng đen (Cassia siamea), Kiền (Hopea pierrei), Sưa đỏ (Dalbergia Tonkinensis), Chò chỉ (Parashorea chinensis), Huỳnh (Terretia javanica).

- Nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ:

+ Nhóm cây cho dầu, nhựa: Quế (Cinnamomum cassia), Thông nhựa (Pinus merkusii), Bời lời đỏ (Litsea glutinosa).

+ Nhóm cây cho thực phẩm: Tre lấy măng (Bambusa spp).

+ Nhóm cây cho nguyên liệu sản xuất thủ công mỹ nghệ: Tre (Bambuseae), Lồ ô (Bambusa balcooa), Mây nước (Flagellaria indica), Song bột (Calamus poilanei), Mây tắt (Calamus tetradactylus), Mây rút (Daemonorops jenkisiana), Mây hèo (Calamus rhabdocladus).

+ Nhóm cây dược liệu: Ba kích (Morinda officinalis).

- Nhóm loài cây trồng rừng phòng hộ, rừng ngập nước:

+ Phòng hộ đầu nguồn: Tương tự các loài cây trong làm giàu rừng.

+ Phòng hộ vùng cát ven biển: Phi lao (Casuarina equisetifolia), Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa), Keo chịu hạn (Acacia difficilis hoặc Acacia torulosa).

+ Cây ngập mặn: Bần chua (Sonneratia caseolaris), Trang (Kandelia candel), Đước đôi (Rhizophora apiculata), Dừa nước (Nypa fruticans).

+ Cây ngập ngọt: Tràm lá dài (Melaleuca leucadendra), Gáo vàng (Nauclea orientalis).

1.2. Xây dựng hệ thống nguồn giống lâm nghiệp:

- Xây dựng 20ha rừng giống mới với các loài keo hạt như Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lưỡi liềm.

- Xây dựng 120ha diện tích rừng giống chuyển hóa với các loài cây chủ lực, cây bản địa, cây lâu năm.

- Tuyển chọn 150ha các nguồn giống tạm thời (lâm phần tuyển chọn) với các loài cây keo hạt, cây ngập nước, cây lâm sản ngoài gỗ, cây bản địa.

- Xây dựng mới và duy trì các vườn cung cấp vật liệu giống với tổng diện tích 20ha.

- Điều tra, khảo sát, bình tuyển, chọn lọc công nhận 100 cây trội với các loài cây đặc hữu.

(chi tiết theo Biểu 01 đính kèm)

1.3. Xây dựng, cải tạo nâng cấp vườn ươm lâm nghiệp theo hướng thân thiện với môi trường:

- Vườn ươm cố định: Củng cố, cải tạo nâng cấp 10 vườn ươm hiện có; đồng thời xây dựng bổ sung mới 03 vườn ươm (ưu tiên vườn ươm cây giống bản địa, cây con bằng phương pháp nuôi cấy mô và gieo ươm thân thiện với môi trường) phù hợp với quy mô, năng lực và đáp ứng nhu cầu sản xuất, cung ứng giống.

Đối với vườn ươm cây con bằng công nghệ hữu cơ thân thiện với môi trường: Từ năm 2021, các vườn ươm với quy mô từ 01 triệu cây/năm bắt buộc phải sản xuất cây con bằng công nghệ hữu cơ thân thiện với môi trường; phấn đấu đến cuối năm 2025, hoạt động sản xuất, sử dụng giống thân thiện với môi trường được nhân rộng trên tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Vườn ươm tạm thời: Đối với hiện trường trồng rừng ở xa, giao thông đi lại khó khăn, xây dựng vườn ươm tạm thời gần các hiện trường trồng rừng nhằm giảm bớt chi phí vận chuyển cây giống, nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp.

2. Về nghiên cứu khoa học:

Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học về tình hình ươm cây giống keo bằng công nghệ hữu cơ thân thiện với môi trường và kết quả gây trồng trên thực địa ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Sản phẩm nghiên cứu là quy trình gieo ươm cây con và báo cáo kết quả gây trồng cây con thân thiện với môi trường để có cơ sở áp dụng vào thực tiễn sản xuất lâm nghiệp một cách hiệu quả.

3. Về đào tạo, tập huấn, hội nghị, hội thảo và công tác tuyên truyền:

- Tổ chức 15 khóa tập huấn cho cán bộ công tác trong lĩnh vực giống và chủ, cán bộ kỹ thuật của các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức 05 cuộc hội thảo, hội nghị tuyên truyền, phổ biến, nâng cao năng lực quản lý, sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp cho các đối tượng liên quan trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng và phát 3.500 tờ rơi tuyên truyền về quy định sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.

- Xây dựng 07 phóng sự tuyên truyền về công tác sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.

- Tổ chức 03 đợt tham quan học tập các mô hình gieo ươm cây giống lâm nghiệp cho hiệu quả và năng suất cao để áp dụng vào thực tế tại địa phương.

- Sử dụng Website ngành lâm nghiệp để lồng ghép tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về giống để nâng cao nhận thức cho người dân; bổ sung, hoàn thiện các lớp cơ sở dữ liệu về giống cây trồng lâm nghiệp để phổ biến trên môi trường internet để mọi đối tượng có thể truy cập thông tin.

4. Về kiện toàn bộ máy quản lý giống cây trồng lâm nghiệp:

- Kiện toàn bộ máy, phân cấp nhiệm vụ cho cơ quan chức năng chịu trách nhiệm quản lý sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

- Hỗ trợ, duy trì và phát triển mạng lưới sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp đủ năng lực sản xuất và cung ứng nguồn giống cây trồng lâm nghiệp có chất lượng tốt trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng cơ chế thông tin, truyền thông về giống cây trồng lâm nghiệp đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời và minh bạch tới mọi tổ chức, cá nhân có quan tâm; bao gồm các hoạt động thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng (như Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh), lập đường dây nóng, xây dựng cơ sở dữ liệu giống lâm nghiệp để phổ biến trên môi trường internet.

5. Về công tác quản lý, kiểm tra, giám sát:

- Mỗi năm tổ chức từ 05-10 lần kiểm tra/cơ sở để cấp chứng chỉ nguồn giống, chứng nhận nguồn gốc lô giống, lô cây con theo Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

- Mỗi năm tổ chức từ 15-20 đợt kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp nhằm phân loại các cơ sở sản xuất kinh doanh giống đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Mỗi năm tổ chức từ 15-20 đợt kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm theo quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các văn bản quy định pháp luật khác.

IV. Giải pháp thực hiện:

1. Về tổ chức quản lý:

- Bám sát Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2020 đã được điều chỉnh theo Quyết định số 944/QĐ-UBND ngày 09/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh, bố trí vùng trồng rừng, loại cây trồng hợp lý theo vùng sinh thái, theo mục tiêu trồng rừng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.

- Tổ chức quản lý chặt chẽ, có hiệu quả các nguồn giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Pháp lệnh giống cây trồng và Quy chế Quản lý giống cây lâm nghiệp. Trước mắt chú trọng quản lý nguồn giống của các loài có trong danh mục giống cây lâm nghiệp chính thuộc nhóm loài cây chủ lực, loài có thế mạnh của tỉnh.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về giống cây trồng lâm nghiệp.

- Xây dựng và triển khai cơ chế thông tin đầy đủ, công khai, minh bạch, kịp thời về thị trường giống và năng lực sản xuất cung ứng của các cơ sở sản xuất kinh doanh giống lâm nghiệp, phổ biến rộng rãi trên môi trường internet.

2. Về tổ chức sản xuất, cung ứng giống:

- Tiếp tục duy trì và mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp hoạt động đúng quy định của pháp luật và đảm bảo chất lượng quy định. Kiên quyết đình chỉ những cơ sở yếu kém, sản phẩm không đảm bảo chất lượng.

- Lựa chọn các cơ sở sản xuất kinh doanh giống có đủ điều kiện phù hợp, để đầu tư xây dựng trở thành một trung tâm sản xuất, cung ứng nguồn giống cây trồng lâm nghiệp có năng lực đủ mạnh, thực hiện vai trò là đơn vị đầu mối để triển khai và nhân rộng các cơ chế, chính sách, các mô hình sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo phân cấp từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố Huế; trong đó tập trung quản lý tốt việc sản xuất, cung ứng giống trồng rừng chất lượng cao, thân thiện với môi trường.

3. Về khoa học và công nghệ:

- Tập trung ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất giống cây lâm nghiệp nhất là phương pháp nuôi cấy mô, gieo ươm cây con thân thiện với môi trường.

- Xây dựng các mô hình trình diễn có năng suất cao, trong đó phối hợp tốt 3 yếu tố: giống tốt, lập địa phù hợp, kỹ thuật thâm canh cao.

- Điều tra, tuyển chọn, tạo giống mới góp phần làm phong phú tập đoàn giống cây trồng rừng trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường hợp tác quốc tế để tiếp thu và cập nhật thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất, cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp.

- Phối hợp với đơn vị nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng các kết quả nghiên cứu về giống cây trồng lâm nghiệp, đặc biệt là công nghệ nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào cũng như ứng dụng công nghệ sinh học trong cải thiện giống cây rừng.

- Phối hợp với Khoa Lâm nghiệp (Trường Đại học Nông lâm Huế) tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học về tình hình ươm cây giống keo bằng công nghệ hữu cơ thân thiện với môi trường và kết quả gây trồng trên thực địa ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

4. Về thông tin, truyền thông:

- Xây dựng chương trình hội thảo tuyên truyền cho các cơ sở sản xuất kinh doanh giống và cán bộ các cấp, các ngành liên quan.

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng phóng sự tuyên truyền về công tác sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.

- Tiếp tục cập nhật, bổ sung các lớp cơ sở dữ liệu giống lâm nghiệp để tích hợp lên Cổng Thông tin địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế (GISHue).

- Biên soạn các bản tin tuyên truyền về nâng cao năng suất, chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp và đăng tải lên Website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chi cục Kiểm lâm.

- Lồng ghép với các chương trình, dự án đang và sắp triển khai trên địa bàn để nâng cao nhận thức về vai trò của công tác giống cây trồng lâm nghiệp.

5. Về nguồn nhân lực thực hiện:

- Bố trí, sắp xếp bộ máy tổ chức cơ quan chuyên ngành từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo ở mọi cấp đều có cán bộ chuyên quản hoặc kiêm nhiệm công tác giống cây trồng lâm nghiệp.

- Thực hiện đào tạo mới và đào tạo lại cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, kỹ thuật viên chuyên sản xuất giống đảm bảo nhu cầu cho cả mạng lưới giống của tỉnh.

6. Về cơ chế, chính sách:

Tiếp tục triển khai thực hiện một số chính sách của nhà nước về đầu tư, hỗ trợ nhằm khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp; đồng thời nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ cho phát triển giống cây lâm nghiệp chất lượng cao và thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

7. Về vốn và thu hút đầu tư:

Để giải quyết vốn thực hiện Đề án từ nay đến năm 2025, nguồn vốn được huy động từ nhiều nguồn khác nhau như từ ngân sách nhà nước, từ các Chương trình, dự án, vốn vay ưu đãi và vốn tự có của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

8. Danh mục các dự án ưu tiên:

- Dự án phát triển nguồn giống với quy mô 310ha, thời gian thực hiện 2018-2025, tổng kinh phí 12.000 triệu đồng thông qua nguồn vốn ngân sách, vốn tài trợ từ Dự án Trường Sơn Xanh, Dự án WWF.

- Dự án tăng cường năng lực quản lý giống, thời gian thực hiện 2018-2025, tổng kinh phí 2.000 triệu đồng thông qua thông qua nguồn vốn ngân sách, vốn tài trợ từ Dự án Trường Sơn Xanh, Dự án WWF.

- Dự án Phát triển giống phục vụ trồng rừng tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, giai đoạn 2011-2020 của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

V. Nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án:

Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2018-2025: 23,43 tỷ đồng.

Trong đó:

 

1. Phân theo hoạt động:

 

- Phát triển các nguồn giống

: 11,4 tỷ đồng

- Xây dựng hệ thống vườn ươm

: 9,0 tỷ đồng

- Nghiên cứu khoa học

: 1,2 tỷ đồng

- Tập huấn, hội nghị, hội thảo và công tác tuyên truyền :

: 1,03 tỷ đồng

- Công tác quản lý, giám sát, điều hành :

: 0,8 tỷ đồng

2. Phân theo nguồn vốn:

 

- Ngân sách nhà nước :

: 6,18 tỷ đồng

- Các nguồn kinh phí khác :

: 17,25 tỷ đồng

3. Phân bổ vốn theo năm:

 

- Năm 2018

: 2,80 tỷ đồng

- Năm 2019

: 4,82 tỷ đồng

- Năm 2020

: 4,33 tỷ đồng

- Năm 2021

: 3,83 tỷ đồng

- Năm 2022

: 1,73 tỷ đồng

- Năm 2023

: 2,03 tỷ đồng

- Năm 2024

: 2,00 tỷ đồng

- Năm 2025

: 1,89 tỷ đồng

(chi tiết xem Biểu 02, 03, 04 đính kèm)

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức, triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018-2025; xây dựng trình duyệt và triển khai các dự án thành phần; tham mưu ban hành cơ chế, chính sách, kiện toàn bộ máy quản lý để thực hiện hiệu quả Đề án.

- Định kỳ hàng năm đánh giá kết quả thực hiện và những vướng mắc khó khăn trong quá trình thực hiện Đề án báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Tham mưu, bố trí nguồn vốn ngân sách và lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án liên quan, đảm bảo kinh phí thực hiện Đề án.

3. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất lâm nghiệp.

4. Sở Công thương Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với các ban ngành liên quan tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ lô giống, lô cây con lưu thông trên thị trường tiêu thụ.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế:

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn quản lý.

- Chỉ đạo và phân công các phòng ban chức năng liên quan thực hiện việc quản lý sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quản lý như kiểm tra, cấp giấy phép kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, hỗ trợ lập các thủ tục cấp chứng chỉ lô giống, lô cây con.

- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, theo thẩm quyền đã phân cấp, đẩy mạnh thực hiện nội dung Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm; cử cán bộ, công chức đi đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để thực hiện tốt công tác kiểm tra về điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.

- Củng cố hoặc thành lập các đội kiểm tra liên ngành cấp huyện nhằm tổ chức thanh tra, kiểm tra tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh giống để phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện tốt các nội dung sau:

+ Thống kê cụ thể số lượng các hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh giống trên địa bàn và báo cáo Hạt Kiểm lâm cấp huyện và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế theo định kỳ hoặc đột xuất.

+ Tuyên truyền vận động các hộ gia đình, cá nhân đăng ký kinh doanh và thực hiện đúng các quy định của nhà nước về sản xuất kinh doanh giống lâm nghiệp.

+ Tăng cường kiểm tra, phát hiện và thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý giống lâm nghiệp cấp huyện kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm về hoạt động sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.

6. Các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp:

- Tuân thủ chặt chẽ các quy định về sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp; ưu tiên nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất lâm nghiệp như gieo ươm cây con bằng phương pháp nuôi cấy mô, gieo ươm cây giống thân thiện với môi trường.

- Định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh giống lâm nghiệp cho các cơ quan quản lý lâm nghiệp trên địa bàn.

7. Đối với các đơn vị sử dụng giống trồng rừng:

- Sử dụng giống trồng rừng phải có đầy đủ các giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

- Hàng năm báo cáo kết quả sử dụng giống trồng rừng do đơn vị tổ chức triển khai thực hiện.

8. Các cơ quan truyền thông (Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh):

Phối hợp với các cơ quan quản lý giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Chi cục Kiểm lâm;
- Báo Thừa Thiên Huế;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- VP: LĐ và các CV: TH, TC, DN;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phương

 

Biểu 01. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NGUỒN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2018-2025

(Kèm theo Quyết định số 1889/QĐ-UBND ngày 25/8/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Loài cây

Đơn vị tính

Phân theo loại hình nguồn giống

Địa điểm dự kiến

Tổng số

RGCH

Rừng giống

LPTC

VVLSD

Cây trội

1

Keo lai

ha

20

 

 

 

20

 

Các huyện, thị xã, thành phố Huế

2

Thông Caribea

ha

18

18

 

 

 

 

Hương Thủy, Hương Trà

3

Thông nhựa

ha

48

48

 

 

 

 

Hương Thủy, thành phố Huế

4

Các loài keo hạt (Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lưỡi liềm, Keo chịu hạn)

ha

29

05

20

04

 

 

Phong Điền, Hương Trà

5

Cây ngập mặn

ha

06

 

 

06

 

 

Phú Lộc, Phú Vang, Hương Trà

6

Phi lao

ha

10

10

 

 

 

 

Phú Vang, Phong Điền

7

Cây ngập ngọt

ha

03

03

 

 

 

 

Phong Điền, Quảng Điền

8

Lâm sản ngoài gỗ, các loài cây bản địa

ha

176

36

 

140

 

 

Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông

9

Các loài cây đặc hữu

cây

100

 

 

 

 

100

Các huyện, thị xã, thành phố Huế

 

Tổng

 

410

120

20

150

20

100

 

Ghi chú: RGCH (Rừng giống chuyển hóa), LPTC (Lâm phần tuyển chọn), VVLSD (Vườn vật liệu sinh dưỡng)

 

Biểu 02. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2018-2025

(Kèm theo Quyết định số 1889/QĐ-UBND ngày 25/08/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Hạng mục

ĐVT

Phân theo khối lượng

2018

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

Tổng

1

Phát triển các nguồn giống

 

59,0

51,0

33,0

33,0

34,0

34,0

34,0

32,0

310,0

-

Xây dựng rừng giống

Ha

 

3,0

3,0

3,0

3,0

3,0

3,0

2,0

20,0

-

Xây dựng RGCH

Ha

53,0

20,0

8,0

8,0

8,0

8,0

8,0

7,0

120,0

-

Xây dựng LPTC

Ha

4,0

26,0

20,0

20,0

20,0

20,0

20,0

20,0

150,0

-

Xây dựng Vườn VLSD

Ha

2,0

2,0

2,0

2,0

3,0

3,0

3,0

3,0

20,0

-

Tuyển chọn cây trội

Cây

 

10,0

15,0

15,0

15,0

15,0

15,0

15,0

100,0

2

Xây dựng hệ thống vườn ươm

 

 

2,0

2,0

2,0

1,0

2,0

2,0

2,0

13,0

-

Xây dựng mới vườn ươm (Ưu tiên cây bản địa, nuôi cấy mô, cây con TTVMT)

Vườn

 

1,0

1,0

1,0

 

 

 

 

3,0

-

Cải tạo, nâng cấp vườn ươm cây lâm nghiệp (Ưu tiên cây bản địa, nuôi cấy mô, cây con TTVMT)

Vườn

 

1,0

1,0

1,0

1,0

2,0

2,0

2,0

10,0

3

Nghiên cứu khoa học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nghiên cứu gieo ươm và trồng cây con TTVMT

Đề tài

1,0

 

 

 

 

 

1,0

4

Tập huấn, hội nghị, hội thảo và công tác truyền thông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tập huấn

Lớp

 

5,0

5,0

5,0

 

 

 

 

15,0

-

Hội nghị

HN

 

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

 

 

5,0

-

Xây dựng phóng sự

PS

 

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

7,0

-

Xây dựng tờ rơi

Tờ

 

500,0

500,0

500,0

500,0

500,0

500,0

500,0

3.500,0

-

Tham quan học tập

Đợt

 

1,0

1,0

1,0

 

 

 

 

3,0

5

Công tác quản lý, giám sát, điều hành

Năm

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

8,0

Ghi chú: RGCH (Rừng giống chuyển hóa), LPTC (Lâm phần tuyển chọn), VLSD (Vật liệu sinh dưỡng), TTVMT: Thân thiện với môi trường

 

Biểu 3. DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ THEO NGUỒN VỐN GIAI ĐOẠN 2018-2025

(Kèm theo Quyết định số 1889/QĐ-UBND ngày 25/8/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Hạng mục

ĐVT

Khối lượng

Đơn giá

Nguồn kinh phí (triệu đồng)

Chính sách đầu tư, hỗ trợ

Tổng

Vốn ngân sách nhà nước

Vốn tự có và vốn khác

 

Tổng dự toán

 

 

 

23.430,0

6.180,0

17.250,0

 

1

Phát triển các nguồn giống

 

310,0

 

11.400,0

2.700

8.700

 

-

Xây dựng rừng giống

ha

20,0

70

1.400,0

800

600,0

Điều 10, Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016

-

Xây dựng RGCH

ha

120,0

40

4.800,0

1.800

3.000,0

-

Xây dựng LPTC

ha

150,0

20

3.000,0

 

3.000,0

 

-

Xây dựng Vườn VLSD

ha

20,0

100

2.000,0

 

2.000,0

 

-

Tuyển chọn cây trội

Cây

100

2

200,0

100

100,0

Khoản 2, Điều 7, TTLT số 11/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 01/3/2012

2

Xây dựng hệ thống vườn ươm

 

 

 

9.000,0

1.650,0

7.350,0

 

-

Xây dựng mới vườn ươm (Ưu tiên cây bản địa, nuôi cấy mô, cây con TTVMT)

Vườn

3,0

2.000

6.000

900,0

5.100,0

Điều 12, Quyết định số 38/2016/QĐ- TTg ngày 14/9/2016

-

Cải tạo, nâng cấp vườn ươm cây lâm nghiệp (Ưu tiên cây bản địa, nuôi cấy mô, cây con TTVMT)

Vườn

10,0

300

3.000

750,0

2.250,0

3

Nghiên cứu khoa học

 

 

 

1.200

 

1.200,0

 

 

Nghiên cứu gieo ươm và trồng cây con TTVMT

Đề tài

1,0

1.200

1.200

 

1.200,0

 

4

Tập huấn, hội nghị, hội thảo và công tác truyền thông

 

 

 

1.030,0

1.030,0

 

 

-

Tập huấn

Lớp

15,0

30,0

450,0

450,0

 

 

-

Hội nghị

HN

5,0

30,0

150,0

150,0

 

 

-

Xây dựng phóng sự

PS

7,0

30,0

210,0

210,0

 

 

-

Xây dựng tờ rơi

Tờ

3.500,0

0,02

70,0

70,0

 

 

-

Tham quan học tập

Đợt

3

50

150,0

150,0

 

 

5

Công tác quản lý, giám sát, điều hành

Năm

8

100

800,0

800,0

 

 

Ghi chú: RGCH (Rừng giống chuyển hóa), LPTC (Lâm phần tuyển chọn), VLSD (Vật liệu sinh dưỡng), TTVMT: Thân thiện với môi trường

 

Biểu 4. PHÂN KỲ ĐẦU TƯ GIỐNG LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2018-2025

(Kèm theo Quyết định số 1889/QĐ-UBND ngày 25/8/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Hạng mục

Phân theo vốn đầu tư (triệu đồng)

2018

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

Tổng

1

Phát triển các nguồn giống

2.400,0

1.750,0

1.160,0

1.160,0

1.260,0

1.260,0

1.260,0

1.150,0

11.400,0

-

Xây dựng rừng giống

 

210,0

210,0

210,0

210,0

210,0

210,0

140,0

1.400,0

-

Xây dựng RGCH

2.120,0

800,0

320,0

320,0

320,0

320,0

320,0

280,0

4.800,0

-

Xây dựng LPTC

80,0

520,0

400,0

400,0

400,0

400,0

400,0

400,0

3.000,0

-

Xây dựng Vườn VLSD

200,0

200,0

200,0

200,0

300,0

300,0

300,0

300,0

2.000,0

-

Tuyển chọn cây trội

 

20,0

30,0

30,0

30,0

30,0

30,0

30,0

200,0

2

Xây dựng hệ thống vườn ươm

 

2.300,0

2.300,0

2.300,0

300,0

600,0

600,0

600,0

9.000,0

-

Xây dựng mới vườn ươm (Ưu tiên cây bản địa, nuôi cấy mô, cây con TTVMT)

 

2.000,0

2.000,0

2.000,0

 

 

 

 

6.000,0

-

Cải tạo, nâng cấp vườn ươm cây lâm nghiệp (Ưu tiên cây bản địa, nuôi cấy mô, cây con TTVMT)

 

300,0

300,0

300,0

300,0

600,0

600,0

600,0

3.000,0

3

Nghiên cứu khoa học

300,0

400,0

500,0

 

 

 

 

 

1.200,0

 

Nghiên cứu gieo ươm và trồng cây con TTVMT

300,0

400,0

500,0

 

 

 

 

 

1.200,0

4

Tập huấn, hội nghị, hội thảo và công tác truyền thông

 

270,0

270,0

270,0

70,0

70,0

40,0

40,0

1.030,0

-

Tập huấn

 

150,0

150,0

150,0

 

 

 

 

450,0

-

Hội nghị

 

30,0

30,0

30,0

30,0

30,0

 

 

150,0

-

Xây dựng phóng sự

 

30,0

30,0

30,0

30,0

30,0

30,0

30,0

210,0

-

Xây dựng tờ rơi

 

10,0

10,0

10,0

10,0

10,0

10,0

10,0

70,0

-

Tham quan học tập

 

50,0

50,0

50,0

 

 

 

 

150,0

5

Công tác quản lý, giám sát, điều hành

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

800,0

 

Tổng chi phí đầu tư

2.800,0

4.820,0

4.330,0

3.830,0

1.730,0

2.030,0

2.000,0

1.890,0

23.430,0

Ghi chú: RGCH (Rừng giống chuyển hóa), LPTC (Lâm phần tuyển chọn), VLSD (Vật liệu sinh dưỡng), TTVMT: Thân thiện với môi trường

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1889/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018-2025

  • Số hiệu: 1889/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 25/08/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Văn Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản