Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1871/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 30 tháng 08 năm 2011

 

QUYT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/2/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP, Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

Thực hiện Công văn số 1006/BKH-CLPT ngày 22/02/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực địa phương giai đoạn 2011-2020;

Thực hiện Công văn số 5080/BKH-CLPT ngày 02/8/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn hoàn thiện, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực của các Bộ, ngành và địa phương giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 16/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2020;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 655/TTr-SKHĐT ngày 29/8/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2020 với những nội dung chủ yếu sau:

A. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

I. Quan điểm phát triển nhân lực

Phát triển nhân lực một cách toàn diện có chất lượng, số lượng hợp lý, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, văn hóa; đội ngũ doanh nhân và công nhân lành nghề. Xây dựng đội ngũ lao động có chất lượng cao, đi đôi với sử dụng lao động, tạo việc làm, ổn định cho đại bộ phận lao động trong tỉnh. Phát triển nhân lực gắn kết hữu cơ với phát triển thị trường lao động trong hệ thống thị trường xã hội thống nhất. Coi trọng và thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, tạo cơ hội cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các đối tượng yếu thế, các khu vực chậm phát triển tham gia.

Đào tạo nguồn nhân lực: ưu tiên cho đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức ngành nghề, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của tỉnh, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

Xây dựng cơ chế, chính sách tuyển chọn và trọng dụng những người có đức, có tài, tranh thủ khai thác và thu hút sự đóng góp của cán bộ, chuyên gia có trình độ cao từ những nơi khác cho sự phát triển của tỉnh.

II. Mục tiêu phát triển nhân lực

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng trên cả 3 yếu tố cơ bản sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức và cơ cấu hợp lý theo nhu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội. Nâng cao tính khả thi và hiệu quả của chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2020.

Phát triển nhân lực trong mối quan hệ mật thiết giữa công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đô thị hóa, tiếp tục phân bổ lại dân cư trên địa bàn tỉnh nhằm đạt tới sự phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và các ngành khác và tạo ra sự bứt phá mới về phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển nhân lực làm điểm tựa và thúc đẩy thị trường lao động phát triển, góp phần đáp ứng yêu cầu lao động của tỉnh và đất nước, đồng thời có thể chủ động hội nhập tích cực vào thị trường lao động khu vực và thế giới bằng cách đa dạng hóa và nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2015:

Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 26% năm 2010 lên 34% năm 2015. Trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nhóm ngành nông - lâm - thủy sản tăng từ 12,12% lên 15,53%; công nghiệp - xây dựng tăng từ 3,756% lên 5,6%; dịch vụ tăng từ 12,12% lên 12,87%.

Bình quân mỗi năm giai đoạn 2011-2015 đào tạo khoảng 24.298 lao động cho các ngành kinh tế.

Tạo việc làm mới giai đoạn 2011-2015 bình quân cho khoảng 11.000 người/năm.

- Đến năm 2020:

Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 34% năm 2015 lên 50% năm 2020.

Trong đó: Trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo ngành nhóm ngành nông - lâm - thủy sản tăng từ 15,53% lên 21%; công nghiệp - xây dựng tăng từ 5,6% lên 9%; dịch vụ tăng từ 12,87% lên 20%.

Bình quân mỗi năm giai đoạn 2011-2015 đào tạo khoảng 36.570 lao động cho các ngành kinh tế.

Tạo việc làm mới giai đoạn 2011-2015 bình quân cho khoảng 13.000 người/năm.

III. Dự báo cung - cầu lao động

1. Dự báo cung lao động

- Dự báo dân số tỉnh Cao Bằng đến năm 2015 là 531.088 người; dân số dưới độ tuổi lao động 124.598 người chiếm 23,46%, dân số trong độ tuổi lao động 357.329 người chiếm 67,28%, dân số ngoài độ tuổi lao động 49.161 người chiếm 9,26%.

- Dự báo dân số tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 là 553.154 người; dân số dưới độ tuổi lao động 127.780 người chiếm 23,1%, dân số trong độ tuổi lao động 365.699 người chiếm 66,1%, dân số ngoài độ tuổi lao động 59.675 người chiếm 10,8%.

2. Dự báo cầu lao động

Đến năm 2020, dự báo nhu cầu lao động tham gia trong các ngành kinh tế là 345.875 người. Cơ cấu lao động tiếp tục có sự chuyển biến tích cực, cụ thể:

- Năm 2011: Tổng cầu lao động là 320.822 người, trong đó lao động ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản: 257.464 người, chiếm 80,25%; lao động ngành công nghiệp - xây dựng: 22.670 người, chiếm 7,07%; lao động ngành dịch vụ: 43.720 người, chiếm 13,63%, trong đó: đối với cán bộ công chức, viên chức trong hệ thống chính trị: 23.318 người, tăng 1,08%/năm.

- Đến năm 2015: Tổng cầu lao động là 333.216 người, trong đó lao động ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản: 259.908 người, chiếm 78%; lao động ngành công nghiệp - xây dựng : 24.992 người, chiếm 7,5%; lao động ngành dịch vụ: 48.316 người, chiếm 14,5 %, trong đó: đối với cán bộ công chức, viên chức trong hệ thống chính trị: 24.325 người, tăng 1,08%/năm.

- Đến năm 2020: Tổng cầu lao động là 345.875 người, trong đó lao động ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản: 260.400 người, chiếm 75,29 %; lao động ngành công nghiệp - xây dựng: 30.129 người, chiếm 8,7%; lao động ngành dịch vụ: 55.346 người, chiếm 16%, trong đó: đối với cán bộ công chức, viên chức trong hệ thống chính trị: 25.785 người, tăng 1,2%/năm.

3. Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo đến năm 2020

- Năm 2011: Tổng nhu cầu lao động tham gia vào nền kinh tế trên địa bàn tỉnh là 331.663 người, trong đó nhu cầu lao động cần đào tạo 92.865 người, chiếm 28% tổng số lao động trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó: ưu tiên đào tạo cho các ngành công nghệ thông tin, y tế, du lịch.

+ Chia theo hệ đào tạo: (%, so sánh với tng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 49.750 người, chiếm 15%. (dạy nghề dưới 3 tháng 34.793 người, sơ cấp nghề 8.325 người, trung cấp nghề 6.194 người, cao đẳng nghề 438 người).

Hệ đào tạo (Bộ Giáo dục và Đào tạo): 43.115 người, chiếm 13%. (trung học chuyên nghiệp 25.584 người; cao đẳng 6.251 người; đại học 11.005 người và trên đại học 275 người.

+ Chia theo lĩnh vực: (% so sánh với tổng số lao động của ngành trên địa bàn tỉnh).

Nông - lâm - thủy sản: 40.199 người, chiếm 15,7%; công nghiệp - xây dựng: 12.466 người, chiếm 58%; dịch vụ: 40.200 người, chiếm 94,2%.

- Năm 2015: Tổng nhu cầu lao động tham gia vào nền kinh tế trên địa bàn tỉnh là 345.131 người, trong đó nhu cầu lao động cần đào tạo 117.344 người, chiếm 34% tổng số lao động trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó: ưu tiên đào tạo cho các ngành công nghệ thông tin, y tế, du lịch.

Bình quân mỗi năm giai đoạn 2011-2015 đào tạo khoảng hơn 6.120 lao động cho các ngành kinh tế.

+ Chia theo hệ đào tạo: (%, so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 65.575 người, chiếm 19% (dạy nghề dưới 3 tháng 41.589 người, sơ cấp nghề 12.934 người, trung cấp nghề 10.482 người, cao đẳng nghề 570 người);

Hệ đào tạo (Bộ Giáo dục và Đào tạo): 51.769 người, chiếm 15%; trung học chuyên nghiệp 30.066 người; cao đẳng 7.792 người; đại học 13.595 người và trên đại học 316 người.

+ Chia theo lĩnh vực: (%, so sánh với tổng slao động của ngành trên địa bàn tỉnh)

Nông - lâm - thủy sản: 47.899 người, chiếm 18,43%; công nghiệp - xây dựng: 23.027 người, chiếm 92,14%; dịch vụ: 46.418 người, chiếm 96,1%.

- Năm 2020: Tổng nhu cầu lao động tham gia vào nền kinh tế trên địa bàn tỉnh là 349.303 người, trong đó nhu cầu lao động cần đào tạo 174.651 người, chiếm 50% tổng số lao động trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó: ưu tiên đào tạo cho các ngành công nghệ thông tin, y tế, du lịch.

Bình quân mỗi năm giai đoạn 2016-2020 đào tạo khoảng hơn 11.000 lao động cho các ngành kinh tế.

+ Chia theo hệ đào tạo: (%, so sánh với tng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 111.778 người, chiếm 32% (dạy nghề dưới 3 tháng 74.298 người, sơ cấp nghề 20.344 người, trung cấp nghề 16.163 người, cao đẳng nghề 975 người).

Hệ đào tạo (Bộ Giáo dục và Đào tạo): 62.875 người, chiếm 18%; trung học chuyên nghiệp 36.390 người; cao đẳng 8.761 người; đại học 17.342 người và trên đại học 382 người.

+ Chia theo lĩnh vực: (%, so sánh với tổng số lao động của ngành trên địa bàn tỉnh)

Nông - lâm - thủy sản: 90.021 người, chiếm 34,57%; công nghiệp - xây dựng: 29.901 người, chiếm 99%; dịch vụ: 54.731 người, chiếm 98,9%.

4. Dự báo nhu cầu lao động được đào tạo của các ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2020

* Năm 2011: Tổng nhu cầu đào tạo: 77.864 người, chiếm 24,27% tổng số lao động đang tham gia hoạt động trong nền kinh tế, trong đó: Hệ dạy nghề 45.423 người, chiếm 14,16%; hệ đào tạo 32.441 người, chiếm 10,1%.

- Lĩnh vực Nông - lâm thủy sản: ưu tiên phát triển mạnh nông nghiệp, lâm nghiệp, nhu cầu lao động qua đào tạo là 40.199 người, chiếm 15,6% tổng số lao động của nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản, trong đó: Hệ dạy nghề đào tạo: 30.347 người, chiếm 11,8%, hệ đào tạo: 9.852 người, chiếm 3,83%.

- Lĩnh vực Công nghiệp - xây dựng: Phát triển các ngành, công nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến; xây dựng. Nhu cầu lao động qua đào tạo là 11.532 người, chiếm 50,87% tổng số lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, trong đó: Số lao động đào tạo của từng ngành như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo. (%, so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 8.284 người, chiếm 2,58%.

Hệ đào tạo 3.245 người, chiếm 1,01%.

+ Chia theo ngành đào tạo. (%, so sánh với tổng số lao động của ngành)

Công nghiệp khai thác mỏ: 2.432 người, chiếm 10,73%.

Công nghiệp chế biến: 4.612 người, chiếm 20,34%.

Xây dựng: 4.488 người, chiếm 19,8%.

- Lĩnh vực Dịch vụ: Phát triển các ngành Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình; hoạt động đảng, quản lý nhà nước; giáo dục và đào tạo. Nhu cầu lao động qua đào tạo là 26.133 người, chiếm 59,8% tổng số lao động của nhóm ngành dịch vụ, trong đó: Số lao động đào tạo của từng ngành như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo. (%, so sánh với tng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 6.792 người, chiếm 2,18%.

Hệ đào tạo 19.341 người, chiếm 6,28%.

+ Chia theo ngành đào tạo. (%, so sánh với tổng số lao động của ngành)

Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ mô tô xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình: 9.085 người, chiếm 20,78%.

Hoạt động đảng, quản lý nhà nước: 6.086 người, chiếm 14%.

Giáo dục và đào tạo: 10.962 người, chiếm 25%.

* Năm 2015: Tổng nhu cầu đào tạo: 96.099 người, chiếm 29,95% tổng số lao động đang tham gia hoạt động trong nền kinh tế, trong đó: Hệ dạy nghề 57.062 người, chiếm 17,8%, hệ đào tạo 39.037 người, chiếm 12,17%.

- Lĩnh vực Nông - lâm thủy sản: ưu tiên phát triển mạnh nông nghiệp, lâm nghiệp, nhu cầu lao động qua đào tạo là 47.899 người, chiếm 18,43% tổng số lao động của nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản, trong đó: Hệ dạy nghề đào tạo: 36.656 người, chiếm 14,1%, hệ đào tạo: 11.243 người, chiếm 4,33%.

- Lĩnh vực Công nghiệp - xây dựng: Phát triển các ngành, công nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến; xây dựng. Nhu cầu lao động qua đào tạo là 18.555 người, chiếm 74,24% tổng số lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, trong đó: Số lao động đào tạo của từng ngành như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo. (%, so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 12.528 người, chiếm 3,76%.

Hệ đào tạo 6.027 người, chiếm 1,81%.

+ Chia theo ngành đào tạo. (%, so sánh với tổng số lao động của ngành)

Công nghiệp khai thác mỏ: 3.710 người, chiếm 14,84%.

Công nghiệp chế biến: 7.518 người, chiếm 30,16%.

Xây dựng: 7.327 người, chiếm 29,32%.

- Lĩnh vực Dịch vụ: Phát triển các ngành Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình; hoạt động đảng, quản lý nhà nước; giáo dục và đào tạo. Nhu cầu lao động qua đào tạo là 29.645 người, chiếm 61,36% tổng số lao động của nhóm ngành dịch vụ, trong đó: Số lao động đào tạo của từng ngành như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo. (%, so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 7.878 người, chiếm 2,36%.

Hệ đào tạo 21.767 người, chiếm 6,53%.

+ Chia theo ngành đào tạo. (%, so sánh với tổng số lao động của ngành)

Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình: 10.439 người, chiếm 21,6%.

Hoạt động đảng, quản lý nhà nước: 6.769 người, chiếm 14,01%.

Giáo dục và đào tạo: 12.437 người, chiếm 25,74%.

* Năm 2020: Tổng nhu cầu đào tạo: 160.527 người, chiếm 46,4% tổng số lao động đang tham gia hoạt động trong nền kinh tế, trong đó: Hệ dạy nghề 108.313 người, chiếm 31,31%; hệ đào tạo 52.214 người, chiếm 15,1%.

- Lĩnh vực Nông - lâm thủy sản: ưu tiên phát triển mạnh nông nghiệp, lâm nghiệp, nhu cầu lao động qua đào tạo là 93.021 người, chiếm 35,72% tổng số lao động của nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản, trong đó: Hệ dạy nghề đào tạo: 75.302 người, chiếm 29%, hệ đào tạo: 17.719 người, chiếm 6,8%.

- Lĩnh vực Công nghiệp - xây dựng: Phát triển các ngành, công nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến; xây dựng. Nhu cầu lao động qua đào tạo là 27.308 người, chiếm 90,64% tổng số lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, trong đó: Số lao động đào tạo của từng ngành như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo. (%, so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 20.204 người, chiếm 5,84%.

Hệ đào tạo 7.068 người, chiếm 2,04%.

+ Chia theo ngành đào tạo. (%, so sánh với tổng số lao động của ngành)

Công nghiệp khai thác mỏ: 6.063 người, chiếm 20,12%.

Công nghiệp chế biến: 12.441 người, chiếm 41,29%.

Xây dựng: 11.804 người, chiếm 39,18%.

- Lĩnh vực Dịch vụ: Phát triển các ngành Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình; hoạt động đảng, quản lý nhà nước; giáo dục và đào tạo. Nhu cầu lao động qua đào tạo là 40.198 người, chiếm 72,63% tổng số lao động của nhóm ngành dịch vụ, trong đó: Số lao động đào tạo của từng ngành như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo. (%, so sánh với tng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 13.771 người, chiếm 3,98%.

Hệ đào tạo 26.427 người, chiếm 7,64%.

+ Chia theo ngành đào tạo. (%, so sánh với tổng số lao động của ngành)

Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình: 14.387 người, chiếm 25,99%.

Hoạt động đảng, quản lý nhà nước: 8.986 người, chiếm 16,24%

Giáo dục và đào tạo: 16.825 người, chiếm 30,4%

5. Dự báo nhu cầu lao động được đào tạo lại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2020

* Năm 2011: Tổng nhu cầu đào tạo lại: 12.289 người, chiếm 3,83% tổng số lao động đang tham gia hoạt động trong nền kinh tế, trong đó: Hệ dạy nghề 5.109 người, chiếm 1,6%; hệ đào tạo 7.108 người, chiếm 2,21 %.

- Lĩnh vực Nông - lâm thủy sản: ưu tiên đào tạo lại cho các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, nhu cầu lao động qua đào tạo lại là 4.962 người, chiếm 1,93% tổng số lao động của nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản, trong đó: Hệ dạy nghề đào tạo: 3.117 người, chiếm 1,21%, hệ đào tạo: 1.845 người, chiếm 0,72%.

- Lĩnh vực Công nghiệp - xây dựng: Đào tạo lại các ngành, công nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến; xây dựng. Nhu cầu lao động qua đào tạo lại là 1.504 người, chiếm 6,63% tổng số lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, trong đó: Số lao động đào tạo của từng ngành như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo. (%, so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 920 người, chiếm 0,28%.

Hệ đào tạo 584 người, chiếm 0,17%.

+ Chia theo ngành đào tạo. (%, so sánh với tổng số lao động của ngành)

Công nghiệp khai thác mỏ: 284 người, chiếm 1,25%.

Công nghiệp chế biến: 548 người, chiếm 2,42%.

Xây dựng: 538 người, chiếm 2,4%.

- Lĩnh vực Dịch vụ: đào tạo lại các ngành Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình; hoạt động đảng, quản lý nhà nước; giáo dục và đào tạo. Nhu cầu lao động qua đào tạo lại là 5.823 người, chiếm 12,05% tổng số lao động của nhóm ngành dịch vụ, trong đó: Số lao động đào tạo của từng ngành như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo. (%, so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 1.072 người, chiếm 0,32%.

Hệ đào tạo 4.751 người, chiếm 1,42%.

+ Chia theo ngành đào tạo. (%, so sánh với tổng số lao động của ngành)

Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình: 1.327 người, chiếm 2,75%.

Hoạt động đảng, quản lý nhà nước: 878 người, chiếm 1,82%.

Giáo dục và đào tạo: 1.588 người, chiếm 3,3%­

* Năm 2015: Tổng nhu cầu đào tạo lại: 15.191 người, chiếm 4,56% tổng số lao động đang tham gia hoạt động trong nền kinh tế, trong đó: Hệ dạy nghề 6789 người, chiếm 2,04%; hệ đào tạo 8.402 người, chiếm 2,52%.

- Lĩnh vực Nông - lâm thủy sản: ưu tiên đào tạo lại cho các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, nhu cầu lao động qua đào tạo lại là 6.577 người, chiếm 2,53% tổng số lao động của nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản, trong đó: Hệ dạy nghề đào tạo: 4.209 người, chiếm 1,62%, hệ đào tạo: 2.368 người, chiếm 0,91%.

- Lĩnh vực Công nghiệp - xây dựng: Đào tạo lại các ngành, công nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến; xây dựng. Nhu cầu lao động qua đào tạo lại là 2.217 người, chiếm 8,87% tổng số lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, trong đó: Số lao động đào tạo của từng ngành như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo. (%, so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 1.358 người, chiếm 0,41%.

Hệ đào tạo 859 người, chiếm 0,26%.

+ Chia theo ngành đào tạo. (%, so sánh với tổng số lao động của ngành)

Công nghiệp khai thác mỏ: 339 người, chiếm 1,36%.

Công nghiệp chế biến: 809 người, chiếm 3,24%.

Xây dựng: 802 người, chiếm 3,21%.

- Lĩnh vực Dịch vụ: đào tạo lại các ngành Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình; hoạt động đảng, quản lý nhà nước; giáo dục và đào tạo. Nhu cầu lao động qua đào tạo lại là 6.397 người, chiếm 13,24% tổng số lao động của nhóm ngành dịch vụ, trong đó: Số lao động đào tạo của từng ngành như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo. (%, so sánh với tng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 1.222 người, chiếm 0,37%.

Hệ đào tạo 5.175 người, chiếm 1,55%.

+ Chia theo ngành đào tạo. (%, so sánh với tổng số lao động của ngành)

Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình: 1.459 người, chiếm 3,02%.

Hoạt động đảng, quản lý nhà nước: 967 người, chiếm 2%.

Giáo dục và đào tạo: 2.315 người, chiếm 4,8%.

* Năm 2020: Tổng nhu cầu đào tạo lại: 18.497 người, chiếm 5,35% tổng số lao động đang tham gia hoạt động trong nền kinh tế, trong đó: Hệ dạy nghề 11.702 người, chiếm 3,38%; hệ đào tạo 6795 người, chiếm 1,96%.

- Lĩnh vực Nông - lâm thủy sản: ưu tiên đào tạo lại cho các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, nhu cầu lao động qua đào tạo lại là 9.982 người, chiếm 3,83% tổng số lao động của nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản, trong đó: Hệ dạy nghề đào tạo: 7.255 người, chiếm 2,79%, hệ đào tạo: 2.697 người, chiếm 1,03%.

- Lĩnh vực Công nghiệp - xây dựng: Đào tạo lại các ngành, công nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến; xây dựng. Nhu cầu lao động qua đào tạo lại là 3.482 người, chiếm 12,75% tổng số lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, trong đó: Số lao động đào tạo của từng ngành như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo. (%, so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 2.341 người, chiếm 0,68%.

Hệ đào tạo 1.501 người, chiếm 0,43%.

+ Chia theo ngành đào tạo. (%, so sánh với tng số lao động của ngành)

Công nghiệp khai thác mỏ: 690 người, chiếm 2,3%.

Công nghiệp chế biến: 1.421 người, chiếm 4,71%.

Xây dựng: 1.401 người, chiếm 4,65%.

- Lĩnh vực Dịch vụ: đào tạo lại các ngành Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình; hoạt động đảng, quản lý nhà nước; giáo dục và đào tạo. Nhu cầu lao động qua đào tạo lại là 4.673 người, chiếm 8,44% tổng số lao động của nhóm ngành dịch vụ, trong đó: Số lao động đào tạo của từng ngành như sau:

+ Chia theo hệ đào tạo. (%, so sánh với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh)

Hệ dạy nghề 1.709 người, chiếm 0,49%.

Hệ đào tạo 1.982 người, chiếm 0,57%.

+ Chia theo ngành đào tạo. (%, so sánh với tổng slao động của ngành)

Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình: 1.354 người, chiếm 2,45%.

Hoạt động đảng, quản lý nhà nước: 710 người, chiếm 1,28%.

Giáo dục và đào tạo: 1.727 người, chiếm 3,12%.

6. Nhu cầu lao động được đào tạo ở một số lĩnh vực cụ thể trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2020

* Năm 2011:

- Quản lý doanh nghiệp: Nhu cầu đào tạo 440 người, trong đó: cao đẳng 272 người, đại học 160 người, trên đại học 8 người.

- Kế toán: Đào tạo 162 người, (cao đẳng 95 người, đại học 67 người).

- Luật sư: Nhu cầu đào tạo 24 người có trình độ đại học.

- Lao động biết ngoại ngữ: Nhu cầu đào tạo 245 người, trong đó: cao đẳng 165 người, đại học 85 người.

- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ: Nhu cầu đào tạo 10 người, trong đó: đại học 8 người, trên đại học 2 người.

* Năm 2015:

- Quản lý doanh nghiệp: Nhu cầu đào tạo 413 người, trong đó: cao đẳng 160 người, đại học 248 người, trên đại học 5 người.

- Kế toán: Đào tạo 205 người (cao đẳng 80 người, đại học 124 người).

- Luật sư: Nhu cầu đào tạo 7 người, trong đó: đại học 6 người, trên đại học 1 người.

- Lao động biết ngoại ngữ: Nhu cầu đào tạo 430 người, trong đó: cao đẳng 250 người, đại học 180 người.

- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ: Nhu cầu đào tạo 15 người, trong đó: đại học 10 người, trên đại học 5 người.

* Năm 2020:

- Quản lý doanh nghiệp: Nhu cầu đào tạo 205 người, trong đó: cao đẳng 80 người, đại học 120 người, trên đại học 5 người.

- Kế toán: Nhu cầu đào tạo 200 người, trong đó: cao đẳng 50 người, đại học 130 người, trên đại học 20 người.

- Luật sư: Nhu cầu đào tạo 30 người, trong đó: đại học 26 người, trên đại học 4 người.

- Lao động biết ngoại ngữ: Nhu cầu đào tạo 560 người, trong đó: cao đẳng 260 người, đại học 300 người.

- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ: Nhu cầu đào tạo 18 người, trong đó: đại học 12 người, trên đại học 6 người.

7. Nhu cầu lao động được đào tạo cho khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2020

- Năm 2011: Nhu cầu đào tạo lao động là 80 người. Trong đó:

+ Chia theo hệ đào tạo: Hệ dạy nghề 80 người, (trung cấp nghề 50 người, cao đẳng nghề 30 người).

+ Chia theo khu vực: Khu kinh tế 80 người.

- Năm 2015: Nhu cầu đào tạo lao động là 2.800 người, trong đó:

+ Chia theo hệ đào tạo: Hệ dạy nghề 2.800 người, (dạy nghề dưới 3 tháng 175 người, sơ cấp nghề 525 người, trung cấp nghề 1.600 người, cao đẳng nghề 450 người); hệ đào tạo 50 người, (trung học chuyên nghiệp 10 người; cao đẳng 12 người; đại học 25 người và trên đại học 3 người).

+ Chia theo khu vực kinh tế: Khu kinh tế 1.800 người; khu, cụm công nghiệp 1.000 người.

- Năm 2020: Nhu cầu đào tạo lao động là 6.950 người, trong đó:

+ Chia theo hệ đào tạo: Hệ dạy nghề 6.825 người, (dạy nghề dưới 3 tháng 425 người, sơ cấp nghề 1.275 người, trung cấp nghề 3.250 người, cao đẳng nghề 1.875 người); hệ đào tạo 125 người, (trung học chuyên nghiệp 25 người; cao đẳng 32 người; đại học 63 người và trên đại học 5 người).

+ Chia theo khu vực kinh tế: Khu kinh tế 4.500 người; khu, cụm công nghiệp 2.450 người.

B. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 2011-2020

1. Nâng cao trình độ học vấn của nhân lực

- Củng cố và phát triển mạng lưới trường học ở các ngành học, bậc học, cấp học; củng cố vững chắc kết quả công tác phổ cập THCS đúng độ tuổi.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng bồi dưỡng nhân tài. Đổi mới nội dung chương trình giảng dạy phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn, đặc biệt nắm bắt xu thế của thời đại, của thế giới để giáo dục đúng mục tiêu, coi trọng chương trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh trên cơ sở nắm bắt, dự báo đúng theo xu thế phát triển của các ngành, lĩnh vực trong tương lai.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng học ngoại ngữ trong nhà trường, các trung tâm giáo dục thường xuyên.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ, đồng bộ, đạt trình độ chuẩn.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình kiên cố hóa trường, lớp học; xây dựng trường điểm, trường chuẩn quốc gia ở các ngành học, bậc học.

- Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các loại hình học tập, xây dựng một xã hội học tập, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật của nhân lực

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với nhân lực tại chỗ (đào tạo tay nghề, kỹ năng lao động, tác phong làm việc, pháp luật lao động...), tổ chức thi và nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động.

- Có kế hoạch bồi dưỡng, cử nhân lực chủ chốt đi đào tạo.

3. Tạo việc làm, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động

- Lựa chọn các dự án có chất lượng, hiệu quả cao, thân thiện với môi trường để đầu tư vào địa bàn tỉnh. Qua đó nâng cao chất lượng của các công việc và cải thiện cơ cấu việc làm.

- Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa.

4. Hợp lý hóa phân bổ nhân lực theo lãnh thổ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội các địa bàn trong tỉnh

- Tiếp tục phát huy và sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có của các địa bàn để thu hút vào các khu công nghiệp, các doanh nghiệp...để giảm thiểu các chi phí ăn ở đi lại của người lao động.

- Ưu tiên phân bổ nguồn lực cho một số địa bàn ở khu vực các huyện miền đông và các huyện miền tây, đồng thời đầu tư phát triển mạnh thêm các cơ sở sản xuất kinh doanh ở những địa bàn này.

C. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

I. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nhân lực

- Tích cực tuyên truyền phổ biến, cung cấp đầy đủ các thông tin về công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đến cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo các cơ quan Báo, Đài phát thanh truyền hình của tỉnh đưa tin, bài phản ánh một cách đầy đủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng, nhằm giúp cho cán bộ và người dân hiểu, nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, làm tốt công tác tư vấn về chính sách, pháp luật lao động, dạy nghề, đi xuất khẩu lao động đối với người lao động; tư vấn về định hướng học nghề, giới thiệu việc làm sau đào tạo cho người lao động.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ hiểu biết về pháp luật, về hội nhập kinh tế quốc tế cho người lao động.

II. Đổi mới quản lý Nhà nước về phát triển nhân lực

- Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nhân lực.

- Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các chủ thể tham gia phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh.

- Thống nhất về quản lý Quy hoạch phát triển nhân lực trên địa bàn. Hình thành một bộ phận chịu trách nhiệm thu thập, xây dựng hệ thống thông tin về cung - cầu nhân lực trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo cân đối cung - cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội.

- Hình thành Hội đồng đào tạo nhân lực gồm đại diện lãnh đạo các ngành các trường cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn để giúp UBND tổ chức thực hiện, điều chỉnh quy hoạch và xây dựng chính sách, cơ chế đào tạo nhân lực.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và công cụ khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực.

III. Giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực

1. Quy hoạch mạng lưới đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu

- Giai đoạn 2011-2015, hoàn thành việc nâng cấp trường Trung cấp Y tế thành trường Cao đẳng Y tế, trường Trung cấp kinh tế - Kỹ thuật thành trường Cao đẳng Kinh tế;

- Giai đoạn 2016 - 2020 hoàn thành việc nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm thành trường Đại học Cao Bằng, trường Trung cấp nghề thành trường Cao đẳng nghề, nâng cấp Trung tâm dạy nghề huyện Hòa An, Trung tâm dạy nghề Cụm huyện Miền Đông, Trung tâm dạy nghề Cụm huyện Miền Tây lên trường Trung cấp nghề;

- Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề tư thục, phấn đấu đến năm 2020 có 01 trường Trung cấp nghề, 02 Trung tâm dạy nghề tư thục tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

2. Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nhân lực

Đến năm 2020, dự kiến bổ sung đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cho các cơ sở đào tạo giai đoạn 2011 - 2015 có khoảng 540 người (năm 2010 có 313 người, tăng 217 người): Trong đó giáo viên dạy nghề có 302 người; giáo viên trường trung cấp chuyên nghiệp có 85 người (Thạc sĩ 25), giáo viên trường cao đẳng có 153 người (Thạc sĩ 58); giai đoạn 2015 - 2020 có khoảng 692 người (năm 2010 có 313 người, tăng 379 người): Trong đó giáo viên dạy nghề có 332 người, giáo viên trường trung cấp chuyên nghiệp có 180 người (Thạc sĩ 50, Tiến sĩ 3), giáo viên trường cao đẳng, đại học có 180 người (Thạc sĩ 70, tiến sĩ 5, Giáo sư - Phó giáo sư 4).

3. Lựa chọn ngành mũi nhọn của địa phương để ưu tiên đầu tư

Trong những năm tới đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, nhằm khai thác hết tiềm năng, lợi thế theo vùng. Đa dạng hóa các ngành nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển, quan tâm lựa chọn và đào tạo nhân lực cho một số ngành mũi nhọn của tỉnh. Kết hợp với sự đầu tư của Trung ương, các cơ sở đào tạo lựa chọn một số ngành nghề trọng điểm để ưu tiên đầu tư về mọi mặt nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh.

IV. Giải pháp huy động nguồn lực

1. Nhu cầu vốn

- Dự kiến tổng vốn đầu tư cho phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020 là 1.393 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011-2015: 776 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020: 617 tỷ đồng.

Trong đó:

- Vốn đào tạo nhân lực giai đoạn 2011-2020 là 703 tỷ đồng, (giai đoạn từ nay đến năm 2015: 346 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020: 357 tỷ đồng).

- Vốn đầu tư cho cơ sở đào tạo giai đoạn 2011-2020 là 690 tỷ đồng, (giai đoạn từ nay đến năm 2015: 430 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020: 260 tỷ đồng).

Dự tính, Ngân sách Trung ương sẽ chi khoảng 60%, ngân sách địa phương huy động 10%, vốn của các doanh nghiệp, người lao động đóng góp, các chương trình, dự án hỗ trợ khác...huy động 30%.

2. Giải pháp huy động nguồn lực, chuyên gia, nhà quản lý để phát triển nhân lực

- Tăng ngân sách nhà nước cho phát triển nhân lực.

- Đẩy mạnh xã hội hóa để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực.

- Ban hành cơ chế chính sách hết sức ưu đãi và mang tính chiến lược lâu dài, theo hướng đơn giản hóa các thủ tục tuyển dụng.

- Ưu đãi thu nhập, điều kiện làm việc, điều kiện sinh sống, cấp đất, cấp nhà ở, bố trí phương tiện đi lại...và các chính sách đãi ngộ khác.

3. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng phát triển nguồn nhân lực

- Quy hoạch lại mạng lưới đào tạo nhân lực, đáp ứng nhu cầu.

- Tập trung đầu tư cho một số trường và một số ngành trọng điểm, có chất lượng để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, theo nhu cầu của tỉnh.

- Tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên, đảm bảo đủ phòng học.

- Xây dựng các khu ký túc xá chung cho học sinh, sinh viên các trường, cụm trường, nhà nội trú cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú.

V. Xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách về việc làm, thị trường lao động, điều kiện làm việc,...

- Chính sách việc làm, thu nhập, bảo hiểm, bảo trợ xã hội.

- Chính sách về nhà ở và các điều kiện sinh sống, định cư.

- Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài.

- Chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động.

VI. Mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức Trung ương.

- Tăng cường phối hợp và hợp tác với các tỉnh bạn.

- Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế.

D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư: xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm để thực hiện quy hoạch này. Chủ trì hướng dẫn các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực 5 năm và hàng năm phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực của Tỉnh; Tham mưu phân bổ các nguồn lực thực hiện quy hoạch; Phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu cho tỉnh các cơ chế chính sách mới để phát triển nhân lực. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xây dựng Hệ thống thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực, tiếp nhận và nắm bắt nhu cầu nhân lực của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn.

2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: chủ trì phối hợp cơ quan liên quan, UBND huyện, thị trong việc tổ chức dạy nghề cho người lao động; Tham mưu cho tỉnh các cơ chế chính sách mới về dạy nghề; Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động; Cung cấp thông tin thị trường, tư vấn giải quyết việc làm cho lao động sau khi đào tạo. Quản lý về mặt nhà nước đối với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

3. Giao Sở Nội vụ: chủ trì phối hợp với các cơ quan trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo mục tiêu đã định; Tham mưu cho tỉnh các cơ chế chính sách mới để phát triển nhân lực, các cơ chế, chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài; Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo cán bộ công chức, viên chức; xây dựng kế hoạch, quy hoạch đào tạo cán bộ hàng năm và cả giai đoạn. Tổng hợp báo cáo định kỳ theo quy định.

4. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu cho tỉnh các cơ chế chính sách mới để phát triển nhân lực; Quản lý về mặt nhà nước đối với các cơ sở chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Xây dựng và thực hiện các đề án, chương trình trên các lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh giai đoạn 2011-2020, trong đó tập trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao và an toàn thực phẩm.

6. Sở Công Thương: Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường.

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt quy hoạch phát triển thương mại, du lịch,

- Xây dựng và phát triển hệ thống trung tâm thương mại và Siêu thị kinh doanh bán lẻ, các ngành hàng hoặc chuyên doanh. Khuyến khích phát triển HTX thương mại - dịch vụ ở các huyện để cung cấp dịch vụ, vật tư kỹ thuật; hàng công nghiệp, tiêu dùng và tiêu thụ nông sản.

7. Sở Y tế: Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ, đặc biệt cho tuyến y tế cơ sở. Tăng cường công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong y học, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, từng bước nâng cao thể lực cho người lao động. Thực hiện tốt công tác dân số.

8. Sở Tài chính: Căn cứ dự toán ngân sách hàng năm cân đối kinh phí cho đào tạo để thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực. Phối hợp với các ngành kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

9. Các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã: trên cơ sở Quy hoạch Phát triển nhân lực tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2020 căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị và thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ KH&ĐT;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP, CVTH, NC, VX;
- Lưu: VT, Hvx.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoàng Anh

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1871/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020 do tỉnh Cao Bằng ban hành

  • Số hiệu: 1871/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/08/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
  • Người ký: Nguyễn Hoàng Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/08/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản