Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 187/QĐ-QLCL | Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2014 |
CỤC TRƯỞNG
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
Căn cứ Quyết định số 670/QĐ-BNN0 ngày 04/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản;
Quyết định 130/QĐ-QLCL ngày 04/4/2014 của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện rà soát văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;
Xét đề nghị của Trưởng Phòng Thanh tra, Pháp chế;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nội dung, tiêu chí, phương pháp, biểu mẫu rà soát văn bản; thủ tục hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (Phụ lục I, II kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Cục, Trưởng phòng Thanh tra, Pháp chế, Trưởng các phòng cơ quan Cục và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CỤC TRƯỞNG |
NỘI DUNG RÀ SOÁT VĂN BẢN QLNN VỀ LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN.
Qua rà soát nhằm xác định và đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
a) Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;
b) Nghị định số 16/2013NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
c) Thông tư số 09/2013/TT-BTP ngày 15 tháng 6 năm 2013 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
3. Đối tượng, phạm vi rà soát:
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ATTP trong ngành nông nghiệp và PTNT thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (từ Luật, Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến các thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thông tư liên tịch về an toàn thực phẩm).
a) Rà soát theo các chuỗi sản phẩm thực phẩm;
b) Rà soát theo chuỗi vấn đề;
c) Rà soát, đối chiếu ngang hàng các quy định về an toàn thực phẩm (các văn bản có liên quan đến an toàn thực phẩm được ban hành bởi các cơ quan liên quan về an toàn thực phẩm giữa Bộ NN&PTNT và các bộ, cơ quan ngang bộ; giữa các chuỗi sản phẩm)
a) Rà soát nội dung các quy định về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;
b) Việc phân công, phân cấp thực hiện quản lý nhà nước về ATTP nông lâm thủy sản trong các văn bản QPPL được rà soát;
1. Rà soát theo văn bản là căn cứ pháp lý
a) Xác định văn bản được rà soát;
b) Xem xét, đánh giá phần căn cứ ban hành của văn bản được rà soát để xác định và tập hợp đầy đủ văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát (theo quy định tại Điều 3 Thông tư 09/2013/TT-BTP).
c) Xem xét, xác định hiệu lực của văn bản được rà soát;
d) Xem xét, đánh giá về thẩm quyền ban hành văn bản được rà soát;
e) Xem xét, đánh giá về nội dung của văn bản được rà soát;
2. Lập Phiếu rà soát văn bản theo mẫu (Mẫu số 01 gửi kèm).
3. Lập sơ đồ mối quan hệ theo chuỗi sản xuất (sơ đồ 1,2,3 kèm theo).
4. Tiến hành rà soát các văn bản pháp luật theo các tiêu chí sau:
a) Tính thống nhất;
b) Tính hợp lý;
c) Tính khả thi (có sự xâu chuỗi, kết nối với sơ đồ để đưa ra kết quả cuối cùng, theo chuỗi)
5. Đề xuất, kiến nghị:
a) Những văn bản cần sửa đổi, bổ sung, dự kiến nội dung sửa đổi, bổ sung
b) Những văn bản cần thay thế, bãi bỏ.
c) Những văn bản cần xây dựng mới, dự kiến nội dung ban hành.
7. Biểu mẫu phục vụ việc rà soát (mẫu kèm theo).
a) Phiếu rà soát văn bản (Mẫu số 01);
b) Sổ theo dõi văn bản được rà soát (Mẫu số 02);
c) Danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần (phục vụ công bố định kỳ hàng năm) (Mẫu số 03);
d) Danh mục tổng hợp các văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa (Mẫu số 04);
e) Danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần (Mẫu số 05);
f) Danh mục văn bản còn hiệu lực (Mẫu số 06);
g) Danh mục văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới (Mẫu số 07).
NỘI DUNG RÀ SOÁT ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN
Qua rà soát nhằm kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa thủ tục hành chính không phù hợp, phức tạp, phiền hà; bổ sung thủ tục hành chính cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế; bảo đảm quy định thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
a) Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
b) Thông tư số 09/2013/TT-BTP ngay 15 tháng 6 năm 2013 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
c) Thông tư 07/2014/TT-BTP ngày 24 tháng 2 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính
3. Đối tượng, phạm vi rà soát:
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ATTP trong ngành nông nghiệp và PTNT thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (từ Luật, Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến các thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thông tư liên tịch về an toàn thực phẩm)
4. Nội dung, cách thức thực hiện:
Rà soát điều kiện, thủ tục hành chính của văn bản QPPL được rà soát bao gồm:
a) Rà soát, đánh giá từng thủ tục hành chính (Điều 13 Thông tư 07/2014/TT-BTP;
b) Rà soát, đánh giá nhóm thủ tục hành chính (Điều 14 Thông tư 07/2014/TT-BTP);
c) Rà soát, đối chiếu ngang hàng các điều kiện, thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm (các văn bản có liên quan đến an toàn thực phẩm được ban hành bởi các cơ quan liên quan về an toàn thực phẩm giữa Bộ NN&PTNT và các bộ, cơ quan ngang bộ) có quy định về thủ tục hành chính
5. Quy trình thực hiện rà soát:
1. Lập kế hoạch rà soát, đánh giá (theo Phụ lục V ban hành kèm theo TT 07/2014/TT-BTP).
2. Tiến hành rà soát, đánh giá thủ tục hành chính (theo nội dung mục 4).
3. Tính chi phí khi rà soát, đánh giá thủ tục hành chính (theo hướng dẫn tại Điều 9 thông tư số 07/2014/TT-BTP).
4. Tổng hợp kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính (theo phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 07/2014/TT-BTP).
5. Báo cáo kết quả rà soát, đánh giá.
6. Tiến hành rà soát điều kiện, thủ tục hành chính theo các tiêu chí sau:
a) Sự cần thiết của thủ tục hành chính;
b) Tính hợp lý của thủ tục hành chính;
c) Tính hợp pháp của thủ tục hành chính;
d) Tính chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
a) Loại bỏ hoặc chỉnh sửa thủ tục hành chính không phù hợp, phức tạp, phiền hà;
b) Bổ sung thủ tục hành chính cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế;
- 1Quyết định 362/QĐ-BNN-QLCL năm 2014 về Kế hoạch quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 2Thông báo 1401/TB-BNN-VP năm 2014 ý kiến kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu tại cuộc họp giao ban công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tháng 3 năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Chỉ thị 5591/CT-BNN-PC năm 2014 về biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu không phù hợp đối với giấy tờ, văn bản quy định, thực hiện thủ tục hành chính trong Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- 4Công văn 2064/QLCL-CL2 năm 2014 báo cáo tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm đối với chuỗi sản phẩm rau, củ, quả, chè do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 1Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008
- 2Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Nghị định 16/2013/NĐ-CP về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
- 4Thông tư 09/2013/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 16/2013/NĐ-CP về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Quyết định 362/QĐ-BNN-QLCL năm 2014 về Kế hoạch quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 6Thông tư 07/2014/TT-BTP hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 7Quyết định 670/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Thông báo 1401/TB-BNN-VP năm 2014 ý kiến kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu tại cuộc họp giao ban công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tháng 3 năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Quyết định 130/QĐ-QLCL năm 2014 phê duyệt Kế hoạch thực hiện rà soát văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản do Cục quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản ban hành
- 10Chỉ thị 5591/CT-BNN-PC năm 2014 về biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu không phù hợp đối với giấy tờ, văn bản quy định, thực hiện thủ tục hành chính trong Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- 11Công văn 2064/QLCL-CL2 năm 2014 báo cáo tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm đối với chuỗi sản phẩm rau, củ, quả, chè do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
Quyết định 187/QĐ-QLCL năm 2014 phê duyệt nội dung, tiêu chí, phương pháp, biểu mẫu rà soát văn bản quy phạm pháp luật và thủ tục hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản do Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản ban hành
- Số hiệu: 187/QĐ-QLCL
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/05/2014
- Nơi ban hành: Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
- Người ký: Lê Bá Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra