Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1860/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2022 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BTP ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Tư pháp;
Căn cứ Chương trình hành động số 10-Ctr/BCS ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHÁT ĐỘNG, TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA THEO CHUYÊN ĐỀ: “ĐẨY MẠNH VIỆC NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT, TUYÊN TRUYỀN VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG TRONG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG NGÀNH TƯ PHÁP” GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1860/QĐ-BTP ngày 13 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cộng sản Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị quyết), Chỉ thị số 01-CT/TW ngày 9/3/2021 của Bộ Chính trị về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chương trình hành động số 10-Ctr/BCS ngày 21/6/2021 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chương trình hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 1116/QĐ-BTP ngày 7/7/2021 của Bộ Tư pháp (sau đây gọi tắt là các chương trình hành động), Bộ Tư pháp phát động phong trào thi đua theo chuyên đề “Đẩy mạnh việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Tư pháp” giai đoạn 2022 - 2025 với những nội dung cụ thể như sau:
1. Đẩy mạnh việc quán triệt, tuyên truyền, nghiên cứu, học tập nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành Tư pháp về nội dung Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chương trình số 10-Ctr/BCS ngày 21/6/2021 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chương trình hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 1116/QĐ-BTP ngày 7/7/2021 của Bộ Tư pháp, qua đó, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị được giao.
2. Phát hiện, biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trên các lĩnh vực công tác trong phong trào thi đua để tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực công tác, tạo sự lan tỏa trong cơ quan, đơn vị và trong toàn ngành Tư pháp.
1. Phong trào thi đua phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, thực chất, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của các cơ quan, đơn vị, địa phương; gắn với lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của cơ quan, đơn vị trong toàn Ngành, tạo ra bước đột phá, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
2. Khen thưởng phải trên cơ sở kết quả, thành tích của phong trào thi đua, kết quả công tác; bảo đảm khen thưởng khách quan, công khai, công bằng, kịp thời, tạo chuyển biến rõ nét trong việc khen thưởng đối với các tập thể nhỏ, công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, người trực tiếp lao động, tham mưu.
1. Tập thể
Các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chi cục Thi hành án dân sự các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cơ quan, đơn vị, tổ chức trong ngành Tư pháp).
2. Cá nhân
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác, làm việc tại các cơ quan, đơn vị trên (sau đây gọi là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Tư pháp).
II. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ THI ĐUA
1. Thi đua đẩy mạnh việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, phổ biến, tuyên truyền nội dung Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Chương trình hành động số 10-Ctr/BCS ngày 21/6/2021 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Chương trình hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 1116/QĐ-BTP ngày 7/7/2021 của Bộ Tư pháp trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc ngành Tư pháp.
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức quán triệt, nghiên cứu, học tập nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị mình về nội dung Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chương trình hành động số 10-Ctr/BCS ngày 21/6/2021 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Chương trình hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 1116/QĐ-BTP ngày 7/7/2021 của Bộ Tư pháp nhất là các nội dung liên quan trực tiếp đến lĩnh vực đơn vị được giao phụ trách bằng các hình thức phù hợp. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nghị quyết và các chương trình hành động trên phương tiện thông tin, truyền thông của Bộ và các cơ quan, đơn vị.
- Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Tư pháp nghiên cứu sâu, viết và đăng tải các chuyên đề, bài nghiên cứu về các nội dung liên quan đến triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các chương trình hành động của Bộ Tư pháp; đẩy mạnh công bố các công trình nghiên cứu, các bài báo, tạp chí, ấn phẩm phản ánh về quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các Chương trình hành động của Bộ Tư pháp trên các báo, tạp chí có uy tín.
2. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng mà trọng tâm là Chương trình hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ sau:
2.1. Thi đua tham mưu với Quốc hội, Chính phủ xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, trong đó tập trung một số nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, tham mưu với Chính phủ nội dung về hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để đề xuất đưa vào Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
- Nâng cao chất lượng tham mưu lập Đề nghị và tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, chính xác, kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, nhất là các mục tiêu, quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp đã xác định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
- Tiếp tục triển khai hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định, góp ý văn bản quy phạm pháp luật theo nhiệm vụ được phân công, kiểm soát chặt chẽ sự cần thiết, tính đồng bộ, tính khả thi cũng như sự phù hợp của nội dung văn bản quy phạm pháp luật với chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với những điều ước quốc tế và cam kết quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong dự báo, phân tích chính sách, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, thiết lập cơ chế phản hồi thông tin, phản ứng chính sách kịp thời, chính xác theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành Tư pháp.
- Tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
2.2. Thi đua nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thi hành pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, giảm thiểu rủi ro pháp lý và chi phí tuân thủ đối với xã hội, tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật của người dân và doanh nghiệp
- Tăng cường hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật của cán bộ và nhân dân. Tổ chức thực hiện hiệu quả công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện công tác ban hành văn bản quy định chi tiết, khắc phục căn bản tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời phát hiện, xử lý quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn.
- Tiếp tục tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; tăng cường quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính, chú trọng đẩy mạnh công tác kiểm tra, hướng dẫn thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành.
- Thực hiện các giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tiếp tục chủ trì thực hiện các giải pháp để cải thiện điểm số, nâng xếp hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật (B1). Tham mưu với Chính phủ và trực tiếp thực hiện (khi được ủy quyền) giải pháp cải thiện, góp phần nâng xếp hạng chỉ số Giải quyết tranh chấp hợp đồng (A9) và chỉ số Giải quyết phá sản doanh nghiệp (A10); nâng xếp hạng chỉ số Cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật thuộc Bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo.
- Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong công tác tổ chức thi hành pháp luật, đặc biệt chú trọng các khâu như kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho người dân, doanh nghiệp, theo dõi thi hành pháp luật.
2.3. Thi đua nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính, tiếp tục giảm án tồn, đồng thời nâng cao tỷ lệ thi hành xong hoàn toàn về việc và về tiền, rút ngắn thời gian thi hành án dân sự
- Hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành các văn bản pháp luật về thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính.
- Tổ chức triển khai có hiệu quả Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng trong ngành Tư pháp và trong hệ thống thi hành án dân sự.
- Tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của hệ thống thi hành án dân sự, trong đó tập trung: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành án, thực hiện hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính được giao hàng năm, tập trung xử lý dứt điểm các việc có điều kiện thi hành án; chỉ đạo tổ chức thi hành có hiệu quả, nâng cao tỷ lệ thu hồi tiền tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, đặc biệt là đối với những vụ việc Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo; thực hiện tốt các quy định về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp, kéo dài, đồng thời hạn chế phát sinh những vụ việc mới.
2.4. Thi đua nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, tiếp tục phát triển các dịch vụ pháp lý, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống tư pháp, khả năng tiếp cận công lý của người dân, doanh nghiệp
- Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa các hoạt động dịch vụ pháp lý, tăng cường quản lý nhà nước và nâng cao năng lực tự quản của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế về luật sư và hành nghề luật sư, bảo đảm để luật sư thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng, đảm bảo phát triển nghề công chứng ổn định, bền vững nhằm tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tiếp cận dịch vụ công chứng, bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
- Tiếp tục triển khai Luật Đấu giá tài sản và các văn bản hướng dẫn thi hành, đảm bảo việc thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả.
- Tiếp tục tổ chức thi hành hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn, đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025. Triển khai đồng bộ các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
2.5. Thi đua nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực hành chính tư pháp
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hoạt động cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong đăng ký giao dịch bảo đảm và công tác bồi thường nhà nước.
2.6. Thi đua nâng cao hiệu quả công tác pháp luật quốc tế, tăng cường vai trò của Bộ Tư pháp giúp Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong xử lý các vấn đề pháp lý quốc tế phát sinh từ quá trình hội nhập; chủ động, tích cực và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
2.7. Thi đua nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác xây dựng Bộ, ngành Tư pháp, đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học pháp lý.
1. Tiến độ tổ chức thực hiện
Phong trào thi đua “Đẩy mạnh việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Tư pháp” được tổ chức triển khai thực hiện thường xuyên từ nay đến năm 2025, trong đó:
- Ban hành kế hoạch, tổ chức phát động phong trào thi đua.
- Triển khai thực hiện các nội dung của phong trào thi đua: hàng năm.
- Tiến hành sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua trong toàn ngành Tư pháp: kết thúc năm 2023.
- Tổng kết phong trào thi đua được thực hiện trong năm 2025 vào dịp tổng kết thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
2. Xét khen thưởng
2.1. Khen thưởng sơ kết phong trào thi đua
- Cơ quan, đơn vị tiến hành sơ kết, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc theo thẩm quyền và lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc để đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp khen thưởng.
- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp tham mưu, lựa chọn những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc nhất để xét, đề nghị Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng Bằng khen.
2.2. Khen thưởng tổng kết phong trào thi đua
- Cơ quan, đơn vị tiến hành tổng kết, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc theo thẩm quyền và lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc để đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp khen thưởng.
- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp tham mưu, lựa chọn những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc nhất để xét, đề nghị Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng Bằng khen hoặc trình Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
Việc tiến hành sơ kết, tổng kết phong trào thi đua và bình xét khen thưởng thực hiện theo văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ Tư pháp.
1. Trách nhiệm chung
Trưởng, Phó Trưởng các Cụm, Khu vực thi đua; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ; Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm:
1.1. Căn cứ Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua, chức năng, nhiệm vụ được giao và điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, cấp ủy đảng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong toàn Ngành tiến hành phát động phong trào thi đua và tổ chức thực hiện trong từng cơ quan, đơn vị; xây dựng kế hoạch cụ thể đưa các nội dung thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào chương trình, kế hoạch công tác hàng năm để chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị mình nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của ngành Tư pháp.
1.2. Thực hiện nghiêm túc công tác sơ kết, tổng kết, chế độ thông tin, báo cáo gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp (Vụ Thi đua - Khen thưởng) theo quy định.
1.3. Lựa chọn những tập thể, cá nhân đạt thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua để khen thưởng theo thẩm quyền; xét, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định.
2. Trách nhiệm của Tổng cục Thi hành án dân sự
Căn cứ nội dung kế hoạch này, các quy định chung của Bộ và điều kiện đặc thù của các cơ quan thi hành án dân sự, Tổng cục Thi hành án dân sự xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện phong trào thi đua trong toàn hệ thống.
3. Trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng của Ngành
Báo Pháp luật Việt Nam, Cục Công nghệ thông tin, các Tạp chí của Ngành, Bản tin Tư pháp các địa phương chủ động, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng mở rộng nội dung chuyên đề về phong trào thi đua; đẩy mạnh tuyên truyền nội dung, kết quả thực hiện, gương “Người tốt, việc tốt”, các mô hình mới, cách làm hay sáng tạo, hiệu quả, những điển hình tiên tiến trong triển khai thực hiện phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị, Cụm, Khu vực thi đua và của toàn Ngành.
4. Trách nhiệm của các Cụm, Khu vực thi đua
Các Cụm, Khu vực thi đua xác định việc thực hiện phong trào thi đua này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong các phong trào thi đua; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua đối với các thành viên trong Cụm, Khu vực thi đua mình phụ trách.
5. Trách nhiệm của Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp
Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp (Vụ Thi đua - Khen thưởng) chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Tổng cục Thi hành án dân sự, Văn phòng Đảng - Đoàn thể và các đơn vị có liên quan tham mưu, giúp Bộ trưởng, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp tổ chức thực hiện Kế hoạch này; theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch; rà soát, phát hiện và đề xuất khen thưởng, biểu dương kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua.
Kinh phí tổ chức thực hiện phong trào thi đua và kinh phí khen thưởng được bố trí từ Quỹ thi đua, khen thưởng ngành Tư pháp và nguồn kinh phí dành cho công tác thi đua, khen thưởng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn./.
- 1Chỉ thị 02/CT-BTP năm 2013 về cán bộ, công, viên chức Ngành Tư pháp không uống rượu, bia trong ngày làm việc do Bộ Tư pháp ban hành
- 2Quyết định 1574/QĐ-BTP năm 2019 Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Tư pháp thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019-2025 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3Quyết định 1351/QĐ-BTP năm 2021 về Chương trình bồi dưỡng văn hóa, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Quyết định 545/QĐ-BTP về Kế hoạch phát động phong trào thi đua theo chuyên đề đối với các cơ quan tư pháp địa phương năm 2021 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Thông tư 02/2023/TT-BTP về Quy định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 6Hướng dẫn 119-HD/BTGTW năm 2023 về tuyên truyền Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028 do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
- 7Quyết định 244/QĐ-BTP Kế hoạch phát động phong trào thi đua theo chuyên đề đối với Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2024 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 8Công văn 565/BNV-TCBC năm 2024 xây dựng, phê duyệt vị trí việc làm các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương do Bộ Nội vụ ban hành
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 2Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 3Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 4Chỉ thị 02/CT-BTP năm 2013 về cán bộ, công, viên chức Ngành Tư pháp không uống rượu, bia trong ngày làm việc do Bộ Tư pháp ban hành
- 5Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013
- 6Luật đấu giá tài sản 2016
- 7Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 8Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng
- 9Luật Trợ giúp pháp lý 2017
- 10Nghị định 96/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 11Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
- 12Thông tư 05/2018/TT-BTP hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 13Quyết định 1574/QĐ-BTP năm 2019 Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Tư pháp thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019-2025 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 14Nghị quyết 172/NQ-CP năm 2020 về chính sách phát triển nghề công chứng do Chính phủ ban hành
- 15Chỉ thị 01-CT/TW năm 2021 về nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần XIII của Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 16Quyết định 1116/QĐ-BTP năm 2021 về Chương trình hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
- 17Quyết định 1351/QĐ-BTP năm 2021 về Chương trình bồi dưỡng văn hóa, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 18Quyết định 545/QĐ-BTP về Kế hoạch phát động phong trào thi đua theo chuyên đề đối với các cơ quan tư pháp địa phương năm 2021 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 19Thông tư 02/2023/TT-BTP về Quy định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 20Hướng dẫn 119-HD/BTGTW năm 2023 về tuyên truyền Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028 do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
- 21Quyết định 244/QĐ-BTP Kế hoạch phát động phong trào thi đua theo chuyên đề đối với Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2024 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 22Công văn 565/BNV-TCBC năm 2024 xây dựng, phê duyệt vị trí việc làm các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương do Bộ Nội vụ ban hành
Quyết định 1860/QĐ-BTP về Kế hoạch phát động phong trào thi đua theo chuyên đề “Đẩy mạnh việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Tư pháp” giai đoạn 2022-2025 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 1860/QĐ-BTP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/09/2022
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Nguyễn Thanh Tịnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra