Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1828/QĐ-UBND | Lạng Sơn, ngày 17 tháng 9 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Thực hiện Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 28/02/2020 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2020 trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 57/TTr-SKHCN ngày 04/9/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 02 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hoạt động khoa học và công nghệ, lĩnh vực Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện sau khi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính được cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung về thủ tục hành chính.
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH LẠNG SƠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1828/QĐ-UBND ngày 17/9/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)
I. Lĩnh vực Hoạt động khoa học và công nghệ (01 TTHC)
1. Thủ tục hành chính
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thời hạn giải quyết: quy định thời hạn giải quyết của thủ tục hành chính này là 165 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cụ thể tại các bước như sau:
Thời gian gửi đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ là 90 ngày;
Thời gian lựa chọn các đề xuất đặt hàng đáp ứng các yêu cầu đặt hàng là 20 ngày;
Thời gian quyết định thành lập Hội đồng tư vấn là 15 ngày;
Thời gian tổ chức phiên họp Hội đồng tư vấn là 20 ngày;
Thời gian phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ là 20 ngày.
- Lý do: Thủ tục hành chính này đã được quy định về nội dung, trình tự thực hiện, tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về thời hạn giải quyết, gây khó khăn cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính trong việc hẹn trả kết quả và bố trí, sắp xếp thời gian giải quyết thủ tục hành chính vì ngoài việc xem xét, giải quyết thủ tục hành chính, cơ quan còn phải thực hiện rất nhiều chức năng, nhiệm vụ khác theo quy định.
Do không có quy định thời hạn giải quyết, cơ quan giải quyết có thể sẽ kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính so với thời hạn cần thiết trong thực tế, làm tăng thời gian chờ đợi, ảnh hưởng tới tiến độ triển khai công việc, tăng chi phí thực hiện của cá nhân, tổ chức.
Do đó, việc quy định thời hạn giải quyết thủ tục hành chính này là hết sức cần thiết; bảo đảm việc quy định về thủ tục hành chính được đầy đủ, rõ ràng, đáp ứng yêu cầu về bộ phận cấu thành của thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
Đề xuất quy định tổng thời hạn giải quyết thủ tục 165 ngày là phù hợp, do thủ tục có quy trình phức tạp, gồm nhiều bước, trong đó có nhiều nội dung công việc cần thực hiện với thời gian dài. Cụ thể: tại bước gửi đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các tổ chức, cá nhân cần nghiên cứu, tìm hiểu, khảo sát thông tin, nghiên cứu, xây dựng phiếu đề xuất nhiệm vụ khoa học công nghệ và nộp hồ sơ. Bước lựa chọn các đề xuất đặt hàng cần tìm hiểu đánh giá thông tin về tính cấp thiết, sự trùng lặp, tính khả thi của đề xuất đặt hàng. Việc thành lập, tổ chức họp Hội đồng tư vấn phải bảo đảm Hội đồng theo chuyên ngành khoa học và công nghệ phù hợp với lĩnh vực của đề xuất đặt hàng, bảo đảm đủ thời gian chuẩn bị các nội dung, tổ chức họp theo quy định. Việc phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần thời gian đủ để xem xét, hoàn thiện hồ sơ, thẩm tra và quyết định phê duyệt nhiệm vụ theo đúng quy định.
1.2. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi, bổ sung quy định thời hạn các bước giải quyết thủ tục hành chính tại Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN ngày 26/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 03/2017/TT-BKHCN ngày 03/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
- Sửa đổi khoản 1 Điều 10 Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN ngày 26/5/2014 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 03/2017/TT-BKHCN ngày 03/4/2017) như sau: “Căn cứ tiến độ thực hiện kế hoạch khoa học và công nghệ hàng năm hoặc theo tính cấp thiết, các bộ, ngành, địa phương thông báo định hướng phát triển khoa học và công nghệ ưu tiên của quốc gia, của bộ, ngành, địa phương mình và thời hạn gửi đề xuất đặt hàng. Thời hạn để các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ là 90 ngày kể từ khi thông báo định hướng phát triển khoa học và công nghệ...”.
- Sửa điểm b khoản 2 Điều 10 Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 03/2017/TT-BKHCN ngày 03/4/2017) như sau: “Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi hết hạn đề xuất đặt hàng, Bộ, ngành, địa phương lựa chọn các đề xuất đặt hàng đáp ứng các yêu cầu đặt hàng.”
- Sửa Điều 15 Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 03/2017/TT-BKHCN ngày 03/4/2017) như sau: “Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi có kết quả lựa chọn các đề xuất đặt hàng đáp ứng các yêu cầu đặt hàng, Thủ trưởng các bộ, ngành, địa phương được giao quản lý quyết định thành lập Hội đồng tư vấn chuyên ngành khoa học và công nghệ…”.
- Sửa khoản 1 Điều 17 Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Thông tư số 03/2017/TT-BKHCN ngày 03/4/2017) như sau: “Phiên họp của hội đồng được tổ chức chậm nhất là 20 ngày kể từ khi có quyết định thành lập hội đồng và phải có mặt ít nhất 05 thành viên của hội đồng (đối với hội đồng được thành lập có từ 05 đến 07 thành viên) hoặc ít nhất 2/3 thành viên của hội đồng…”
- Sửa khoản 2 Điều 23 Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Thông tư số 03/2017/TT-BKHCN ngày 03/4/2017) như sau: “Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi có kết quả của việc rà soát và ý kiến tư vấn quy định tại khoản 1 Điều này, bộ, ngành, địa phương được giao quản lý, phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng….”.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 42.940.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 41.385.600 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 1.554.400 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4%.
II. Lĩnh vực Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (01 TTHC)
1. Thủ tục hành chính:
Đăng ký tham dự sơ tuyển, xét tặng giải thưởng chất lượng quốc gia
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thời hạn giải quyết: Quy định thời gian giải quyết thủ tục hành chính là 43 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cụ thể:
Thời hạn kiểm tra hồ sơ, thông báo bổ sung hồ sơ là 03 ngày làm việc;
Thời hạn tiến hành đánh giá tổ chức, doanh nghiệp là 30 ngày làm việc;
Thời hạn thông báo kết quả đánh giá là 10 ngày làm việc.
- Lý do: Hiện nay, thủ tục hành chính này chưa có quy định cụ thể về thời hạn giải quyết, gây khó khăn cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính trong việc hẹn trả kết quả và bố trí, sắp xếp thời gian giải quyết thủ tục hành chính vì ngoài việc xem xét, giải quyết thủ tục hành chính, cơ quan còn phải thực hiện rất nhiều chức năng, nhiệm vụ khác theo quy định.
Do không có quy định thời hạn giải quyết, cơ quan giải quyết có thể sẽ kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính so với thời hạn cần thiết trong thực tế, làm tăng thời gian chờ đợi, ảnh hưởng tới tiến độ triển khai công việc, tăng chi phí thực hiện của cá nhân, tổ chức.
Việc đánh giá tổ chức, doanh nghiệp cần phải được thực hiện 02 bước, bước một đánh giá hồ sơ và bước hai đánh giá tại tổ chức, doanh nghiệp; do vậy cần phải quy định đủ thời gian để thực hiện có chất lượng các bước đánh giá.
Việc quy định thời hạn giải quyết thủ tục hành chính này là hết sức cần thiết; bảo đảm việc quy định về thủ tục hành chính được đầy đủ, rõ ràng, đáp ứng yêu cầu về bộ phận cấu thành của thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
1.2. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi khoản 2 Điều 28 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ), cụ thể như sau:
“2. Quy trình xét thưởng tại Hội đồng sơ tuyển
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Hội đồng sơ tuyển thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp đăng ký tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 60 ngày.
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Hội đồng sơ tuyển tiến hành đánh giá tổ chức, doanh nghiệp tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia theo 2 bước: đánh giá hồ sơ và đánh giá tại tổ chức, doanh nghiệp.
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi có kết quả đánh giá, Hội đồng sơ tuyển thông báo bằng văn bản kết quả đánh giá và các thông tin phản hồi khác cho tổ chức, doanh nghiệp, quyết định danh sách các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện để đề xuất xét tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia và gửi các hồ sơ liên quan cho hội đồng quốc gia thông qua cơ quan thường trực Giải thưởng chất lượng quốc gia.
Hồ sơ của hội đồng sơ tuyển gồm:
- Hồ sơ tham dự của tổ chức, doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định này;
- Kết quả xem xét đánh giá của Hội đồng sơ tuyển đối với từng tổ chức, doanh nghiệp;
- Văn bản đề nghị của Hội đồng sơ tuyển kèm theo danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề xuất trao giải.”
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 11.403.000đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 9.243.000đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 2.160.000 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 18,9%.
- 1Quyết định 3403/QĐ-UBND năm 2016 thông qua phương án đơn giản hóa nhóm thủ tục hành chính trong lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa
- 2Quyết định 3672/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa
- 3Quyết định 1688/QĐ-UBND năm 2018 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận
- 4Quyết định 3155/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định
- 5Quyết định 2042/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa 02 thủ tục hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng và sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre
- 6Quyết định 1857/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn
- 7Quyết định 1491/QĐ-UBND năm 2023 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 3403/QĐ-UBND năm 2016 thông qua phương án đơn giản hóa nhóm thủ tục hành chính trong lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa
- 3Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 3672/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa
- 5Quyết định 1688/QĐ-UBND năm 2018 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Kế hoạch 37/KH-UBND về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 8Quyết định 3155/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định
- 9Quyết định 2042/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa 02 thủ tục hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng và sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre
- 10Quyết định 1857/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn
- 11Quyết định 1491/QĐ-UBND năm 2023 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn
Quyết định 1828/QĐ-UBND năm 2020 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn
- Số hiệu: 1828/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/09/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Nguyễn Long Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra