Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1827/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ ĐỂ ĐƯA RA TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN NĂM 2015 (ĐỢT 2)

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP, ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Thông tư số 12/2010/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 3 năm 2010 ban hành Quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Xét kết quả của các phiên họp Hội đồng khoa học tư vấn xác định danh mục đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ năm 2015;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt danh mục đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ để đưa ra tuyển chọn thực hiện năm 2015 (đợt 2) gồm 27 đề tài trong danh mục kèm theo.

Điều 2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm thông báo và triển khai thực hiện tuyển chọn đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ năm 2015 theo quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BGDĐT ngày 29/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, KHCNMT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Quang Quý

`

DANH MỤC ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ THUỘC NHÓM KHOA HỌC GIÁO DỤC ĐƯA RA TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TỪ NĂM 2015 (ĐỢT 2)

(Kèm theo Quyết định số 1827/QĐ-BGDĐT ngày 27 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TT

Tên đề tài

Định hướng mục tiêu

Dự kiến kết quả, sản phẩm

Ghi chú

1.

Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phẩm chất học sinh trung học phổ thông ở Việt Nam

- Làm rõ thực trạng đánh giá phẩm chất học sinh trung học phổ thông ở Việt Nam.

- Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá phẩm chất học sinh trung học phổ thông ở Việt Nam.

- Báo cáo thực trạng đánh giá phẩm chất học sinh trung học phổ thông ở Việt Nam.

- Bộ tiêu chí đánh giá phẩm chất học sinh trung học phổ thông ở Việt Nam.

- Tài liệu hướng dẫn sử dụng Bộ tiêu chí đánh giá phẩm chất học sinh trung học phổ thông ở Việt Nam.

- Công bố (tối thiểu): 03 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sĩ.

 

2.

Tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học qua môn Tiếng Việt.

 - Làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục văn hóa giao tiếp.

- Đề xuất được các biện pháp sư phạm tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp qua môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học.

- Sách chuyên khảo về tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học.

- Bản kiến nghị về các biện pháp sư phạm tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp qua môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học.

- Công bố (tối thiểu: 03 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sĩ.

 

3.

Sử dụng tư liệu lịch sử gốc trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

 - Làm rõ được khái niệm”tư liệu lịch sử gốc” và thẩm quyền sử dụng tư liệu gốc.

 - Đề xuất được các biện pháp sử dụng tư liệu gốc để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

- Sách tham khảo về sử dụng tư liệu lịch sử gốc trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

 - Bản kiến nghị về các biện pháp sử dụng tư liệu gốc để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

- Công bố (tối thiểu): 02 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 02 thạc sĩ.

 

4.

Nâng cao năng lực sáng tạo khoa học kỹ thuật cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học kỹ thuật 

 - Luận giải được cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực sáng tạo và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trung học.

- Đánh giá được thực trạng năng lực sáng tạo của học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật.

- Đề xuất các biện pháp hữu hiệu, khả thi nhằm phát triển năng lực sáng tạo khoa học kỹ thuật cho học sinh trung học phổ thông qua hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học kỹ thuật.

- Tài liệu tham khảo về năng lực sáng tạo khoa học kỹ thuật cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học kỹ thuật.

- Bản kiến nghị về các biện pháp hữu hiệu, khả thi nhằm phát triển năng lực sáng tạo khoa học kỹ thuật cho học sinh trung học phổ thông qua hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học kỹ thuật 

- Công bố (tối thiểu): 02 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 02 thạc sĩ.

 

5.

Đổi mới chương trình (nội dung, phương pháp, cách đánh giá) giáo dục âm nhạc cho học sinh trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

 - Xác lập được cơ sở khoa học và thực tiễn của việc đổi mới, hoàn thiện chương trình (nội dung, phương pháp, cách đánh giá) giáo dục âm nhạc cho học sinh trung học cơ sở.

- Đề xuất được cách tổ chức đánh giá kết quả thực nghiệm, hoàn thiện nội dung đổi mới chương trình dạy môn âm nhạc bậc trung học cơ sở, hoàn thiện tài liệu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo chương trình mới.

 

- Chương trình (nội dung, phương pháp, cách đánh giá) giáo dục môn âm nhạc được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

- Tài liệu tham khảo về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên môn âm nhạc trung học cơ sở về chương trình giáo dục môn âm nhạc được đổi mới, hoàn thiện lại theo phương pháp giảng dạy, đánh giá mới phù hợp với mục tiêu giáo dục.

- Bản kiến nghị về cách tổ chức đánh giá kết quả thực nghiệm, hoàn thiện nội dung đổi mới chương trình dạy môn âm nhạc bậc trung học cơ sở, hoàn thiện tài liệu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo chương trình mới.

- Công bố (tối thiểu): 02 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 02 thạc sĩ.

 

6.

Nghiên cứu thử nghiệm phương pháp dạy học tiếng Việt như là ngôn ngữ thứ hai cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học

 - Xác lập được cơ sở khoa học và thực tiễn của việc dạy học tiếng Việt như là ngôn ngữ thứ hai đối với học sinh dân tộc thiểu số.

- Thử nghiệm phương pháp dạy học tiếng Việt như là ngôn ngữ thứ hai cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học.

- Đề xuất được phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học.

- Sách tham khảo về phương pháp dạy học tiếng Việt như là ngôn ngữ thứ hai cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học.

- Bản kiến nghị về phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học.

- Công bố (tối thiểu): 02 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sĩ.

 

7.

Nâng cao năng lực cho giáo viên tiểu học trong hoạt động giáo dục can thiệp Hòa nhập đối với học sinh tăng động giảm chú ý ở các trường tiểu học

- Luận giải được cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cho giáo viên tiểu học trong hoạt động giáo dục can thiệp Hòa nhập đối với học sinh tăng động giảm chú ý ở các trường tiểu học.

- Đánh giá được thực trạng năng lực của giáo viên tiểu học trong hoạt động giáo dục can thiệp Hòa nhập đối với học sinh tăng động giảm chú ý ở các trường tiểu học.

- Đề xuất được các giải pháp nâng cao năng lực cho giáo viên tiểu học trong hoạt động giáo dục can thiệp Hòa nhập đối với học sinh tăng động giảm chú ý ở các trường tiểu học ở Việt Nam.

- Tài liệu hướng dẫn đào tạo kỹ năng can thiệp Hòa nhập cho học sinh ADHD dành cho giáo viên và phụ huynh tiểu học.

- Bản đề xuất Chương trình can thiệp dành cho trẻ bị ADHD ở trường tiểu học trên cơ sở cập nhật kinh nghiệm quốc tế.

- Bản đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cho giáo viên tiểu học trong hoạt động giáo dục can thiệp Hòa nhập đối với học sinh tăng động giảm chú ý ở các trường tiểu học ở Việt Nam.

- Công bố (tối thiểu): 02 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 02 thạc sĩ.

 

8.

Biện pháp quản lý hành vi trẻ tự kỷ trong lớp mẫu giáo Hòa nhập

 - Xác lập được cơ sở khoa học và thực tiễn của việc quản lý hành vi trẻ tự kỷ trong lớp mẫu giáo Hòa nhập.

- Đánh giá được thực trạng quản lý hành vi trẻ tự kỷ trong lớp mẫu giáo Hòa nhập ở nước ta.

- Đề xuất được các biện pháp quản lý hành vi trẻ tự kỷ trong lớp mẫu giáo Hòa nhập.

- Sách tham khảo về biện pháp quản lý hành vi trẻ tự kỷ trong lớp mẫu giáo Hòa nhập.

- Bản kiến nghị về các biện pháp quản lý hành vi trẻ tự kỷ trong lớp mẫu giáo Hòa nhập.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sĩ.

 

9.

Xây dựng mô hình hỗ trợ trẻ khuyết tật trong trường mầm non Hòa nhập

- Xác lập được cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xây dựng mô hình hỗ trợ trẻ khuyết tật trường mầm non Hòa nhập.

- Đề xuất được mô hình hỗ trợ trẻ khuyết tật trong trường mầm non Hòa nhập.

- Mô hình hỗ trợ trẻ khuyết tật trong trường mầm non Hòa nhập

- Công bố (tối thiểu): 02 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sĩ.

 

10.

Giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn nghệ thuật cho đội ngũ giáo viên âm nhạc và mỹ thuật ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở miền Bắc Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

- Đánh giá được thực trạng năng lực chuyên môn nghệ thuật của đội ngũ giáo viên âm nhạc và mỹ thuật ở các trường TH và THCS miền Bắc Việt Nam.

- Đề xuất được giải pháp phát triển nâng cao năng lực chuyên môn nghệ thuật cho đội ngũ giáo viên âm nhạc và mỹ thuật ở các trường TH và THCS miền Bắc Việt Nam theo chuẩn kiến thức kỹ năng ở nhà trường phổ thông đáp ứng yêu cầu của chương trình đổi mới trường phổ thông.

- Các giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn nghệ thuật cho đội ngũ giáo viên âm nhạc và mỹ thuật ở trường TH và THCS; các điều kiện tổ chức thực hiện (bổ sung, hoàn thiện chính sách quản lý giáo dục, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá).

- Chương trình đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghệ thuật cho giáo viên TH và THCS.

- Công bố (tối thiểu): 02 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sĩ.

 

11.

Giáo dục giá trị của các di sản ở khu vực Đông Bắc Việt Nam cho học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học các chủ đề thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Đề xuất và xây dựng được các chủ đề tự chọn tích hợp giáo dục các di sản ở khu vực Đông Bắc Việt Nam thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cho học sinh trung học phổ thông.

- Sách chuyên khảo về các chủ đề giáo dục di sản ở khu vực Đông Bắc Việt Nam thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cho học sinh THPT.

- Tập bản đồ di sản văn hóa, di sản tự nhiên của vùng Đông Bắc.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sĩ.

 

12.

Xây dựng bộ tiêu chí và quy trình đánh giá theo năng lực trong tuyển sinh đại học khối các trường đại học kỹ thuật.

Xây dựng được bộ tiêu chí và quy trình tuyển sinh theo năng lực, bảo đảm chất lượng đầu vào bậc đại học theo khối các trường kỹ thuật, trên cơ sở lý luận về đánh giá năng lực học tập (Learning Competencies) và theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

- Báo cáo chuyên đề cơ sở khoa học về đo lường & đánh giá năng lực học tập và theo chuẩn đầu ra chương trình đào tạo.

- Báo cáo chuyên đề kinh nghiệm quốc tế về đánh giá năng lực học tập và theo chuẩn đầu ra chương trình đào tạo trong tuyển sinh đại học.

- Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá năng lực học tập học sinh tốt nghiệp THPT tham gia dự thi tuyển sinh đại học kỹ thuật.

- Khung cấu trúc Ngân hàng đề thi và 01 Bộ câu hỏi mẫu để đánh giá năng lực học tập kết hợp các hình thức đánh giá bằng bài tự luận, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, vấn đáp và lấy ý kiến chuyên gia.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sĩ.

 

13.

Xây dựng bộ tiêu chí và quy trình xếp hạng các trường đại học Việt Nam.

Xây dựng được bộ tiêu chí và quy trình xếp hạng các trường đại học Việt Nam cùng các giải pháp và kiến nghị áp dụng từ các kết quả thử nghiệm.

- Bộ tiêu chí và quy trình xếp hạng các trường đại học Việt Nam.

- Bản kiến nghị áp dụng bộ tiêu chí và quy trình trên cơ sở kết quả thử nghiệm.

- Sách chuyên khảo về Bộ tiêu chí và quy trình xếp hạng các trường đại học Việt Nam.

- Công bố (tối thiểu): 02 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 02 thạc sĩ.

 

14.

Phát triển dịch vụ giáo dục và năng lực cạnh tranh trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

- Đánh giá được thực trạng phát triển giáo dục đại học và tính cạnh tranh trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay.

- Đề xuất được các giải pháp phát triển dịch vụ giáo dục và năng lực cạnh tranh trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

- Báo cáo đánh giá thực trạng dịch vụ giáo dục và năng lực cạnh tranh trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

- Bản khuyến nghị về giải pháp phát triển dịch vụ giáo dục và năng lực cạnh tranh trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sĩ.

 

15.

Đánh giá tốt nghiệp và thích ứng nghề nghiệp đối với sinh viên sư phạm trình độ đại học.

Đề xuất được các giải pháp đổi mới đánh giá tốt nghiệp đối với sinh viên sư phạm trình độ đại học và năng lực thích ứng nghề nghiệp sau tốt nghiệp.

- Báo cáo kết quả khảo sát điều tra thực trạng đánh giá tốt nghiệp sinh viên đại học sư phạm và khả năng thích ứng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ở một số trường ĐHSP trọng điểm quốc gia và vùng.

- Báo cáo kết quả xây dựng và thử nghiệm một số đề thi đánh giá năng lực nghề nghiệp đối với SVTN và bộ công cụ điều tra theo dấu vết SV tốt nghiệp về khả năng thích ứng nghề nghiệp.

- Một số đề thi /bộ công cụ đánh giá tốt nghiệp và đánh giá năng lực thích ứng nghề nghiệp đối với SVTN đã được thử nghiệm.

- Bản kiến nghị đề xuất các giải pháp đổi mới đánh giá năng lực nghề nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp ĐHSP và khả năng thích ứng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sĩ.

 

16.

Nghiên cứu quy trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông sau 2015.

Đề xuất quy trình và biện pháp phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông theo tinh thần phân cấp quản lý chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tài liệu hướng dẫn về quy trình và biện pháp phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông sau 2015.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sĩ.

 

17.

Xây dựng bộ tiêu chí và quy trình phân loại học sinh lớp đầu cấp tiểu học theo hướng phát triển nhân cách toàn diện.

- Xây dựng được mô hình phát triển toàn diện của học sinh đầu cấp tiểu học

- Đề xuất, tiến hành thử nghiệm các tiêu chí, công cụ và quy trình đánh giá các thành tố của mô hình.

- 01 sách tham khảo giới thiệu và hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí và quy trình đánh giá phân loại HS đầu cấp Tiểu học theo hướng phát triển toàn diện.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sĩ.

 

18.

Xây dựng và triển khai mô hình hoạt động tư vấn học đường trong nhà trường phổ thông.

- Làm rõ được thực trạng nhu cầu tư vấn học đường trong nhà trường cho học sinh phổ thông và thực trạng đáp ứng nhu cầu này.

- Xác định các yếu tố tác động tới thực trạng đáp ứng nhu cầu này, trên cơ sở đó xây dựng mô hình tư vấn học đường trong nhà trường phổ thông hiện nay.

- Thử nghiệm và hoàn thiện mô hình.

- Bản kiến nghị đề xuất mô hình tư vấn học đường trong nhà trường phổ thông.

- Báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm mô hình.

- 01 sách chuyên khảo về mô hình hoạt động tư vấn học đường trong nhà trường phổ thông.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sĩ.

 

19.

Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức lối sống cho sinh viên các trường chuyên nghiệp khu vực Tây Bắc.

Đề xuất được giải pháp thích hợp trong giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức, lối sống cho sinh viên các trường chuyên nghiệp khu vực Tây Bắc.

- Báo cáo thực trạng về giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống của sinh viên trong các trường chuyên nghiệp khu vực Tây Bắc (làm rõ các đặc điểm, khó khăn/thuận lợi đối với giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức lối sống cho sinh viên; mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức lối sống cho sinh viên).

- Bản kiến nghị đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cho sinh viên trong các trường chuyên nghiệp ở khu vực; các kết quả minh chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sĩ.

 

20.

Nghiên cứu xây dựng mô hình đào tạo tích hợp khoa học cơ bản và nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên ở các trường đại học sư phạm.

 - Xây dựng được luận cứ khoa học và thực tiễn về mô hình đào tạo tích hợp khoa học cơ bản và nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên ở các trường đại học sư phạm.

- Đề xuất được mô hình đào tạo tích hợp khoa học cơ bản và nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên ở các trường đại học sư phạm

- Báo cáo thực trạng về đào tạo khoa học cơ bản và nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên ở các trường ĐHSP Việt Nam.

- Bản kiến nghị đề xuất mô hình và các giải pháp triển khai mô hình đào tạo tích hợp khoa học cơ bản và nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên ở các trường đại học sư phạm.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sĩ.

 

21.

Phát triển năng lực hướng nghiệp cho đội ngũ giáo viên bộ môn ở trường trung học phổ thông

- Khảo sát được thực trạng năng lực định hướng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên bộ môn ở các trường trung học phổ thông.

- Đề xuất được các biện pháp phát triển năng lực hướng nghiệp cho đội ngũ giáo viên bộ môn ở các trường trung học phổ thông trên cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực hướng nghiệp qua môn học.

- Báo cáo thực trạng về năng lực hướng nghiệp qua môn học của đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông.

- Bản kiến nghị về biện pháp nâng cao năng lực hướng nghiệp cho đội ngũ giáo viên bộ môn ở trường trung học phổ thông.

- Xuất bản: 01 sách tham khảo.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sĩ.

 

22.

Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục của người dân khu vực Đồng bằng sông Hồng

- Đánh giá được thực trạng hiệu quả đầu tư cho giáo dục của cộng đồng dân cư khu vực đồng bằng Sông Hồng.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xã hội (đầu tư tư nhân) cho giáo dục ở khu vực Đồng bằng sông Hồng.

- Báo cáo thực trạng hiệu quả đầu tư cho giáo dục từ người dân tại khu vực đồng bằng sông Hồng (tiêu chí, quy trình, phương pháp và cách thức đánh giá).

- Bản kiến nghị đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xã hội (đầu tư tư nhân) cho giáo dục người khu vực Đồng bằng sông Hồng; các kết quả minh chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.

- 01 sách tham khảo về đầu tư cho giáo dục từ người dân.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sĩ.

 

23.

Các giải pháp hiệu quả phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong giáo dục học sinh theo mô hình trường học mới ở Việt Nam (VNEN)

- Làm rõ được thực trạng phối hợp của nhà trường, gia đình và cộng đồng trong giáo dục học sinh phổ thông theo mô hình trường học mới.

- Đề xuất các giải pháp hiệu quả phối hợp giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng trong giáo dục học sinh phổ thông.

- Báo cáo đánh giá thực trạng phối hợp của nhà trường, gia đình và cộng đồng trong giáo dục học sinh phổ thông theo mô hình trường học mới.

- Bản đề xuất giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong giáo dục học sinh phổ thông.

- 01 sách tham khảo.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sĩ.

 

24.

Giải pháp tăng cường giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông qua các tác phẩm văn học tiêu biểu

Đề xuất các giải pháp tăng cường giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông qua các tác phẩm văn học tiêu biểu của một số nước.

- 01 chuyên luận về tăng cường giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông qua các tác phẩm văn học tiêu biểu của một số nước.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sĩ.

 

25.

Nghiên cứu chỉ số phát triển tâm lý của học sinh tiểu học vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long

Xác định mức độ phát triển chú ý, trí nhớ và tư duy của học sinh tiểu học trong mối liên hệ với điều kiện Day-Học và môi trường sống ở nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long.

- Sách tham khảo về các công cụ đánh giá chỉ số tâm lý liên quan của HS tiểu học.

- Hệ thống bài tập môn học nhằm phát triển chú ý, trí nhớ và tư duy cho học sinh Tiểu học vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học nước ngoài, 02 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo tối thiểu 01 thạc sĩ.

 

26.

Phát triển chương trình giáo dục ở các trung tâm giáo dục thường xuyên đáp ứng nhu cầu người học

Đề xuất được định hướng phát triển chương trình và sách giáo khoa giáo dục thường xuyên sau năm 2015.

- Báo cáo tổng hợp về hệ thống những định hướng phát triển chương trình và sách giáo khoa Giáo dục thường xuyên sau năm 2015.

- Công bố (tối thiểu): 02 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sĩ.

 

27.

Nghiên cứu việc dạy học trong môi trường đa văn hóa ở vùng dân tộc miền núi phía Bắc

Đề xuất được nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học trong môi trường đa văn hóa cho đội ngũ giáo viên dạy học ở vùng dân tộc miền núi phía Bắc.

- Sách chuyên khảo về năng lực dạy học trong môi trường đa văn hóa cho giáo viên ở vùng dân tộc miền núi phía Bắc.

- Công bố (tối thiểu): 02 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sĩ.

 

(Danh mục có 27 đề tài)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1827/QĐ-BGDĐT năm 2014 phê duyệt danh mục đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ để đưa ra tuyển chọn thực hiện năm 2015 (đợt 2) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

  • Số hiệu: 1827/QĐ-BGDĐT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/05/2014
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Người ký: Trần Quang Quý
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản