Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1810/QĐ-UBND | Bình Phước, ngày 12 tháng 9 năm 2012 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 451/QĐ-UBND ngày 09/3/2012 của UBND tỉnh kiện toàn Ban chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc phong trào "Toàn dân đoàn kết xây đựng đời sống văn hóa";
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1109/TTr-SVHTTDL ngày 27/7/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
| KT. CHỦ TỊCH |
HOẠT ĐỘNG BAN CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1810/QĐ-UBND ngày 12/9/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Điều 1. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo:
1. Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Bình Phước có chức năng giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh;
2. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ:
a) Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
b) Tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng tích cực tham gia phong trào;
c) Tổ chức kiểm tra, đôn đốc và đánh giá phong trào, định kỳ sơ kết, tổng kết báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo Trung ương.
d) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho các đối tượng tham gia thực hiện phong trào.
Điều 2. Quan hệ của Ban Chỉ đạo với các ngành và các địa phương
1. Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, có sự phân công, phân nhiệm theo lĩnh vực ngành;
2. Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn nghiệp vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương;
3. Quan hệ giữa Ban Chỉ đạo tỉnh với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và chính quyền các huyện, thị xã là mối quan hệ phối hợp chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ;
4. Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đối với Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh.
Điều 3. Nhiệm vụ của các thành viên trong Ban Chỉ đạo
1. Trưởng ban: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo; Điều hành toàn bộ các hoạt động của Ban Chỉ đạo, giữ mối quan hệ với Ban Chỉ đạo Trung ương; Chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo.
2. Phó Trưởng ban thường trực: Có nhiệm vụ điều hành cơ quan thường trực và Tổ chuyên viên giúp việc của Ban Chỉ đạo. Giúp Trưởng Ban chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch phong trào theo từng giai đoạn đã được tập thể Ban Chỉ đạo thông qua. Hướng dẫn nghiệp vụ đối với Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã và các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh. Thay mặt Trưởng Ban Chỉ đạo để điều hành một số công việc khi được Trưởng Ban Chỉ đạo phân công hoặc ủy quyền;
3. Phó Trưởng ban: kiêm Trưởng Ban vận động cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”: Có nhiệm vụ giúp Trưởng Ban Chỉ đạo phong trào trong các tổ chức Đảng, đoàn thể và các tổ chức xã hội, trực tiếp chỉ đạo cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và phụ trách lĩnh vực của ngành, đơn vị theo phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
4. Phó Trưởng ban: kiêm Trưởng Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp”: Có nhiệm vụ giúp Trưởng Ban Chỉ đạo phong trào trong các sở, ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang của tỉnh và các huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp” và phụ trách lĩnh vực của ngành, đơn vị theo phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
5. Phó Trưởng ban: kiêm Trưởng Ban vận động “Xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”: Có nhiệm vụ giúp Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng phong trào ở các huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn thực hiện phong trào “Xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thực hiện phong trào xây dựng “văn hóa nông thôn” và phụ trách lĩnh vực của ngành, đơn vị theo sự phân công.
6. Phó Trưởng ban: (Giám đốc Sở Tư pháp): Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo phong trào ở các huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn, thôn, ấp, sóc thực hiện việc xây dựng “Hương ước, Quy ước” trong cộng đồng dân cư và phụ trách lĩnh vực của ngành, đơn vị theo phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
7. Các thành viên Ban Chỉ đạo và các Ban vận động: Là đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, có trách nhiệm tham mưu cho Ban Chỉ đạo tỉnh tổ chức, xây dựng kế hoạch và triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với các chương trình, các cuộc vận động, phong trào thuộc lĩnh vực của sở, ban, ngành, đoàn thể; chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo tỉnh và thực hiện những nhiệm vụ do Trưởng Ban Chỉ đạo phân công. Đồng thời làm nhiệm vụ triển khai chỉ đạo thực hiện các nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong hệ thống của ngành mình.
Điều 4. Phân công phụ trách theo lĩnh vực ngành như sau:
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo) có trách nhiệm giúp Trưởng ban Chỉ đạo: Dự thảo chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo; lập báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo; phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể đề xuất các hình thức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích hoạt động của phong trào; tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng phong trào; chủ trì tham mưu tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết theo từng nội dung và toàn bộ phong trào; hướng dẫn nghiệp vụ đối với Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; xây dựng kế hoạch, kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên viên; chủ trì phong trào xây dựng Gia đình văn hóa, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”;
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo phong trào xây dựng gia đình văn hóa và khu dân cư văn hóa. Chủ trì cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”;
3. Liên đoàn Lao động tỉnh chủ trì Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp”;
4. Sở Xây dựng chủ trì Ban vận động “Xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”;
5. Công an tỉnh chủ trì thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa trong lực lượng Công an tỉnh;
6. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và các đơn vị lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tỉnh chủ trì triển khai thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa trong lực lượng vũ trang tỉnh;
7. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì triển khai thực hiện phong trào xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa, trường học thân thiện, học sinh tích cực;
8. Sở Y tế chủ trì triển khai thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa sức khỏe, Làng văn hóa sức khỏe, cơ quan văn hóa trong ngành Y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Điều 5: Phân công các ngành thành viên phụ trách địa bàn các huyện, thị xã
1. Ông Nguyễn Tri Kiệm - PCT UBMTTQVN tỉnh: Phụ trách chỉ đạo phong trào huyện Chơn Thành;
2. Ông Vũ Đức Sơn - PGĐ Sở Nội vụ: Phụ trách chỉ đạo phong trào huyện Bù Đăng;
3. Ông Trương Văn Phẩm - Phó GĐ Sở Tài chính: Phụ trách chỉ đạo phong trào huyện Hớn Quản;
4. Ông Lê Văn Quang - Phó GĐ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Phụ trách chỉ đạo phong trào huyện Đồng Phú;
5. Ông Nguyễn Phi Hùng - CHT BCHQS tỉnh: Phụ trách chỉ đạo phong trào thị xã Phước Long;
6. Ông Hoàng Văn Huệ - Giám đốc Công an tỉnh: Phụ trách chỉ đạo phong trào huyện Bù Gia Mập;
7. Ông Nguyễn Văn Tư - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Phụ trách chỉ đạo phong trào huyện Lộc Ninh và chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh có liên quan đến phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên các phương tiện thông tin đại chúng, thường xuyên nêu gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến trong việc thực hiện phong trào;
8. Ông Phan Văn Đon - Phó GĐ Sở NN&PTNT: Phụ trách chỉ đạo phong trào thị xã Bình Long;
9. Ông Nguyễn Hoàng Hùng - Giám đốc Sở Xây dựng: Phụ trách chỉ đạo phong trào thị xã Đồng Xoài;
10. Ông Huỳnh Hữu Thiết - Phó Trưởng Ban VHXH - HĐND tỉnh: Phụ trách chỉ đạo phong trào huyện Bù Đốp;
11. Ngoài nhiệm vụ phụ trách địa bàn, các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các phong trào, các cuộc vận động trong hệ thống của tổ chức, ngành mình.
Điều 6. Nhiệm vụ của Tổ chuyên viên giúp việc
Có trách nhiệm giúp Ban Chỉ đạo, cơ quan Thường trực và các Ban Vận động xây dựng các dự thảo, các văn bản, kế hoạch, hướng dẫn, tổng hợp báo cáo kết quả phong trào 6 tháng và tổng kết năm, chuẩn bị nội dung các Hội nghị của Ban Chỉ đạo theo định kỳ 6 tháng và hàng năm.
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA BAN CHỈ ĐẠO TỈNH
1. Văn phòng của Ban Chỉ đạo: Đặt tại cơ quan Thường trực là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
2. Trưởng Ban Chỉ đạo phong trào sử dụng con dấu của UBND tỉnh; Phó Trưởng ban thường trực sử dụng con dấu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trưởng các Ban vận động cuộc vận động sử dụng con dấu của đơn vị mình để giao dịch.
3. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo hàng năm: Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên viên phong trào qua cơ quan Thường trực là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong dự toán kinh phí hoạt động hàng năm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổ chức Hội nghị, kiểm tra, giám sát, phục vụ công tác chỉ đạo của Ban Chỉ đạo tỉnh.
1. Ban Chỉ đạo tỉnh định kỳ họp 01 năm hai lần; 6 tháng đầu năm và cuối năm (không kể hội nghị đột xuất); các Ban vận động định kỳ họp 3 tháng/lần để kiểm điểm, đánh giá các mặt hoạt động phong trào và xây dựng chương trình, công tác thời gian tiếp theo;
2. Tổ chức Hội nghị biểu dương các lĩnh vực phong trào và Hội nghị tổng kết định kỳ thực hiện theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương và Kế hoạch của Ban Chỉ đạo tỉnh.
Điều 9. Chế độ thông tin báo cáo
Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Tổ chuyên viên giúp việc tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động toàn bộ phong trào theo định kỳ 6 tháng và hàng năm; xây dựng dự thảo chương trình kế hoạch cho những năm tiếp theo trình UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo Trung ương.
- Báo cáo 6 tháng: Các đơn vị gửi về cơ quan thường trực vào ngày 15/6, cơ quan thường trực tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo vào ngày 25/6.
- Báo cáo năm: Các sở, ngành, địa phương và thành viên Ban Chỉ đạo báo cáo về cơ quan thường trực vào ngày 15/12 và cơ quan thường trực tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Trung ương vào ngày 25/12.
1. Quy chế này được các thành viên Ban Chỉ đạo nhất trí thông qua và có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, Ban Chỉ đạo họp thống nhất, bổ sung điều chỉnh cho phù hợp. Trưởng Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.
2. Ban vận động cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp”; Ban vận động “Xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” và Ban Chỉ đạo phong trào các huyện, thị xã căn cứ Quy chế này ban hành quy chế hoạt động của đơn vị mình cho phù hợp./.
- 1Quyết định 1812/QĐ-UBND năm 2009 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" thành phố Cần Thơ
- 2Quyết định 2236/2006/QĐ-UBND về Quy chế công nhận danh hiệu trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Bến Tre” giai đoạn 2006-2010
- 3Chỉ thị 02/2013/CT-UBND tiếp tục đẩy mạnh thực hiện và nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 4Quyết định 560/QĐ-UBND năm 2013 về kiện toàn Ban Chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Hà Nam
- 5Quyết định 2282/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tỉnh Bình Phước
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 1812/QĐ-UBND năm 2009 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" thành phố Cần Thơ
- 3Quyết định 451/QĐ-UBND năm 2012 kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 4Quyết định 2236/2006/QĐ-UBND về Quy chế công nhận danh hiệu trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Bến Tre” giai đoạn 2006-2010
- 5Chỉ thị 02/2013/CT-UBND tiếp tục đẩy mạnh thực hiện và nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 6Quyết định 560/QĐ-UBND năm 2013 về kiện toàn Ban Chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Hà Nam
Quyết định 1810/QĐ-UBND năm 2012 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Bình Phước
- Số hiệu: 1810/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/09/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Nguyễn Huy Phong
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra