Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/2022/QĐ-UBND

Sóc Trăng, ngày 29 tháng 8 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VĨNH CHÂU CHO SẢN PHẨM HÀNH TÍM VÀ ARTEMIA CỦA TỈNH SÓC TRĂNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu cho sản phẩm hành tím và Art emia của tỉnh Sóc Trăng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 09 tháng 9 năm 2022. Quyết định số 3454/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Vĩnh Châu ” cho sản phẩm hành tím của tỉnh Sóc Trăng và Quyết định số 1564/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Vĩnh Châu” cho sản phẩm Artemia của tỉnh Sóc Trăng hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Cục KTVB QPPL (Bộ Tư pháp);
- Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN);
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh, Đoàn thể tỉnh;
- Văn phòng ĐĐBQH v à HĐND tỉnh;
- Báo Sóc Trăng, Đài PTTH Sóc Trăng;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Các Ban Đảng thuộc Tỉnh ủy;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- HTĐT: sotp@soctrang.gov.vn;
- Lưu: VT, VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Thị Diễm Ngọc

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VĨNH CHÂU CHO SẢN PHẨM HÀNH TÍM VÀ ARTEMIA CỦA TỈNH SÓC TRĂNG
(Kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-UBND ngày 29tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về việc quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu cho sản phẩm hành tím và Artemia của tỉnh Sóc Trăng đã được Nhà nước bảo hộ (sau đây gọi là chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu); quy định về kiểm soát chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu và các hoạt động khác có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài, các chủ thể khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) có các hoạt động liên quan đến việc quản lý , sử dụng và kiểm soát chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu cho sản phẩm hành tím và Artemia của tỉnh Sóc Trăng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. Chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu cho sản phẩm hành tím và Artemia của tỉnh Sóc Trăng: Là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm hành tím và Artemia có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý của thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng và có danh tiếng, chất lượng đặc thù do điều kiện tự nhiên và kinh nghiệm sản xuất của người dân quyết định, được quy định tại Điều 1 của Quyết định số 2665/QĐ-SHTT ngày 28 tháng 5 năm 2019 và Quyết định số 4655/QĐ-SHTT ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là Quyết định số 2665/QĐ-SHTT và Quyết định số 4655/QĐ-SHTT).

2. Khu vực địa lý được bảo hộ

a) Đối với sản phẩm hành tím gồm 07 xã, phường thuộc thị xã Vĩnh Châu , tỉnh Sóc Trăng: Phường 1, Phường 2, phường Vĩnh Phước, xã Lai Hòa , xã Lạc Hòa, xã Vĩnh Tân và xã Vĩnh Hải.

b) Đối với sản phẩm Artemia gồm 03 xã, phường thuộc thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng: xã Vĩnh Tân, xã Lai Hòa và phường Vĩnh Phước.

3. Logo chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu cho sản phẩm hành tím và Artemia của tỉnh Sóc Trăng: Là hình ảnh, biểu tượng chỉ dẫn địa lý của sản phẩm hành tím và Artemia Vĩnh Châu, được quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II kèm theo Quy định này, dùng trên sản phẩm hành tím và Artemia đáp ứng được các điều kiện về chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu.

4. Kế hoạch kiểm soát chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu: Là nội dung chi tiết về các yếu tố kiểm soát, công cụ kiểm soát, quy trình kiểm soát , phân định vai trò kiểm soát giữa cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý, các tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý trên các sản phẩm.

Điều 4. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu

1. Sản phẩm hành tím mang chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu là củ hành tím tươi. Sản phẩm có tính chất, chất lượng đặc thù được bảo hộ theo quy định tại Điều 1 , Quyết định số 2665/QĐ-SHTT, chi tiết tại Phụ lục V kèm theo Quy định này.

2. Sản phẩm Artemia mang chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu bao gồm: Trứng bào xác Artemia và sinh khối Artemia (gồm 2 loại: sinh khối Artemia đông lạnh và sinh khối Artemia khô). Sản phẩm có tính chất, chất lượng đặc thù được bảo hộ theo quy định tại Điều 1 của Quyết định số 4655/QĐ-SHTT, chi tiết tại Phụ lục VI kèm theo Quy định này.

Điều 5. Điều kiện để sản phẩm được mang chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu

1. Là các sản phẩm hành tím đáp ứng được các yêu cầu về đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý quy định tại khoản 1, Điều 4 của Quy định này và đáp ứng các điều kiện sau:

a) Sản phẩm được sản xuất, kinh doanh bởi các tổ chức, cá nhân đã được cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hành tím Vĩnh Châu.

b) Sản phẩm được sản xuất trong khu vực chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

c) Sản phẩm được kiểm soát theo quy định trong quá trình sản xuất và có khả năng truy xuất về nguồn gốc.

d) Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh hành tím ngoài khu vực địa lý được bảo hộ phải có hồ sơ chứng minh, đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm được sản xuất trên địa bàn Phường 1, Phường 2, phường Vĩnh Phước, xã Lai Hòa, xã Lạc Hòa, xã Vĩnh Tân và xã Vĩnh Hải thuộc thị xã Vĩnh Châu , tỉnh Sóc Trăng.

2. Là các sản phẩm Artemia đáp ứng được các yêu cầu về đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý quy định tại khoản 2, Điều 4 của Quy định này và đáp ứng các điều kiện sau:

a) Sản phẩm được sản xuất, chế biến bởi các tổ chức, cá nhân đã được cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Artemia Vĩnh Châu.

b) Sản phẩm được sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng gói và bảo quản trong khu vực chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

c) Đối với các cơ sở chế biến, đóng gói và bảo quản ngoài khu vực địa lý được bảo hộ phải có hồ sơ chứng minh, đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm được sản xuất trên địa bàn xã Vĩnh Tân, xã Lai Hòa và phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

d) Sản phẩm trứng bào xác Artemia, sinh khối Artemia (sinh khối Artemia đông lạnh, sinh khối Artemia khô) được kiểm soát theo quy định và có khả năng truy xuất nguồn gốc.

Chương II

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VĨNH CHÂU

Điều 6. Quản lý chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu

1. Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng là cơ quan có thẩm quyền quản lý chỉ dẫn địa lý, được quy định tại Điều 19 của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp ; khoản 2, Điều 1 của Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp .

2. Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng có quyền của chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu và quyền để bảo vệ quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu theo Điều 123 và Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ.

3. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng là cơ quan được Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ủy quyền quản lý chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu cho sản phẩm hành tím và Artemia của tỉnh Sóc Trăng.

Điều 7. Điều kiện được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu

1. Tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hành tím Vĩnh Châu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

a) Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với ngành nghề phù hợp và được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh theo quy định hiện hành.

b) Tự nguyện đăng ký sử dụng chỉ dẫn địa lý hành tím Vĩnh Châu với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng.

c) Có hoạt động sản xuất, kinh doanh hành tím Vĩnh Châu đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 5 của Quy định này.

d) Cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý, sử dụng và kiểm soát chỉ dẫn địa lý hành tím Vĩnh Châu.

2. Tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Artemia Vĩnh Châu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

a) Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật (nếu là tổ chức).

b) Đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với ngành nghề phù hợp và được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh theo quy định của Luật Thủy sản.

c) Tự nguyện đăng ký sử dụng chỉ dẫn địa lý Artemia Vĩnh Châu với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng.

d) Có hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Artemia Vĩnh Châu được bảo hộ (trứng bào xác Artemia, sinh khối Artemia đông lạnh và sinh khối Artemia khô) đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 2, Điều 5 của Quy định này.

đ) Cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Artemia Vĩnh Châu.

3. Tổ chức, cá nhân không được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hành tím Vĩnh Châu khi thuộc một trong các trường hợp :

a) Không đáp ứng một trong những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Vi phạm pháp luật hoặc đang trong quá trình điều tra về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

c) Đang trong quá trình bị các cơ quan giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và các hành vi khác liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hành tím.

4. Tổ chức, cá nhân không được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Artemia Vĩnh Châu khi thuộc một trong các trường hợp :

a) Không đáp ứng một trong những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều này.

b) Vi phạm pháp luật hoặc đang trong quá trình điều tra về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

c) Đang trong quá trình bị các cơ quan giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường và các hành vi khác liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh Artemia.

Điều 8. Trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu

1. Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức trao quyền, sửa đổi, cấp lại và thu hồi quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu cho các tổ chức, cá nhân.

2. Việc trao quyền, sửa đổi, cấp lại và thu hồi quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý được thể hiện bằng văn bản. Văn bản trao quyền đảm bảo các nội dung cơ bản như sau:

5 a) Tên chỉ dẫn địa lý.

b) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

c) Tên tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý .

d) Địa chỉ tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

đ) Khu vực sản xuất, kinh doanh sản phẩm.

e) Diện tích sản xuất, sản lượng dự kiến bình quân hàng năm.

g) Thông tin về sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý: Các đặc tính theo Quyết định số 2665/QĐ-SHTT, chi tiết tại Phụ lục V; Quyết định số 4655/QĐ-SH TT, chi tiết tại Phụ lục VI kèm theo Quy định này.

h) Hiệu lực và thời gian sử dụng chỉ dẫn địa lý.

3. Kiểm tra đề nghị đăng ký sử dụng chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu

a) Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân thị xã Vĩnh Châu tổ chức kiểm tra tính xác thực của đề nghị đăng ký sử dụng chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu, điều kiện sử dụng chỉ dẫn địa lý hành tím Vĩnh Châu và Artemia Vĩnh Châu của các tổ chức, cá nhân, làm cơ sở đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu.

b) Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm xem xét trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu trên cơ sở kết quả kiểm tra và đề nghị của Ủy ban nhân dân thị xã Vĩnh Châu.

4. Sở Khoa học và Công nghệ, các sở, ban ngành liên quan , Ủy ban nhân dân thị xã Vĩnh Châu thống nhất việc phối hợp trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hành tím Vĩnh Châu và Artemia Vĩnh Châu trên cơ sở đảm bảo chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu.

Điều 9. Sử dụng dấu hiệu chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu

1. Các tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu thì được phép sử dụng dấu hiệu Vĩnh Châu, logo chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu đồng thời với tên, logo riêng của tổ chức, cá nhân trên nhãn hàng hóa, bao bì, phương tiện quảng bá, các giấy tờ giao dịch thương mại.

2. Sử dụng dấu hiệu chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu được sử dụng như sau:

a) Logo chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu phải được đặt trên nhãn hàng hóa của sản phẩm, đặt trên mặt trước của nhãn và có kích thước không nhỏ hơn kích thước logo riêng của tổ chức và cá nhân.

b) Sử dụng logo chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu theo đúng quy định về hình ảnh, font chữ (hình dáng chữ), màu chữ và màu nền.

c) Được phép phóng to, thu nhỏ phù hợp với bao bì đóng gói nhưng không được thay đổi bố cục, màu sắc, tỷ lệ hoặc bất kỳ dấu hiệu nào trên logo được quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II kèm theo Quy định này.

d) Sử dụng dấu hiệu Vĩnh Châu trên nhãn hàng hóa, phải được đặt ở vị trí trang trọng, dễ nhận biết và có kích thước phù hợp để người tiêu dùng có thể đọc được.

3. Tuân thủ các quy định về ghi nhãn hàng hóa theo các quy định hiện hành.

Điều 10. Sửa đổi, cấp lại và thu hồi quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý

1. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý tiến hành điều chỉnh, bổ sung khi có thay đổi một số thông tin (tên, địa chỉ, nhãn hàng hóa, sản phẩm sử dụng, diện tích, sản lượng,… đăng ký sử dụng) hoặc cấp lại (trường hợp bị mất, bị hư hỏng) văn bản trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu.

2. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hành tím Vĩnh Châu sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Không tuân thủ quy trình kỹ thuật sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng gói chỉ dẫn địa lý.

b) Sản phẩm của tổ chức, cá nhân không đáp ứng điều kiện chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ.

c) Sản phẩm không được tuân thủ các quy định về kiểm soát chỉ dẫn địa lý.

d) Sử dụng dấu hiệu chỉ dẫn địa lý không đúng quy định tại Điều 9 của Quy định này.

đ) Tổ chức, cá nhân đã được trao quyền nhưng không sử dụng chỉ dẫn địa lý liên tục từ 02 năm trở lên.

e) Chuyển giao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân khác.

g) Tổ chức có tư cách pháp nhân bị giải thể hoặc phá sản.

h) Tổ chức, cá nhân tự nguyện chấm dứt việc sử dụng chỉ dẫn địa lý .

i) Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực p hẩm và các hành vi nghiêm trọng khác có liên quan.

3. Căn cứ để tiến hành thu hồi quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý

a) Văn bản đề nghị của cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sử dụng chỉ dẫn địa lý.

b) Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân thị xã Vĩnh Châu, cơ quan quản lý chuyên ngành của tỉnh.

c) Biên bản xác định việc vi phạm điều kiện sản xuất do cơ quan quản lý có thẩm quyền lập hoặc các chứng cứ do cơ quan kiểm tra, giám sát cung cấp .

Chương III

KIỂM SOÁT CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VĨNH CHÂU

Điều 11. Quy định chung về kiểm soát chỉ dẫn địa lý

1. Hoạt động kiểm soát chỉ dẫn địa lý trong Quy định này là các quy định chuyên biệt theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, nhằm ngăn ngừa, phát hiện xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo quy định tại khoản 3, Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ; không bao gồm các hoạt động kiểm tra chuyên đề của các ngành, lĩnh vực liên quan như: điều kiện kinh doanh, an toàn thực phẩm, quản lý thị trường, hợp chuẩn, hợp quy.

2. Kiểm soát chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu: Là hệ thống các nội dung nghiệp vụ, các bước quản lý, kiểm tra các hoạt động sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng gói và sử dụng dấu hiệu chỉ dẫn địa lý trong thương mại sản phẩm nhằm đảm bảo các đặc tính đã được bảo hộ của chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu.

3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng hệ thống tự kiểm soát, thực hiện các biện pháp tự kiểm soát đối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; áp dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật nhằm duy trì chất lượng nguồn giống, chất lượng sản phẩm, đảm bảo các tính chất, chất lượng đặc thù đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

4. Nội dung kiểm soát chỉ dẫn địa lý.

a) Kiểm soát sự tuân thủ các quy định về sản xuất, sơ chế, đóng gói.

b) Kiểm soát nguồn gốc sản phẩm.

c) Kiểm soát sử dụng dấu hiệu chỉ dẫn địa lý.

d) Kiểm soát chất lượng sản phẩm cuối cùng mang chỉ dẫn địa lý trong hoạt động thương mại và các nội dung khác có liên quan.

Điều 12. Nguyên tắc về kiểm soát chỉ dẫn địa lý

1. Đảm bảo các sản phẩm ra thị trường đáp ứng về nguồn gốc, chất lượng theo các đặc tính chất lượng đặc thù đã được nhà nước bảo hộ.

2. Nguyên tắc đồng thuận: Kế hoạch kiểm soát chỉ dẫn địa lý là sự đồng thuận giữa cơ quan kiểm soát và các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng trên cơ sở tuân thủ hồ sơ đăng ký bảo hộ, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng gói và thương mại của tổ chức sản xuất, kinh doanh đồng thời phải đảm bảo duy trì đặc tính, đặc thù của sản phẩm.

3. Nguyên tắc công khai minh bạch: Tất cả các hoạt động kiểm soát phải được thực hiện công khai, đúng quy trình được quy định, kết quả kiểm tra phải được công khai, minh bạch.

4. Nguyên tắc khả thi: Tổ chức các hoạt động kiểm soát phù hợp với điều kiện sản xuất, chế biến của tổ chức, cá nhân. Đảm bảo không làm sai lệch chất lượng đặc thù và nguồn gốc của sản phẩm.

5. Nguyên tắc độc lập : Các hoạt động kiểm soát do tổ chức, cá nhân tự kiểm soát, kiểm soát của cơ quan quản lý phải đảm bảo độc lập và khách quan.

Điều 13. Hệ thống kiểm soát chỉ dẫn địa lý

Hệ thống kiểm soát chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu được tổ chức như sau:

1. Kiểm soát của cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý:

a) Là hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước nhằm đảm bảo uy tín, chất lượng và nguồn gốc sản phẩm của các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

b) Sở Khoa học và Công nghiệp phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân thị xã Vĩnh Châu hướng dẫn nội dung, các bước thực hiện hoạt động kiểm soát đối với chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu.

c) Hoạt động kiểm soát được thực hiện theo kế hoạch kiểm soát chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu được Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng thống nhất. Hình thức kiểm soát được thực hiện thông qua Tổ kiểm soát.

d) Kế hoạch kiểm soát đảm bảo thực hiện các quy định về yếu tố kiểm soát đối với chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu tại Phụ lục III và Phụ lục IV kèm theo Quy định này.

đ) Tổ kiểm soát do Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập để thực hiện kế hoạch kiểm soát. Thành viên tổ kiểm soát bao gồm: Công chức của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương; Phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu, các Hợp tác xã; các chuyên gia, đại diện các tổ chức, cá nhân khác có liên quan theo đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ (khi cần thiết).

2. Kiểm soát của tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý: Là hoạt động tự kiểm soát, giám sát, theo dõi về hoạt động sử dụng chỉ dẫn địa lý của các cá nhân, tổ chức được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu theo Quy chế kiểm soát chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý bắt buộc phải tổ chức kiểm soát cơ sở, bao gồm những yêu cầu chính:

a) Tổ chức theo dõi, ghi chép toàn bộ hoạt động trong sản xuất, chế biến và chất lượng sản phẩm cuối cùng.

b) Theo dõi việc sử dụng dấu hiệu sản phẩm trên nhãn hàng hóa theo đúng quy định.

c) Kiểm soát, đánh giá cảm quan, phân tích chất lượng sản phẩm khi phát hiện dấu hiệu bất thường.

Chương IV

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VĨNH CHÂU

Điều 14. Sở Khoa học và Công nghệ

1. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng là đơn vị chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân thị xã Vĩnh Châu triển khai các hoạt động quản lý chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu theo quy định của pháp luật.

2. Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân thị xã Vĩnh Châu, các cơ quan có liên quan để xây dựng, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng sửa đổi, bổ sung các quy định quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu; lập hồ sơ sửa đổi, bổ sung văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu (khi cần thiết).

3. Chủ trì tổ chức hướng dẫn, thực hiện các hoạt động quản lý, trao quyền, sửa đổi, cấp lại và thu hồi quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu.

4. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện cá c chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu.

5. Hướng dẫn nghiệp vụ về sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu theo quy định của pháp luật.

6. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho công chức, viên chức tham gia công tác quản lý chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu.

7. Kiểm tra, thanh tra việc sử dụng chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu đối với các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng.

8. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm đã được bảo hộ, thực hiện các quy định quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu.

9. Quản lý và tổ chức cung cấp thông tin về chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu nhằm minh bạch hóa thông tin và đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, uy tín của chỉ dẫn địa lý.

10. Xử lý các hành vi vi phạm các quy định về sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật.

11. Khiếu nại, bảo vệ sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu không bị lạm dụng và sử dụng trái phép trên thị trường.

12. Phối hợp hoặc chủ trì cùng với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân thị xã Vĩnh Châu và các cơ quan, tổ chức liên quan để tổ chức các hoạt động quảng bá, giới thiệu đối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

Điều 15. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân thị xã Vĩnh Châu quản lý khu vực sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu đã được bảo hộ.

2. Chỉ đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc thanh tra, kiểm tra , hướng dẫn chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu.

3. Tạo điều kiện và cử công chức tham gia hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành liên quan đến sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu khi có đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ.

4. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm quy hoạch vùng sản xuất, quản lý nguồn giống, quy trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, đóng gói sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu.

Điều 16. Sở Công Thương

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để tổ chức các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu.

2. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu ra thị trường trong nước và quốc tế.

3. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành liên quan đến chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu.

Điều 17. Ủy ban nhân dân thị xã Vĩnh Châu

1. Quản lý vùng sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm đảm bảo quy định trong sản xuất, sơ chế, sử dụng chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu và thực hiện điểm a, khoản 3, Điều 8 của Quy định này.

2. Chủ động trong công tác tuyên truyền các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu về sản xuất, quản lý giống, quy trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, đóng gói sản phẩm đã được bảo hộ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để duy trì và phát triển chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu.

3. Phối hợp kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng gói và sử dụng chỉ dẫn địa lý, xử lý vi phạm đối với chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu trên thị trường.

Điều 18. Các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

1. Phối hợp tuyên truyền cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý; các tổ chức, cá nhân có liên quan về các thông tin liên quan đến chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu.

2. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân thị xã Vĩnh Châu, các tổ chức, cá nhân liên quan phát hiện, xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu trên thị trường.

3. Tham gia phối hợp quản lý đối với chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 19. Kinh phí hoạt động quản lý và kiểm soát chỉ dẫn địa lý

1. Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ giao cho Sở Khoa học và Công nghệ trong dự toán hàng năm và nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có) để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 14 của Quy định này

2. Nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong dự toán hàng năm và nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có) để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 15 của Quy định này.

3. Nguồn kinh phí sự nghiệp giao cho Sở Công Thương trong dự toán hàng năm và nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có) để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 16 của Quy định này.

4. Ngân sách thị xã Vĩnh Châu và nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có) để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 17 của Quy định này.

5. Các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ kinh phí sử dụng chỉ dẫn địa lý (bao gồm: in tem, nhãn hàng hóa, thông tin, phổ biến kỹ thuật, giới thiệu, quảng bá , tham gia xúc tiến thương mại,…) theo kế hoạch hằng năm hoặc các chương trình, dự án của trung ương và địa phương hỗ trợ do các sở, ban ngành, địa phương đề xuất và được phê duyệt theo quy định.

6. Việc sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cho các hoạt động quản lý, kiểm soát, hỗ trợ chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu phải được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 20. Các tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu

1. Các tổ chức, cá nhân được thực hiện quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 7, Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và ngăn cấm việc người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu được bảo hộ quy định tại khoản 1, Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và các quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Quyền lợi của tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý.

a) Tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm liên quan đến chỉ dẫn địa lý.

b) Khai thác, sử dụng và thụ hưởng các lợi ích phát sinh từ chỉ dẫn địa lý.

c) Được tham gia các chương trình quảng bá, phát triển chỉ dẫn địa lý trên các phương tiện truyền thông.

d) Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tuân thủ về sử dụng chỉ dẫn địa lý

a) Phải sử dụng đúng và chính xác về chỉ dẫn địa lý. Chỉ sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các loại sản phẩm đáp ứng quy định nêu tại Điều 4, Điều 5 của Quy định này và các quy định liên quan.

b) Nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng, hình thức sử dụng có hoặc không có chỉ dẫn địa lý làm sai lệch nhận thức hoặc gây ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của chỉ dẫn địa lý. Mọi hình thức đưa thông tin sai lệch về chỉ dẫn địa lý hoặc lạm dụng chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

c) Tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý khi không còn nhu cầu sử dụng chỉ dẫn địa lý phải thông báo đến cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý để thu hồi quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

d) Thực hiện đầy đủ Quy định này và các quy định có liên quan nhằm duy trì, bảo vệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển giá trị tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý.

đ) Hằng năm báo cáo tình hình sử dụng chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu đến Sở Khoa học và Công nghệ theo quy định.

e) Dành kinh phí của tổ chức, cá nhân cho việc sử dụng chỉ dẫn địa lý.

Điều 21. Hành vi xâm phạm, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý

1. Hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được quy định tại khoản 3, Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

2. Việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu được thực hiện theo quy định hiện hành.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 22. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các văn bản trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu cho sản phẩm hành tím và Artemia cho tổ chức, cá nhân trước ngày Quy định này có hiệu lực thi hành vẫn còn giá trị pháp lý đến hết thời hạn đã trao quyền.

2. Đối với các đề nghị trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu cho sản phẩm hành tím và Artemia cho tổ chức, cá nhân đang trong thời gian xem xét nhưng chưa có văn bản trao quyền, đến ngày Quy định này có hiệu lực thi hành thì hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo Quy định này.

Điều 23. Trách nhiệm thi hành

1. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Vĩnh Châu và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quy định này.

2. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Quy định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh đề nghị phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC I

CÁC DẤU HIỆU VĨNH CHÂU DÙNG CHO SẢN PHẨM HÀNH TÍM VĨNH CHÂU CỦA TỈNH SÓC TRĂNG
(Kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

CÁC DẤU HIỆU VĨNH CHÂU

VĨNH CHÂU

HÀNH TÍM VĨNH CHÂU

LOGO

MÀU SẮC

 

PHỤ LỤC II

QUY ĐỊNH SỬ DỤNG LOGO CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ARTEMIA VĨNH CHÂU
(Kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

Logo chỉ dẫn địa lý Artemia Vĩnh Châu phải được sử dụng trên bao bì, nhãn hàng hóa, các các phương tiện giao dịch, quảng bá,... theo đúng quy định sau:

1. Kích thước và tỷ lệ

- Logo được sử dụng, in ấn theo đúng kích thước và tỷ lệ ở hình dưới, không được thay đổi tỷ lệ, màu sắc, bố cục..., ngoại trừ việc thay đổi đơn thuần chỉ là phóng to, thu nhỏ để phù hợp với kích thước bao bì, phương tiện giao dịch, thương mại.

- Kích thước chiều cao tối thiểu của logo không được phép nhỏ hơn 20mm để đảm bảo cho logo luôn rõ ràng và có khả năng nhận diện

2. Font chữ, màu sắc:

 

PHỤ LỤC III

CÁC YẾU TỐ BẮT BUỘC KIỂM SOÁT TRONG KIỂM SOÁT CHỈ DẪN ĐỊA LÝ HÀNH TÍM VĨNH CHÂU
(Kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

STT

Nội dung kiểm soát

Yếu tố kiểm soát

Tự kiểm soát

Kiểm soát của cơ quan quản lý

1

Kỹ thuật trồng

Giống

x

x

Chăm sóc

x

x

Thu hoạch, bảo quản

x

x

2

Chất lượng sản phẩm

 

 

2.1

Cảm quan

Hình dáng

x

x

Màu sắc

x

x

Vỏ củ

x

x

Mùi

x

x

Vị

x

x

Đường kính củ hành

x

x

Số tép hành/ củ hành

x

x

Đường kính tép hành

x

x

Độ chặt củ hành (*)

 

x

2.2

Chất lượng

Hàm lượng đường tổng (*)

 

x

Hàm lượng các hợp chất lưu huỳnh tổng số (*)

 

x

Độ Brix (*)

 

x

Độ ẩm (*)

 

X

2.3

Sử dụng dấu hiệu chỉ dẫn địa lý

Các dấu hiệu “Vĩnh Châu”

x

x

Logo chỉ dẫn địa lý

x

x

Ghi chú: (*) Chỉ kiểm soát khi có dấu hiệu vi phạm/kiểm tra định kỳ của cơ quan kiểm soát (lấy mẫu phân tích).

 

PHỤ LỤC IV

QUY ĐỊNH VỀ CÁC YẾU TỐ KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ARTEMIA VĨNH CHÂU
(Kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

Các yếu tố được quy định như sau:

a) Dấu «x» là: Phải tổ chức kiểm soát.

b) Dấu (*) là: Chỉ kiểm soát khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có tranh chấp, khiếu nại.

STT

Yếu tố phải kiểm soát

Kiểm soát của tổ chức, cá nhân (tự kiểm soát)

Kiểm soát của cơ quan quản lý

1

Giống

 

 

-

Artemia Vĩnh Châu

x

x

-

Yêu cầu về ấp nở, thả giống

x

 

2

Điều kiện về khu vực địa lý

 

 

-

Vị trí sản xuất

x

x

-

Mùa vụ sản xuất

x

x

3

Quy trình chăm sóc

 

 

-

Quản lý độ mặn của ao nuôi

x

 

-

Quản lý thức ăn cho Artemia

x

 

-

Quản lý mực nước trong ao nuôi

x

 

-

Quản lý pH của nước trong ao nuôi

x

 

4

Quy trình thu hoạch

 

 

-

Dụng cụ thu hoạch

x

 

-

Thời gian thu hoạch

x

 

-

Bảo quản nước muối

x

(*)

5

Quy định về sơ chế, bảo quản

 

 

-

Kỹ thuật loại bỏ tạp chất

x

 

-

Yêu cầu kỹ thuật xử lý trứng bằng nước muối bão hòa

x

(*)

-

Yêu cầu về thời gian xử lý trứng bằng nước ngọt

x

(*)

6

Kỹ thuật chế biến

 

 

-

Công nghệ chế biến

x

 

-

Nguồn gốc nguyên liệu

x

x

-

Hình thức bao gói

x

x

7

Sử dụng nhãn hàng hóa

x

x

8

Chất lượng trứng

 

 

8.1

Trứng bào xác Artemia

 

 

-

Hình dáng, màu sắc trứng

x

x

-

Tỷ lệ tạp chất

x

 

-

Tỷ lệ nở

x

 

-

Độ ẩm

x

 

-

Kích thước trứng

(*)

(*)

-

Hàm lượng axit béo không no (mg/g)

(*)

(*)

8.2

Chất lượng sinh khối Artemia (đông lạnh, khô)

 

 

-

Protein (đạm)

 

(*)

-

Lipid

 

(*)

-

Tổng axít béo (mg/g)

 

(*)

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 18/2022/QĐ-UBND quy định quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Vĩnh Châu cho sản phẩm hành tím và Artemia của tỉnh Sóc Trăng

  • Số hiệu: 18/2022/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/08/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
  • Người ký: Huỳnh Thị Diễm Ngọc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 09/09/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản