Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2012/QĐ-UBND | Thủ Dầu Một, ngày 11 tháng 5 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số: 07/2010/NQ-HĐND7 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa VII kỳ họp thứ 16 ngày 16 tháng 4 năm 2010 về chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nằm trong các khu dân cư, đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số: 130/TTr- STNMT- CCBVMT ngày 18 tháng 4 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ ĐỂ XÉT HỖ TRỢ DI DỜI CHO CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NẰM TRONG CÁC KHU DÂN CƯ, ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số: 18/2012/QĐ-UBND ngày 11/5/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương )
Quy định này quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ để xem xét các chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất nằm trong các khu dân cư, đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương và buộc phải di dời theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường, kế hoạch và đầu tư, công nghiệp, xây dựng, tài chính và các cơ quan khác có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị, xã, phường, thị trấn.
2. Các cơ sở sản xuất hoạt động trước khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực, nằm trong các khu dân cư, đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương và buộc phải di dời theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ ĐỂ XÉT HỖ TRỢ CHO CÁC CƠ SỞ DI DỜI ĐẾN ĐỊA ĐIỂM MỚI
Điều 3. Điều kiện và thời điểm để được xem xét hỗ trợ cho việc di dời đến địa điểm mới:
1. Điều kiện để được xem xét hỗ trợ cho việc di dời: Các cơ sở sản xuất nêu tại khoản 2 Điều 2 của Quy định này thuộc đối tượng di dời đến địa điểm mới.
2. Thời điểm để được xem xét hỗ trợ cho việc di dời: Các cơ sở sản xuất nằm trong danh sách di dời theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh được xem xét hưởng các chính sách hỗ trợ cho việc di dời khi đã hoàn thành thủ tục, hồ sơ theo quy định và tiến hành khởi công xây dựng tại địa điểm mới.
Điều 4. Trình tự, thủ tục để xét chính sách hỗ trợ cho việc di dời đến địa điểm mới:
1. Cơ sở lập 03 bộ hồ sơ xin được hưởng chính sách hỗ trợ cho việc di dời đến địa điểm mới và được người đại diện pháp luật của cơ sở sản xuất trực tiếp nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trong trường hợp người đại diện pháp luật của cơ sở sản xuất không trực tiếp đến nộp hồ sơ thì phải có giấy ủy quyền hợp pháp cho nhân viên có trách nhiệm của cơ sở đến nộp hồ sơ.
2. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã liên quan kiểm tra, xác định các khoản hỗ trợ cho việc di dời của cơ sở và báo cáo Ban chỉ đạo di dời xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
3. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định phê duyệt hỗ trợ cho cơ sở di dời;
4. Căn cứ theo quyết định phê duyệt hỗ trợ di dời của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ sẽ thực hiện chi trả các khoản hỗ trợ này cho cơ sở thông qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Dương.
Điều 5. Thành phần hồ sơ đề nghị xét hỗ trợ cho việc di dời đến địa điểm mới:
1. Đơn đề nghị hỗ trợ để cơ sở di dời đến địa điểm mới theo mẫu tại Phụ lục 1;
2. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư tại vị trí mới của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (bản sao có chứng thực);
3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê nhà xưởng tại địa điểm cũ (bản sao có chứng thực);
4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê lại đất hay hợp đồng thuê nhà xưởng tại địa điểm mới (bản sao có chứng thực);
5. Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình tại địa điểm cũ (bản photocopy). Trường hợp nhà xưởng xây dựng chưa có giấy sở hữu công trình thì bổ sung bản vẽ hiện trạng mặt bằng tỉ lệ 1/500 tại địa điểm cũ có xác nhận của chính quyền địa phương (bản chính);
6. Báo cáo tài chính của cơ sở đã được kiểm toán hay được cơ quan thuế quyết toán của 3 năm trước liền kề năm có quyết định di dời của Ủy ban nhân dân tỉnh (bản sao có chứng thực);
7. Hợp đồng vay vốn của tổ chức tín dụng (bản sao hợp đồng vay vốn);
8. Bảng thanh toán tiền lương tháng cuối của cơ sở khi có Quyết định di dời của Ủy ban nhân dân tỉnh (bản chính);
9. Hợp đồng lao động của người lao động đề nghị hỗ trợ ngừng việc; hồ sơ chi trả lương, đóng bảo hiểm xã hội (bản photocopy và bản chính khi cần kiểm tra đối chiếu);
10. Danh sách lao động tuyển mới sau khi cơ sở đi vào hoạt động tại địa điểm mới (bản chính);
11. Hợp đồng lao động của người lao động tuyển mới (bản photocopy và bản chính khi cần kiểm tra đối chiếu).
Điều 6. Điều kiện và thời điểm để được xem xét hỗ trợ cho việc chuyển đổi ngành nghề sản xuất:
1. Điều kiện để được xem xét hỗ trợ cho việc chuyển đổi ngành nghề sản xuất: Các cơ sở sản xuất nêu tại khoản 2 Điều 2 của Quy định này thuộc đối tượng chuyển đổi ngành nghề sản xuất.
2. Thời điểm để được xem xét hỗ trợ cho việc chuyển đổi ngành nghề sản xuất: Các cơ sở sản xuất nằm trong danh sách di dời theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh được xem xét hưởng chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề sản xuất khi đã hoàn thành việc chuyển đổi ngành nghề, không còn gây ô nhiễm môi trường và có xác nhận của chính quyền địa phương.
Điều 7. Trình tự, thủ tục để xét chính sách hỗ trợ cho việc chuyển đổi ngành nghề sản xuất:
1. Cơ sở lập 03 bộ hồ sơ xin được hưởng chính sách hỗ trợ cho việc chuyển đổi ngành nghề sản xuất và được người đại diện pháp luật của cơ sở sản xuất trực tiếp nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trong trường hợp người đại diện pháp luật của cơ sở sản xuất không trực tiếp đến nộp hồ sơ thì phải có giấy ủy quyền hợp pháp cho nhân viên có trách nhiệm của cơ sở đến nộp hồ sơ.
2. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã liên quan kiểm tra, xác định các khoản hỗ trợ cho việc chuyển đổi ngành nghề sản xuất của cơ sở và báo cáo Ban chỉ đạo di dời xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
3. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định phê duyệt hỗ trợ cho cơ sở chuyển đổi ngành nghề sản xuất;
4. Căn cứ theo quyết định phê duyệt hỗ trợ di dời của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ thực hiện chi trả các khoản hỗ trợ này cho cơ sở thông qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Dương.
Điều 8. Thành phần hồ sơ đề nghị xét hỗ trợ cho việc chuyển đổi ngành nghề sản xuất:
1. Đơn đề nghị hỗ trợ để cơ sở chuyển đổi ngành nghề sản xuất theo mẫu Phụ lục 2;
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa điểm cũ (bản sao có chứng thực);
3. Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình tại địa điểm cũ (bản sao có chứng thực). Trường hợp nhà xưởng xây dựng chưa có giấy sở hữu công trình thì bổ sung bản vẽ hiện trạng mặt bằng tỉ lệ 1/500 tại địa điểm cũ có xác nhận của chính quyền địa phương (bản chính);
4. Bảng thanh toán tiền lương tháng cuối của cơ sở khi có Quyết định di dời của Ủy ban nhân dân tỉnh (bản chính);
5. Hợp đồng lao động của người lao động đề nghị hỗ trợ ngừng việc; hồ sơ chi trả lương, đóng bảo hiểm xã hội (bản photocopy và bản chính khi cần kiểm tra đối chiếu);
6. Danh sách lao động tuyển cần đào tạo chuyển đổi nghề ( bản chính );
7. Giấy xác nhận cơ sở đã chuyển đổi ngành nghề và không còn gây ô nhiễm môi trường của Chính quyền địa phương (bản chính);
Điều 9. Điều kiện và thời điểm để được xem xét hỗ trợ cho việc tự chấm dứt hoạt động sản xuất:
1. Điều kiện và thời điểm để được xem xét hỗ trợ cho việc tự chấm dứt hoạt động sản xuất: Các cơ sở sản xuất nêu tại khoản 2 Điều 2 của Quy định này thuộc đối tượng tự chấm dứt hoạt động sản xuất.
2. Thời điểm để được xem xét hỗ trợ cho việc tự chấm dứt hoạt động sản xuất: Các cơ sở sản xuất nằm trong danh sách di dời theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh được xem xét hưởng các chính sách hỗ trợ cho việc tự chấm dứt hoạt động sản xuất khi đã chấm dứt hoạt động sản xuất, không còn gây ô nhiễm môi trường và có xác nhận của chính quyền địa phương.
Điều 10. Trình tự, thủ tục để xét chính sách hỗ trợ cho việc tự chấm dứt hoạt động sản xuất:
1. Cơ sở lập 03 bộ hồ sơ xin được hưởng chính sách hỗ trợ cho việc tự chấm dứt hoạt động sản xuất và được người đại diện pháp luật của cơ sở sản xuất trực nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trong trường hợp người đại diện pháp luật của cơ sở sản xuất không trực tiếp đến nộp hồ sơ thì phải có giấy ủy quyền hợp pháp cho nhân viên có trách nhiệm của cơ sở đến nộp hồ sơ.
2. Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã liên quan kiểm tra, xác định các khoản hỗ trợ cho việc tự chấm dứt hoạt động sản xuất của cơ sở và báo cáo Ban chỉ đạo di dời xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
3. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định phê duyệt hỗ trợ cho cơ sở;
4. Căn cứ theo quyết định phê duyệt hỗ trợ di dời của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ thực hiện chi trả các khoản hỗ trợ này cho cơ sở thông qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Dương.
Điều 11. Thành phần hồ sơ đề nghị xét hỗ trợ cho việc tự chấm dứt hoạt động sản xuất:
1. Đơn đề nghị hỗ trợ cơ sở tự chấm dứt hoạt động sản xuất theo mẫu tại Phụ lục 3;
2. Báo cáo tài chính của cơ sở đã được kiểm toán hay được cơ quan thuế quyết toán của năm trước liền kề năm tự chấm dứt hoạt động (bản sao có chứng thực);
3. Danh sách lao động và số năm công tác tại cơ sở (bản chính);
4. Bảng thanh toán tiền lương tháng cuối của cơ sở trước khi chấm dứt hoạt động (bản chính);
5. Hợp đồng lao động của người lao động đề nghị hỗ trợ nghỉ việc; hồ sơ chi trả lương, đóng bảo hiểm xã hội (bản photocopy và bản chính khi cần kiểm tra đối chiếu);
6. Giấy xác nhận cơ sở đã chấm dứt hoạt động sản xuất của Chính quyền địa phương (bản chính);
Điều 12. Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; Các thành viên Ban chỉ đạo di dời; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; các cơ sở nằm trong danh sách phải di dời ra khỏi khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung của Quy định này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường - Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết. /.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ KINH PHÍ ĐỂ CƠ SỞ DI DỜI ĐẾN ĐỊA ĐIỂM MỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 18/2012/QĐ-UBND ngày 11/5/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
TÊN CƠ SỞ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ............, ngày...... tháng...... năm....... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ KINH PHÍ
ĐỂ CƠ SỞ DI DỜI ĐẾN ĐỊA ĐIỂM MỚI
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
Chúng tôi là: ( ghi tên cơ sở )
- Địa chỉ:........................................................................................................
- Điện thoại:..............................................; Fax:…………………………..
- Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:...................do cơ quan………………….cấp ngày......tháng......năm.................
- Tài khoản số:………………………….tại Ngân hàng……………………
Thực hiện Quyết định số :………ngày…....tháng……năm……của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành Danh sách các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường phải di dời ra khỏi các khu dân cư, đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương, chúng tôi đang tiến hành di dời đến địa điểm mới tại……………...
- Thời điểm tiến hành xây dựng nhà xưởng tại địa điểm mới……………...
- Thời điểm dự kiến hoàn thành việc xây dựng:…………………………...
- Thời điểm tiến hành di dời máy móc thiết bị: ............................................
- Thời gian dự kiến hoàn thành di dời và đi vào hoạt động:........................
Nay, chúng tôi làm đơn này đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương hỗ trợ chúng tôi di dời đến địa điểm mới với kinh phí hỗ trợ cụ thể như sau:
1. Kinh phí hỗ trợ tiền thuê đất tại địa điểm mới:
a. Tổng diện tích đất tại địa điểm mới:…………………………………….
b. Tổng diện tích đất tại địa điểm cũ :……………………………………...
c. Kinh phí đề nghị hỗ trợ:
- Trường hợp diện tích đất tại địa điểm mới lớn hơn diện tích đất tại địa điểm cũ: ( diện tích đất tại địa điểm cũ ) x 150.000 đồng.
- Trường hợp diện tích đất tại địa điểm mới nhỏ hơn diện tích đất tại địa điểm cũ : ( diện tích đất tại địa điểm mới ) x 150.000 đồng.
2. Kinh phí hỗ trợ cho việc tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt nhà xưởng, thiết bị:
a. Tổng diện tích nhà xưởng tại địa điểm cũ: ……………………………..
Trong đó:
- Diện tích nhà xưởng hợp pháp (có giấy sở hữu công trình ):……………
- Diện tích nhà xưởng xây dựng chưa hợp pháp (chưa có giấy sở hữu công trình):………………………………………………………………………
b. Kinh phí đề nghị hỗ trợ: (diện tích nhà xưởng hợp pháp) x 300.000 đồng + (diện tích nhà xưởng chưa hợp pháp) x 150.000 đồng.
3. Kinh phí hỗ trợ lãi vay đầu tư xây dựng cơ sở mới:
- Trường hợp tổng số tiền vay đầu tư thấp hơn 02 lần tổng vốn đầu tư của cơ sở tại địa điểm cũ: ( lãi suất tiền vay vốn đầu tư/năm ) x 03 năm.
- Trường hợp tổng số tiền vay đầu tư lớn hơn 02 lần tổng vốn đầu tư của cơ sở tại địa điểm cũ: ( lãi suất số tiền vay bằng 02 vốn đầu tư của cơ sở tại địa điểm cũ/năm ) x 03 năm.
4. Kinh phí hỗ trợ trả lương cho người lao động trong thời gian tạm ngưng sản xuất:
- Tổng số lao động của cơ sở tại thời điểm có Quyết định di dời của Ủy ban nhân dân tỉnh:………………………………………………………………..
- Tổng số lao động đã làm việc đủ 12 tháng trở lên của cơ sở tại thời điểm có Quyết định di dời của Ủy ban nhân dân tỉnh:…………………………………
- Kinh phí đề nghị hỗ trợ: (số lao động đã làm việc tại cơ sở đủ 12 tháng trở lên) x mức lương tối thiểu theo quy định của nhà nước) x 3 tháng.
5. Kinh phí hỗ trợ đối với số lao động mới tuyển dụng:
- Tổng số lao động mới tuyển dụng :……………………………………….
- Kinh phí đề nghị hỗ trợ: ( số lao động tuyển mới ) x (mức lương tối thiểu theo quy định của nhà nước) x 01 tháng
6. Tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ: ( 1) + ( 2 ) + ( 3 ) + ( 4 ) + ( 5 ).
Chúng tôi xin gửi hồ sơ kèm theo gồm có:
- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư tại vị trí mới của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ( bản sao có chứng thực);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê nhà xưởng tại địa điểm cũ ( bản sao có chứng thực);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê lại đất hay hợp đồng thuê nhà xưởng tại địa điểm mới ( bản sao có chứng thực);
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình tại địa điểm cũ (bản sao có chứng thực). Trường hợp nhà xưởng xây dựng chưa có giấy sở hữu công trình thì bổ sung bản vẽ hiện trạng mặt bằng tỉ lệ 1/500 tại địa điểm cũ có xác nhận của Chính quyền địa phương ( bản chính );
- Báo cáo tài chính của cơ sở đã được kiểm toán hay được cơ quan thuế quyết toán của 3 năm trước liền kề năm có quyết định di dời của Ủy ban nhân dân tỉnh (bản sao có chứng thực);
- Hợp đồng vay vốn của tổ chức tín dụng (bản sao hợp đồng vay vốn);
- Bảng thanh toán tiền lương tháng cuối của cơ sở khi có Quyết định di dời của Ủy ban nhân dân tỉnh (bản chính);
- Hợp đồng lao động của người lao động đề nghị hỗ trợ ngừng việc; hồ sơ chi trả lương, đóng bảo hiểm xã hội (bản photocopy và bản chính khi cần kiểm tra đối chiếu);
- Danh sách lao động tuyển mới sau khi cơ sở đi vào hoạt động tại địa điểm mới (bản chính);
- Hợp đồng lao động của người lao động tuyển mới (bản photocopy và bản chính khi cần kiểm tra đối chiếu);
Chúng tôi xin đảm bảo về độ trung thực của các thông tin, số liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam.
Chúng tôi đề nghị Quý Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và hỗ trợ kinh phí di dời cho chúng tôi để việc di dời được thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra./.
(Lưu ý:
- Đối với cơ sở thuê nhà xưởng để hoạt động tại địa điểm cũ thì không tính tiền hỗ trợ tại mục 1 và mục 2 mà tính tiền hỗ trợ một lần tiền thuê lại đất bằng diện tích nhà xưởng đang thuê tại địa điểm cũ x 100.000 đồng/m2 nhưng không quá 200.000.000 đồng.
- Đối với cơ sở khi di dời đến địa điểm mới nhưng không thuê lại đất mà chỉ thuê nhà xưởng tại địa điểm mới thì sẽ không tính tiền hỗ trợ tại mục 1 và mục 2 mà tính tiền hỗ trợ một lần tiền thuê nhà xưởng theo diện tích nhà xưởng tại địa điểm cũ x 100.000 đồng/m2 nhưng không quá 200.000.000 đồng).
| NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu vào từng trang) |
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ KINH PHÍ CHO CƠ SỞ CHUYỂN ĐỔI NGÀNH NGHỀ SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 18/2012/QĐ-UBND ngày 11/5/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
TÊN CƠ SỞ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ............, ngày...... tháng...... năm....... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ KINH PHÍ
CHO CƠ SỞ CHUYỂN ĐỔI NGÀNH NGHỀ SẢN XUẤT
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
Chúng tôi là: ( ghi tên cơ sở )
- Địa chỉ:........................................................................................................
- Điện thoại:.........................................; Fax:……………………...………..
- Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:...................do cơ quan………………….cấp ngày......tháng......năm.................
- Tài khoản số:………………………….tại Ngân hàng……………………
Thực hiện Quyết định số :………ngày…....tháng……năm……của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành Danh sách các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường phải di dời ra khỏi các khu dân cư, đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương, chúng tôi chuyển đổi ngành nghề từ sản xuất…………..………… ………sang sản xuất……………………………………………………………....
Nay, chúng tôi làm đơn này đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương hỗ trợ cho chúng tôi chuyển đổi ngành nghề sản xuất với kinh phí hỗ trợ như sau :
1. Kinh phí hỗ trợ cho việc cải tạo mặt bằng sản xuất :
a. Tổng diện tích nhà xưởng: ………………………………………..……..
Trong đó:
- Diện tích nhà xưởng hợp pháp (có giấy sở hữu công trình ):……………
- Diện tích nhà xưởng xây dựng chưa hợp pháp (chưa có giấy sở hữu công trình) :………………………………………………………………………
b. Kinh phí đề nghị hỗ trợ: (diện tích nhà xưởng hợp pháp) x 200.000 đồng + ( diện tích nhà xưởng chưa hợp pháp ) x 100.000 đồng
2. Kinh phí hỗ trợ trả lương cho người lao động trong thời gian tạm ngưng sản xuất:
- Tổng số lao động của cơ sở tại thời điểm có Quyết định di dời của Ủy ban nhân dân tỉnh:………………………………………………………………..
- Tổng số lao động đã làm việc đủ 12 tháng trở lên của cơ sở tại thời điểm có Quyết định di dời của Ủy ban nhân dân tỉnh:…………………………………
- Kinh phí đề nghị hỗ trợ: (số lao động đã làm việc tại cơ sở đủ 12 tháng trở lên) x (mức lương tối thiểu theo quy định của nhà nước) x 2 tháng.
3. Kinh phí hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động :
- Tổng số lao động của cơ sở tại thời điểm có Quyết định di dời của Ủy ban nhân dân tỉnh:………………………………………………………………..
- Tổng số lao động trực tiếp của cơ sở cần phải đào tạo lại cho phù hợp với ngành sản xuất mới:……………………………………………………….…
- Kinh phí đề nghị hỗ trợ: ( số lao động cần đào tạo lại nghề ) x (mức lương tối thiểu theo quy định của nhà nước) x 1 tháng.
4. Tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ: ( 1) + ( 2 ) + ( 3 ).
Chúng tôi xin gửi hồ sơ kèm theo gồm có :
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa điểm cũ (bản sao có chứng thực);
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình tại địa điểm cũ (bản photocopy). Trường hợp nhà xưởng xây dựng chưa có giấy sở hữu công trình thì bổ sung bản vẽ hiện trạng mặt bằng tỉ lệ 1/500 tại địa điểm cũ có xác nhận của Chính quyền địa phương (bản chính);
- Bảng thanh toán tiền lương tháng cuối của cơ sở khi có Quyết định di dời của Ủy ban nhân dân tỉnh (bản chính);
- Hợp đồng lao động của người lao động đề nghị hỗ trợ ngừng việc; hồ sơ chi trả lương, đóng bảo hiểm xã hội (bản photocopy và bản chính khi cần kiểm tra đối chiếu);
- Danh sách lao động tuyển cần đào tạo chuyển đổi nghề (bản chính);
- Giấy xác nhận cơ sở đã chuyển đổi ngành nghề và không còn gây ô nhiễm môi trường của Chính quyền địa phương (bản chính);
Chúng tôi xin đảm bảo về độ trung thực của các thông tin, số liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam.
Chúng tôi đề nghị Quý Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và hỗ trợ kinh phí chuyển đổi ngành nghề sản xuất, không còn gây ô nhiễm môi trường cho chúng tôi.
| NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu vào từng trang) |
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ KINH PHÍ CHO CƠ SỞ TỰ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 18/2012/QĐ-UBND ngày 11/5/năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
TÊN CƠ SỞ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ............, ngày...... tháng...... năm....... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ KINH PHÍ
CHO CƠ SỞ TỰ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
Chúng tôi là: ( ghi tên cơ sở )
- Địa chỉ:........................................................................................................
- Điện thoại:.........................................; Fax:……………………...………..
- Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:...................do cơ quan………………….cấp ngày......tháng......năm.................
- Tài khoản số:………………………….tại Ngân hàng……………………
Thực hiện Quyết định số :………ngày…....tháng……năm……của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành Danh sách các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường phải di dời ra khỏi các khu dân cư, đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương, chúng tôi đã tự chấm dứt hoạt động sản xuất
Nay, chúng tôi làm đơn này đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương hỗ trợ cho cơ sở chúng tôi tự chấm dứt hoạt động với kinh phí hỗ trợ cụ thể như sau:
1. Kinh phí hỗ trợ cho người lao động nghỉ việc:
- Tổng số lao động của cơ sở tại thời điểm có Quyết định di dời của Ủy ban nhân dân tỉnh:………………………………………………………………..
- Kinh phí đề nghị hỗ trợ cho một người lao động: ( số năm người lao động làm việc) x (1/2 tháng lương tối thiểu theo quy định của nhà nước).
Chi chú: không được quá 6 tháng lương tối thiểu.
2. Kinh phí hỗ trợ một lần cho cơ sở tự chấm dứt hoạt động sản xuất:
- Doanh thu của năm gần nhất trước khi cơ sở chấm dứt hoạt động:……..
- Thu nhập sau thuế của năm gần nhất trước khi cơ sở chấm dứt hoạt động:……………………………………………………………………………...
- Kinh phí đề nghị hỗ trợ: ( 30% thu nhập sau thuế của năm gần nhất trước khi cơ sở chấm dứt hoạt động ).
3. Tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ: ( 1) + ( 2 ).
Chúng tôi xin gửi hồ sơ kèm theo gồm có :
- Báo cáo tài chính của cơ sở đã được kiểm toán hay được cơ quan thuế quyết toán của năm trước liền kề năm tự chấm dứt hoạt động (bản photocopy có công chứng);
- Danh sách lao động và số năm công tác tại cơ sở (bản chính);
- Bảng thanh toán tiền lương tháng cuối của cơ sở trước khi chấm dứt hoạt động (bản chính);
- Hợp đồng lao động của người lao động đề nghị hỗ trợ nghỉ việc; hồ sơ chi trả lương, đóng bảo hiểm xã hội (bản photocopy và bản chính khi cần kiểm tra đối chiếu);
- Giấy xác nhận cơ sở đã chấm dứt hoạt động sản xuất của Chính quyền địa phương (bản chính);
Chúng tôi xin đảm bảo về độ trung thực của các thông tin, số liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam.
Chúng tôi đề nghị Quý Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và hỗ trợ kinh phí cho chúng tôi tự chấm dứt hoạt động sản xuất.
| NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu vào từng trang) |
- 1Quyết định 56/2006/QĐ-UBND sửa đổi chế độ chính sách hỗ trợ di dân kèm theo Quyết định 60/2004/QĐ-UB do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 2Quyết định 3398/QĐ-UBND năm 2014 sửa đổi Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường và cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định 1645/QĐ-UBND do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 3Công văn 5742/UBND-ĐTMT năm 2015 về triển khai Chương trình di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp quy hoạch và có nguy cơ cháy, nổ xen cài trong khu dân cư do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Nghị quyết 41/2018/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2018-2025
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị quyết 07/2010/NQ-HĐND7 về chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nằm trong các khu dân cư, đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa VII, kỳ họp thứ 16 ban hành
- 5Quyết định 56/2006/QĐ-UBND sửa đổi chế độ chính sách hỗ trợ di dân kèm theo Quyết định 60/2004/QĐ-UB do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 6Quyết định 3398/QĐ-UBND năm 2014 sửa đổi Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường và cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định 1645/QĐ-UBND do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 7Công văn 5742/UBND-ĐTMT năm 2015 về triển khai Chương trình di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp quy hoạch và có nguy cơ cháy, nổ xen cài trong khu dân cư do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Nghị quyết 41/2018/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2018-2025
Quyết định 18/2012/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục và hồ sơ để xét hỗ trợ di dời cho cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nằm trong khu dân cư, đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- Số hiệu: 18/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/05/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Trần Văn Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra