Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 18/2011/QĐ-UBND

Phú Thọ, ngày 30 tháng 8 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC DUYỆT QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND tỉnh ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Nghị quyết số 16/2011/NQ-HĐND ngày 18/8/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

I - QUAN ĐIỂM

- Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, quy hoạch phát triển lâm nghiệp của vùng, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và các quy hoạch chuyên ngành của tỉnh đã phê duyệt;

- Phát triển kinh tế rừng thành ngành kinh tế trọng điểm, đa mục tiêu theo hướng xã hội hóa, đảm bảo hài hòa, phù hợp giữa lợi ích môi trường, kinh tế, xã hội và thích ứng với biến đổi khí hậu;

- Bảo vệ toàn bộ diện tích hiện có, phát triển rừng bền vững, nâng cao chất lượng rừng, làm giàu rừng; khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, đảm bảo đáp ứng đủ nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp chế biến lâm sản của tỉnh, gắn bảo vệ và phát triển rừng với an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường và phát triển du lịch sinh thái;

- Khuyến khích dồn đổi, tích tụ đất lâm nghiệp, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng sản xuất, tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, hiệu quả cao. Gắn quy hoạch trồng rừng với quy hoạch chế biến lâm sản và tiêu thụ sản phẩm, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm lâm nghiệp và chứng chỉ rừng trên địa bàn tỉnh.

II -ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Đối với rừng đặc dụng: Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng hiện có, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học của rừng; nâng cao chất lượng làm giàu rừng, tăng độ che phủ rừng; khai thác, phát triển du lịch sinh thái; phát huy tốt nhất khả năng bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng.

2. Đối với rừng phòng hộ: Bảo vệ rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có, trồng hỗn loài bằng những loài cây bản địa, cây đa mục đích, các loài cây phù trợ, cây dược liệu dưới tán rừng. Nâng cao chất lượng rừng, tăng độ che phủ rừng để phát huy tốt nhất khả năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái.

3. Đối với rừng sản xuất: Phát triển tối đa diện tích rừng kinh tế; tập trung có chọn lọc loại cây đa mục tiêu, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp trên địa bàn; quy hoạch phát triển rừng thuần thâm canh gắn chế biến công nghệ cao, chế biến với tiêu thụ.

III - MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

1. Mục tiêu

1.1. Về kinh tế: Đẩy mạnh phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo cung cấp tới mức tối đa nguyên liệu cho các nhà máy, cơ sở chế biến gỗ, ván nhân tạo, bao bì của tỉnh; xây dựng và phát triển nền lâm nghiệp sản xuất hàng hóa đa dạng với nhiều thành phần kinh tế, đáp ứng lâu dài và ổn định nhu cầu gỗ và các loại lâm, sản khác phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh; chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, đồng thời áp dụng các giải pháp lâm sinh hữu hiệu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, nâng cao giá trị thu nhập trên đất sản xuất lâm nghiệp. Xây dựng phát triển thành vùng nguyên liệu cây cao su của tỉnh. Gắn bảo vệ phát triển rừng với phát triển du lịch, bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo rồn nguồn gen động, thực vật và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học lâm nghiệp.

1.2. Về môi trường: Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp với trồng rừng để đảm bảo độ che phủ của rừng đạt trên 51% vào năm 2020. Đảm bảo khả năng bảo vệ môi trường sinh thái phòng hộ đầu nguồn, hạn chế thiên tai, giảm thiểu khí phát thải và ứng phó với biến đổi khí hậu.

1.3. Về xã hội: Giải quyết, tạo việc làm cho trên 8 nghìn lao động/năm, đồng thời đảm bảo giữ gìn trật tự an toàn xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng gắn với xây dựng nông thôn mới. Thông qua hoạt động sản xuất lâm nghiệp tạo môi trường đào tạo và chuyển giao công nghệ cho trên 50% số lao động ngành lâm nghiệp.

1.4. Về an ninh - quốc phòng: Bảo vệ và phát triển rừng trên các diện tích quy hoạch gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng theo Quyết định số 229/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

2. Nhiệm vụ

- Bảo vệ rừng tự nhiên và rừng trồng: 1.622.410 lượt ha;

- Khoanh nuôi phục hồi rừng: 32.251 lượt ha;

- Trồng và chăm sóc rừng: 63.440ha, bao gồm: Trồng mới 5.474ha; trồng lại sau khai thác 55.416ha; trồng cây phân tán 2.550ha;

- Tiếp tục theo dõi, đánh giá mô hình trồng thử nghiệm cây cao su, khi đảm bảo tính khả thi và được Thủ tướng Chính phủ duyệt bổ sung quy hoạch sẽ triển khai trồng 13.450ha cây cao su;

- Làm giàu rừng kết hợp với phát triển cây dược liệu dưới tán rừng trên diện tích 5 nghìn ha;

- Giữ ổn định 60 ngàn ha rừng trồng nguyên liệu giấy tập trung; 6 ngàn ha rừng cây gỗ lớn (trồng tập trung và phân tán);

- Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt: 2.126ha;

- Đến năm 2020 độ che phủ của rừng đạt trên 51%.

IV - NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Quy hoạch sử dụng đất đai chung và đất lâm nghiệp

Đơn vị tính: Ha

(Chi tiết tại Phụ biểu số 01 kèm theo

TT

Hạng mục

Hiện trạng

Quy hoạch

 

Diện tích tự nhiên

353.343

353.343

A

Đất nông nghiệp

294.129

279.415

I

Đất sản xuất nông nghiệp

98.510

96.596

II

Đất lâm nghiệp

195.619

182.819

1

Đất rừng đặc dụng

17.277

17.277

2

Đất rừng phòng hộ

33.632

33.949

3

Đất rừng sản xuất

144.710

131.593

B

Đất phi nông nghiệp

53.618

68.333

C

Đất chưa sử dụng

5.596

5.596

2. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

2.1. Bảo vệ rừng

- Đối tượng bảo vệ: Rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, rừng trồng chưa đến tuổi khai thác, rừng sau khoanh nuôi thuộc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.

- Nội dung bảo vệ rừng: Bảo vệ hệ sinh thái rừng, tài nguyên rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng.

- Khối lượng và tiến độ thực hiện:

Đơn vị tính: Lượt ha

Hạng mục

Tổng

Giai đoạn 2011 – 2015

Giai đoạn 2016 – 2020

Tổng

1.622.410

787.257

835.153

1. Rừng phòng phộ

319.985

156.872

163.113

- Rừng tự nhiên

261.319

129.086

132.233

- Rừng trồng

58.666

27.786

30.880

2. Rừng đặc dụng

141.055

57.385

83.670

- Rừng tự nhiên

121.109

47.637

73.472

- Rừng trồng

19.946

9.748

10.198

3. Rừng sản xuất

1.161.370

573.000

588.370

- Rừng tự nhiên

291.067

145.533

145.534

- Rừng trồng

870.303

427.467

442.836

2.2. Phát triển rừng

- Nội dung phát triển rừng: Khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng và chăm sóc rừng, trồng cây phân tán, làm giàu rừng.

- Khối lượng và tiến độ thực hiện:

Đơn vị tính: Ha

STT

Hạng mục

Tổng

Giai đoạn 2011 - 2015

Giai đoạn 2016 – 2020

A

Khoanh nuôi phục hồi rừng

32.252

29.535

2.717

1

Rừng đặc dụng

25.836

25.836

0

2

Rừng phòng hộ

6.416

3.699

2.717

B

Trồng và chăm sóc rừng

63.440

33.628

29.812

1

Rừng đặc dụng

352

352

0

-

Trồng mới

150

150

0

-

Trồng lại sau khai thác

202

202

0

2

Rừng phòng hộ

2.741

1.850

891

-

Trồng mới

995

977

18

-

Trồng lại sau khai thác

1.746

873

873

3

Rừng sản xuất

57.797

30.151

27.646

-

Trồng mới

4.329

2.958

1.371

-

Trồng lại sau khai thác

53.468

27.193

26.275

4

Trồng cây phân tán

2.550

1.275

1.275

C

Làm giàu rừng sản xuất

5.000

5.000

0

2.3. Khai thác rừng

- Nội dung khai thác: Khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các lâm sản khác.

- Đối tượng rừng khai thác:

+ Khai thác gỗ: Rừng tự nhiên sản xuất sau khi điều chế rừng; rừng trồng kinh tế đến tuổi thành thục công nghệ; rừng trồng phòng hộ (keo, bạch đàn) đến tuổi thành thục.

+ Khai thác lâm sản ngoài gỗ: Rừng tre, nứa tự nhiên, rừng hỗn giao gỗ tre nứa thuộc rừng sản xuất và rừng phòng hộ ít xung yếu; rừng trồng tre luồng.

+ Khai thác lâm sản khác gồm song, mây, dược liệu, nhựa mủ cao su, măng tươi và một số loại lâm sản khác.

- Diện tích, sản lượng và tiến độ khai thác:

+ Khai thác gỗ:

Đối tượng

Diện tích khai thác (ha)

Sản lượng khai thác (m3)

Tổng

Giai đoạn 2011 - 2015

Giai đoạn 2016 - 2020

Tổng

Giai đoạn 2011 - 2015

Giai đoạn 2016 - 2020

Rừng sản xuất

53.468

27.193

26.275

4.399.635

1.903.510

2.496.125

Rừng phòng hộ

1.746

873

873

144.045

61.110

82.935

Khai thác tận dụng

2.126

2.126

0

148.820

148.820

0

+ Khai thác lâm sản ngoài gỗ (chi tiết tại Phụ biểu số 03 kèm theo).

2.4. Quy hoạch chế biến gỗ và lâm sản: Duy trì số lượng nhà máy, các xưởng, cơ sở chế biến gỗ và lâm sản hiện có theo hướng tiếp tục đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cấp trang thiết bị, mở rộng quy mô, công suất; đầu tư xây dựng mới một số cơ sở chế biến gỗ có quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.

2.5. Quy hoạch kết cấu hạ tầng kỹ thuật

- Xây dựng vườn ươm, rừng giống: Cải tạo, nâng cấp trang thiết bị các vườn ươm hiện có; trồng mới 50ha rừng giống keo hạt ngoại nhập; xây dựng mới 3 vườn giống để đáp ứng nhu cầu giống phục vụ kế hoạch trồng rừng hàng năm.

- Đường lâm nghiệp: Sửa chữa, nâng cấp đường lâm nghiệp hiện có; xây dựng mới 32km đường lâm nghiệp kết hợp giao thông và làm đường ranh cản lửa.

- Cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, trang thiết bị kỹ thuật,... ngành lâm nghiệp theo kế hoạch hàng năm.

2.6. Các hoạt động khác: Gắn kết chặt chẽ và khai thác có hiệu quả quy hoạch các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tâm linh (Rừng Quốc gia Đền Hùng, Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Rừng cảnh quan Núi Nả,...) với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

3. Kinh phí thực hiện và nguồn vốn đầu tư:

3.1. Kinh phí thực hiện: 1.801,5 tỷ đồng. Trong đó phân kỳ đầu tư:

- Giai đoạn 2011 - 2015: 744,8 tỷ đồng;

- Giai đoạn 2016 - 2020: 1.056,7 tỷ đồng.

3.2. Dự kiến nguồn vốn đầu tư:

- Vốn ngân sách: 290,7 tỷ đồng (chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư);

- Vốn tín dụng: 1.072,6 tỷ đồng (chiếm 59,5% tổng vốn đầu tư);

- Vốn tự có: 438,2 tỷ đồng (chiếm 24,4% tổng vốn đầu tư).

V - GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Về tổ chức và quản lý sản xuất

- Rà soát lại các tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển rừng, phân công rõ trách nhiệm; tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó tập trung vào một số nội dung: Quản lý chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quản lý chất lượng cây giống lâm nghiệp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh; làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật, giáo dục pháp luật; tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng; kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về bảo vệ rừng; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án đóng cọc mốc phân chia ranh giới 3 loại rừng; tiếp tục rà soát, đánh giá hiệu quả việc sử dụng quỹ đất lâm nghiệp, giải quyết dứt điểm chồng lấn, tranh chấp đất lâm nghiệp đã được giao nhưng không sử dụng, cấp không đúng đối tượng hoặc sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả,... để giao cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu; tiếp tục thực hiện có hiệu quả phương án chuyển đổi rừng, phương án giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng đã được phê duyệt;

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư bảo vệ và phát triển rừng; chỉ đạo làm tốt công tác dịch vụ về giống, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất.

2. Về khoa học công nghệ, khuyến lâm và môi trường.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong chọn tạo giống, công nghệ chế biến, các biện pháp kỹ thuật trong trồng và thâm canh rừng. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trồng rừng, chế biến gỗ và lâm sản,... theo hướng thân thiện với môi trường, gắn phát triển rừng với bảo vệ môi trường sinh thái.

- Đẩy mạnh công tác khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực lâm nghiệp vào sản xuất; chú trọng và tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật về thâm canh rừng; tổ chức tham quan học tập các mô hình sản xuất hiệu quả, mô hình ứng dụng công nghệ chế biến hiện đại,...

- Bố trí thời vụ, lựa chọn cơ cấu cây lâm nghiệp hợp lý, tuân thủ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác, nhằm hạn chế thấp nhất các tác động bất lợi tới môi trường đất và hệ sinh thái rừng. Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng. Đầu tư các công trình hạ tầng lâm sinh phù hợp; lựa chọn công nghệ chế biến hiện đại, chú trọng quy trình xử lý nước thải, chất thải rắn, giảm tiếng ồn,... giảm thiểu tối đa những tác động bất lợi tới môi trường.

3. Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, chỉ đạo, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật lĩnh vực lâm nghiệp; thực hiện có hiệu quả đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cho hộ sản xuất lâm nghiệp. Tăng cường đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm cho các Ban quản lý rừng đặc dụng, các dự án lâm nghiệp...

4. Về cơ chế chính sách: Tiếp tục xây dựng, cụ thể hoá cơ chế chính sách của Trung ương và của tỉnh về lĩnh vực lâm nghiệp như: Chính sách về đất đai, tín dụng, thuế, hỗ trợ đầu tư phát triển; chính sách hưởng lợi; khuyến khích ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; chính sách về thị trường tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ rủi ro; đào tạo phát triển nguồn nhân lực,...

5. Về huy động nguồn lực đầu tư: Huy động nguồn vốn đầu tư cho chương trình bảo vệ và phát triển rừng, bao gồm: Vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn liên doanh liên kết, vốn tự có của dân. Việc huy động vốn theo hướng: Huy động tối đa các nguồn lực đầu tư hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tăng cường vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh, huyện và vốn của doanh nghiệp; thực hiện lồng ghép với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội để đầu tư bảo vệ và phát triển rừng.

6. Về hợp tác phát triển rừng: Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước để tranh thủ nguồn lực đầu tư và đẩy nhanh việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích, đẩy mạnh mô hình liên kết “4 nhà” trong phát triển kinh tế đồi rừng.

VI - DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN (Chi tiết tại Phụ biểu số 02 kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện và phân công nhiệm vụ.

1. Cấp tỉnh.

- Thành lập tổ chức chỉ đạo, quản lý chương trình, dự án về bảo vệ và phát triển rừng gồm:

+ Ban điều hành chương trình bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh: Trưởng ban là Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phó ban là lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT; các uỷ viên gồm lãnh đạo các đơn vị: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên, Sở Tài chính và Môi trường, Kho bạc Nhà nước tỉnh. Ban điều hành có nhiệm vụ giúp UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các nội dung của quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

+ Ban quản lý dự án bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh: Gồm lãnh đạo và cán bộ của Chi cục Kiểm lâm.

- Sở Nông nghiệp và PTNT: Là cơ quan thường trực của Ban điều hành chương trình bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, có nhiệm vụ giúp UBND tỉnh làm tốt công tác quản lý nhà nước lĩnh vực lâm nghiệp, bao gồm: Xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh 5 năm và hàng năm; đề xuất cơ chế hỗ trợ cho chương trình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật, xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về bảo vệ và phát triển rừng; quản lý chặt chẽ chất lượng cây giống lâm nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về bảo vệ rừng, tiến độ thực hiện các dự án về bảo vệ và phát triển rừng; định kỳ hàng năm tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Tiếp tục chỉ đạo rà soát, đánh giá hiệu quả việc sử dụng đất lâm nghiệp, tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết dứt điểm chồng lấn, tranh chấp đất lâm nghiệp; kiên quyết xử lý thu hồi những diện tích đất lâm nghiệp đã được giao nhưng không sử dụng, cấp không đúng đối tượng hoặc sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả,... để giao cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

- Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các Viện; các cơ quan nghiên cứu trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về khảo nghiệm, chọn tạo giống cây lâm nghiệp, chuyển giao công nghệ chế biến gỗ và lâm sản, các tiến bộ kỹ thuật trong bảo vệ và phát triển rừng.

- Sở Công thương: Rà soát, đánh giá thực trạng các cơ sở chế biến gỗ và lâm sản trên địa bàn, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển trong thời gian tới; đẩy mạnh công tác khuyến công, chuyển giao công nghệ chế biến gỗ và lâm sản, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư; thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách tỉnh để thực hiện các nội dung của quy hoạch cũng như hỗ trợ đầu tư cho các chương trình, dự án về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

- Các sở, ngành khác căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện và phối hợp thực hiện các nội dung có liên quan của quy hoạch.

2. Cấp huyện (UBND các huyện, thành, thị)

- Chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện, cấp xã; công bố công khai quy hoạch và quản lý quy hoạch theo đúng quy định;

- Chỉ đạo thành lập tổ chức chỉ đạo, quản lý chương trình, gồm: Ban chỉ đạo chương trình bảo vệ và phát triển rừng, Ban quản lý dự án bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện; Ban phát triển rừng cấp xã, cấp thôn theo nội dung Văn bản số 1908/UBND-KT5 ngày 17/6/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh.

- Xây dựng các dự án về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn quản lý, trình UBND tỉnh phê duyệt và chỉ đạo thực hiện. Định kỳ 6 tháng, 1 năm tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT).

- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan tăng cường công tác quản lý Nhà nước lĩnh vực lâm nghiệp; chỉ đạo đảm bảo tiến độ, chất lượng chương trình bảo vệ và phát triển rừng theo kế hoạch hàng năm.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị căn cứ Quyết định thực hiện.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hoàng Dân Mạc

 

Phụ biểu số 01: QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CHUNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 18/2011/QĐ-UBND ngày 30/8/2011 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Ha

TT

Hạng mục

Hiện trạng

Quy hoạch

So sánh

(+. -)

 

Diện tích tự nhiên

353.343

353.343

0

A

Đất nông nghiệp

294.129

279.415

-14.714

I

Đất sản xuất nông nghiệp

98.510

96.596

-1.914

II

Đất lâm nghiệp

195.619

182.819

-12.800

1

Đất rừng đặc dụng

17.277

17.277

0

a)

Đất có rừng

11.417

11.417

0

-

Rừng tự nhiên

9.527

9.527

0

-

Rừng trồng

1.890

1.890

0

b)

Đất chưa có rừng

5.860

5.860

0

-

IA

93

93

0

-

IB

71

71

0

-

IC

5.167

5.167

0

-

Đất lâm nghiệp khác

529

529

0

2

Đất rừng phòng hộ

33.632

33.949

+317

a)

Đất có rừng

31.420

31.744

+325

-

Rừng tự nhiên

25.575

25.884

+309

-

Rừng trồng

5.845

5.861

+16

b)

Đất chưa có rừng

2.212

2.205

-7

-

IA

199

199

0

-

IB

786

778

-8

-

IC

1.191

1.228

+37

-

Đất lâm nghiệp khác

36

0

-36

3

Đất rừng sản xuất

144.710

131.593

-13.117

a)

Đất có rừng

136.892

127.206

-9.686

-

Rừng tự nhiên

29.493

29.107

-386

-

Rừng trồng

107.399

98.099

-9.300

b)

Đất chưa có rừng

7.818

4.387

-3.431

-

IA

1.579

514

-1.065

-

IB

1.423

1.423

0

-

IC

2.450

2.450

0

-

Đất lâm nghiệp khác

2.366

0

-2.366

B

Đất phi nông nghiệp

53.618

68.333

+14.714

C

Đất chưa sử dụng

5.596

5.596

0

 

Phụ biểu số 02: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 18/2011/QĐ-UBND ngày 30/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Tên dự án

Mục tiêu dự án

Quy mô, địa điểm

Nguồn kinh phí

Thời gian thực hiện

1

Tăng cường năng lực về chất lượng giống và sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp

Tạo được giống cây trồng lâm nghiệp có chất lượng tốt phục vụ trồng rừng trong và ngoài tỉnh

Xây dựng 3 vườn giống, 50 ha rừng giống các loại

Vốn hỗ trợ ngân sách, các chủ rừng, vốn vay tín dụng và vốn liên doanh

Năm 2011 - 2015

2

Phát triển lâm sản ngoài gỗ

Phát huy thế mạnh của từng địa phương về lâm sản, tăng thu nhập cho các hộ gia định, tận dụng tối đa khả năng cung cấp lâm sản trên cùng đơn vị diện tích đất rừng

12.000 ha (huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa)

Vốn các doanh nghiệp đầu tư, vốn tự có

Năm 2011 - 2015

3

Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện

Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng từng huyện trong tỉnh

13 huyện, thành, thị

Vốn ngân sách nhà nước

Năm 2011 – 2013

4

Nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng lâm nghiệp

 

 

 

 

-

Đường lâm nghiệp và đường giao thông nông thôn miền núi

Đảm bảo lưu thông hàng hóa nông lâm sản

32 km đường làm mới và sửa chữa 50km

Vốn ngân sách nhà nước

Năm 2011 - 2015

-

Cơ giới hóa sản xuất lâm nghiệp

Đầu tư các máy móc thiết bị trong khai thác và trồng rừng để tăng năng suất và giá trị sản xuất lâm nghiệp, giảm tỷ lệ lao động giản đơn.

3 máy làm đất đa năng, 20 cưa xăng cắt gỗ thực hiện thí điểm tại huyện Thanh Sơn và Yên Lập

Vốn ngân sách nhà nước

Năm 2015 – 2020

5

Rà soát điều chỉnh diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho các tổ chức và hộ gia đình

Giải quyết chồng lấn, tranh chấp đất lâm nghiệp giữa Công ty lâm nghiệp với các hộ dân và đổi mới tổ chức lại các Nông lâm trường quốc doanh cho phù hợp với năng lực hiện có

Trên địa bàn toàn tỉnh

Vốn ngân sách nhà nước

Năm 2011

6

Cải tạo rừng, làm giàu rừng tự nhiên

Cải tạo rừng tự nhiên sản xuất nghèo kiệt kém hiệu quả thành rừng sản xuất gỗ lớn, đem lại hiệu quả kinh tế và nâng cao chất lượng của rừng

6.000 ha

Vốn ngân sách nhà nước

Năm 2011 – 2020

7

Rà soát, quy hoạch cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh

Thúc đẩy phát triển chế biến gỗ, tạo ra sản phẩm hàng hóa thương phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường, vừa tiết kiệm nguyên liệu và tăng thêm GDP của ngành lâm nghiệp

Trên địa bàn tỉnh

Vốn ngân sách nhà nước

Năm 2012 - 2013

8

Đào tạo nguồn nhân lực

Nâng cao chất lượng lao động nguồn nhân lực tham gia bảo vệ và phát triển rừng

 

Vốn ngân sách nhà nước

Năm 2011 - 2015

 

Phụ biểu số 03: KHỐI LƯỢNG KHAI THÁC LÂM SẢN NGOÀI GỖ

Lâm sản ngoài gỗ

Đơn vị tính

Diện tích khai thác (ha)

Sản lượng khai thác

Tổng

Giai đoạn 2011 – 2015

Giai đoạn 2016 – 2020

Tổng

Giai đoạn 2011 – 2015

Giai đoạn 2016 – 2020

Tre, luồng

1.000 cây

676

338

338

8.450

4.225

4.225

Nứa, vầu

1.000 cây

5.378

2.689

2.689

38.120

19.060

19.060

Song, mây

Tấn

 

 

 

500

250

250

Lá cọ

1.000 tàu

 

 

 

87.500

47.500

40.000

Măng tươi

Tấn

 

 

 

22.870

11.870

11.000

Cao su

Tấn/năm

13.450

 

13.450

25.000

 

25.000

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 18/2011/QĐ-UBND duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành

  • Số hiệu: 18/2011/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/08/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
  • Người ký: Hoàng Dân Mạc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 09/09/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản