Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1781/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 08 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 30 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

1. Cập nhật các thủ tục hành chính mới được công bố vào Hệ thống thông tin thủ tục hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng quy định.

2. Niêm yết công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị tại trụ sở cơ quan và trên Trang thông tin điện tử của đơn vị.

3. Triển khai thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền theo hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Cục KSTTHC (VP Chính phủ) (gửi qua mạng);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh (gửi qua mạng);
- VPUB: CVP, các PCVP, các CV, CTTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, CCHC, NN.

CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

PHỤ LỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1781/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Tên thủ tục hành chính được thay thế

Thời hạn giải quyết

Địa điểm thực hiện

Phí, lệ phí

(đồng)

Tên VBQPPL quy định TTHC

 

Lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn

1

Công nhận làng nghề

30 ngày làm việc

Chi cục Phát triển nông thôn - 53 Nguyễn Huệ, Thành phố Huế

 

Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ

2

Công nhận nghề truyền thống

30 ngày làm việc

 

3

Công nhận làng nghề truyền thống

30 ngày làm việc

 

Ghi chú: Các TTHC này thay thế các TTHC số 1, số 2, số 3 đã được công bố tại Quyết định số 1527/QĐ-UBND ngày 07/7/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

PHẦN II.

NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ

1. Tên thủ tục hành chính: Công nhận làng nghề

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: UBND cấp huyện tiến hành lập hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, sau đó nộp hồ sơ giấy tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Phát triển nông thôn;

- Bước 2: Chi cục Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ trong thành phần hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ sẽ yêu cầu tổ chức đề nghị xét công nhận bổ sung, hoàn thiện;

- Bước 3: Nếu hồ sơ hợp lệ, Chi cục Phát triển nông thôn tham mưu giải quyết hồ sơ: Tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP. Sau khi có kết quả họp của Hội đồng xét duyệt, Chi cục Phát triển nông thôn tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT tờ trình kèm biên bản họp của Hội đồng xét duyệt trình UBND tỉnh ra quyết định và cấp bằng công nhận làng nghề.

- Bước 4: UBND tỉnh tổ chức xem xét, phê duyệt và trả kết quả cho Chi cục Phát triển nông thôn;

- Bước 5: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Chi cục Phát triển nông thôn hoặc thông qua đường bưu điện hoặc hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Phát triển nông thôn - 53 Nguyễn Huệ, Thành phố Huế.

+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

b) Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân vào trang web dichvucong.thuathienhue.gov.vn để nộp hồ sơ thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo các bước được hướng dẫn trên trang web, các tệp đính kèm là file ảnh hoặc file PĐF. Sau đó nộp hồ sơ giấy và nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Chi cục Phát triển nông thôn hoặc thông qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn;

+ Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất;

+ Văn bản bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bằng công nhận, Quyết định hành chính.

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2018/NĐ-CP ;

- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

- Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn

2. Tên thủ tục hành chính: Công nhận nghề truyền thống

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: UBND cấp huyện tiến hành lập hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, sau đó nộp hồ sơ giấy tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Phát triển nông thôn;

- Bước 2: Chi cục Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ trong thành phần hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ sẽ yêu cầu tổ chức đề nghị xét công nhận bổ sung, hoàn thiện;

- Bước 3: Nếu hồ sơ hợp lệ, Chi cục Phát triển nông thôn tham mưu giải quyết hồ sơ: Tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP. Sau khi có kết quả họp của Hội đồng xét duyệt, Chi cục Phát triển nông thôn tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT tờ trình kèm biên bản họp của Hội đồng xét duyệt trình UBND tỉnh ra quyết định và cấp bằng công nhận nghề truyền thống.

- Bước 4: UBND tỉnh tổ chức xem xét, phê duyệt và trả kết quả cho Chi cục Phát triển nông thôn;

- Bước 5: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Chi cục Phát triển nông thôn hoặc thông qua đường bưu điện hoặc hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Phát triển nông thôn - 53 Nguyễn Huệ, Thành phố Huế.

+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

b) Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân vào trang web dichvucong.thuathienhue.gov.vn để nộp hồ sơ thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo các bước được hướng dẫn trên trang web, các tệp đính kèm là file ảnh hoặc file PĐF. Sau đó nộp hồ sơ giấy và nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Chi cục Phát triển nông thôn hoặc thông qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống;

+ Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có). Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống;

+ Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bằng công nhận, Quyết định hành chính.

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc;

- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn

3. Tên thủ tục hành chính: Công nhận làng nghề truyền thống

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: UBND cấp huyện tiến hành lập hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, sau đó nộp hồ sơ giấy tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Phát triển nông thôn;

- Bước 2: Chi cục Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ trong thành phần hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ sẽ yêu cầu tổ chức đề nghị xét công nhận bổ sung, hoàn thiện;

- Bước 3: Nếu hồ sơ hợp lệ, Chi cục Phát triển nông thôn tham mưu giải quyết hồ sơ: Tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP. Sau khi có kết quả họp của Hội đồng xét duyệt, Chi cục Phát triển nông thôn tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT tờ trình kèm biên bản họp của Hội đồng xét duyệt trình UBND tỉnh ra quyết định và cấp bằng công nhận làng nghề truyền thống.

- Bước 4: UBND tỉnh tổ chức xem xét, phê duyệt và trả kết quả cho Chi cục Phát triển nông thôn;

- Bước 5: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Chi cục Phát triển nông thôn hoặc thông qua đường bưu điện hoặc hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Phát triển nông thôn - 53 Nguyễn Huệ, Thành phố Huế.

+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

b) Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân vào trang web dichvucong.thuathienhue.gov.vn để nộp hồ sơ thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo các bước được hướng dẫn trên trang web, các tệp đính kèm là file ảnh hoặc file PĐF. Sau đó nộp hồ sơ giấy và nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Chi cục Phát triển nông thôn hoặc thông qua đường bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống.

+ Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có). Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống.

+ Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

+ Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn.

+ Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất.

+ Văn bản bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.

Ghi chú:

- Trường hợp đã được công nhận làng nghề, hồ sơ chỉ gồm các thành phần 1, 2, 3 (như hồ sơ công nhận nghề truyền thống).

- Trường hợp chưa được công nhận làng nghề nhưng có nghề truyền thống đã được công nhận, hồ sơ chỉ gồm các thành phần 4, 5, 6 (như hồ sơ công nhận làng nghề).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bằng công nhận; Quyết định hành chính.

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Đạt tiêu chí làng nghề nông thôn (đạt cả 3 tiêu chí):

+ Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2018/NĐ-CP ;

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

+ Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Có ít nhất một nghề truyền thống nông thôn (là nghề đạt cả 3 tiêu chí):

+ Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

+ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc;

+ Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề;

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1781/QĐ-UBND năm 2018 công bố thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

  • Số hiệu: 1781/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/08/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Phan Ngọc Thọ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản