Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1777/QĐ-UBND | Kiên Giang, ngày 18 tháng 07 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 THEO CHỈ THỊ SỐ 16/CT-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;
Căn cứ Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;
Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19;
Căn cứ Công văn số 969/TTg-KGVX ngày 17/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch tại một số địa phương;
Căn cứ Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 về việc ban hành quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng; chống dịch Covid-19;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 trên phạm vi toàn tỉnh trong vòng 14 ngày, kể từ 00 giờ 00 phút, ngày 19 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 01 tháng 8 năm 2021, theo nguyên tắc:
1. Gia đình cách ly với gia đình; ấp cách ly với ấp; xã, phường, thị trấn cách ly với xã, phường, thị trấn; huyện, thành phố cách ly với huyện, thành phố; tỉnh cách ly với tỉnh.
2. Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn...
- Đi làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang; thành viên Tổ truy vết, giám sát thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
- Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang đúng quy định, tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng chống dịch, bắt buộc thực hiện khai báo y tế đầy đủ và kịp thời (khai báo y tế điện tử và khai báo y tế với chính quyền địa phương), đặc biệt là người đến/trở về từ vùng có dịch, người có yếu tố dịch tễ liên quan đến các ca bệnh hoặc thông báo ngay cho chính quyền địa phương khi phát hiện người không thực hiện khai báo y tế thuộc các trường hợp trên.
- Khi giao tiếp bắt buộc phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m trở lên; không tập trung quá 02 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, bệnh viện, trường học.
3. Tạm dừng triệt để các hoạt động không cần thiết, các dịch vụ không thiết yếu:
a) Hoạt động, sinh hoạt tôn giáo tập trung đông người; cơ sở làm đẹp; cắt tóc, gội đầu, uốn tóc, làm móng, vật lý trị liệu, phẫu thuật thẩm mỹ; karaoke; xông hơi; mát-xa; quán bar; vũ trường; rạp chiếu phim; nhà hát; các cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử, dịch vụ thể dục, thể thao; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, vui chơi, giải trí tại các địa điểm công cộng; các hoạt động đón khách tham quan, du lịch.
b) Các nhà hàng, quán cà phê, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống giải khát.
c) Các hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, trừ các trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu, xe đưa đón công nhân, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất phục vụ các công trình cấp bách trong phòng, chống dịch.
4. Đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được phép hoạt động như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm, xăng dầu, điện, nước, nhiên liệu; dịch vụ vận chuyển hàng hóa thiết yếu.
- Người đứng đầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm tổ chức cho tất cả người lao động thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch tại đơn vị mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động. Tuân thủ nghiêm nguyên tắc cách ly trong tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là phải đảm bảo khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định. Khẩn trương đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện có liên quan để triển khai ngay phương châm “3 tại chỗ”.
- Trường hợp không đảm bảo yêu cầu về phòng, chống dịch theo quy định thì phải dừng hoạt động.
5. Hoạt động các chợ truyền thống: giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, trên cơ sở đánh giá mức độ nguy cơ lây, nhiễm dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn để đưa ra quyết định. Trường hợp cho phép hoạt động phải đảm bảo việc thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch (thông điệp 5K của Bộ Y tế), có phân luồng lối vào, lối ra để kiểm soát phòng, chống dịch.
6. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị Nhà nước tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bố trí cán bộ, công chức, làm việc tại nhà, đảm bảo không để ùn tắc nhiệm vụ; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như: trực chiến đấu, trực cơ quan, thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu; tăng cường tổ chức họp trực tuyến.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch tại công sở.
Điều 2. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia thực hiện và giám sát kiên quyết không để “chặt ngoài, lỏng trong”, đảm bảo lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất.
Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phạm vi quản lý, tổ chức xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai các hoạt động (thời gian hoàn thành Kế hoạch chậm nhất ngày 19/7/2021).
Điều 3. Yêu cầu toàn thể Nhân dân trong tỉnh tự giác chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ bản thân, gia đình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng; người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và các cá nhân, tổ chức theo trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Công văn 2556/UBND-VX năm 2021 về tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn Thành phố Hồ Chí Minh để phòng, chống dịch COVID-19
- 2Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2021 triển khai các nền tảng ứng dụng công nghệ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 3Công văn 2718/UBND-VX năm 2021 về tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn Thành phố Hồ Chí Minh để quyết liệt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19
- 4Quyết định 2178/QĐ-UBND năm 2021 quy định tạm thời các ngành nghề, lĩnh vực được phép hoạt động khi áp dụng thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 5Quyết định 2602/QĐ-UBND năm 2021 bãi bỏ Quyết định 2178/QĐ-UBND quy định tạm thời các ngành nghề, lĩnh vực được phép hoạt động khi áp dụng thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 1Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
- 2Nghị định 101/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2686/QĐ-BCĐQG năm 2021 ban hành "Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch Covid-19" do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 ban hành
- 6Công văn 969/TTg-KGVX năm 2021 về thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch tại một số địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 2556/UBND-VX năm 2021 về tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn Thành phố Hồ Chí Minh để phòng, chống dịch COVID-19
- 8Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2021 triển khai các nền tảng ứng dụng công nghệ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 9Công văn 2718/UBND-VX năm 2021 về tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn Thành phố Hồ Chí Minh để quyết liệt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19
- 10Quyết định 2178/QĐ-UBND năm 2021 quy định tạm thời các ngành nghề, lĩnh vực được phép hoạt động khi áp dụng thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 11Quyết định 2602/QĐ-UBND năm 2021 bãi bỏ Quyết định 2178/QĐ-UBND quy định tạm thời các ngành nghề, lĩnh vực được phép hoạt động khi áp dụng thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Quyết định 1777/QĐ-UBND năm 2021 về áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo Chỉ thị 16/CT-TTg trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- Số hiệu: 1777/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/07/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
- Người ký: Lâm Minh Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra