- 1Bộ luật Hàng hải 2005
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Luật xây dựng 2003
- 4Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 5Nghị định 51/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải
- 6Quyết định 2190/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1764/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 03 tháng 08 năm 2011 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ;
Căn cứ Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét tờ trình số 1623/TTr-CHHVN-KHĐT ngày 21/7/2011 của Cục Hàng hải Việt Nam và Biên bản Hội đồng thẩm định tháng 6 năm 2011 về Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (Nhóm 4) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng thẩm định và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (Nhóm 4) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
Phạm vi quy hoạch là các cảng biển thuộc các tỉnh ven biển khu vực Nam Trung Bộ: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Phạm vi phục vụ bao gồm các tỉnh trên, đồng thời đáp ứng nhu cầu vận tải biển của các tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc và một phần tỉnh Lâm Đồng), một số tỉnh phía Nam nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Lào) và vùng Bắc của Vương quốc Campuchia (Campuchia).
2. Quan điểm và mục tiêu phát triển
a) Quan điểm phát triển
- Phát triển phù hợp với Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam; gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các quy hoạch liên quan khác.
- Tận dụng và phát huy lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tại các vị trí thuận lợi để phát triển cân đối, đồng bộ cảng biển Nam Trung Bộ và kết cấu hạ tầng liên quan; Tập trung đầu tư và có kế hoạch khai thác hiệu quả cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong đột phá đi thẳng vào hiện đại về công nghệ - quản lý - khai thác, tiến tới vai trò là cảng trung chuyển quốc tế của khu vực.
- Phát triển hợp lý giữa cảng tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực, chuyên dùng, địa phương đảm bảo thống nhất trong toàn nhóm; Chú trọng phát triển các cảng tổng hợp, chuyên dùng cho tàu biển trọng tải lớn tại khu vực Quy Nhơn, Vân Phong và Cam Ranh; Phát triển cảng chuyên dùng gắn với khu kinh tế, khu công nghiệp, các nhà máy nhiệt điện than, nguyên tử, bauxit-alumin có quy mô lớn; coi trọng công tác duy tru bảo trì bến hiện hữu để đảm bảo khai thác đồng bộ, hiệu quả.
- Phát triển đồng bộ giữa cảng biển với luồng tàu và giữa kết cấu hạ tầng cảng biển với hạ tầng công cộng kết nối với cảng biển; phát triển các trung tâm phân phối hàng hóa, logistics.
- Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển cảng biển. Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển cảng biển với quản lý bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững; gắn liền với yêu cầu bảo đảm quốc phòng - an ninh.
b) Mục tiêu, định hướng phát triển
- Mục tiêu chung
+ Hình thành các cảng tổng hợp địa phương trong khu vực đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường biển của địa phương trong khu vực, tạo kết nối với cảng đầu mối trong khu vực và cảng cửa ngõ quốc tế, trung chuyển quốc tế của quốc gia; là cơ sở để phát triển cân đối, đồng bộ giữa các cảng biển và cơ sở hạ tầng liên quan, kết nối với vùng hấp dẫn của cảng; là động lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của từng địa phương, toàn vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực liên quan.
+ Đáp ứng nhu cầu vận tải nhập nguyên, nhiên vật liệu và xuất sản phẩm phục vụ các cơ sở công nghiệp luyện kim, hóa dầu, khai khoáng, … trong khu vực; đồng thời phối hợp tạo điều kiện phát triển đô thị cảng biển nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của khu vực giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Mục tiêu cụ thể
+ Thông qua lượng hàng dự kiến tại các thời điểm quy hoạch như sau:
• 64,5 ÷ 94,5 triệu T/năm vào năm 2015;
• 144 ÷ 198 triệu T/năm vào năm 2020;
• 285 triệu T/năm vào năm 2030;
+ Tiếp nhận được các tàu vận tải biển như sau: tàu bách hóa có trọng tải từ 10.000 - 50.000 DWT, tàu chở hàng container có trọng tải tương đương từ 10.000 - 50.000 DWT và sức chở 12.000 - 15.000 TEU (đối với các bến container trung chuyển quốc tế), tàu chuyên dùng chở hàng rời 50.000 - 200.000 DWT, tàu chuyên chở dầu thô đến 400.000 DWT, tàu chở sản phẩm dầu có trọng tải từ 10.000 - 150.000 DWT, tàu khách từ 50.000 - 100.000 GRT.
a) Quy hoạch chi tiết các cảng trong nhóm
Nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (nhóm 4) gồm 07 cảng biển: Quy Nhơn, Vũng Rô, Vân Phong, Nha Trang - Cam Ranh, Ninh Thuận, Vĩnh Tân và Kê Gà. Cụ thể như sau:
- Cảng Vân Phong - Khánh Hòa: là cảng tổng hợp quốc gia, trung chuyển quốc tế (Loại IA), bao gồm các khu bến chức năng chính: Đầm Môn, Dốc Lết - Ninh Thủy và Mỹ Giang.
+ Khu bến Đầm Môn: là khu bến chính của cảng. Bao gồm bến chuyên dùng container trung chuyển quốc tế, bến chuyên dùng khu công nghiệp và khách du lịch quốc tế.
• Bến container trung chuyển quốc tế Vân Phong: là bến chuyên dùng container trung chuyển quốc tế đầu mối đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam và trung chuyển container quốc tế. Giai đoạn 2015 tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn thiện 02 bến khởi động cho tàu đến 12.000 TEU. Giai đoạn 2020 xây dựng bổ sung 2 - 4 bến cho tàu 9.000 - 15.000 TEU và 2 - 4 bến cho tàu gom hàng (feeder) 500 - 1.500 TEU. Năng lực thông qua năm 2015 khoảng 0,9 - 1,05 triệu TEU/năm, năm 2020 khoảng 3,1- 4,5 triệu T/năm. Giai đoạn 2020: phát triển phù hợp với tốc độ và nhu cầu xuất nhập khẩu của Việt Nam vận chuyển trực tiếp trên các tuyến biển xa xuyên đại dương và trung chuyển cho các nước lân cận với tổng năng lực thông qua của toàn cảng là 14,5 - 17,0 triệu TEU/năm. Hệ thống cảng được đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị, công nghệ, quản lý bốc xếp dỡ đồng bộ hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế.
• Bến cát Đầm Môn: bến chuyên dùng xuất cát. Quy mô giữ nguyên như hiện tại với 01 cầu dạng trụ va cho tàu 30.000 DWT, năng lực thông qua 0,1 triệu T/năm. Sẽ di dời để xây dựng các bến trung chuyển container quốc tế khi cần thiết.
• Bến khách du lịch quốc tế Đầm Môn: là khu bến tàu khách du lịch quốc tế tiềm năng, phục vụ trực tiếp khách du lịch vịnh Vân Phong. Quy mô phát triển gồm 01 bến cho tàu khách du lịch quốc tế 100.000 GRT.
• Bến chuyển tải dầu Vân Phong: bến chuyên dùng xăng dầu, phục vụ trung chuyển, chuyển tải dầu cho Việt Nam và khu vực. Giai đoạn 2015: giữ nguyên quy mô hiện hữu với 2 vị trí tự thả neo cho tàu dầu 400.000 DWT. Giai đoạn 2020 giảm dần công suất, ngừng khai thác. Toàn bộ dầu chuyển tải do bến xăng dầu ngoại quan Vân Phong đảm nhận.
+ Khu bến Dốc Lết - Ninh Thủy: khu bến chuyên dùng hàng rời, hàng khác và tổng hợp địa phương phục vụ khu công nghiệp Ninh Thủy.
• Bến Hòn Khói: là bến chuyên dùng xuất nhập muối kết hợp hàng tổng hợp địa phương. Nâng cấp cải tạo 01 cầu cảng hiện hữu tiếp nhận tàu 600 - 1.000 DWT. Năng lực thông qua 0,1 - 0,2 triệu T/năm.
• Bến khu căn cứ dịch vụ công nghiệp dầu khí Vân Phong: bến chuyên dùng phục vụ khu căn cứ dịch vụ công nghiệp dầu khí Vân Phong. Quy mô có thể phát triển cho tàu 30.000 - 40.000 DWT, tập kết đội tàu dịch vụ dầu khí kết hợp bốc xếp hàng tổng hợp, trang thiết bị và các bến hàng lỏng phục vụ xuất nhập xăng dầu, LPG, hóa chất, cho tàu đến 50.000 DWT. Đây là khu bến phát triển có điều kiện, quy mô, tiến độ theo nhu cầu và năng lực của nhà đầu tư.
• Bến xi măng Nghi Sơn - Vân Phong: bến chuyên dùng phục vụ trạm nghiền xi măng Nghi Sơn - Vân Phong. Quy mô 01 bến cho tàu 21.000 DWT, năng lực thông qua khoảng 0,5 - 1,0 triệu T/năm.
• Các bến tổng hợp, chuyên dùng khác phục vụ khu công nghiệp Ninh Thủy.
+ Khu bến Mỹ Giang: là khu bến chuyên dùng dầu và sản phẩm dầu, có bến hàng rời phục vụ nhà máy nhiệt điện than.
• Bến của Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong: gồm 01 bến nhập khẩu dầu thô cho tàu 320.000 DWT (kết cấu bến cứng hoặc SPM), các bến xuất sản phẩm lỏng cho tàu 10.000 - 50.000 DWT; 01 bến cho tàu 10.000 DWT xuất nhập hàng khô. Năng lực thông qua khoảng 18,8 triệu T/năm, trong đó dầu thô 10 triệu T/năm, dầu sản phẩm 7,8 triệu T/năm và hàng khô 1,0 triệu T/năm. Quy mô, tiến độ phù hợp tiến trình xây dựng Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong.
• Bến Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong: là bến chuyên dùng xăng dầu của kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong. Quy mô gồm 01 bến nhập cho tàu 320.000 DWT (kết cấu bến cứng hoặc SPM), 01 bến nhập cho tàu đến 150.000 DWT và 05 bến xuất cho tàu 10.000 - 50.000 DWT. Tổng năng lực hàng hóa thông qua khu bến khoảng 20 triệu T/năm. Giai đoạn 2015 năng lực thông qua 10 triệu T/năm.
• Bến trung tâm điện lực Vân Phong: là bến chuyên dùng nhập than cho trung tâm điện lực Vân Phong. Quy mô phát triển 1 - 2 bến cho tàu 100.000 DWT với năng lực thông qua 7,5 - 12,0 triệu T/năm. Quy mô, tiến độ theo tiến trình đầu tư chung của trung tâm điện lực.
- Cảng Quy Nhơn: là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), bao gồm các khu bến chức năng: Quy Nhơn - Thị Nại, Nhơn Hội và các bến Tam Quan, Đề Gi, Bến nhà máy nhiệt điện than Bình Định.
+ Khu bến Quy Nhơn - Thị Nại: là khu bến tổng hợp, có bến chuyên dùng container và xăng dầu sản phẩm. Đây là khu bến chính của cảng.
- Bến Quy Nhơn: Quy mô bến được giữ nguyên 06 cầu bến hiện hữu cho tàu tổng hợp 30.000 DWT với tổng chiều dài 866 m. Đầu tư chiều sâu trang thiết bị, công nghệ với năng lực hàng hóa thông qua 3,5 - 4,0 triệu T/năm.
• Bến Tân Cảng Quy Nhơn: Đầu tư hoàn chỉnh 01 bến cho tàu container 30.000 DWT với năng lực thông qua 1,5 - 3 triệu T/năm (150 - 290 nghìn TEU/năm); giai đoạn 2020 xem xét đầu tư bổ sung 01 bến nhô phía hạ lưu cho tàu 30.000 DWT.
• Bến Thị Nại: là bến tổng hợp địa phương vệ tinh. Giai đoạn 2015 nâng cấp 2 cầu cảng hiện hữu cho tàu 7.000 - 10.000 DWT. Năng lực hàng hóa thông qua 0,5 - 1,0 triệu T/năm.
• Bến Tân Cảng Miền Trung: Nâng cấp bến hiện hữu cho tàu 10.000 - 15.000 DWT. Năng lực thông qua 0,5 triệu T/năm.
• Bến Đống Đa: là bến địa phương vệ tinh, phát triển sau khi các bến trong khu vực phát triển tối đa. Quy mô phát triển gồm 2 bến với tổng chiều dài 310 m, cho tàu 5.000 - 10.000 DWT. Năng lực hàng hóa thông qua 0,5 - 1,0 triệu T/năm.
• Bến xăng dầu Quy Nhơn: nâng cấp bến phao hiện hữu cho tàu dầu 20.000 DWT. Năng lực thông qua 0,5 triệu T/năm.
• Bến xăng dầu An Phú: Giữ nguyên quy mô hiện hữu cho tàu 1.000 DWT.
+ Khu bến Nhơn Hội: là khu bến chuyên dùng có bến tổng hợp, phục vụ trực tiếp khu kinh tế Nhơn Hội. Tương lai hỗ trợ khu bến Quy Nhơn - Thị Nại. Quy mô có thể phát triển gồm 9 - 10 bến với tổng chiều dài 2.720 m tiếp nhận tàu đến 30.000 - 50.000 DWT. Tổng năng lực thông qua khoảng 12,0 - 13,0 triệu T/năm. Đây là khu phát triển có điều kiện, quy mô, tiến độ theo tiến trình đầu tư trong khu kinh tế Nhơn Hội. Trước mắt, phát triển 01 - 02 bến có kết cấu thiết kế cho tàu 30.000 DWT, khu nước nạo vét 5.000 - 10.000 DWT và tăng dần độ sâu. Năng lực thông qua 1,5 - 2,0 triệu T/năm để làm động lực thu hút nhà đầu tư vào khu kinh tế Nhơn Hội.
+ Bến nhà máy nhiệt điện than Bình Định: là bến chuyên dùng nhập than phục vụ nhà máy nhiệt điện Bình Định. Quy mô 01 - 04 cầu cảng cho tàu 10.000 - 100.000 DWT. Năng lực hàng hóa thông qua 3,6 - 21,0 triệu T/năm.
- Cảng Nha Trang - Cam Ranh: là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), bao gồm các khu bến chức năng chính: khu bến Nha Trang, Cam Ranh và bến đảo Trường Sa.
+ Khu bến Nha Trang: là bến cảng khách đầu mối dịch vụ du lịch, có bến tổng hợp. Giai đoạn 2015: cải tạo cơ sở hạ tầng hiện có với 02 bến (1 bến cập 2 phía) với tổng chiều dài 552 m cho tàu 20.000 DWT, tàu khách 70.000 GRT. Năng lực thông qua năm 2015 khoảng 1,5 triệu T/năm và 100 nghìn lượt hành khách/năm. Giai đoạn 2020: Giảm dần công suất khai thác hàng hóa còn 0,5 triệu T/năm cho hàng tổng hợp sạch và container. Đầu tư bến khách thành bến hiện đại cho tàu đến 100.000 GRT với năng lực thông qua 250 nghìn lượt khách/năm.
+ Bến xăng dầu Mũi Chụt: Giảm dần công suất và ngừng khai thác. Toàn bộ xăng dầu nhập phục vụ thành phố Nha Trang được thay thế bởi các khu bến Vân Phong và Ba Ngòi.
+ Khu bến Cam Ranh: Là khu bến tổng hợp, container cho tàu 30.000 - 50.000 DWT, có bến chuyên dùng vật liệu xây dựng, xăng dầu. Quy mô bến có thể phát triển gồm 04 bến (bao gồm 01 bến hiện hữu) cho tàu 30.000 - 50.000 DWT. Giai đoạn 2015: đầu tư hoàn chỉnh 01 bến 300 m tiếp nhận tàu 50.000 DWT. Giai đoạn 2020 xây dựng bổ sung 01 bến. Năng lực hàng hóa thông qua năm 2015 đạt khoảng 4,5 triệu T/năm, năm 2020 đạt 7,5 triệu T/năm.
+ Các bến chuyên dùng xăng dầu, vật liệu xây dựng xây mới phù hợp nhu cầu thị trường, doanh nghiệp và quy hoạch xây dựng chung của địa phương.
+ Bến đảo Trường Sa: Xây dựng 01 - 02 bến cho tàu 1.000 - 2.000 DWT tại đảo Sinh Tồn, Trường Sa Lớn phục vụ dân sinh và quốc phòng - an ninh.
- Cảng Vũng Rô: là cảng tổng hợp địa phương (loại III) có bến chuyên dùng, bao gồm các khu bến chức năng: khu bến Tây Vũng Rô, Đông Vũng Rô.
+ Khu bến Tây Vũng Rô: Là khu bến tổng hợp, có bến chuyên dùng sản phẩm dầu.
• Bến tổng hợp Vũng Rô (tại Bãi Giữa, hiện hữu): Nâng cấp nối dài bến hiện hữu cho tàu 5.000 DWT. Công suất hàng hóa thông qua đạt khoảng 0,2 triệu T/năm.
• Bến tổng hợp Bãi Chùa: Quy mô có thể phát triển 03 bến tiếp nhận tàu đến 10.000 - 20.000 DWT. Diện tích chiếm đất 16,5 ha. Năng lực hàng hóa thông qua 2,0 - 3,0 triệu T/năm. Đây là bến dự phòng phát triển cho bến tổng hợp Vũng Rô.
• Bến dầu Vũng Rô: giữ nguyên quy mô hiện hữu với 01 bến phao cho tàu 10.000 - 40.000 DWT. Năng lực thông qua khoảng 0,1 triệu T/năm.
+ Khu bến Đông Vũng Rô: là khu bến chuyên dùng lọc hóa dầu, có bến tổng hợp.
• Bến nhà máy lọc dầu Vũng Rô: là bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô. Quy mô có thể phát triển 01 bến nhập dầu thô cho tàu 250.000 DWT; 4 - 5 bến xuất dầu sản phẩm kết hợp hàng khô, tổng hợp cho tàu 10.000 - 50.000 DWT. Tổng năng lực thông qua khoảng 4,0 - 7,0 triệu T/năm. Bến phát triển có điều kiện, quy mô, tiến độ phù hợp tiến trình đầu tư của nhà máy lọc hóa dầu.
• Bến Bãi Gốc: là bến chuyên dụng phục vụ khu công nghiệp lọc hóa dầu Hòa Tâm. Quy mô có thể phát triển 01 bến 30.000 DWT nhập dầu thô và các bến xuất sản phẩm, hàng tổng hợp cho tàu 30.000 - 50.000 DWT. Bến phát triển có điều kiện, quy mô xây dựng phù hợp với tiến độ, quy mô khu công nghiệp hóa dầu.
- Cảng Ninh Thuận: là cảng tổng hợp địa phương (loại II) có bến chuyên dùng là vệ tinh của khu bến tổng hợp, bao gồm các bến: bến Ninh Chữ, bến phục vụ các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và bến Cà Ná - Dốc Hầm.
+ Bến Ninh Chữ: là bến tổng hợp địa phương vệ tinh. Quy mô có thể phát triển 4 bến cho tàu 5.000 - 10.000 DWT, tổng chiều dài 660 m với năng lực thông qua khoảng 1,0 - 1,5 triệu T/năm. Giai đoạn 2015: xây dựng mới 01 - 02 bến cho tàu 5.000 - 10.000 DWT. Năng lực thông qua 0,5 - 0,8 triệu T/năm.
+ Bến trung tâm điện hạt nhân Ninh Thuận I: là bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp xây dựng, hoạt động nhà máy nhiệt điện hạt nhân Ninh Thuận I tại huyện Phước Dinh. Quy mô gồm 01 bến cho tàu đến 30.000 DWT.
+ Bến trung tâm điện hạt nhân Ninh Thuận II: là bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp quá trình xây dựng, hoạt động nhà máy nhiệt điện hạt nhân Ninh Thuận II tại huyện Vĩnh Hải. Quy mô gồm 01 bến cho tàu đến 30.000 DWT.
+ Bến Cà Ná - Dốc Hầm: là bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp khu công nghiệp Cà Ná - Dốc Hầm. Quy mô bến có thể phát triển 12 bến, cho tàu tổng hợp 30.000 - 50.000 DWT, tàu hàng rời 100.000 - 200.000 DWT, hàng lỏng 50.000 DWT. Năng lực thông qua khoảng 25 triệu T/năm. Đây là khu phát triển có điều kiện, quy mô theo tiến trình đầu tư các khu công nghiệp.
- Cảng Kê Gà: là cảng tổng hợp địa phương (loại II) có bến chuyên dùng là vệ tinh của khu bến tổng hợp, bao gồm các khu bến chức năng: khu bến Kê Gà, bến Phú Quý, bến Phan Thiết và bến nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ.
+ Khu bến Kê Gà: là khu bến chuyên dùng bauxit - alumin, có bến tổng hợp và các bến chuyên dùng khác. Quy mô phát triển phù hợp với tiến trình khai thác, sản xuất bauxit và Alumin;
+ Bến xăng dầu Kê Gà: là bến chuyên dùng phục vụ kho dự trữ xăng dầu Nam Trung Bộ. Quy mô bến có thể phát triển 01 - 02 bến cho tàu 30.000 - 80.000 DWT, năng lực thông qua 1 - 2 triệu T/năm.
+ Bến Phú Quý, Phan Thiết: là bến tổng hợp địa phương vệ tinh, phục vụ trực tiếp huyện đảo Phú Quý, thành phố Phan Thiết.
+ Bến Phú Quý: Giai đoạn 2015: Giữ nguyên hiện hữu với 01 cầu cảng dài 51 m, cho tàu 1.000 - 2.000 DWT. Giai đoạn 2020: Nâng cấp mở rộng với tổng chiều dài bến lên 190 m. Năng lực thông qua khoảng 0,1 - 0,2 triệu T/năm;
+ Bến Phan Thiết: Quy mô xây dựng mới 01 bến cho tàu 1.000 - 2.000 DWT trên diện tích chiếm đất 2 ha. Năng lực thông qua 0,1 - 0,2 triệu T/năm.
+ Bến nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ: là bến chuyên dùng phục vụ nhà máy nhiệt điện tại Sơn Mỹ. Dự kiến bến quy mô xây dựng 01 - 02 bến cho tàu 10.000 - 80.000 DWT, năng lực thông qua khoảng 4,0 triệu T/năm phục vụ Nhà máy nhiệt điện. Quy hoạch tiềm năng là cảng đầu mối tiếp nhận khí hóa lỏng tự nhiên, quy mô phù hợp với nhu cầu, năng lực của nhà đầu tư.
- Cảng Vĩnh Tân: là cảng chuyên dùng phục vụ trực tiếp trung tâm điện lực Vĩnh Tân, kết hợp trung chuyển than cho một số nhà máy nhiệt điện than khu vực. Quy mô có thể phát triển 6 bến cho tàu 50.000 - 200.000 DWT với khả năng thông qua 25 triệu T/năm. Công suất cung cấp cho nhà máy Nhiệt điện than Vĩnh Tân là 13,5 triệu T/năm, còn lại là trung chuyển cho các nhà máy khác.
(Danh mục chi tiết về quy mô, chức năng từng cảng trong nhóm được nêu cụ thể tại Phụ lục và hồ sơ quy hoạch kèm theo Quyết định này)
b) Quy hoạch đầu tư, cải tạo và nâng cấp luồng tàu
- Xây dựng mới tuyến luồng nhánh từ khu bến Quy Nhơn - Thị Nại vào khu bến Nhơn Hội cho tàu 30.000 DWT khi các bến cảng khu vực Nhơn Hội được xây dựng. Giai đoạn đầu nạo vét cho tàu 5.000 DWT đầy tải, tàu lớn hơn giảm tải và nạo vét tăng dần độ sâu phù hợp với lượng hàng thông qua và tiến độ triển khai khu bến Nhơn Hội.
- Nâng cấp tuyến luồng vào khu bến Cam Ranh qua vịnh Bình Ba với chiều dài khoảng 16 km cho tàu 50.000 DWT.
- Nâng cấp tuyến luồng Ninh Chữ qua sông Tri Thủy đủ chuẩn tắc cho tàu 10.000 DWT lợi dụng thủy triều cao hành thủy. Trong giai đoạn đầu nạo vét cho tàu đến 5.000 DWT.
- Các tuyến luồng còn lại duy trì công tác nạo vét duy tu định kỳ hoặc chủ yếu sử dụng độ sâu tự nhiên, dạng kênh biển, không nạo vét.
c) Các dự án ưu tiên giai đoạn đến năm 2015
- Luồng vào cảng: Luồng vào cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.
- Bến cảng
+ Các bến cảng tổng hợp: Giai đoạn khởi động cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong; Bổ sung cầu cảng container khu bến cảng Quy Nhơn; Cầu cảng số 2 bến cảng Cam Ranh; Xây dựng mới bến Phan Thiết - Bình Thuận phục vụ huyện đảo Phú Quý; Nâng cấp, cải tạo bến Nha Trang tiếp nhận tàu khách 70.000 GRT;
+ Các bến cảng chuyên dùng: Bến kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong; Khu bến cảng Kê Gà; Bến cảng phục vụ trung tâm điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
3. Các chính sách, cơ chế và giải pháp thực hiện
- Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển bằng các hình thức PPP, BOT, BT …. Tăng cường xúc tiến đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế (trong và ngoài nước) tham gia đầu tư phát triển cảng biển bằng các hình thức theo quy định.
- Nguồn vốn ngân sách tập trung đầu tư cho các hạng mục cơ sở hạ tầng công cộng (luồng tàu, đê chắn sóng dùng chung) kết nối với cảng biển quan trọng. Các hạng mục cơ sở hạ tầng bến cảng chủ yếu đầu tư bằng nguồn huy động hợp pháp của doanh nghiệp. Các cảng, bến cảng do nhà đầu tư đề xuất, kể cả các bến cảng tổng hợp thì toàn bộ hạ tầng bến cảng và hạ tầng kết nối cảng sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn tự huy động của Nhà đầu tư.
- Nghiên cứu, thực hiện thí điểm việc cho phép đối tác nước ngoài tự đầu tư trang thiết bị bốc xếp và thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng được đầu tư bằng vốn trong nước (có gắn với việc chuyển giao công nghệ tiên tiến).
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý đầu tư và hoạt động khai thác bến cảng theo hướng đơn giản hóa và hội nhập quốc tế.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thực hiện Quy hoạch phát triển cảng biển trong nhóm, trong đó chú trọng phối hợp gắn kết đồng bộ với Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông khu vực, Quy hoạch xây dựng và Quy hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng lãnh thổ có cảng.
- Khuyến khích xây dựng bến, khu bến phục vụ chung tại các khu kinh tế, công nghiệp để nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng tài nguyên đường bờ làm cảng. Dành quỹ đất thích hợp phía sau cảng để xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa với chức năng đầu mối logistics.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý đầu tư và hoạt động khai thác cảng theo hướng đơn giản hóa, hiện đại hóa; nghiên cứu áp dụng thí điểm mô hình “cơ quan quản lý cảng” ở các cảng có điều kiện.
- Triển khai và thúc đẩy thực hiện cơ chế phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong bao gồm nghiên cứu phương án khai thác hiệu quả các bến giai đoạn khởi động và cơ chế quản lý, huy động vốn đầu tư phát triển toàn bộ khu cảng trung chuyển quốc tế đồng bộ, hiện đại mang tầm khu vực.
Điều 2. Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan công bố và quản lý thực hiện quy hoạch được duyệt;
- Báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định việc bổ sung, điều chỉnh quy mô, chức năng các cảng, bến cảng;
- Đối với các cảng, bến cảng tiềm năng: căn cứ nhu cầu thực tế, theo đề xuất của Nhà đầu tư và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Cục Hàng hải Việt Nam tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.
- Hàng năm phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan, tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch phát triển cảng biển, tổng hợp đề xuất xử lý các dự án không tuân thủ quy hoạch, báo cáo Bộ Giao thông vận tải.
- Triển khai nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển tổng thể, đồng bộ cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong theo quy hoạch được duyệt.
2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Chỉ đạo các Nhà đầu tư dự án xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp cảng biển, luồng hàng hải phù hợp với quy hoạch được duyệt và theo đúng các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ quy hoạch được duyệt, quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích đối với quỹ đất xây dựng cảng; bố trí quỹ đất để phát triển đồng bộ cảng và hạ tầng kết nối với cảng, khu dịch vụ hậu cảng, dịch vụ hàng hải đảm bảo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các cảng biển.
- Việc cập nhật các khu bến cảng, bến cảng chưa được chi tiết hóa trong quy hoạch này:
+ Đối với khu bến cảng, bến cảng nhiều chủng loại hàng hóa, nhiều nhà đầu tư: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng lập quy hoạch chi tiết và gửi Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, phê duyệt.
+ Đối với các khu bến cảng, bến cảng khác: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Nhà đầu tư hoặc cơ quan chức năng lập quy hoạch chi tiết và gửi Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam để nghiên cứu, cập nhật vào quy hoạch chi tiết Nhóm cảng và thực hiện công tác quản lý quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ; Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
CẢNG BIỂN, BẾN CẢNG KHU VỰC NAM TRUNG BỘ (NHÓM 4) GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 1764/QĐ-BGTVT ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải)
TT | Tên cảng | Hiện trạng | Công năng, phân loại | Quy hoạch phát triển | Ghi chú |
| |||||||||||||||||
Số cầu bến/chiều dài (m) | Cỡ tàu (DWT) | Diện tích đất (ha) | Đến năm 2015 | Đến năm 2020 |
| ||||||||||||||||||
Công suất (TrT/năm) | Cỡ tàu (DWT) | Số cầu bến/ chiều dài (m) | Diện tích đất (ha) | Công suất (TrT/năm) | Cỡ tàu (DWT) | Số cầu bến/ chiều dài (m) | Diện tích đất (ha) |
| |||||||||||||||
I | Cảng Quy Nhơn (Cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực - Loại I) | ||||||||||||||||||||||
1 | Khu bến Quy Nhơn - Thị Nại |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||
1.1 | Quy Nhơn | 05/830 | 30.000 | 34,5 | TH | 3,5÷4,0 | 30.000 | 06/830 | 34,5 | 4,0 | 30.000 | 06/830 | 34,5 |
|
| ||||||||
1.2 | Tân Cảng Quy Nhơn | Chưa HĐ | - | - | Cont | 2,5 | 30.000 | 01/200 | 10,6 | 3,5 | 30.000 | 02/400 | 10,6 |
|
| ||||||||
1.3 | Thị Nại | 02/288 | 5.000 | 2,8 | TH | 0,6 | 7.000 ÷ 10.000 | 02/268 | 2,8 | 0,8 | 7.000 ÷ 10.000 | 02/268 | 2,8 |
|
| ||||||||
1.4 | Tân Cảng Miền Trung | 01/140 | 5.000 ÷ 7.000 | 11 | TH | 0,6 | 7.000 ÷ 15.000 | 140 | 11 | 0,6 ÷ 0,8 | 7.000 ÷ 15.000 | 140 | 11 |
|
| ||||||||
1.5 | Xăng dầu Quy Nhơn | 01 bến phao | 10.000 | - | Xăng dầu | 0,3÷0,5 | 10.000 ÷ 20.000 | 01 bến phao | - | 0,5 | 10.000 ÷ 20.000 | 01 bến phao | - |
|
| ||||||||
1.6 | Đống Đa | Chưa HĐ | - | - | TH | - | 10.000 | 01/165 | 4,5 | - | 10.000 | 02/309 | 4,5 |
|
| ||||||||
2 | Khu bến Nhơn Hội | Chưa HĐ | - | - | TH, cont | 1,0÷1,5 | 5.000 ÷ 30.000 | (01÷02)/ (240÷480) | 15 | 2,5÷3,0 | 30.000 | 02 | 24 | Tiềm năng |
| ||||||||
3 | Bến nhiệt điện Bình Định | Chưa HĐ | - | - | CD của nhà máy | 3,6 | 100.000 | 01/330 | - | 14 | 100.000 | 03/990 | - |
|
| ||||||||
4 | Các bến tổng hợp địa phương khác | Chưa HĐ | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - |
|
| ||||||||
II | Cảng Phú Yên (Cảng biển địa phương - Loại II) | ||||||||||||||||||||||
1 | Khu bến Tây Vũng Rô |
|
|
| TH và CD sản phẩm dầu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||
1.1 | Tổng hợp Vũng Rô | 01/78 | 3.000 | 4,5 | TH | 0,2 | 5.000 | 01/120 | 4,5 | 0,2 | 5.000 | 01/120 | 4,5 |
|
| ||||||||
1.2 | Bãi chùa | Chưa HĐ | - |
| - | - | - | - | - | 2,0÷3,0 | 10.000 ÷ 20.000 | 03/560 | 16,5 | Tiềm năng |
| ||||||||
1.3 | Dầu Vũng Rô | 01 bến phao | 40.000 | 2,2 | Xăng dầu | 0,1 | 40.000 | 01 bến phao | 2,2 | 0,1 | 40.000 | 01 bến phao | 2,2 |
|
| ||||||||
2 | Khu bến Đông Vũng Rô |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||
2.1 | Nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô | Chưa HĐ | - | - | CD của nhà máy | - | - | - | - | 4,00 | 250.000 | 03/890 | - |
|
| ||||||||
2.2 | Bãi Gốc | Chưa HĐ | - | - | Xăng dầu, TH | - | - | - |
| - | 300.000 (dầu thô); 30.000 + 50.000 (dầu sản phẩm) | - | - | Tiềm năng |
| ||||||||
III | Cảng Vân Phong (Cảng biển trung chuyển quốc tế - Loại IA) | ||||||||||||||||||||||
1 | Khu bến Đầm Môn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||||
1.1 | Bến container trung chuyển quốc tế Vân Phong | Chưa HĐ | - | - | Container trung chuyển quốc tế | 0,9÷1,05 triệu TEU | 12.000 TEU | 02/850 | 50 | 3,1 ÷ 4,5 triệu TEU | Tàu mẹ 9 ÷ 15.000 TEU; tàu feeder 500 ÷ 1.500 TEU | (04÷06) / (1.700÷ 2.600); (02÷04) / (205÷ 750) | 170 |
| |||||||||
1.2 | Cát Đầm Môn | 01/45 | 30.000 | - | CD cát | 0,1 | 30.000 | 01/45 | - | Ngừng khai thác |
| ||||||||||||
1.3 | Du lịch quốc tế Đầm Môn | Chưa HĐ | - | - | Khách du lịch | - | - | - | - | - | 100.000 GRT | 01 bến | 5 | Tiềm năng | |||||||||
1.4 | Chuyển tải dầu Vân Phong | 02 điểm tự thả neo | 400.000 | - | Xăng dầu | 2,5÷3,0 | 400.000 | 02 điểm tự thả neo | - | Ngừng khai thác |
| ||||||||||||
2 | Khu bến Dốc Lết Ninh Thủy |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||||
2.1 | Hòn Khói | 01/60 | 600 | 2 | Muối, TH | 0,1÷0,2 | 600 ÷ 1.000 | 01/60 | 2÷3 | 0,1÷0,2 | 600 ÷ 1.000 | 01/60 | 2÷3 |
| |||||||||
2.2 | Xi măng Nghi Sơn - Vân Phong | 01 (trụ va) | 21.000 | 4,9 | Xi măng | 0,5÷1,0 | 21.000 | 01 (trụ va) | 4,9 | 0,5÷1,0 | 21.000 | 01 (trụ va) | 4,9 |
| |||||||||
2.3 | Căn cứ dịch vụ dầu khí Vân Phong | Chưa HĐ | - | - | CD | - | - | - | - | - | - | - | - |
| |||||||||
2.4 | Bến phục vụ khu công nghiệp Ninh Thủy | Chưa HĐ | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - |
| |||||||||
3 | Khu bến Mỹ Giang |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||||||
3.1 | Kho XD ngoại quan Vân Phong | Chưa HĐ | - | - | Xăng dầu | 10,0 | 10.000 ÷ 150.000 | 04 | 52 | 10÷20,0 | 150.000 ÷ 320.000 (nhập); 10.000 ÷ 50.000 (xuất) | 07 | 52 |
| |||||||||
3.2 | Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong | Chưa HĐ | - | - | CD của nhà máy | 9,0 | 320.000 (dầu thô); 10.000 ÷ 50.000 (dầu sản phẩm) | 04 | 300 | 18,8 | 320.000 (dầu thô); 10.000 ÷ 50.000 (dầu sản phẩm) | 08 | 300 |
| |||||||||
3.3 | Trung tâm điện lực Vân Phong | Chưa HĐ | - | - | CD của nhà máy | 3,6÷5,0 | 100.000 | 02/330 | 162 | 7,5÷12 | 100.000 | 03/660 | 162 |
| |||||||||
VI | Cảng Nha Trang - Cam Ranh (Cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực - Loại I) | ||||||||||||||||||||||
1 | Khu bến Nha Trang |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||
1.1 | Nha Trang | 03/552 | 20.000 DWT | 9,6 | TH, khách | 1,5 trT; 100 nghìn đồng | 20.000; 70.000 GRT | 03/552 | 9,6 | 0,5 trT; 250 nghìn khách | 20.000; 100.000 GRT | 03/552 | 9,6 |
|
| ||||||||
1.2 | Xăng dầu Mũi Chụt | 01 bến phao | 10.000 | - | Xăng dầu | 0,35 | 10.000 | 01 bến phao | - | Giảm dần công suất, di dời |
|
| |||||||||||
2 | Khu bến Cam Ranh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||
2.1 | Tổng hợp Cam Ranh | 02/182 | 30.000 | 5,1 | TH, cont | 4,5 | 30.000 ÷ 50.000 | 02/482 | 18 | 7,0÷7,5 | 30.000 ÷ 50.000 | 03/723 | 31,4 |
|
| ||||||||
2.2 | Xi măng Cam Ranh | 01 | 20.000 | - | Xi măng | 0,50 | 20.000 | 01 | - | 1,0 | 20.000 | 02 | - |
|
| ||||||||
2.3 | Các bến chuyên dùng khác | Chưa HĐ | - | - | XM, XD | - | - | - | - | 0,5÷1,0 | 20.000 | 01÷02 | - |
|
| ||||||||
3 | Bến đảo Trường Sa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||
3.1 | Bến đảo Sinh Tồn | 01/100 | 2.000 | - | TH, khách | - | 2.000 | 01/100 | - | - | 2.000 | 01/100 | - |
|
| ||||||||
3.2 | Bến đảo Trường Sa Lớn | Chưa HĐ | - | - | TH, khách | - | 2.000 | 01 bến | - | - | 2.000 | 01 bến | - |
|
| ||||||||
3.3 | Chuyên dùng khác | Chưa HĐ | - | - | CD phục vụ công nghiệp | - | - | - | - | - | 10.000 ÷ 70.000 | - | - |
|
| ||||||||
VII | Cảng Ninh Thuận (loại II) | ||||||||||||||||||||||
1 | Ninh Chữ | 01/120 | < 1,000 | 2 | TH | 0,80 | 5 ÷ 10.000 | 02/330 | 8 | 1,5 | 5 ÷ 10.000 | 04/660 | 15 |
|
| ||||||||
2 | Cà Ná - Dốc Hầm | 01/200 | < 1.000 | 2,3 | CD | - | 100.000 ÷ 200.000 (hàng rời); 30.000 ÷ 50.000 (hàng khô) | - | - | - | 100.000 ÷ 200.000 (hàng rời); 30.000 ÷ 50.000 (hàng khô, lỏng) | - | - | Tiềm năng |
| ||||||||
3 | Trung tâm điện hạt nhân Ninh Thuận I | Chưa HĐ | - | - | CD của nhà máy | - | 30.000 | 01/180 | - | - | 30.000 | 01 bến | 4.28 |
|
| ||||||||
4 | Trung tâm điện hạt nhân Ninh Thuận II | Chưa HĐ | - | - | CD của nhà máy | - | 30.000 | 01/180 | - | - | 30.000 | 01 bến | 6,72 |
|
| ||||||||
VI | Cảng Kê Gà (Cảng tổng hợp địa phương loại II) | ||||||||||||||||||||||
1 | Phan Thiết | Chưa HĐ | - | - | TH, khách | 0,1 | < 2,000 | 51 | 4 | 0,3 | 2.000 | 01/130 | 4 |
|
| ||||||||
2 | Phú Quý | 01/51,1 | 2.000 | 2 | TH, khách | 0,1 | < 2,000 | 51 | 4 | 0,3 | 2.000 | 01/130 | 4 |
|
| ||||||||
3 | Khu bến Kê Gà |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||
3.1 | Kê Gà | Chưa HĐ | - | - | CD Alumin, có bến TH | 6,20 | 20.000 ÷ 80.000 | 04 bến | 50 | 12,3 ÷ 18,3 | 20.000 ÷ 80.000 | 08 bến | 150 |
|
| ||||||||
3.2 | Xăng dầu Kê Gà | Chưa HĐ | - | - | Xăng dầu | - | - | - | - | 1,0 ÷ 2,0 | 30.000 ÷ 80.000 | 01÷02 | 30 |
|
| ||||||||
4 | Sơn Mỹ | Chưa HĐ | - | - | CD của nhà máy kết hợp cảng đầu mối nhập khí | - | - | - | - | 4,0 | 10.000 ÷ 80.000 | 01÷02 | - |
|
| ||||||||
VII | Cảng chuyên dùng của nhà máy điện Vĩnh Tân | ||||||||||||||||||||||
- | Vĩnh Tân | Chưa HĐ | - | - | CD của nhà máy, kết hợp trung chuyển | 4,5÷6,0 | 50.000 | 02 bến | - | 5 | 50.000÷ 200.000 | 06 bến | - |
|
| ||||||||
Ghi chú:
- Viết tắt: + TH: tổng hợp; + Cont: container; + CD: chuyên dùng. + HĐ: hoạt động.
- 1Quyết định 791/2005/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu (nhóm cảng biển số 5) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1741/QĐ-BGTVT năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển phía Bắc (Nhóm 1) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 3327/QĐ-BGTVT năm 2014 phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 2367/QĐ-BGTVT năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển phía Bắc (Nhóm 1) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Quyết định 2370/QĐ-BGTVT năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Nam Trung bộ (Nhóm 4) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1Bộ luật Hàng hải 2005
- 2Quyết định 791/2005/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu (nhóm cảng biển số 5) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Luật xây dựng 2003
- 5Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 6Nghị định 51/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải
- 7Quyết định 2190/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1741/QĐ-BGTVT năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển phía Bắc (Nhóm 1) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9Quyết định 3327/QĐ-BGTVT năm 2014 phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Quyết định 2367/QĐ-BGTVT năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển phía Bắc (Nhóm 1) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Quyết định 1764/QĐ-BGTVT năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (nhóm 4) đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 1764/QĐ-BGTVT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/08/2011
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
- Ngày công báo: 12/10/2011
- Số công báo: Từ số 525 đến số 526
- Ngày hiệu lực: 03/08/2011
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực