Hệ thống pháp luật

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ
 VÀ MÔI TRƯỜNG
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1761/2000/QĐ-BKHCNMT

Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 2000 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ TUYỂN CHỌN VÀ CÔNG NHẬN CƠ QUAN CHỦ TRÌ XÂY DỰNG PHÒNG THÍ NGHIỆM TRỌNG ĐIỂM”  

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm”;

Xét đề nghị của các Ông/Bà Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ Quản lý KH&CN Công nghiệp, Vụ Quản lý KH&CN Nông nghiệp, Vụ quản lý Khoa học Xã hội và Tự nhiên và Chánh Văn phòng Bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành “Quy chế tạm thời về tuyển chọn và công nhận cơ quan chủ trì xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Ông/Bà Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ Quản lý KH&CN Công nghiệp, Vụ Quản lý KH&CN Nông nghiệp, Vụ Khoa học Xã hội và Tự nhiên, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Như điều 3;
- Lưu VT,Vụ KH.

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG




Chu Tuấn Nhạ


QUY CHẾ TẠM THỜI

VỀ TUYỂN CHỌN VÀ CÔNG NHẬN CƠ QUAN CHỦ TRÌ XÂY DỰNG PHÒNG THÍ NGHIỆM TRỌNG ĐIỂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1761 /2000/QĐ-BKHCNMT ngày 29 tháng 9 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường)

1. PHẠM VI CHỈNH

Quy chế tạm thời này quy định việc tuyển chọn và công nhận cơ quan chủ trì xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm (sau đây viết tắt là PTNTĐ) thuộc Danh mục các PTNTĐ quy định tại Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ.

2. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN CƠ QUAN CHỦ TRÌ XÂY DỰNG PTNTĐ.

- Các Viện nghiên cứu khoa học đầu ngành;

- Các Trường đại học trọng điểm.

Sau đây gọi chung là tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN)

3. KIỆN VÀ TIÊU CHUẨN ĐỂ TUYỂN CHỌN CƠ QUAN CHỦ TRÌ XÂY DỰNG PTNTĐ.

3.1.Tổ chức KH&CN phải có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu thuộc các lĩnh vực KH&CN tương ứng của các PTNTĐ.

3.2 Tổ chức KH&CN đã có tiền đề về nhà xưởng, trang thiết bị thuộc lĩnh vực có liên quan và các kiện đảm bảo cho hoạt động của PTNTĐ. PTNTĐ không phải đầu tư phần xây lắp, nếu có chỉ cải tạo, mở rộng hoặc nâng cấp, đảm bảo đủ điều kiện lắp đặt trang thiết bị.

3.3. Tổ chức KH&CN phải có cán bộ đầu ngành thuộc lĩnh vực KH & CN của PTNTĐ tương ứng, đã và đang chủ trì thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước và đã có những đóng góp trong công tác nghiên cứu KH&CN (có sản phẩm cụ thể trong nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai công nghệ, đào tạo cán bộ KH&CN.v..v), có đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ năng lực sử dụng và khai thác hiệu quả số trang thiết bị hiện có (đặc biệt là các thiết bị quý hiếm).

3.4. Cán bộ quản lý phòng thí nghiệm (PTN) có năng lực điều hành, có uy tín để tập hợp lực lượng và có kinh nghiệm hợp tác KH&CN trong và ngoài nước.

4. HỒ SƠ THAM DỰ TUYỂN CHỌN CƠ QUAN CHỦ TRÌ XÂY DỰNG PTNTĐ.

4.1. Công văn của thủ trưởng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ gửi Bộ KHCNMT đề nghị các tổ chức KH&CN trực thuộc tham dự tuyển chọn.

4.2. Đơn xin đăng ký xây dựng PTNTĐ của tổ chức KH&CN tham dự tuyển chọn chủ trì xây dựng PTNTĐ.(Theo mẫu kèm theo)

4.3. Thuyết minh Dự án xây dựng PTNTĐ của Tổ chức KH&CN tham dự tuyển chọn. (Theo mẫu kèm theo).

Hồ sơ tham dự tuyển chọn nêu trên được quản lý theo quy định pháp luật hiện hành về quản lý hồ sơ đấu thầu.

5. QUY TRÌNH XÉT DUYỆT

5.1.Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thông báo cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan trực thuộc Chính phủ có liên quan Danh mục PTNTĐ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và hồ sơ tham dự tuyển chọn.

5.2.Đối với mỗi lĩnh vực KH&CN thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định 850/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ thành lập 1 (một) Hội đồng KH&CN cấp Nhà nước để tuyển chọn cơ quan chủ trì xây dựng các PTNTĐ có liên quan (sau đây gọi tắt là Hội đồng tuyển chọn chuyên ngành).

- Hội đồng tuyển chọn chuyên ngành bao gồm từ 09 đến 11 thành viên. Thành phần Hội đồng gồm các nhà khoa học, các nhà công nghệ có uy tín chuyên môn và am hiểu về lĩnh vực khoa học và công nghệ tương ứng.

. Phương thức làm việc của Hội đồng tuyển chọn chuyên ngành.

5.3.1. Nguyên tắc chung:

- Hội đồng làm việc khi có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt. (không kể các thành viên thuộc tổ chức KH&CN đến phiên họp xét PTNTĐ mà tổ chức KH&CN của mình đăng ký tuyển chọn).

- Những thành viên Hội đồng vắng mặt không được bỏ phiếu đánh giá.

- Những thành viên Hội đồng thuộc tổ chức KH&CN tham gia tuyển chọn không được bỏ phiếu đánh giá khi xem xét PTNTĐ mà tổ chức KH&CN của mình đăng ký tuyển chọn.

- Hội đồng không xem xét những hồ sơ không đủ thủ tục.

- Hội đồng xem xét, đánh giá dựa trên cơ sở hồ sơ tham dự tuyển chọn .

5.3.2. Quy định thang điểm và điểm chuẩn.

- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quyết định thang điểm và điểm chuẩn trên cơ sở tư vấn của Hội đồng tuyển chọn chuyên ngành trước khi mở hồ sơ tham dự tuyển chọn.

5.3.3.Trình tự làm việc của Hội đồng tuyển chọn chuyên ngành.

Phân công các thành viên Hội đồng.

- Hội đồng sẽ phân công ít nhất 2 thành viên phản biện có trình độ chuyên môn, am hiểu về công nghệ và thiết bị của lĩnh vực KH&CN tương ứng, nghiên cứu hồ sơ và viết nhận xét, đánh giá để đưa ra Hội đồng thảo luận.

- Các thành viên còn lại của Hội đồng có ý kiến tư vấn bằng văn bản.

Khi thấy cần thiết, Hội đồng sẽ kiểm tra hiện trạng phòng thí nghiệm (PTN) và đối chiếu với các thông tin mà chủ Dự án đã khai trong thuyết minh Dự án.

b. Phương thức bỏ phiếu đánh giá:

- Sau khi thảo luận, đánh giá các nội dung trong "Thuyết minh Dự án xây dựng PTNTĐ" và kiểm tra hiện trạng PTN (nếu cần thiết), Hội đồng kết luận theo nguyên tắc bỏ phiếu bằng cách cho điểm theo Thang điểm thống nhất.

c. Xử lý trường hợp các tổ chức KH&CN có số điểm bằng nhau.

Trường hợp có từ 2 tổ chức KH&CN trở lên đạt số điểm bằng nhau

- Chọn tổ chức KH&CN được số thành viên nhiều hơn cho điểm cao (kể từ điểm bình quân trở lên);

- Trường hợp số thành viên nói trên bằng nhau thì chọn tổ chức KH&CN mà Chủ tịch Hội đồng cho số điểm cao hơn;

- Trường hợp số điểm của Chủ tịch Hội đồng nói trên bằng nhau thì trình Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quyết định.

Hội đồng tuyển chọn chuyên ngành sẽ chọn hồ sơ của tổ chức KH&CN có số điểm cao nhất của từng loại PTN vào Danh sách chung thuộc lĩnh vực KHCN ưu tiên mà Hội đồng có trách nhiệm tuyển chọn. Trên cơ sở số điểm, tầm quan trọng và tính cấp thiết của từng loại PTNTĐ, Hội đồng tuyển chọn chuyên ngành sẽ sắp xếp các loại PTNTĐ này theo thứ tự ưu tiên thuộc lĩnh vực KH&CN ưu tiên đó.

. Lựa chọn PTNTĐ để ưu tiên đầu tư giai đoạn 2001-2002.

Căn cứ kết quả tuyển chọn và sắp xếp thứ tự ưu tiên của các Hội đồng tuyển chọn chuyên ngành và điểm chuẩn cho từng loại PTNTĐ, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quyết định chọn 5 PTNTĐ để đầu tư giai đoạn 2001-2002 theo nguyên tắc sau đây:

Lần thứ 1: Chọn các PTNTĐ thoả mãn đồng thời 2 điều kiện:

a. PTNTĐ phải đạt từ điểm chuẩn trở lên.

b. Đối với mỗi lĩnh vực: công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, công nghệ chế tạo máy và tự động hoá: chọn 01 PTNTĐ. Riêng đối với lĩnh vực công nghệ sinh học chọn 02 PTNTĐ. (Lần lượt chọn theo sắp xếp thứ tự ưu tiên của các Hội đồng tuyển chọn chuyên ngành) .

Sau lần chọn thứ nhất nếu chưa đủ 5 PTNTĐ thì tổ chức chọn tiếp lần thứ 2 đối với các lĩnh vực còn lại.

Lần thứ 2: Chọn các PTNTĐ thoả mãn đồng thời 2 điều kiện:

PTNTĐ phải đạt từ điểm chuẩn trở lên .

b. PTNTĐ là số 1 của các lĩnh vực KH&CN theo số thứ tự: lĩnh vực hoá dầu, lĩnh vực năng lượng và lĩnh vực KH&CN khác.

Sau 2 lần chọn nêu trên vẫn chưa đủ 5 PTNTTD, thì chỉ lấy số lượng PTNTĐ đủ tiêu chuẩn đã chọn để đầu tư trong giai đoạn 2001-2002.

Các PTNTĐ chưa đạt điểm chuẩn có thể rút lại hồ sơ để chuẩn bị tham gia các đợt tuyển chọn cơ quan chủ trì xây dựng PTNTĐ của Nhà nước giai đoạn sau.

Các PTNTĐ đạt điểm chuẩn nhưng chưa được chọn để đầu tư trong giai đoạn 2001-2002 thì được ghi nhận kết quả để xem xét khi tham gia tuyển chọn cơ quan chủ trì xây dựng PTNTĐ của Nhà nước đợt tiếp theo.

6. CÔNG NHẬN CƠ QUAN CHỦ TRÌ XÂY DỰNG PTNTĐ.

6.1. Căn cứ vào kết quả tuyển chọn nêu trên, trong thời hạn 05 ngày, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ra Quyết định công nhận cơ quan chủ trì xây dựng PTNTĐ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo bằng văn bản cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan trực thuộc Chính phủ có liên quan.

6.2. Các tổ chức KH&CN, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến Quyết định công nhận cơ quan chủ trì xây dựng PTNTĐ có quyền khiếu nại, khởi kiện về Quyết định này theo quy định pháp luật hiện hành về khiếu nại.

7. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các tổ chức KH&CN có liên quan phản ánh cho Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để kịp thời nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp.

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1761/2000/QĐ-BKHCNMT về Quy chế tạm thời về tuyển chọn và công nhận cơ quan chủ trì xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm do Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: 1761/2000/QĐ-BKHCNMT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/09/2000
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: Chu Tuấn Nhạ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/10/2000
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản