BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1748/QĐ-BNV | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CỦA THANH TRA BỘ
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 22/4/2004;
Căn cứ Nghị định số 178/2008/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 48/NĐ-CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 của Thanh tra Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Thanh tra Bộ Nội vụ (Thanh tra Bộ) là cơ quan của Bộ Nội vụ giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ theo quy định.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ
Thanh tra Bộ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, cụ thể như sau:
1. Xây dựng, tổng hợp và trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch thanh tra, việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra hàng năm của Bộ; tổ chức thực hiện các cuộc thanh tra do Bộ chủ trì; đôn đốc, theo dõi và tổng hợp báo cáo việc triển khai các cuộc thanh tra do các tổ chức thuộc Bộ chủ trì;
2. Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành, sửa đổi bổ sung các văn bản quy định về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
3. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ;
4. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về các lĩnh vực: tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa phương, địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; hội, tổ chức phi chính phủ; phối hợp với các tổ chức thuộc Bộ thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về các lĩnh vực: cơ yếu, tôn giáo, thi đua – khen thưởng và văn thư – lưu trữ;
5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra và kiến nghị Bộ trưởng các biện pháp xử lý;
6. Xác minh, kết luận và kiến nghị Bộ trưởng giải quyết các khiếu nại quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luât;
7. Xác minh, kết luận và kiến nghị Bộ trưởng giải quyết khiếu nại, tố cáo mà thủ trưởng tổ chức thuộc Bộ đã giải quyết nhưng còn khiếu nại hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
8. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
9. Tiếp công dân; tiếp nhận xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh gửi đến Bộ Nội vụ; tham mưu, đề xuất, kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
10. Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với Thanh tra các Sở Nội vụ; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho ngành nội vụ; hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức thuộc Bộ thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
11. Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu khoa học, tổ chức các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế về lĩnh vực thanh tra chuyên ngành nội vụ ;
12. Giúp Bộ trưởng tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nhiệm vụ về thanh tra chuyên ngành nội vụ;
13. Tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
14. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ
Chánh thanh tra Bộ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, cụ thể như sau:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; chỉ đạo, điều hành hoạt động của Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại điều 2 Quyết định này;
2. Trình Bộ trưởng quyết định hoặc quyết định việc thanh tra và thành lập đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật;
3. Kiến nghị Bộ trưởng tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra của các tổ chức thuộc Bộ;
4. Kiến nghị Bộ trưởng xem xét trách nhiệm, xử lý cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng;
5. Phối hợp với người đứng đầu các tổ chức thuộc Bộ trong việc xem xét trách nhiệm, xử lý cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật thuộc quyền quản lý của tổ chức đó;
6. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
Điều 4. Tổ chức và chế độ làm việc
1. Lãnh đạo Thanh tra Bộ:
a) Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh thanh tra, Trưởng Phòng, Phó Trưởng Phòng, thanh tra viên và các công chức khác;
b) Các Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra điều hành một số lĩnh vực công tác thanh tra và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra về những lĩnh vực được phân công.
2. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ gồm:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Thanh tra về tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa phương, địa giới hành chính; hội, tổ chức phi chính phủ (gọi tắt là Phòng 1);
- Phòng Thanh tra về cán bộ, công chức, viên chức nhà nước (gọi tắt là Phòng 2).
Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng do Chánh Thanh tra quy định.
3. Thanh tra Bộ có con dấu riêng;
4. Chế độ làm việc của Thanh tra Bộ.
a) Thanh tra Bộ làm việc theo chế độ thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên viên.
b) Khi tiến hành các cuộc thanh tra, Trưởng đoàn, các thành viên đoàn thanh tra làm việc theo quy chế Đoàn Thanh tra.
Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Bãi bỏ quyết định số 61/2003/QĐ-BNV ngày 29/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Bộ Nội vụ.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 1014/QĐ-BTC năm 2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Tổng cục Hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 109/QĐ-BTC về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Tổng cục Thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 849/QĐ-BCT năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 4Quyết định 61/2003/QĐ-BNV quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Bộ Nội vụ
- 1Luật Thanh tra 2004
- 2Nghị định 41/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thanh tra
- 3Nghị định 178/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 4Nghị định 48/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- 5Quyết định 1014/QĐ-BTC năm 2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Tổng cục Hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 109/QĐ-BTC về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Tổng cục Thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 849/QĐ-BCT năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Quyết định 1748/QĐ-BNV năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Bộ Nội vụ
- Số hiệu: 1748/QĐ-BNV
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2008
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Trần Văn Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/12/2008
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết