Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1746/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 03 tháng 08 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (NHÓM 6) ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ;

Căn cứ Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét Tờ trình số 1353/TTr-CHHVN-KHĐT ngày 21/6/2011 của Cục Hàng hải Việt Nam; trên cơ sở Biên bản cuộc họp Hội đồng thẩm định ngày 15/4/2011 về quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đồng bằng sông Cửu Long (Nhóm 6) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng thẩm định và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long (Nhóm 6) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi quy hoạch

Nhóm 6 bao gồm các cảng biển thuộc 13 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long, Phú Quốc và các đảo thuộc vùng biển Tây Nam (riêng cảng biển trên sông Soài Rạp của Long An và Tiền Giang thuộc phạm vi quy hoạch của nhóm cảng biển số 5).

2. Quan điểm và mục tiêu phát triển

a) Quan điểm phát triển

- Phát triển các cảng phù hợp với khả năng và tiến trình cải tạo, nâng cấp luồng cửa sông tại đồng bằng sông Cửu Long; nghiên cứu khả năng phát triển cảng hướng mạnh ra biển, tạo động lực phát triển các khu kinh tế, công nghiệp – đô thị ven biển.

- Phát triển hợp lý giữa cảng tổng hợp đầu mối khu vực, cảng chuyên dùng, cảng địa phương; phù hợp với đặc điểm nhu cầu vận chuyển và mạng lưới giao thông thủy, bộ trong vùng; đồng thời gắn kết chặt chẽ trong một tổng thể thống nhất với các cảng biển thuộc nhóm 5.

- Hoàn thành đầu tư xây dựng tuyến luồng mới qua kênh Quan Chánh Bố làm cơ sở cho việc phát triển hạ tầng bến cảng trên sông Hậu trong đó có cảng tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực tại Cần Thơ. Duy trì độ sâu luồng Định An cho tàu trọng tải 5.000 - 10.000 DWT. Phát triển đồng bộ cảng biển với cơ sở hạ tầng kết nối cảng và dịch vụ sau cảng.

- Huy động đa dạng và đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển cảng biển, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển cảng biển với quản lý, bảo vệ môi trường yêu cầu đảm bảo quốc phòng - an ninh.

b) Mục tiêu, định hướng phát triển

- Mục tiêu chung

Phát triển cảng biển ở Đồng bằng sông Cửu Long nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa thông qua cảng, đảm bảo thực hiện tốt vai trò là động lực phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng. Tạo tiền đề quan trọng để hình thành hệ thống giao thông vận tải đồng bộ liên hoàn, để tổ chức hiệu quả quá trình vận tải trong khu vực, nâng cao hiệu quả sử dụng đối với mạng giao thông nội vùng và liên vùng, giảm áp lực trên các trục giao thông liên kết Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh, giảm thời gian, chi phí tiếp chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long qua nhóm cảng biển số 5.

- Mục tiêu cụ thể

+ Bảo đảm thông qua lượng hàng dự kiến qua cảng tại các thời điểm quy hoạch như sau:

• 56 - 70 triệu T/năm vào năm 2015

• 132 - 152 triệu T/năm vào năm 2020

• 216 - 305 triệu T/năm vào năm 2030

+ Xây dựng cảng Cần Thơ thành cảng tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực; các cảng tổng hợp địa phương, các bến cảng chuyên dùng tại khu vực sông Tiền, sông Hậu, bán đảo Cà Mau ven biển Tây và đảo Phú Quốc là cảng vệ tinh.

+ Nghiên cứu, triển khai phương án vận tải than nhập cho tàu trên 100.000 DWT phục vụ các trung tâm điện lực; phương án chuyển tải hàng hóa khác cho tàu biển lớn trên 100.000 DWT tại khu vực ngoài khơi cửa sông Hậu;

+ Nghiên cứu phát triển cảng Định An – Trà Vinh trong khu nước được bảo vệ bởi đê ngăn sóng thuộc Dự án nhà máy điện Duyên Hải và luồng cho tàu biển lớn vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố để làm hàng xuất nhập khẩu cho tàu 30.000 - 50.000 DWT hoặc lớn hơn (cảng tiềm năng).

+ Nâng cấp, phát triển có chiều sâu trang thiết bị, dây chuyền công nghệ bốc xếp, quản lý vận hành khai thác để nhanh chóng khắc phục tình trạng lạc hậu về trình độ kỹ thuật công nghệ đối với các cảng hiện có.

+ Hoàn thành đầu tư xây dựng và duy trì luồng cho tàu biển 10.000 - 20.000 DWT vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố; nghiên cứu khả năng nâng cấp luồng cho giai đoạn sau 2020 trên cơ sở đánh giá khả năng ổn định luồng giai đoạn đến 2020; duy trì luồng qua cửa Tiểu vào sông Tiền, cửa Định An vào sông Hậu, cửa Gành Hào vào sông Gành Hào, cửa Bồ Đề vào sông Cái Lớn, luồng vào khu bến tổng hợp Hòn Chông – Kiên Giang cho tàu đến 5.000 DWT; tàu đến 3.000 DWT vào khu bến An Thới, Vịnh Đầm – Phú Quốc.

+ Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị đồng bộ cho hệ thống quản lý khai thác luồng hàng hải, phù hợp với yêu cầu bảo đảm an toàn hàng hải và hội nhập quốc tế, khu vực.

+ Nâng cao chất lượng dịch vụ logistics phục vụ vận tải thuận lợi, đáp ứng yêu cầu kết nối nội vùng, liên vùng, kết nối hiệu quả các phương thức vận tải để giảm thời gian, chi phí vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu.

3. Nội dung quy hoạch

a) Phân khu chức năng, nhiệm vụ:

Nhóm cảng biển Đồng bằng sông Cửu Long có các loại cảng chính sau:

- Cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I): là cảng Cần Thơ; bao gồm các khu bến Cái Cui, Hoàng Diệu – Bình Thủy, Trà Nóc – Ô Môn (với các bến chính làm hàng tổng hợp và chuyên dùng thuộc cơ sở công nghiệp dịch vụ ven sông là vệ tinh). Trong đó Cái Cui là khu bến chính.

- Các cảng tổng hợp địa phương (loại II) có bến chuyên dùng là vệ tinh của khu bến tổng hợp.

+ Khu vực sông Tiền là các cảng:

• Đồng Tháp: bao gồm các khu bến Cao Lãnh, Sa Đéc và Lấp Vò.

• Tiền Giang: khu bến chính là Mỹ Tho.

• Bến Tre: khu bến chính là Giao Long.

• Vĩnh Long: bao gồm khu bến Vĩnh Thái và Bình Minh.

+ Khu vực sông Hậu là các cảng:

• An Giang: khu bến chính là Mỹ Thới.

• Hậu Giang: khu bến chính là Châu Thành.

• Sóc Trăng: khu bến chính là Đại Ngãi.

Trà Vinh: khu bến chính trước mắt là Trà Cú; cảng Định An là cảng tiềm năng, đầu mối khu vực cho tàu trên 20.000 DWT.

+ Khu vực bán đảo Cà Mau, ven biển Tây, Phú Quốc là các cảng:

• Bạc liêu: khu bến chính là Gành Hào.

• Cà Mau: khu bến chính là Năm Căn.

• Kiên Giang: khu bến chính là Hòn Chông, Kiên Lương, Bãi Nò.

• Cảng Phú Quốc gồm các bến: An Thới, Vịnh Đầm và Mũi Đất Đỏ.

- Cảng chuyên dùng nhập than cho nhiệt điện

+ Khu vực phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long: Đầu mối trung chuyển tại vùng cửa sông Hậu cho tàu trên 100.000 DWT (ngoài khơi Trà Vinh hoặc Sóc Trăng); bến của nhà máy tại Duyên Hải – Trà Vinh, Long Phú – Sóc Trăng, Châu Thành – Hậu Giang, bến tập kết dự phòng tại Kim Sơn – Trà Vinh.

+ Khu vực phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long: Đầu mối trung chuyển tại quần đảo Nam Du cho tàu trên 100.000 DWT; bến của nhà máy tại Kiên Lương – Kiên Giang.

- Cảng tiềm năng cho tàu biển lớn (vượt ngoài khả năng cải tạo nâng cấp luồng) để làm hàng xuất nhập khẩu trực tiếp cho Đồng bằng sông Cửu Long: Nghiên cứu phát triển khu bến cảng Định An – Trà Vinh; cảng chuyển tải hàng hóa cho tàu trên 100.000 DWT khu vực ngoài khơi cửa sông Hậu.

b) Quy hoạch chi tiết các cảng trong nhóm

* Cảng Cần Thơ – Thành phố Cần Thơ: cảng tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực (loại I)

- Khu bến Hoàng Diệu – Bình Thủy: Củng cố nâng cấp bến Hoàng Diệu hiện có, không phát triển mở rộng. Chủ yếu làm hàng tổng hợp, container cho tàu đến 10.000 DWT. Năng lực thông qua 2015: 2,0 - 2,5 triệu T/năm, 2020 khoảng 3 triệu T/năm.

Sắp xếp, di dời các bến chuyên dùng tại khu Bình Thủy, chỉ để lại bến kết hợp phục vụ quốc phòng - an ninh và đóng sửa tàu thật cần thiết.

- Khu bến Cái Cui: Khu bến chính của cảng Cần Thơ, tiếp nhận tàu đến 20.000 DWT. Năng lực thông qua 2015: 3,5 - 4,0 triệu T/năm, 2020 khoảng 6,0 - 7,0 triệu T/năm. Ngoài khu bến tổng hợp nói trên còn có bến chuyên dùng xăng dầu, vật liệu xây dựng và sản phẩm khác phục vụ các cơ sở sản xuất chế biến thuộc khu công nghiệp.

- Khu bến Trà Nóc – Ô Môn: Gồm bến tổng hợp, chuyên dùng phục vụ các cơ sở công nghiệp, dịch vụ ven sông, tiếp nhận tàu 5.000 - 10.000 DWT. Năng lực thông qua 2015 khoảng 1,0 - 1,5 triệu T/năm, 2020 khoảng 2,5 - 3,0 triệu T/năm.

* Cảng khu vực sông Tiền: cảng tổng hợp địa phương (loại II)

- Cảng Đồng Tháp: Khu bến Cao Lãnh, Sa Đéc tiếp nhận tàu đến 5.000 DWT. Năng lực thông qua năm 2015 khoảng 0,6 - 0,8 triệu T/năm, năm 2020 khoảng 2,0 - 2,5 triệu T/năm.

- Khu bến Lấp Vò tiếp nhận tàu 5.000 - 10.000 DWT bao gồm cả đầu mối logistics sau cảng. Năng lực thông qua năm 2015 khoảng 0,3 - 0,5 triệu T/năm, 2020 khoảng 1,3 - 1,5 triệu T/năm.

- Cảng Tiền Giang: Khu bến Mỹ Tho tiếp nhận tàu 5.000 DWT. Năng lực thông qua năm 2015 khoảng 0,4 - 0,5 triệu T/năm, 2020 khoảng 1,0 - 1,5 triệu T/năm.

- Cảng Vĩnh Long: Khu bến Vĩnh Thái tiếp nhận tàu đến 5.000 DWT. Năng lực thông qua năm 2015 khoảng 0,5 - 0,6 triệu T/năm, 2020 khoảng 1,0 - 1,5 triệu T/năm. Khu bến Bình Minh cho tàu 10.000 - 20.000 DWT. Năng lực thông qua năm 2015 khoảng 0,5 - 0,8 triệu T/năm, 2020 khoảng 1,0 - 1,5 triệu T/năm.

- Cảng Bến Tre: Khu bến Giao Long cho tàu đến 5.000 DWT. Năng lực thông qua năm 2015 khoảng 0,3 - 0,5 triệu T/năm, năm 2020 khoảng 0,8 - 1,0 triệu T/năm.

* Cảng khu vực sông Hậu: cảng tổng hợp địa phương (loại II)

- Cảng An Giang: Khu bến Mỹ Thới cho tàu 10.000 DWT. Năng lực thông qua năm 2015 khoảng 1,3 - 1,5 triệu T/năm, 2020 khoảng 2,8 - 3,5 triệu T/năm.

- Cảng Hậu Giang: Xây mới tại khu công nghiệp sông Hậu thuộc huyện Châu Thành, tiếp nhận tàu 10.000 - 20.000 DWT (vơi mớn) bao gồm đầu mối logistics hậu cảng. Năng lực thông qua năm 2015: 0,8 - 1,0 triệu T/năm, 2020 khoảng 2,0 - 2,5 triệu T/năm.

- Cảng Trà Vinh: Xây dựng mới tại huyện Trà Cú, tiếp nhận tàu 10.000 - 20.000 DWT (vơi mớn) bao gồm dịch vụ hậu cảng. Năng lực thông qua năm 2015 khoảng 0,3 - 0,5 triệu T/năm, 2020 khoảng 0,8 - 1,0 triệu T/năm.

Nghiên cứu xây dựng mới khu bến Định An trong bể cảng tạo bởi đê chắn sóng của dự án nhiệt điện Duyên Hải và dự án luồng kênh Quan Chánh Bố, tiếp nhận tàu 30.000 DWT- 50.000 DWT hoặc hơn. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 3,5 - 4,0 triệu T/năm. Đây là cảng tiềm năng cho tàu biển có trọng tải lớn phục vụ xuất nhập khẩu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

- Cảng Sóc Trăng: Xây mới tại Đại Ngãi, tiếp nhận tàu 10.000 - 20.000 DWT phục vụ trung tâm điện lực và khu công nghiệp Long Phú. Năng lực thông qua năm 2015 khoảng 0,8 - 1,0 triệu T/năm, 2020 khoảng 1,8 - 2,0 triệu T/năm.

* Cảng khu vực bán đảo Cà Mau và ven biển Tây: cảng tổng hợp địa phương (loại II)

- Cảng Cà Mau: Khu bến Năm Căn tiếp nhận tàu đến 5.000 DWT. Năng lực thông qua năm 2015 khoảng 0,5 - 0,8 triệu T/năm, 2020 khoảng 2,0 - 2,5 triệu T/năm.

- Cảng Bạc Liêu: Xây mới tại Gành Hào, tiếp nhận tàu đến 5.000 DWT. Năng lực thông qua năm 2015 khoảng 0,5 - 0,8 triệu T/năm, 2020 khoảng 1,0 - 1,5 triệu T/năm. Có bến chuyên dùng cho cơ sở công nghiệp dịch vụ khu vực.

- Cảng Kiên Giang:

+ Phục hồi khu bến Hòn Chông hiện nay thành khu bến chính của cảng, tiếp nhận tàu đến 5.000 DWT. Năng lực thông qua năm 2015 khoảng 0,3 - 0,5 triệu T/năm, 2020 khoảng 2,0 - 2,5 triệu T/năm và 200 - 250 ngàn khách/năm.

+ Khu bến Bãi Nò – Hà Tiên gồm các bến hàng hóa, hành khách phục vụ khu kinh tế cửa khẩu, tiếp nhận tàu đến 3.000 DWT. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 0,3 - 0,5 triệu T/năm hàng hóa và 200 - 250 ngàn khách/năm.

+ Khu bến chuyên dùng Kiên Lương cho các loại hàng xi măng, than điện, xăng dầu,…

- Cảng Phú Quốc:

+ Khu bến An Thới tiếp nhận tàu 3.000 DWT tại bến cứng, 30.000 DWT tại bến phao. Năng lực thông qua năm 2015 khoảng 0,3 - 0,5 triệu T/năm hàng hóa và 420 - 430 ngàn khách/năm; 2020 khoảng 0,5 - 0,6 triệu T/năm hàng hóa và 190 - 250 ngàn khách/năm.

+ Khu bến Vịnh Đầm với bến cứng cho tàu hàng 3.000 DWT, tàu khách 250 ghế, bến phao cho tàu hàng lỏng 5.000 DWT và tàu khách du lịch quốc tế đến 80.000 GRT. Năng lực thông qua năm 2015 khoảng 0,2 - 0,3 triệu T/năm hàng hóa và 200 - 230 ngàn khách/năm; 2020 khoảng 0,6 - 0,7 triệu T/năm hàng hóa và 760 - 880 ngàn khách/năm.

+ Khu bến tàu khách du lịch quốc tế tại Mũi Đất Đỏ kết hợp làm hàng xuất nhập khẩu trực tiếp của Phú Quốc, tiếp nhận tàu khách 80.000 - 10.000 GRT. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 200 - 300 ngàn khách/năm và 0,1 - 0,15 triệu T/năm hàng hóa.

* Cảng trung chuyển than nhập ngoại cung ứng cho các trung tâm điện lực

- Khu vực Tây Đồng bằng sông Cửu Long: Xây mới tại Tây Bắc đảo Hòn Lớn thuộc quần đảo Nam Du, có bến cho tàu đến 200.000 DWT (chở than nhập) và tàu/sà lan biển đến 10.000 DWT (tiếp chuyển vào nhà máy). Năng lực thông qua đến năm 2015 là 12 triệu T/năm, đến năm 2020 là 24 triệu T/năm.

- Khu vực Đông Đồng bằng sông Cửu Long: Nghiên cứu giải pháp hợp lý tại vùng cửa sông Hậu theo phương án công nghệ cảng nổi hoặc cảng cứng. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 22 - 30 triệu T/năm, năm 2030 khoảng 35 -  57 triệu T/năm.

(Danh mục chi tiết về quy mô, chức năng từng cảng trong nhóm được nêu cụ thể tại Phụ lục và hồ sơ quy hoạch kèm theo Quyết định này).

c) Quy hoạch luồng tàu

- Luồng vào các cảng trên sông Hậu: Luồng chính qua kênh Quan Chánh Bố cho tàu 10.000 DWT đầy tải và 20.000 DWT (vơi mớn); Trên cơ sở đánh giá mức độ ổn định dự án phục vụ giai đoạn đến 2020, nghiên cứu khả năng nâng cấp luồng để tăng năng lực thông qua, đáp ứng nhu cầu cho giai đoạn sau 2020. Luồng qua cửa Định An duy trì cho tàu 5.000 - 10.000 DWT lợi dụng triều cao ra vào. Luồng qua cửa Trần Đề duy trì cho phương tiện thủy nội địa, tàu thuyền nghề cá.

- Luồng vào các cảng trên sông Tiền: duy trì độ sâu luồng qua cửa Tiểu cho tàu 5.000 DWT ra vào thường xuyên có lợi dụng triều.

- Luồng vào các cảng vùng bán đảo Cà Mau: Tận dụng tối đa độ sâu tự nhiên và biên độ triều cao để đưa tàu 3.000 - 5.000 DWT qua cửa vào sông Gành Hào, Cửa Lớn; Từng bước nâng độ sâu luồng cửa sông phù hợp với mật độ tàu và lượng hàng qua cảng.

- Luồng vào các cảng ven biển Tây: Duy trì luồng vào bến chuyên dùng Bình Trị - Kiên Lương cho tàu 10.000 DWT. Từng bước nâng cấp luồng vào khu bến Hòn Chông cho tàu 5.000 DWT.

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị quản lý đảm bảo an toàn hàng hải trên các luồng vào cảng; đặc biệt chú trọng đối với tuyến hàng hải quốc tế đến Campuchia qua sông Tiền, sông Hậu.

d) Các dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn đến 2015

- Giai đoạn đến 2015 tập trung hoàn thành dự án luồng tàu cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố; nạo vét duy tu luồng Định An – sông Hậu cho tàu 5.000 DWT - 10.000 DWT (giảm tải, lợi dụng thủy triều) hành hải; luồng tuyến sông Cửa Lớn qua cửa Bồ Đề vào cảng Năm Căn.

- Đối với cảng tổng hợp: Hoàn thiện khu bến Cái Cui - Cần Thơ, Năm Căn - Cà Mau, An Thới -  Phú Quốc.

- Đối với cảng chuyên dùng: Các bến chuyên dùng phục vụ tiếp chuyển than nhập phục vụ các trung tâm điện lực Duyên Hải – Trà Vinh, Long Phú – Sóc Trăng, Châu Thành – Hậu Giang, Kiên Lương – Kiên Giang.

3. Các chính sách, cơ chế và giải pháp thực hiện.

- Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng bảng biển bằng các hình thức PPP, BOT, BT,… Tăng cường xúc tiến đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế (trong và ngoài nước) tham gia đầu tư phát triển cảng biển bằng các hình thức theo quy định.

- Nguồn vốn ngân sách tập trung đầu tư cho các hạng mục cơ sở hạ tầng công cộng (luồng tàu, đê chắn sóng dùng chung) kết nối với cảng biển quan trọng. Các hạng mục cơ sở hạ tầng bến cảng chủ yếu đầu tư bằng nguồn huy động hợp pháp của doanh nghiệp. Các cảng, bến cảng do nhà đầu tư đề xuất, kể cả các bến cảng tổng hợp thì toàn bộ hạ tầng bến cảng và hạ tầng kết nối cảng sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn tự huy động của Nhà đầu tư.

- Nghiên cứu, thực hiện thí điểm việc cho phép đối tác nước ngoài tự đầu tư trang thiết bị bốc xếp và thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng được đầu tư bằng vốn trong nước (có gắn với việc chuyển giao công nghệ tiên tiến).

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý đầu tư và hoạt động khai thác bến cảng theo hướng đơn giản hóa và hội nhập quốc tế.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thực hiện Quy hoạch phát triển cảng biển trong nhóm, trong đó chú trọng phối hợp gắn kết đồng bộ với Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông khu vực, Quy hoạch xây dựng và Quy hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng lãnh thổ có cảng.

- Khuyến khích xây dựng bến, khu bến phục vụ chung tại các khu kinh tế, khu công nghiệp để nâng cao hiệu quả đầu tư và hiệu quả sử dụng tài nguyên đường bờ làm cảng. Dành quỹ đất thích hợp phía sau cảng để xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa với chức năng đầu mối logistics.

Điều 2. Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch

1. Cục Hàng hải Việt Nam

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan công bố và quản lý thực hiện quy hoạch được duyệt;

- Báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định việc bổ sung, điều chỉnh quy mô, chức năng các cảng, bến cảng;

- Đối với các cảng, bến cảng tiềm năng: căn cứ nhu cầu thực tế, theo đề xuất của Nhà đầu tư và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Cục Hàng hải Việt Nam tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.

- Hàng năm phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan, tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch phát triển cảng biển, tổng hợp đề xuất xử lý các dự án không tuân thủ quy hoạch, báo cáo Bộ Giao thông vận tải.

2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Chỉ đạo các Nhà đầu tư lập dự án xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp cảng biển, luồng hàng hải phù hợp với quy hoạch được duyệt và theo đúng các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ quy hoạch được duyệt, quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích đối với quỹ đất xây dựng cảng; bố trí quỹ đất để phát triển cảng và hạ tầng kết nối với cảng, khu dịch vụ hậu cảng, dịch vụ hàng hải đảm bảo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các cảng biển;

- Đối với các khu bến cảng, bến cảng chưa được chi tiết hóa trong quy hoạch này:

+ Đối với khu bến cảng, bến cảng nhiều chủng loại hàng hóa, nhiều nhà đầu tư: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng lập quy hoạch chi tiết và gửi Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, phê duyệt.

+ Đối với các khu bến cảng, bến cảng khác: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Nhà đầu tư hoặc cơ quan chức năng lập quy hoạch chi tiết và gửi Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam để nghiên cứu, cập nhật vào quy hoạch chi tiết Nhóm cảng và thực hiện công tác quản lý quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng các Vụ; Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- PTT. Hoàng Trung Hải (để b/c);
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KH&ĐT, Xây dựng, Tài chính, Công thương, Quốc phòng, Công an, TN&MT, NN&PTNT;
- UBND thành phố Cần Thơ;
- UBND các tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long;
- Các Tập đoàn, Tổng Công ty 91;
- Các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ GTVT;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Website Bộ GTVT;
- Lưu VT, KHĐT (5)

BỘ TRƯỞNG




Hồ Nghĩa Dũng

 


DANH MỤC

CẢNG BIỂN, BẾN CẢNG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (NHÓM 6) GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 1746/QĐ-BGTVT ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải)

TT

Tên cảng

Hiện trạng

Công năng, phân loại

Quy hoạch phát triển

Ghi chú

Số cầu bến/ chiều dài (m)

Cỡ tàu (DWT)

Diện tích chiếm đất (ha)

Đến năm 2015

Đến năm 2020

Công suất (TrT/năm)

Cỡ tàu (DWT)

Số cầu bến/ chiều dài (m)

Diện tích đất (ha)

Công suất (TrT/ năm)

Cỡ tàu (DWT)

Số cầu bến/ chiều dài (m)

Diện tích đất (ha)

I

Cảng Cần Thơ (Cảng đầu mối khu vực - Loại I)

1

Khu bến tổng hợp Hoàng Diệu

2/304

15.000

6

TH, Cont

2,0-3,0

10.000

3/410

6,0

3,0-3,5

10.000

3/410

6,0

 

2

Khu bến tổng hợp Cái Cui

4/665

10.000-20.000

23,4

TH, Cont

3,5-4,0

10.000-20.000

4/665

37,0

6,0-7,0

10.000-20.000

4/665

40,0

 

3

Khu bến tổng hợp Trà Nóc

1/76

5.000

3,5

TH

1,0-1,5

5.000-10.000

2/200

7,0

2,5-3,0

5.000-10.000

4/500

13,0

 

4

Các bến chuyên dùng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Petro Mê Kông

1/-

15.000

-

CD xăng dầu

0,45

3.000-15.000

2/151

6,0

0,5

3.000-15.000

2/151

6,0

 

4.2

Cawaco

1/-

15.000

-

Xăng dầu, VLXD

0,6

10.000-15.000

2/210

7,5

0,8

10.000-15.000

2/280

7,5

 

4.3

Xăng dầu Phúc Thành

1/41

3.000

3,5

Xăng dầu

0,1

3.000

1/41

3,5

0,15

3.000

1/41

3,5

 

4.4

Xăng dầu Trà Nóc

1/45

3.600

3,12

Xăng dầu

0,1

3.600

1/45

3,12

0,15

3.600

1/45

3,12

 

4.5

Xăng dầu Cần Thơ

1/138

10.000

3,4

Xăng dầu

0,3

10.000

1/138

3,4

0,35

10.000

1/138

3,4

 

4.6

Xăng dầu Hậu Giang

1/160

10.000

6,5

Xăng dầu

0,4

10.000

1/160

6,5

0,45

10.000

1/160

6,5

 

4.7

Xăng dầu Tây Nam Bộ

2/80

3.000

6,0

Xăng dầu

0,2

3.000

2/80

6,0

0,3

3.000

2/80

6,0

 

4.8

Nhiệt điện Trà Nóc

1/82

5.000

2,5

Xăng dầu

0,2

5.000

1/82

2,5

0,2

5.000

1/82

2,5

 

4.9

Total gas Cần Thơ

1/75

3.000

1,78

Khí hóa lỏng

0,1

3.000

1/75

1,78

0,1

3.000

1/75

1,78

 

4.10

Nhiệt điện Ô Môn

3/180

5.000

4,5

Dầu, khác

0,4

5.000

3/180

4,5

0,5

5.000

3/180

4,5

 

4.11

Chuyên dùng khác

Chưa xây dựng

-

-

CD vệ tinh

-

5.000- 10.000

-

-

-

5.000-10.000

-

-

 

II

Cảng địa phương khu vực sông Tiền (loại II)

1

Cảng Đồng Tháp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Khu bến Cao Lãnh

1/67,5

3.000

8,72

TH

0,2-0,3

3.000

1/67,5

2,72

0,5-06

5.000

1/132

2,72

 

1.2

Khu bến Sa Đéc

1/90

5.000

TH

0,3-0,4

5.000

1/97

6,0

0,5-0,6

5.000

1/97

6,0

 

1.3

Khu bến Lấp Vò

Chưa xây dựng

-

-

TH

0,5-0,8

10.000

2/250

11,6

1,3-1,5

10.000

3/400

11,6

Trên sông Hậu

2

Cảng Tiền Giang

Khu bến Mỹ Tho

2/112,5

1.000-3.000

4,50

TH

0,4-0,5

3.000

1/63

4,5

1,0-1,5

5.000

2/163

4,5

 

3

Cảng Vĩnh Long

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Khu bến Vĩnh Thái

1/80

3.000

2,3

TH

0,5-0,6

3.000

1/80

2,3

1,0-1,5

5.000

2/175

2,3

 

3.2

Khu bến Bình Minh

1/90

10.000

12,0

TH

0,5-0,8

10.000

1/90

12,0

1,0-1,5

20.000

1/155

12,0

Trên sông Hậu

4

Cảng Bến Tre

Khu bến Giao Long

Chưa hoạt động

 

-

TH

0,4-0,5

5.000

1/120

10,0

0,8-1,0

5.000

1/120

10,0

 

5

Các bến chuyên dùng vệ tinh khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.1

Xăng dầu Cao Lãnh

1/90

5.000

-

CD xăng dầu

0,3-0,4

5.000

1/90

7,3

0,5-0,6

5.000

1/90

7,3

 

5.2

Chuyên dùng khác

Chưa xây dựng

 

-

 CD vệ tinh

-

5.000

-

-

-

5.000

-

-

 

III

Cảng địa phương khu vực sông Hậu (loại II)

1

Cảng An Giang

Khu bến Mỹ Thới

1/106

5.000

2,4

TH

1,3-2,0

10.000

2/226

11,4

2,8-3,5

10.000

3/386

11,4

 

2

Cảng Hậu Giang

Khu bến Minh Phú

Chưa xây dựng

-

-

TH

0,8-1,0

10.000-20.000

2/408

22,0

2,0-2,5

10.000-20.000

3/602

22,0

 

 

Khu bến phục vụ KCN Sông Hậu

Chưa xây dựng

-

-

TH, CD, SCTB

-

-

-

-

-

-

-

152

 

3

Cảng Trà Vinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Khu bến Trà Cú

Chưa xây dựng

-

-

TH

0,3-0,5

20.000

1/180

16,8

0,8-1,0

20.000

1/180

16,8

 

3.2

Khu bến Định An

Chưa xây dựng

-

-

TH, Cont.

-

-

-

-

3,5-4,0

30.000-50.000

4/900

25,0

 

4

Cảng Sóc Trăng

Khu bến Đại Ngãi

Chưa xây dựng

-

-

-

-

TH

0,8-1,0

20.000

1/180

12,5

0,8-2,0

20.000

3/500

12,5

 

5

Các bến chuyên dùng khác

Chưa xây dựng

-

-

CD vệ tinh

0,8-1,4

10.000

2/200

10,0

3,2-3,8

10.000

4/400

20,0

 

IV

Cảng địa phương khu vực Bán đảo Cà Mau, vùng biển Tây Nam (loại II)

1

Cảng Cà Mau

Khu bến Năm Căn

Chưa hoạt động

5.000

-

-

0,5-0,8

5.000

1/100

3,9

2,0-2,5

5.000

2/240

9,2

 

2

Cảng Bạc Liêu

Khu bến Gành Hào

Chưa xây dựng

-

-

TH

0,3-0,5

5.000

1/130

13,0

1,0-1,5

5.000 Nghiên cứu 10.000 DWT

2/240

13,0

 

3

Cảng Kiên Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Khu bến Hòn Chông

Không hoạt động

-

-

-

0,3-0,5

2.000-5.000

2/150

4,5

2,0-2,5

2.000-5.000

3/230

4,5

 

3.2

Khu bến Bãi Nò (Hà Tiên)

Chưa xây dựng

-

-

TH, khách

-

-

-

-

0,3-0,5 230 ngàn khách

3.000 Tàu khách 200 ghế

2/160

4/80

4,5,0

 

3.3

Khu bến Kiên Lương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Bến xi măng Bình Trị

2/280

10.000

2,0

CD VLXD

1,8

10.000

2/280

2,0

1,8

10.000

2/280

2,0

 

b

Bến xăng dầu Kiên Lương

Chưa xây dựng

-

-

CD xăng dầu

0,5-0,6

10.000

1/150

4,0

1,0-1,2

10.000

2/300

4,0

 

4

Cảng Phú Quốc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Khu bến An Thới

2/132

3.000

-

TH, khách

0,3-0,5 430 ngàn khách

3.000 Tàu khách 250 ghế

2/132

1,7

0,5-0,6 250 ngàn khách

3.000 Tàu khách 250 ghế

2/132

1,7

 

4.2

Khu bến Vịnh Đầm

Chưa xây dựng

-

-

TH, khách

0,2-0,3 230 ngàn khách

3.000 Tàu khách 250 ghế

1/70

1/80

16,9

0,6-0,7 880 ngàn khách

3.000 Tàu khách 250 ghế

2/140

6/240

16,9

 

4.3

Khu bến Mũi Đất Đỏ

Chưa xây dựng

-

-

Khách du lịch quốc tế, TH

-

-

-

-

300 ngàn khách 0,1-0,15

100.000 GRT 30.000

1/300

2,5

 

5

Các bến chuyên dùng khác

Chưa xây dựng

-

-

CD vệ tinh

-

5.000-10.000

-

-

-

5.000-10.000

-

-

 

V

Cảng chuyên dùng phục vụ các Trung tâm nhiệt điện chạy than

1

Cảng trung chuyển (TC) than nhập ngoại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Khu bến Nam Du

Chưa xây dựng

-

-

TC than nhập

12,0

200.00010.000

1/350

2/320

65

24,0

200.000 10.000

2/700

4/400

93

 

1.2

Khu bến cửa sông Hậu

Chưa xây dựng

-

-

TC than nhập

25,0

200.00010.000

2/750

3/480

100

50,0

200.000 10.000

4/1500

6/960

180

 

2

Cảng tại nhà máy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Khu bến Kiên Lương – Kiên Giang

Chưa xây dựng

-

-

CD của nhà máy

6,0

10.000

3/420

8,0

12,0

10.000

5/740

16,0

 

2.2

Khu bến Duyên Hải – Trà Vinh

Chưa xây dựng

-

-

CD của nhà máy

9,0

30.000

3/450

10,0

11,5

30.000

5/860

20,0

 

2.3

Khu bến Long Phú – Sóc Trăng

Chưa xây dựng

-

-

CD của nhà máy

6,0

5.000-10.000

3/420

8,0

11,0

5.000-10.000

5/740

16,0

 

2.4

Khu bến sông Hậu – Hậu Giang

Chưa xây dựng

-

-

CD của nhà máy

1,5

5.000-10.000

1/150

2,0

10,5

5.000-10.000

5/740

16,0

 

VI

Cảng cho tàu biển lớn ngoài khơi cửa sông Hậu

2.4

Khu bến ngoài khơi cửa sông Hậu (kết cấu cảng cứng, cảng nổi kết hợp phương án chuyển tải)

Chưa xây dựng

-

-

TH, CD khác

-

trên 100.000

-

-

-

trên 100.000

-

-

Tiềm năng

Ghi chú: TH: tổng hợp; CD: chuyên dùng; TC: trung chuyển; Cont: Container; SCTB: Sửa chữa tàu biển; VLXD: Vật liệu xây dựng.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1746/QĐ-BGTVT năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đồng bằng sông Cửu Long (Nhóm 6) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 1746/QĐ-BGTVT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 03/08/2011
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
  • Ngày công báo: 12/10/2011
  • Số công báo: Từ số 525 đến số 526
  • Ngày hiệu lực: 03/08/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản