- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 4Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
- 5Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
- 6Thông tư 03/2019/TT-BGTVT quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 9Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 10Nghị định 66/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi
- 11Nghị định 78/2021/NĐ-CP về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1739/QĐ-UBND | Đắk Nông, ngày 18 tháng 10 năm 2021 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUY TRÌNH KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
Căn cứ Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23 tháng 11 năm 2015 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thống kê đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra;
Căn cứ Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải về phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 2284/SNN-TL ngày 07 tháng 10 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quy trình khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Quyết định số 967/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về quy trình khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
VỀ QUY TRÌNH KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1739/QĐ-UBND ngày 18/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định về trình tự, trách nhiệm thực hiện hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Đối tượng áp dụng
- Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các Sở, Ban, ngành; Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố Gia Nghĩa; Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các xã, phường, thị trấn.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác khắc phục hậu quả thiên tai.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai
1. Xác định được các nhiệm vụ cấp bách trong khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Chủ động sử dụng nguồn lực tại chỗ để khắc phục hậu quả thiên tai, trường hợp vượt quá khả năng cân đối của Sở, Ban, ngành, địa phương, báo cáo, đề xuất gửi Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp, xem xét trình UBND tỉnh quyết định hỗ trợ.
3. Đảm bảo kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng đối tượng.
4. Ưu tiên hỗ trợ dân sinh, phục hồi sản xuất và khắc phục khẩn cấp công trình phòng, chống thiên tai và công trình xây dựng thiết yếu.
5. Khôi phục, sửa chữa, xây dựng lại đảm bảo bền vững hơn.
6. Đảm bảo tính kinh tế, kỹ thuật, tránh dàn trải, lãng phí.
Điều 3. Thống kê, đánh giá thiệt hại và phân loại nhóm công việc cần khắc phục thiên tai
1. Thống kê đánh giá thiệt hại
- Công tác thống kê, đánh giá thiệt hại được thực hiện ngay sau khi thiên tai xảy ra và được cập nhật thường xuyên cho đến khi có báo cáo tổng hợp thiệt hại đợt thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo điều hành ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
- Khi xảy ra thiên tai và có thiệt hại: Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị có trách nhiệm thực hiện thống kê, đánh giá và báo cáo thiệt hại do thiên tai gây ra theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thống kê đánh giá thiệt hại do thiên tai (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015).
2. Phân loại nhóm công việc hỗ trợ khắc phục thiên tai
2.1. Các nhóm công việc được xem là cần thiết, cấp bách cần phải xử lý ngay khi có thiên tai xảy ra, bao gồm các công việc cụ thể sau:
a) Tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác và hỗ trợ tâm lý để ổn định đời sống của người dân;
b) Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và đề xuất phương án khắc phục hậu quả;
c) Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu khác để phục hồi sản xuất;
d) Cung ứng vật tư, hàng hóa thiết yếu và thực hiện biện pháp quản lý giá, bình ổn thị trường;
đ) Thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của thiên tai;
e) Sửa chữa, khôi phục, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin, thủy lợi, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng công cộng; tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng về phòng, chống thiên tai.
2.2. Nhóm công việc chưa thực sự cấp bách như: Đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới công trình kết cấu hạ tầng, phúc lợi xã hội có yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công phức tạp nhằm khôi phục lại hiện trạng ban đầu của công trình, lập dự án di dân, tái định cư... thực hiện trong thời gian dài.
Điều 4. Trình tự khắc phục hậu quả thiên tai
1. Hỗ trợ khắc phục dân sinh: Hỗ trợ về lương thực; nhu yếu phẩm; người bị thương nặng; chi phí mai táng cho hộ gia đình có người chết; mất tích do thiên tai; làm nhà ở, sửa chữa nhà ở thực hiện theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/03/2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (sau đây gọi tắt là Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/03/2021).
2. Hỗ trợ để khôi phục sản xuất: Hỗ trợ khắc phục cây trồng, vật nuôi gia súc, gia cầm; lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017).
3. Hỗ trợ khắc phục cơ sở hạ tầng
3.1. Xác định mức độ, giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra
a) Đối với cấp tỉnh
Đơn vị quản lý công trình bị thiệt hại do thiên tai gây ra cần xử lý, khắc phục sự cố, mời Hội đồng đánh giá, xác định mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra đối với các công trình hạ tầng do cấp tỉnh quản lý; thành phần Hội đồng gồm: Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các Sở quản lý chuyên ngành của tỉnh có liên quan, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa (theo địa bàn quản lý) và đơn vị trực tiếp quản lý công trình.
b) Đối với cấp huyện
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Gia Nghĩa thành lập Hội đồng đánh giá, xác định mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra đối với các công trình hạ tầng do các huyện, thành phố quản lý; thành phần Hội đồng tùy thuộc vào mức độ thiệt hại, tính chất công việc mà xác định cho phù hợp bao gồm: Các phòng chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn và đơn vị có liên quan. Cơ quan chủ trì là Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện. Đồng thời, chủ động cân đối sử dụng nguồn ngân sách địa phương quản lý đề ra biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời có hiệu quả.
3.2. Quản lý đầu tư xây dựng các công trình khắc phục hậu quả thiên tai
a) Đối với công trình có tính cấp bách
- Trên cơ sở biên bản xác minh hiện trạng, đánh giá mức độ thiệt hại do Hội đồng đánh giá, xác định mức độ thiệt hại và phân nhóm công việc cần thiết, cấp bách, Chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý đề xuất tham mưu cấp có thẩm quyền triển khai thực hiện theo quy định tại Điều 130 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 48 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; khoản 6 Điều 18, Điều 42 Luật Đầu tư công năm 2019; Điều 58 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các quy định liên quan của pháp luật về xây dựng, đầu tư công và đấu thầu; được giao hoặc áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu năm 2013 để lựa chọn nhà thầu; nhằm đảm bảo thông tuyến đường giao thông, an toàn hồ chứa, tưới, tiêu nước với công trình thủy lợi, cơ sở khám, chữa bệnh và trường học, khôi phục khả năng hoạt động của công trình trong thời gian ngắn nhất.
- Đối với công trình giao thông thực hiện công tác đảm bảo giao thông, khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định tại Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11/01/2019 của Bộ Giao thông vận tải về phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ.
b) Đối với công trình chưa thực sự cấp bách
Trên cơ sở biên bản xác minh hiện trạng, đánh giá mức độ thiệt hại do Hội đồng đánh giá, xác định mức độ thiệt hại, cần khắc phục nhưng chưa thực sự cấp bách; Chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý đề xuất tham mưu cấp có thẩm quyền triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật về Luật Đầu tư công.
3.3. Trình tự hỗ trợ kinh phí khắc phục thiên tai
a) Trường hợp thiên tai xảy ra với quy mô lớn vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, đơn vị, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa và các cơ quan đơn vị liên quan: Báo cáo tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và đề xuất phương án khắc phục gửi Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (qua Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) và các Sở liên quan theo quy định tại Điều 30 Luật Phòng chống thiên tai năm 2013. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ bao gồm:
- Báo cáo biên bản kiểm tra hiện trường (Vị trí, quy mô, đối tượng bị ảnh hưởng, hình ảnh,...) từ cơ sở lên.
- Biên bản xác định thiệt hại và nhu cầu kinh phí khắc phục có xác nhận của Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, cấp xã và các đơn vị có liên quan.
- Các quyết định của Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành và Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã về chi khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó cụ thể nguồn vốn đã chi thực hiện: Dự phòng ngân sách địa phương, Quỹ phòng chống thiên tai, Quỹ dự trữ tài chính và các nguồn lực hợp pháp khác.
- Các Sở, Ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo.
b) Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổng hợp thiệt hại, nhu cầu kinh phí cứu trợ, hỗ trợ các địa phương, đơn vị theo quy định; đề xuất giải pháp khắc phục thiệt hại và phương án xử lý, hỗ trợ kinh phí gửi các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan để phối hợp tham mưu UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ kinh phí cho các địa phương, đơn vị khắc phục hậu quả thiên tai theo phân cấp quản lý và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách tỉnh.
c) UBND tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí cho các địa phương, đơn vị thực hiện khắc phục thiên tai trên cơ sở văn bản tham mưu của các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các đơn vị có liên quan.
1. Dự phòng ngân sách Trung ương.
2. Dự phòng ngân sách tỉnh; ngân sách huyện, thành phố Gia Nghĩa; ngân sách xã, phường, thị trấn.
3. Quỹ phòng, chống thiên tai.
4. Quỹ dự trữ tài chính.
5. Nguồn dự trữ quốc gia.
6. Các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh)
- Trên cơ sở báo cáo đề nghị hỗ trợ của các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, đề nghị Trung ương hỗ trợ theo quy định.
- Phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương bị thiệt hại do thiên tai gây ra kiểm tra, rà soát và tham mưu UBND tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh kịp thời, đúng đối tượng, định mức được quy định.
- Tổng hợp tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn, báo cáo UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai.
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với các đơn vị liên quan, cân đối nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh theo quy định.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Tham mưu tổ chức thực hiện tốt các chính sách của Chính phủ, của tỉnh và triển khai, thực hiện hướng dẫn các huyện, thành phố Gia Nghĩa giải quyết các chính sách, chế độ đột xuất cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi thiên tai theo quy định. Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành, địa phương bị thiệt hại do thiên tai gây ra, kiểm tra, rà soát và tham mưu UBND tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh theo các quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/03/2021.
4. Các Sở, Ban, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng, quyền hạn được giao, có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền việc khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi quản lý; phối hợp kiểm tra thống kê, đánh giá thiệt hại và đề xuất phương án khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai. Khi được giao kinh phí và nhiệm vụ để khắc phục hậu quả thiên tai phải báo cáo nguồn kinh phí được phân bổ, tình hình và kết quả xử lý, thực hiện thanh quyết toán theo quy định hiện hành, gửi về cơ quan chuyên ngành đối với từng nguồn kinh phí cụ thể để theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện.
5. UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa
- Tổng hợp, kiểm kê, đánh giá thiệt hại theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số: 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015. Trình tự thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017; Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/03/2021.
- Tổng hợp, báo cáo đánh giá tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn, báo cáo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các Sở, Ban, ngành liên quan; báo cáo sử dụng dự phòng ngân sách địa phương theo quy định.
- Chủ động sử dụng ngân sách địa phương, dự phòng ngân sách địa phương; Quỹ phòng, chống thiên tai và các nguồn lực hợp pháp khác để khắc phục hậu quả ngay sau khi thiên tai xảy ra để ổn định đời sống của nhân dân, khôi phục sản xuất; kịp thời tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí theo quy định tại Điều 4 Quy định này nếu nguồn dự phòng ngân sách địa phương không đảm bảo.
- Thực hiện phân bổ, quản lý và sử dụng kinh phí được hỗ trợ đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, hiệu quả. Khi được giao kinh phí và nhiệm vụ để khắc phục hậu quả thiên tai phải báo cáo nguồn kinh phí được phân bổ, tình hình và kết quả xử lý thực hiện thanh quyết toán theo quy định hiện hành gửi về cơ quan chuyên ngành đối với từng nguồn kinh phí cụ thể để theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện.
- Kết thúc đợt thiên tai, tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư kết quả thực hiện hỗ trợ để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
6. UBND các xã, phường, thị trấn: Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015; Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017; Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/03/2021.
Trong quá trình thực hiện, nếu các căn cứ pháp lý (Nghị định, thông tư..) áp dụng trong quy định này thay đổi thì áp dụng theo quy định mới; trường hợp có vướng mắc, các tổ chức và cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế./.
- 1Kế hoạch 6623/KH-UBND năm 2020 thực hiện Kế hoạch 133-KH/TU triển khai Chỉ thị 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Quyết định 967/QĐ-UBND năm 2020 quy định về quy trình khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 3Kế hoạch 193/KH-UBND năm 2020 thực hiện Kế hoạch 217-KH/TU thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và Quyết định 987/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW do tỉnh Sơn La ban hành
- 4Kế hoạch 3181/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 987/QĐ-TTg và Kế hoạch 133-KH/TU thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 5Quyết định 643/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế phối hợp thực hiện công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 6Kế hoạch 241/KH-UBND năm 2022 về huy động lực lượng, phương tiện ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 7Quyết định 755/QĐ-UBND năm 2023 về quy trình công bố và triển khai quyết định tình huống khẩn cấp về thiên tai; thực hiện dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; hỗ trợ khẩn cấp di dời dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Luật đấu thầu 2013
- 3Luật Xây dựng 2014
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
- 7Luật Đầu tư công 2019
- 8Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
- 9Thông tư 03/2019/TT-BGTVT quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 11Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 12Kế hoạch 6623/KH-UBND năm 2020 thực hiện Kế hoạch 133-KH/TU triển khai Chỉ thị 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 13Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 14Kế hoạch 193/KH-UBND năm 2020 thực hiện Kế hoạch 217-KH/TU thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và Quyết định 987/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW do tỉnh Sơn La ban hành
- 15Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 16Kế hoạch 3181/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 987/QĐ-TTg và Kế hoạch 133-KH/TU thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 17Nghị định 66/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi
- 18Nghị định 78/2021/NĐ-CP về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai
- 19Quyết định 643/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế phối hợp thực hiện công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 20Kế hoạch 241/KH-UBND năm 2022 về huy động lực lượng, phương tiện ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 21Quyết định 755/QĐ-UBND năm 2023 về quy trình công bố và triển khai quyết định tình huống khẩn cấp về thiên tai; thực hiện dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; hỗ trợ khẩn cấp di dời dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Quyết định 1739/QĐ-UBND năm 2021 quy định về quy trình khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- Số hiệu: 1739/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/10/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
- Người ký: Lê Trọng Yên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/10/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực