Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1735/QĐ-UBND | Cần Thơ, ngày 18 tháng 7 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
Căn cứ Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 13/2006/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành quy định về phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức thành phố Cần Thơ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Viện Kinh tế - Xã hội thành phố, trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.
Viện Kinh tế - Xã hội thành phố là đơn vị sự nghiệp khoa học được ngân sách đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên; có chức năng nghiên cứu, tham mưu và tư vấn cho Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố các vấn đề chiến lược và chính sách phát triển, quản lý nhà nước, kinh tế - xã hội, hội nhập, đô thị và các lĩnh vực có liên quan.
Viện có tư cách pháp nhân, được phép sử dụng con dấu và tài khoản riêng theo quy định hiện hành.
1. Nghiên cứu khoa học:
- Nghiên cứu xây dựng định hướng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và ngắn hạn của thành phố, trong mối quan hệ với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, cả nước, tương quan các nước trong khu vực và thế giới; dự báo xu thế, cơ hội, nguy cơ, thách thức; nghiên cứu các điều kiện, nhân tố phát triển của thành phố và khu vực.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển theo ngành, lĩnh vực của thành phố.
- Nghiên cứu, tổng hợp các vấn đề thực tiễn về phát triển, quản lý nhà nước, kinh tế - xã hội, hội nhập, đô thị và các lĩnh vực có liên quan của thành phố và khu vực trong từng giai đoạn để báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố; chủ động tư vấn, đề xuất, kiến nghị lãnh đạo thành phố và Trung ương các chính sách, công cụ vĩ mô, nhất là các cơ chế, định chế mới, đặc thù, thí điểm phục vụ yêu cầu tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và phát triển bền vững của thành phố và khu vực. Tham gia đóng góp với Trung ương trong việc hoạch định chính sách, công cụ vĩ mô về quản lý và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Nghiên cứu các mô hình, cơ chế, chính sách liên kết, hợp tác có hiệu quả với các địa phương trong cả nước (đặc biệt là với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long) và với các tổ chức, địa phương ngoài nước.
- Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo, thẩm định các chương trình, đề án, đề tài theo sự phân công của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Tổ chức hội nghị đóng góp, tư vấn, phản biện đối với các chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố và theo yêu cầu của các tổ chức, địa phương trong và ngoài nước theo quy định hiện hành.
- Tổ chức trao đổi khoa học, hội thảo, tọa đàm... về các vấn đề trong chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội:
Phối hợp theo dõi, phân tích tình hình phát triển kinh tế - xã hội định kỳ của thành phố và khu vực, nhất là các mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng; tổ chức nghiên cứu khảo sát thực trạng các lĩnh vực, ngành theo yêu cầu; phát hiện các vấn đề nảy sinh và đề xuất phương án, giải pháp khắc phục.
3. Về thông tin khoa học:
- Được cung cấp số liệu, tài liệu, thông tin kinh tế - xã hội từ các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố và tổ chức thu thập, điều tra, khai thác các nguồn thông tin để xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ hoạt động.
- Tổ chức ấn hành các kết quả nghiên cứu, tài liệu tham khảo phục vụ sự lãnh đạo, điều hành của lãnh đạo thành phố theo quy định.
- Xây dựng trang thông tin điện tử phục vụ cho hoạt động của Viện.
4. Về đào tạo:
- Tham gia liên kết đào tạo sau đại học trong chức năng, nhiệm vụ và theo quy chế đào tạo của nhà nước góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng các yêu cầu của thành phố Cần Thơ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức trong chức năng, nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của thành phố và các tổ chức, địa phương.
5. Về hợp tác:
- Hợp tác với các tổ chức, địa phương trong và ngoài nước trong chức năng, nhiệm vụ được giao. Được phép nhận tài trợ của các tổ chức, địa phương trong và ngoài nước phục vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học theo quy định hiện hành của nhà nước.
6. Về tư vấn:
- Tham gia tư vấn cho các tổ chức, địa phương trong và ngoài nước trong chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định hiện hành của nhà nước.
7. Về hỗ trợ phát triển cộng đồng doanh nghiệp:
Xây dựng các mô hình, tổ chức các hoạt động nhằm hỗ trợ phát triển về số lượng và chất lượng cộng đồng doanh nghiệp thành phố và khu vực.
8. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức thuộc Viện theo quy định.
9. Quản lý tài chính và tài sản của Viện theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố phân công.
Điều 3. Tổ chức bộ máy, biên chế, cơ chế tài chính
1. Lãnh đạo:
Viện Kinh tế - Xã hội thành phố có Viện trưởng và không quá 02 Phó Viện trưởng.
Viện trưởng là người đứng đầu Viện, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của đơn vị.
Phó Viện trưởng là người giúp việc Viện trưởng, phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Viện trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ công tác được giao. Khi Viện trưởng vắng mặt, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy nhiệm điều hành các mặt hoạt động của đơn vị.
2. Cơ cấu tổ chức:
a) Tổ chức bộ máy:
- Phòng Tổ chức hành chính.
- Phòng Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội.
- Phòng Hợp tác đào tạo.
b) Các đơn vị trực thuộc Viện (nếu có).
3. Biên chế:
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và yêu cầu công tác, Viện trưởng Viện Kinh tế - Xã hội thành phố có trách nhiệm phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định số lượng biên chế hàng năm.
- Việc bố trí cán bộ, viên chức của Viện phải căn cứ vào nhu cầu, chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch viên chức nhà nước theo quy định hiện hành.
- Giao Viện trưởng Viện Kinh tế - Xã hội thành phố ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện phù hợp với nội dung Quyết định này và các văn bản pháp luật có liên quan.
Điều 4. Lộ trình thực hiện cơ chế tài chính
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ toàn bộ hoạt động cho Viện Kinh tế - Xã hội thành phố đến hết năm 2009.
- Kể từ năm 2010, Viện hoạt động theo loại hình tổ chức sự nghiệp khoa học tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên. Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Riêng công tác nghiên cứu khoa học và thực hiện các nhiệm vụ do Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố giao thì kinh phí do Ngân sách nhà nước cấp 100%.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày và thay thế Quyết định số 2827/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thành lập Viện Kinh tế thành phố Cần Thơ.
Điều 6. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Viện trưởng Viện Kinh tế - Xã hội thành phố, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 30/2008/QĐ-UBND thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 2827/QĐ-UBND năm 2006 thành lập Viện Kinh tế thành phố Cần Thơ
- 3Nghị quyết 24/2023/NQ-HĐND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
- 1Quyết định 265/QĐ-UBND năm 2011 sửa đổi quy định việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, bộ máy của Viện Kinh tế - Xã hội thành phố Cần Thơ kèm theo Quyết định 1735/QĐ-UBND
- 2Quyết định 2563/QĐ-UBND năm 2008 sửa đổi Điều 4 Quyết định 1735/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
- 3Quyết định 2827/QĐ-UBND năm 2006 thành lập Viện Kinh tế thành phố Cần Thơ
- 4Quyết định 3115/QĐ-UBND năm 2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, bộ máy của Viện Kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ
- 1Nghị định 115/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập
- 2Nghị định 83/2006/NĐ-CP Quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại,giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 30/2008/QĐ-UBND thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 5Quyết định 13/2006/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ, công, viên chức thành phố Cần Thơ
- 6Nghị quyết 24/2023/NQ-HĐND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
Quyết định 1735/QĐ-UBND năm 2008 thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, bộ máy của Viện Kinh tế - Xã hội do thành phố Cần Thơ ban hành
- Số hiệu: 1735/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/07/2008
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra