Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1725/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 14 tháng 9 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP SỞ, BAN, NGÀNH VÀ CẤP HUYỆN (DDCI) TỈNH BẮC KẠN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022;

Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 22/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 1814/QĐ-UBND ngày 30/9/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc Ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ và Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 22/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định 594/QĐ-UBND ngày 14/4/2022 của UBND tỉnh Bắc Kạn về ban hành Kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Bắc Kạn giai đoạn 2022-2025;

Căn cứ Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 21/01/2022 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022;

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 92/TTr-SKHĐT ngày 24/8/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và cấp huyện (DDCI) tỉnh Bắc Kạn bao gồm các chỉ số thành phần sau:

(1) Minh bạch và tiếp cận thông tin

(2) Chi phí không chính thức

(3) Chi phí thời gian

(4) Cạnh tranh bình đẳng

(5) Hỗ trợ doanh nghiệp

(6) Thiết chế pháp lý

(7) Tính năng động, sáng tạo & hiệu quả hoạt động

(8) Mức độ chuyển đổi số

(9) Vai trò người đứng đầu

(10) Tiếp cận đất đai và mặt bằng kinh doanh

(Các chỉ tiêu cụ thể của từng chỉ số thành phần theo Phụ lục đính kèm)

Đối tượng được đánh giá chia làm 3 nhóm, cụ thể:

- Nhóm 1: Bao gồm các sở, ban, ngành là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh: Đánh giá xếp hạng dựa trên 09 chỉ số thành phần từ (1) đến (9) quy định tại Điều 1.

- Nhóm 2: Bao gồm các cơ quan ngành dọc của trung ương đóng trên địa bàn tỉnh: Đánh giá xếp hạng dựa trên 09 chỉ số thành phần từ (1) đến (9) quy định tại Điều 1.

- Nhóm 3: Bao gồm các huyện, thành phố: Đánh giá xếp hạng dựa trên 10 chỉ số thành phần từ (1) đến (10) quy định tại Điều 1.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:

- Căn cứ Bộ chỉ số DCCI tỉnh Bắc Kạn, xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch để chỉ đạo triển khai thực hiện.

- Phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu việc điều chỉnh, bổ sung Bộ chỉ số DDCI của tỉnh và xây dựng tiêu chí đánh giá của từng chỉ số đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn và tình hình thực tế của tỉnh.

- Chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh tiếp nhận kết quả đánh giá, xếp hạng của các cơ quan, đơn vị và dữ liệu có liên quan từ Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và tham mưu tổ chức công bố, công khai kết quả đánh giá, xếp hạng chỉ số DDCI của các cơ quan, đơn vị hằng năm theo quy định.

2. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh có trách nhiệm:

- Thực hiện việc khảo sát, đánh giá chỉ số DDCI hàng năm của tỉnh.

- Xây dựng dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức công bố, công khai kết quả đánh giá, xếp hạng chỉ số DDCI của các cơ quan, đơn vị theo quy định.

3. Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Cung cấp danh sách đối tượng được khảo sát đang hoạt động thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành, thay thế Quyết định số 1135/QĐ-UBND ngày 02/7/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và cấp huyện (DDCI) tỉnh Bắc Kạn.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Các CQ TW trên địa bàn tỉnh;
- Đài PT-TH, Báo Bắc Kạn;
- TT CB-TH;
- Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh;
- Lưu: VT, Hương

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đăng Bình

 

PHỤ LỤC:

CHI TIẾT BỘ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CỦA TỪNG CHỈ SỐ THÀNH PHẦN DDCI TỈNH BẮC KẠN
(Kèm theo Quyết định số    /QĐ-UBND ngày   /   /2022 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

I. Chỉ tiêu đánh giá các chỉ số thành phần của nhóm Sở, ban, ngành và các cơ quan ngành dọc của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh:

1 Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Tiếp cận thông tin

1.1 Mức độ dễ dàng tiếp cận thông tin.

1.2 Mức độ tiếp cận các thông tin không được công bố công khai.

1.3 Doanh nghiệp đánh giá "có mối quan hệ" sẽ giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong tiếp cận các thông tin, tài liệu quan trọng của sở, ban, ngành

1.4 Mức độ thường xuyên truy cập vào Cổng thông tin điện tử sở, ban, ngành của doanh nghiệp.

1.5 Tính hữu ích của thông tin trên Cổng thông tin điện tử sở, ban, ngành với doanh nghiệp.

Minh bạch thông tin

1.6 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá thủ tục hành chính được niêm yết công khai.

1.7 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá phí và lệ phí được niêm yết công khai.

1.8 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá các thông tin về quy hoạch, số liệu thống kê được niêm yết công khai.

2 Chi phí không chính thức

Thực trạng chi phí không chính thức

2.1 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá hiện tượng nhũng nhiễu, cán bộ gây khó khăn để trục lợi vẫn còn phổ biến tại cơ quan của sở, ban, ngành.

2.2 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá chi phí không chính thức có xu hướng gia tăng so với các năm trước.

2.3 Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng “có mối quan hệ với cán bộ cơ quan được đánh giá” sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong giải quyết thủ tục hành chính.

2.4 Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng chi phí không chính thức là đương nhiên tại đơn vị được đánh giá.

Mức trả chi phí không chính thức

2.5 Tỷ lệ doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức cho đơn vị được đánh giá ở mức đáng kể so với doanh thu.

3 Chi phí thời gian

Thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC)

3.1 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá quy trình và thủ tục thực hiện TTHC tại đơn vị được đánh giá là đơn giản, không phải đi lại nhiều lần.

3.2 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá thời gian giải quyết TTHC tại đơn vị được đánh giá theo đúng hoặc nhanh hơn quy định pháp luật hiện hành.

3.3 Tỷ lệ doanh nghiệp gặp trường hợp đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận tại đơn vị được đánh giá.

Thời gian thanh tra, kiểm tra

3.4 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá số lần thanh tra, kiểm tra riêng của sở, ban, ngành trong năm nhiều hơn so với yêu cầu thực tiễn.

3.5 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá hoạt động thanh tra, kiểm tra riêng của sở, ban, ngành gây cản trở đáng kể đến quá trình sản xuất kinh doanh.

4 Cạnh tranh bình đẳng

Ưu ái cho DN sân sau & DN thân hữu

4.1 Tỷ lệ doanh nghiệp nhận định có sự ưu ái cho doanh nghiệp sân sau và doanh nghiệp thân hữu trong việc tiếp cận các nguồn lực nhà nước (bao gồm: các hợp đồng từ cơ quan nhà nước, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước).

4.2 Tỷ lệ doanh nghiệp nhận định có sự ưu ái cho các doanh nghiệp thân hữu và doanh nghiệp sân sau trong việc tiếp cận thông tin (quy hoạch, các dự án đầu tư công…).

4.3 Tỷ lệ doanh nghiệp nhận định có sự ưu ái cho các doanh nghiệp thân hữu và doanh nghiệp sân sau về giải quyết thủ tục hành chính.

4.4 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá sự ưu ái cho các doanh nghiệp thân hữu và doanh nghiệp sân sau gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Đối xử bình đẳng

4.5 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá sự quan tâm của sở, ban, ngành không phụ thuộc nhiều vào quy mô đóng góp của doanh nghiệp.

4.6 Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng DN lớn được sở, ban, ngành ưu ái hơn doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình tiếp cận thông tin, giải quyết kiến nghị, khó khăn vướng mắc,…

5 Hỗ trợ doanh nghiệp

Hỗ trợ doanh nghiệp

5.1 Tỷ lệ doanh nghiệp được mời tham gia các chương trình hỗ trợ của sở, ban, ngành.

5.2 Mức độ đa dạng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của sở, ban, ngành.

5.3 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của sở, ban, ngành là thực chất.

Đối thoại doanh nghiệp

5.4 Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng việc phản ánh khó khăn, vướng mắc với sở, ban, ngành là không có kết quả.

5.5 Tỷ lệ doanh nghiệp nhận được phản hồi của sở, ban, ngành khi phản ánh vướng mắc.

5.6 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá hài lòng với sự phản hồi của sở, ban, ngành về khó khăn, vướng mắc.

6 Thiết chế pháp lý

Phổ biến & thực thi pháp luật

6.1 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá sở, ban, ngành công khai các văn bản pháp luật.

6.2 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá sở, ban, ngành thực thi văn bản pháp luật nhất quán giữa các nhóm đối tượng, theo đúng quy định, quy trình.

6.3 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá sở, ban, ngành tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp để thực hiện đúng các quy định của văn bản pháp luật.

Tuân thủ pháp luật của sở, ban, ngành

6.4 Khả năng giải quyết thoả đáng của lãnh đạo sở, ban, ngành trong trường hợp doanh nghiệp gặp cán bộ, nhân viên thuộc đơn vị đó làm trái với các quy định của pháp luật.

7 Tính năng động, sáng tạo và hiệu quả hoạt động

Tính năng động, sáng tạo

7.1 Tỷ lệ doanh nghiệp hài lòng về khả năng nắm bắt và xử lý kịp thời những bất cập, vướng mắc của doanh nghiệp trong phạm vi quyền hạn của sở, ban, ngành.

7.2 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá sở, ban, ngành chủ động tham mưu và kiến nghị UBND tỉnh các đề xuất hoặc giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.

7.3 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá sở, ban, ngành sáng tạo, mạnh dạn triển khai chủ trương/quyết định của UBND tỉnh.

Hiệu quả hoạt động

7.4 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá sở, ban, ngành thực hiện có hiệu quả các chủ trương/quyết định của UBND tỉnh.

8 Mức độ Chuyển đổi số

8.1 Tỷ lệ Hồ sơ thủ tục hành chính của Doanh nghiệp khi làm việc với chính quyền huyện/thành phố được xử lý trực tuyến trên môi trường mạng.

8.2 Tỷ lệ Doanh nghiệp đánh giá hệ thống xử lý hồ sơ trực tuyến của địa phương hoạt động hiệu quả, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp.

8.3 Tỷ lệ Doanh nghiệp đánh giá các sở, ban, ngành thực hiện số hoá dữ liệu quốc gia về quy hoạch; số hoá cơ sở dữ liệu đất đai, cấp phép, xây dựng, các lĩnh vực khác thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý.

9 Vai trò người đứng đầu

Công tác điều hành của lãnh đạo

9.1 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá người đứng đầu sở, ban, ngành chỉ đạo thực hiện quyết liệt việc tuân thủ kỷ luật, kỷ cương hành chính khi thi hành công vụ.

9.2 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá người đứng đầu sở, ban, ngành lắng nghe và tiếp thu các ý kiến góp ý của doanh nghiệp.

9.3 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá người đứng đầu sở, ban, ngành nghiêm minh với cán bộ cấp dưới.

9.4 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá người đứng đầu sở, ban, ngành trực tiếp tham gia đối thoại và thực hiện các cam kết với doanh nghiệp, giải quyết công bằng các khiếu nại của doanh nghiệp.

Mức độ doanh nghiệp ủng hộ lãnh đạo

9.5 Mức độ ủng hộ của doanh nghiệp với người đứng đầu sở, ban, ngành.

II. Chỉ tiêu đánh giá các chỉ số thành phần của nhóm huyện, thành phố:

1 Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Tiếp cận thông tin

1.1 Mức độ dễ dàng tiếp cận thông tin.

1.2 Mức độ tiếp cận các thông tin không được công bố công khai.

1.3 Doanh nghiệp đánh giá "có mối quan hệ" sẽ giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong tiếp cận các thông tin, tài liệu quan trọng của địa phương.

1.4 Mức độ thường xuyên truy cập vào Cổng thông tin điện tử địa phương của doanh nghiệp.

1.5 Tính hữu ích của thông tin trên Cổng thông tin điện tử địa phương với doanh nghiệp.

Minh bạch thông tin

1.6 Doanh nghiệp đánh giá thủ tục hành chính được niêm yết công khai.

1.7 Doanh nghiệp đánh giá phí và lệ phí được niêm yết công khai.

1.8 Doanh nghiệp đánh giá các thông tin về quy hoạch, kế hoạch, ngân sách được niêm yết công khai.

1.9 Doanh nghiệp đánh giá các dự án, hạng mục đầu tư, mua sắm công được niêm yết công khai.

2 Chi phí không chính thức

Thực trạng chi phí không chính thức

2.1 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá hiện tượng nhũng nhiễu, cán bộ gây khó khăn để trục lợi vẫn còn phổ biến tại cơ quan được đánh giá.

2.2 Mức độ doanh nghiệp cho rằng chi phí không chính thức tại cơ quan được đánh giá có xu hướng gia tăng so với các năm trước.

2.3 Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng “có mối quan hệ với cán bộ cơ quan được đánh giá” giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong giải quyết TTHC.

2.4 Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng chi phí không chính thức là đương nhiên tại cơ quan được đánh giá.

Mức trả chi phí không chính thức

2.5 Tỷ lệ doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức ở mức đáng kể so với doanh thu.

3 Chi phí thời gian

Thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC)

3.1 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá quy trình và thủ tục thực hiện TTHC đơn giản, không cần đi lại nhiều lần để hoàn tất.

3.2 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá thời gian giải quyết TTHC theo đúng hoặc nhanh hơn quy định pháp luật hiện hành.

Thời gian thanh tra, kiểm tra

3.3 Tỷ lệ Doanh nghiệp cho rằng số lần thanh tra, kiểm tra riêng của chính quyền huyện/thành phố trong năm nhiều hơn so với yêu cầu thực tiễn.

3.4 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá hoạt động thanh tra, kiểm tra riêng của chính quyền huyện/thành phố gây cản trở đáng kể đến quá trình sản xuất kinh doanh.

4 Cạnh tranh bình đẳng

Ưu ái cho DN sân sau & DN thân hữu

4.1 Tỷ lệ doanh nghiệp nhận định có sự ưu ái cho doanh nghiệp sân sau và doanh nghiệp thân hữu trong việc tiếp cận các nguồn lực nhà nước (bao gồm: đất đai, các hợp đồng từ cơ quan nhà nước, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước).

4.2 Tỷ lệ doanh nghiệp nhận định có sự ưu ái cho các doanh nghiệp thân hữu và doanh nghiệp sân sau trong việc tiếp cận thông tin (quy hoạch, các dự án đầu tư công…).

4.3 Tỷ lệ doanh nghiệp nhận định có sự ưu ái cho các doanh nghiệp thân hữu và doanh nghiệp sân sau về giải quyết thủ tục hành chính.

4.4 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá sự ưu ái cho các doanh nghiệp thân hữu và doanh nghiệp sân sau gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Đối xử bình đẳng

4.5 Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng sự quan tâm của đơn vị được đánh giá phụ thuộc nhiều vào quy mô đóng góp của doanh nghiệp cho huyện/thành phố.

4.6 Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng hoạt động đối thoại doanh nghiệp của địa phương tập hợp doanh nghiệp với đầy đủ quy mô, ngành nghề.

4.7 Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng DN lớn được chính quyền huyện/thành phố ưu ái hơn doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình tiếp cận thông tin, giải quyết kiến nghị, khó khăn vướng mắc,…

5 Hỗ trợ doanh nghiệp

Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp

5.1 Tỷ lệ doanh nghiệp được mời tham gia các chương trình hỗ trợ của huyện/thành phố.

5.2 Mức độ đa dạng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của huyện/thành phố.

5.3 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của huyện/thành phố là thực chất.

Đối thoại doanh nghiệp

5.4 Tỷ lệ doanh nghiệp được mời tham gia các chương trình đối thoại doanh nghiệp của huyện/thành phố.

5.5 Chất lượng của hoạt động đối thoại của huyện/thành phố.

5.6 Tỷ lệ doanh nghiệp nhận được phản hồi của huyện/thành phố khi phản ánh vướng mắc.

5.7 Tỷ lệ doanh nghiệp hài lòng với sự phản hồi của huyện/thành phố về khó khăn, vướng mắc.

6 Thiết chế pháp lý

Đảm bảo thiết chế pháp lý

6.1 Tỷ lê doanh nghiệp đánh giá chính quyền huyện/thành phố kiên quyết xử lý các vụ lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép, vi phạm quy định bảo vệ môi trường.

6.2 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá chính quyền huyện/thành phố giải quyết có hiệu quả các vụ việc mất cắp, thiệt hại tài sản trên địa bàn.

6.3 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá chính quyền huyện/thành phố tạo cảm giác an toàn cho người lao động của doanh nghiệp.

Đảm bảo an ninh trật tự

6.4 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá phải bỏ nhiều chi phí để thuê các dịch vụ bảo vệ, an ninh trật tự.

6.5 Tỷ lệ doanh nghiệp phản ánh hiện tượng bảo kê còn phổ biến trên địa bàn.

Tuân thủ pháp luật của chính quyền

6.6 Chính quyền giải quyết thoả đáng trong trường hợp doanh nghiệp gặp cán bộ, nhân viên thuộc cơ quan hành chính địa phương làm trái với các quy định của pháp luật.

7 Tính năng động, sáng tạo & hiệu quả hoạt động

Tính năng động, sáng tạo

7.1 Tỷ lệ doanh nghiệp hài lòng về khả năng nắm bắt và xử lý kịp thời những bất cập, vướng mắc của doanh nghiệp trong phạm vi quyền hạn của huyện/thành phố.

7.2 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá huyện/thành phố chủ động tham mưu và kiến nghị UBND tỉnh các đề xuất hoặc giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.

7.3 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá huyện/thành phố sáng tạo, mạnh dạn triển khai chủ trương/quyết định của UBND tỉnh.

Hiệu quả hoạt động

7.4 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá huyện/thành phố thực hiện có hiệu quả các chủ trương/quyết định của UBND tỉnh.

7.5 Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của huyện/thành phố.

8 Mức độ chuyển đổi số

8.1 Tỷ lệ Doanh nghiệp đánh giá chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm đến chuyển đổi số, có hoạt động đào tạo và hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

8.2 Tỷ lệ Hồ sơ thủ tục hành chính của Doanh nghiệp khi làm việc với chính quyền huyện/thành phố được xử lý trực tuyến trên môi trường mạng.

8.3 Tỷ lệ Doanh nghiệp đánh giá hệ thống xử lý hồ sơ trực tuyến của địa phương hoạt động hiệu quả, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp.

8.4 Tỷ lệ Doanh nghiệp đánh giá địa phương thực hiện số hoá dữ liệu quốc gia về quy hoạch; số hoá cơ sở dữ liệu đất đai, cấp phép, xây dựng, các lĩnh vực khác thuộc phạm vi, lĩnh vực, địa bàn quản lý.

9 Vai trò người đứng đầu

Công tác điều hành của lãnh đạo

9.1 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá người đứng đầu huyện/thành phố chỉ đạo thực hiện quyết liệt việc tuân thủ kỷ luật, kỷ cương hành chính khi thi hành công vụ.

9.2 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá người đứng đầu huyện/thành phố lắng nghe và tiếp thu các ý kiến góp ý của doanh nghiệp.

9.3 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá người đứng đầu UBND huyện/thành phố nghiêm minh với cán bộ cấp dưới.

9.4 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá người đứng đầu UBND huyện/thành phố trực tiếp tham gia đối thoại và thực hiện các cam kết với doanh nghiệp, giải quyết công bằng các khiếu nại của doanh nghiệp.

Mức độ doanh nghiệp ủng hộ lãnh đạo

9.5 Mức độ ủng hộ của doanh nghiệp với người đứng đầu UBND huyện/thành phố.

10 Tiếp cận đất đai và mặt bằng kinh doanh

Mức độ đáp ứng nhu cầu

10.1 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn trong việc tiếp cận hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh.

10.2 Tỷ lệ doanh nghiệp có mặt bằng kinh doanh đáp ứng được tương đối đầy đủ nhu cầu.

10.3 Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng có cải thiện.

Mức độ ổn định

10.4 Mức độ doanh nghiệp đánh giá tích cực tiến độ và chất lượng quy hoạch mặt bằng đất đai tại địa phương.

10.5 Mức độ doanh nghiệp đánh giá tích cực về nỗ lực hỗ trợ của chính quyền huyện/thành phố trong công tác giải phóng mặt bằng.