- 1Luật Đất đai 2003
- 2Thông tư 24/2009/TT-BNN hướng dẫn chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được quy hoạch sang rừng sản xuất và ngược lại từ rừng sản xuất được quy hoạch thành rừng phòng hộ, đặc dụng sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Chỉ thị 38/2005/CT-TTg về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 3Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 6Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1724/QĐ-UBND | Bắc Giang, ngày 30 tháng 11 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP KHU RỪNG BẢO VỆ CẢNH QUAN SUỐI MỠ, HUYỆN LỤC NAM
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 08 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy chế quản lý Rừng phòng hộ, Rừng đặc dụng và Rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
Căn cứ Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng;
Xét đề nghị của UBND huyện Lục Nam tại Tờ trình số 50/TTr-UBND ngày 13/10/2011; Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 966/SNN-LN ngày 17/11/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập khu rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ, huyện Lục Nam với một số nội dung chính sau:
1. Tên khu rừng: Khu rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ, huyện Lục Nam.
2. Quy mô, phạm vi ranh giới
- Tổng diện tích khu rừng bảo vệ cảnh quan là 1.207,1 ha thuộc 02 tiểu khu 99A và 100 trên địa phận xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
- Tọa độ địa lý: Từ 21013 ‘ 36” đến 21016 ‘ 18” độ vĩ Bắc và từ 106021 ‘ 24” đến 106009 ‘ 24” độ kinh Đông.
- Về ranh giới:
+ Phía Bắc giáp xã Trường Giang, huyện Lục Nam và xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn;
+ Phía Tây giáp xã Huyền Sơn và thị trấn Lục Nam, huyện Lục Nam;
+ Phía Nam giáp xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương;
+ Phía Đông giáp xã Vô Tranh, huyện Lục Nam;
3. Mục tiêu, nhiệm vụ
3.1. Mục tiêu:
Bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị lịch sử - văn hóa, các giá trị đa dạng sinh học trong khu vực với việc phát triển du lịch sinh thái, giáo dục môi trường góp phần vào chiến lược bảo tồn các di tích văn hóa - lịch sử, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
3.2. Nhiệm vụ:
- Bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng tự nhiên hiện có trong khu vực trở thành rừng có kết cấu ổn định.
- Chuyển đổi rừng trồng công nghiệp thành rừng cây bản địa góp phần nâng cao tính đa dạng sinh học và chức năng phòng hộ của rừng.
- Bảo vệ, phục hồi và phát triển khu hệ động thực vật và các giá trị cảnh quan thiên nhiên trong khu vực.
- Phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch sinh thái và tâm linh trong khu vực.
- Phát triển chương trình du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.
4. Các chương trình hoạt động, giải pháp thực hiện, tổ chức quản lý
4.1. Các chương trình hoạt động:
- Sử dụng đất: Tổng diện tích khu rừng bảo vệ cảnh quan là 1.207,1 ha được bố trí sử dụng như sau:
+ Đất đặc dụng có rừng tự nhiên: 658,46 ha.
+ Đất đặc dụng trồng rừng cây bản địa: 286,54 ha.
+ Đất đặc dụng có rừng trồng Thông: 5,60 ha.
+ Đất mặt nước: 70,00 ha.
+ Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm: 32,00 ha.
+ Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm: 14,00 ha.
+ Đất di tích, đất xây dựng và đất khác: 140,50ha.
- Bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên.
+ Bảo vệ và phát triển rừng và khu hệ thực vật.
+ Bảo tồn và phát triển động vật hoang dã.
- Du lịch sinh thái
- Tôn tạo di tích, cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch.
+ Bảo tồn và tôn tạo di tích.
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ công tác quản lý.
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái.
+ Các dịch vụ du lịch sinh thái.
4.2. Giải pháp thực hiện:
- Giải pháp về quản lý và tổ chức
Thành lập Ban quản lý “Khu di tích danh thắng và rừng bảo vệ rừng cảnh quan Suối Mỡ”. Việc thành lập Ban quản lý thực hiện theo Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ; Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định hiện hành của nhà nước.
- Giải pháp sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
+ Sử dụng đất: Việc sử dụng đất trong khu rừng cảnh quan tuân theo Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý 3 loại rừng và quản lý theo quy định của luật đất đai.
+ Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng: Việc chuyển đổi rừng sản xuất sang rừng đặc dụng thuộc trường hợp chuyển giao cho chủ rừng mới. Do đó trình tự thủ tục chuyển đổi rừng, quyền và nghĩa vụ các bên được thực hiện theo khoản 2 Điều 6 tại Thông tư số 24/2009/TT-BNN ngày 05/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản hiện hành.
- Các nhóm giải pháp khác.
Bao gồm các nội dung xây dựng chính sách, ứng dụng khoa học công nghệ, thu hút đầu tư, tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường theo Quyết định 416/QĐ-UBND ngày 9/3/2007 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Bắc Giang.
4.3. Tổ chức quản lý.
Thành lập Ban quản lý “Khu di tích danh thắng và rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ” (trên cơ sở Ban quản lý khu du lịch sinh thái Suối Mỡ hiện nay) trực thuộc UBND huyện Lục Nam để thực hiện các nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng và phát triển du lịch, thực hiện các dự án đầu tư theo quy định hiện hành.
5. Khái toán vốn đầu tư; nguồn vốn đầu tư; danh mục các dự án ưu tiên
5.1. Khái toán vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư:
Khái toán tổng vốn đầu tư bảo tồn và phát triển rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ là: 199.283,2 triệu đồng, trong đó:
- Phân theo hạng mục:
+ Bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng: 9.488,2 triệu đồng.
+ Nghiên cứu khoa học và đào tạo: 3.150,0 triệu đồng.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng: 184.610,0 triệu đồng.
+ Trang thiết bị: 1.435,0 triệu đồng.
+ Bồi thường công trình Trạm bảo vệ rừng: 600,0 triệu đồng.
- Phân theo giai đoạn đầu tư:
+ Giai đoạn 2011-2015: 65.163,46 triệu đồng.
+ Giai đoạn 2016-2020: 134.119,74 triệu đồng.
- Phân theo nguồn vốn đầu tư:
+ Vốn ngân sách: 77.983,20 triệu đồng.
+ Vốn huy động: 121.300,00 triệu đồng.
5.2. Danh mục các Dự án đầu tư ưu tiên:
- Dự án tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa khu vực đền Hạ, đền Trung và đền Thượng.
- Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng.
- Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ công tác quản lý: Xây dựng các trạm bảo vệ, chòi quan sát, đường tuần tra, trạm dừng chân, vườn ươm, nhà trung tâm du khách.
- Dự án đầu tư trang thiết bị cho các hoạt động của ban quản lý.
- Dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái: Nội dung chính gồm đường giao thông, bến bãi, khu lễ hội, khách sạn, nhà nghỉ, các khu vui chơi giải trí.
- Dự án đầu tư gây nuôi động vật hoang dã.
- Tổ chức đào tạo cán bộ, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.
6. Tổ chức thực hiện
- UBND huyện lập hồ sơ thành lập Ban quản lý “Khu di tích danh thắng và rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ” (trên cơ sở Ban quản lý khu du lịch sinh thái Suối Mỡ hiện nay) có đủ năng lực, chức năng và nhiệm vụ để quản lý Khu rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ theo quy định hiện hành của nhà nước trình UBND tỉnh phê duyệt, tổ chức thực hiện.
- Giao các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh tiến hành cắm mốc giới và tổ chức việc giao rừng, đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Văn hóa - Thể thao và Du lịch tham mưu và hướng dẫn việc thành lập, cơ cấu, tổ chức Ban quản lý khu di tích; bố trí kinh phí đầu tư cho Khu rừng và Ban quản lý “Khu di tích danh thắng và rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ” theo quy định.
Điều 2. UBND huyện Lục Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nội vụ; Chủ tịch UBND huyện Lục Nam và các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 476/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt phương án Bồi thường rừng tự nhiên, rừng Thông tại khu rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
- 2Quyết định 1286/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo vệ cảnh quan Hồ Lắk đến năm 2020 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 1Chỉ thị 38/2005/CT-TTg về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 3Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Đất đai 2003
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 7Thông tư 24/2009/TT-BNN hướng dẫn chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được quy hoạch sang rừng sản xuất và ngược lại từ rừng sản xuất được quy hoạch thành rừng phòng hộ, đặc dụng sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng
- 9Quyết định 476/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt phương án Bồi thường rừng tự nhiên, rừng Thông tại khu rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
- 10Quyết định 1286/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo vệ cảnh quan Hồ Lắk đến năm 2020 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
Quyết định 1724/QĐ-UBND năm 2011 thành lập khu rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
- Số hiệu: 1724/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/11/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
- Người ký: Lại Thanh Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/11/2011
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực