Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1721/QĐ-UB | Vĩnh Yên, ngày 09 tháng 12 năm 1997 |
QUYẾT ĐỊNH
"VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ CÁC HÀNH VI KINH DOANH TRÁI PHÉP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC"
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Quyết định số 96/TTg ngày 18-2-1995 của Thủ tướng Chính phủ (Ban hành quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác quản lý thị trường chống buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép)
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại và Du lịch.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản quy định về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 2: Giao Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch tổ chức chỉ đạo thực hiện quyết định này.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các ông Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các cấp căn cứ quyết định thi hành./.
| T/M ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC |
QUY ĐỊNH
"VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ CÁC HÀNH VI KINH DOANH TRÁI PHÉP"
Chương I:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Quy định này xác định những nguyên tắc, trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp hoạt động các cơ quan chức năng thuộc tỉnh và UBND các cấp trong công tác chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng cấm, hàng giả, chốn lậu thuế và các hành vi kinh doanh trái phép khác (sau đây gọi tắt là quản lý thị trường: QLTT)
Điều 2: Các ngành có chức năng quản lý thị trường thuộc tỉnh, UBND các cấp chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về thực hiện công tác quản lý thị trường trên địa bàn bao gồm các nội dung sau đây:
- Điều hành hàng hóa lưu thông trên thị trường.
- Chống đầu cơ, buôn lậu, buôn bán hàng cấm kinh doanh.
- Chống chốn lậu thuế và các hành vi kinh doanh trái phép khác.
Điều 3: Tổ chức, có tham gia, hoạt động thị trường, phải thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý thị trường, mọi hành vi, vi phạm các quy định thuộc lĩnh vực này đều phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Chương II:
TRÁCH NHIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG.
Điều 4: Sở Thương mại và Du lịch là cơ quan chuyên môn, giúp UBND tỉnh thống nhất chỉ đạo công tác QLTT, có nhiệm vụ:
1. Chủ trì, tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các ngành, các cấp trong tỉnh có chức năng QLTT để chống buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng cấm, hàng giả và các hành vi kinh doanh trái phép khác.
2. Quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thương mại bao gồm: xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, hàng tiêu dùng, dịch vụ thương mại thuộc mọi thành phần kinh tế.
3. Theo dõi các cấp, các ngành tổ chức tuyên truyền thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của UBND tỉnh về công tác quản lý thị trường.
4.Tổ chức, chỉ đạo công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại trên thị trường, chống các hành vi kinh doanh trái phép.
Điều 5: Chi cục quản lý thị trường giúp Giám đốc Sở Thương mại và Du lịch thực hiện chức năng quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm:
1. Kiểm tra, kiểm soát thị trường theo quy định của pháp luật.
2. Thường xuyên phối hợp hoạt động với công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Cục Thuế tỉnh chống hàng hóa nhập lậu lưu thông trên địa bàn tỉnh.
3. Chủ động, chủ trì hoặc phối hợp hoạt động với các cơ quan có chức năng quản lý thị trường chuyên ngành chống buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép khác.
Điều 6: Công an tỉnh có trách nhiệm:
1. Chỉ đạo lực lượng cảnh sát nhân dân kiểm tra phát hiện, điều tra và xử lý các hành vi buôn lậu và kinh doanh trái phép theo quy định của pháp luật.
2. Tham gia phối hợp với Chi cục quản lý thị trường và các cơ quan có chức năng kịp thời phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ các vụ buôn lậu và kinh doanh trái phép.
Điều 7: Bộ chỉ huy quân sự tỉnh có trách nhiệm:
1. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý thị trường.
2. Phối hợp với các ngành, các cấp có chức năng kịp thời phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ các vụ buôn lậu và kinh doanh trái phép có liên quan đến quân đội.
Điều 8: Sở Khoa học công nghệ và môi trường có trách nhiệm:
- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đo lường chất lượng hàng hóa, vệ sinh môi trường, nhãn hiệu hàng hóa. Phối hợp với Chi cục quản lý thị trường và các lực lượng có chức năng kiểm tra kiểm soát thị trường ở các ngành, các cấp chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, sử dụng dụng cụ đo lường, nhãn hiệu, bản quyền trái phép trên điạ bàn tỉnh.
Điều 9: Sở Y tế có trách nhiệm:
- Chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Chi cục quản lý thị trường kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thuốc tân dược, đông nam dược, vật tư, trang thiết bị y tế và hành nghề y dược tư nhân.
Điều 10: Cục thuế tỉnh có trách nhiệm: chủ trì, chủ động hoặc phối hợp cùng Công an, Chi cục quản lý thị trường, UBND các cấp chỉ đạo công tác thu thuế, kiểm tra giám sát việc chấp hành luật pháp về thuế chống trốn lậu thuế, trong các hoạt động kinh doanh của các đơn vị, cá nhân, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm về chính sách thuế theo quy định của pháp luật.
Điều 11: Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm:
1. Chỉ đạo Chi cục bảo vệ thực vật, Chi cục thú y chống sản xuất và kinh doanh trái phép các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón...
2. Phối hợp với các cơ quan có chức năng quản lý thị trường, UBND các cấp và các ngành liên quan thực hiện tốt công tác quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh theo lĩnh vực quản lý chuyên ngành.
Điều 12: Chi cục kiểm lâm có trách nhiệm:
1. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành được giao, phối hợp với Công an tỉnh, Cục thuế, Chi cục quản lý thị trường phát hiện kịp thời các hoạt động sản xuất, kinh doanh lâm sản trái phép.
2. Xử lý và ngăn chặn kịp thời các hành vi, vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 13: Ngân hàng Nhà nước tỉnh có trách nhiệm:
1. Thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động lưu thông tiền tệ, vàng, bạc, đá qúy trên thị trường.
2. Phối hợp với Công an tỉnh, Chi cục quản lý thị trường kiểm tra, kiểm soát việc tuân theo luật pháp của các tổ chức và cá nhân kinh doanh ngoại tệ, vàng, bạc, đá qúy.
Điều 14: Sở Văn hóa thông tin thể thao có trách nhiệm:
1. Quản lý thị trường văn hóa phẩm, dịch vụ văn hóa, in ấn, xuất bản.
2. Phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, kinh doanh trái phép các sản phẩm văn hóa.
3. Phối hợp với Công an tỉnh, Chi cục quản lý thị trường và UBND các cấp kiểm tra, kiểm soát các hoạt động về văn hóa phẩm.
Điều 15: Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm:
Chủ trì phối hợp với các cơ quan trực tiếp kiểm tra, kiểm soát thị trường, thành lập hội đồng định giá và tổ chức bán đấu giá hàng hóa, tang vật phương tiện vi phạm hành chính bị xử lý, tịch thu. Hướng dẫn tổ chức thực hiện các khoản tiền phát, tiền bán hàng tịch thu theo quy định của Nhà nước.
Điều 16: Thanh tra tỉnh có trách nhiệm:
Thanh tra việc chấp hành pháp luật của các cơ quan Nhà nước, các lực lượng có chức năng quản lý thị trường chống buôn lậu và kinh doanh trái phép, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt động trái pháp luật trong cơ quan và lực lượng đó. Kiến nghị các biện pháp sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới.
Điều 17: Các Sở, ban ,ngành có trách nhiệm:
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức tốt công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, chống các hành vi vi phạm về quản lý thị trường góp phần ổn định thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng giao lưu hàng hoá.
2. Phối hợp với cơ quan chức năng, UBND huyện, thị các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý thị trường trong cán bộ, nhân dân.
Điều 18: UBND các huyện, thị có trách nhiệm:
1. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác quản lý thị trường ở địa phương.
2. Chỉ đạo các cơ quan có chức năng quản lý thị trường ở huyện, thị thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với cơ quan chức năng của tỉnh thực hiện công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và kinh doanh trái phép.
4. Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác quản lý thị trường, trên địa bàn.
Điều 19: UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm:
1. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác quản lý thị trường trên địa bàn.
2. Chỉ đạo các tổ chức, cá nhân kinh doanh chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về quản lý thị trường.
3. Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn quản lý.
4. Phát hiện ngăn chặn và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền về quản lý thị trường theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Điều 20: Khen thưởng và kỷ luật.
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý thị trường hoặc có công cung cấp thông tin, phát hiện và giúp đỡ cơ quan chức năng trong công tác điều tra, bắt giữ và xử lý các vi phạm về quản lý thị trường sẽ được khen thưởng theo quyết định của UBND tỉnh.
2. Công chức, viên chức và người có trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ mà lợi dụng chức năng, quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật và quy định này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Tổ chức và cá nhân nào cản trở người thi hành công vụ hoặc cố ý bao che, dung túng các hành vi vi phạm về quản lý thị trường thì tùy theo mức độ vi phạm mà xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Tổ chức cá nhân có công trong việc cung cấp thông tin, phát hiện và giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm trong công tác quản lý thị trường điều tra, bắt giữ, xử lý các vụ buôn lậu, kinh doanh trái phép sẽ được khen thưởng tùy theo kết quả vụ việc.
Điều 21: Các cơ quan: Cục thuế, Công an tỉnh, Nông nghiệp và PTNT, Kiểm lâm, Khoa học công nghệ và môi trường, Y tế, Văn hóa thông tin - Thể thao, UBND các huyện, thị phải phân công một đồng chí lãnh đạo phụ trách chỉ đạo công tác QLTT và làm đầu mối quan hệ phối hợp công tác với Sở Thương mại du lịch. Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất Sở Thương mại và Du lịch( được UBND tỉnh ủy quyền) triệu tập các cơ quan Nhà nước có chức năng quản lý thị trường, kiểm điểm, rút kinh nghiệm, bàn biện pháp tổ chức phối hợp công tác QLTT.
Điều 22: Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các cấp căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm xây dựng chương trình kế hoạch công tác quản lý thị trường của ngành, địa phương và tổ chức phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác quản lý thị trường đồng bộ, thống nhất, hiệu quả./.
- 1Quyết định 48/2012/QĐ-UBND về Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 2Quyết định 48/QĐ.UB năm 1992 về tổ chức chỉ đạo quản lý thị trường chống buôn lậu do tỉnh An Giang ban hành
- 3Chỉ thị 08/2002/CT-UB về tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại do Tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 4Quyết định 241/QĐ-UBND năm 2015 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần do Tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 5Quyết định 2422/QĐ-UBND năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành từ ngày 01/01/1997 đến hết ngày 31/12/2013
- 1Quyết định 48/2012/QĐ-UBND về Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 2Quyết định 241/QĐ-UBND năm 2015 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần do Tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 3Quyết định 2422/QĐ-UBND năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành từ ngày 01/01/1997 đến hết ngày 31/12/2013
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Quyết định 96-TTg năm 1995 về Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 48/QĐ.UB năm 1992 về tổ chức chỉ đạo quản lý thị trường chống buôn lậu do tỉnh An Giang ban hành
- 4Chỉ thị 08/2002/CT-UB về tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại do Tỉnh Lâm Đồng ban hành
Quyết định 1721/QĐ-UB năm 1997 về Quy định trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và hành vi kinh doanh trái phép trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Số hiệu: 1721/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/12/1997
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Trần Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/12/1997
- Ngày hết hiệu lực: 06/12/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra