- 1Thông tư 12/1998/TT-LĐTBXH về chế độ đối với những người được cấp xã hợp đồng làm công tác bảo vệ rừng trong các tháng mùa khô do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 245/1998/QĐ-TTg về trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 105/2000/QĐ-BNN-KL về nhiệm vụ công chức kiểm lâm phụ trách địa bàn do Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triễn nông thôn ban hành
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 1717 QĐ/BNN - KL | Hà nội, ngày 13 tháng 6 năm 2006. |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NĂNG LỰC KIỂM LÂM ĐỊA BÀN XÃ ĐẾN NĂM 2010
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm lâm,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt “ Chương trình nâng cao năng lực kiểm lâm địa bàn xã đến năm 2010 ” ( kèm theo Quyết định này).
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3: Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục kiểm lâm, Giám đốc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: - Như điều 3. - Lưu VP Bộ
| BỘ TRƯỞNG |
ĐÁNH GIÁ 5 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG PHÂN CÔNG CÔNG CHỨC KIỂM LÂM PHỤ TRÁCH ĐỊA BÀN XÃ
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá công tác quản lý, bảo vệ rừng, ngày 17/10/2000, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quyết định số 105/2000/QĐ-BNN-KL về nhiệm vụ của công chức Kiểm lâm phụ trách địa bàn (sau đây gọi tắt là quyết định số 105/2001/QĐ-BNN-KL). Với phương châm “Kiểm lâm bám dân, bám rừng và bám chính quyền cơ sở” để tham mưu cho chính quyền cơ sở thực hiện chức năng quản lý về rừng và đất lâm nghiệp theo tinh thần quyết định số 245/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Đánh giá tổng quát về việc đưa công chức kiểm lâm về phụ trách địa bàn xã trên các mặt chủ yếu sau:
I. Tình hình triển khai kiểm lâm phụ trách địa bàn xã
1. Công tác chỉ đạo.
Thực hiện quyết định số 105/2000/QĐ-BNN-KL, việc tổ chức triển khai kiểm lâm địa bàn xã đã được các đơn vị trong toàn lực lượng kiểm lâm thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Các Chi cục Kiểm lâm đã xây dựng đề án hoặc phương án tổ chức kiểm lâm phụ trách địa bàn xã để tổ chức thực hiện và đã được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt . Nội dung cơ bản là:
- Xác định số xã có rừng và biên chế cần thiết để bố trí kiểm lâm phụ trách địa bàn xã.
- Củng cố và kiện toàn tổ chức và biên chế từ văn phòng Chi cục đến các đơn vị trực thuộc theo phương châm giảm biên chế gián tiếp để tăng cường cho cơ sở.
- Tổ chức nhiều lớp tập huấn 7 nhiệm vụ cho kiểm lâm địa bàn theo “Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công chức kiểm lâm địa bàn” của Bộ ban hành tại Quyết định số 4699/QĐ/BNN – TCCB ngày 30/12/2004.
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng chủ trương đưa kiểm lâm viên về phụ trách địa bàn xã cho chính quyền các cấp ở cơ sở. Qua đó để người dân hiểu và phối hợp thực hiện.
- Xác định một số chế độ phụ cấp, hỗ trợ cho kiểm lâm địa bàn xã.
2. Thực trạng kiểm lâm địa bàn xã
a) Về số lượng công chức Kiểm lâm địa bàn xã:
Hiện nay, đã có 55/61 tỉnh phân công Kiểm lâm địa bàn xã. Bao gồm 4.003 công chức kiểm lâm địa bàn xã chuyên trách hoặc kiêm nhiệm ở 4.716 xã trong tổng số 5.985 xã có nhiều rừng. Trong đó:
1.982 công chức Kiểm lâm phụ trách địa bàn 1xã
2.021 công chức Kiểm lâm phụ trách hoặc kiêm nhiệm địa bàn của 2 hay nhiều xã
Hiện vẫn còn 1.269 xã có diện tích rừng từ 200 ha trở lên chưa có kiểm lâm địa bàn.
b) Về trình độ đào tạo của kiểm lâm địa bàn xã như sau:
+ Trình độ đại học: 28,14%;
+ Trình độ trung cấp: 62,79%;
+ Trình độ sơ cấp: 8,71%;
+ Chưa đào tạo: 0,36%.
c) Các hoạt động chủ yếu của Kiểm lâm địa bàn:
- Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, qua đó vai trò trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng và chính quyền cơ sở đã được nâng lên và có những chuyển biến tích cực, công tác bảo vệ rừng đã được quan tâm. Đến nay, tại nhiều xã đã chủ động xây dựng phương án, kế hoạch hàng năm về quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng.
- Nhiệm vụ chuyên môn chủ yếu kiểm lâm địa bàn xã thực hiện trong thời gian qua:
+ Hướng dẫn các chủ rừng xây dựng phương án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), xây dựng các công trình PCCCR và giám sát việc thực hiện, nhằm phát hiện kịp thời và huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ dập tắt đám cháy khi mới phát sinh, không để cháy lan;
+ Phối kết hợp với các đơn vị liên quan trên địa bàn kiểm tra, bảo vệ rừng, sớm phát hiện và có biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng;
+ Nắm tình hình và theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, tình hình quản lý, sử dụng rừng của các chủ rừng và báo cáo theo định kỳ với các cấp có thẩm quyền;
+ Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã xác nhận lâm sản có nguồn gốc hợp pháp theo đề nghị của chủ rừng;
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng trong cộng đồng dân cư, thôn bản. Ở một số nơi kiểm lâm địa bàn xã đã tham gia vận động nhân dân thực hiện công tác định canh, định cư; hướng dẫn đồng bào canh tác nương rẫy. Vận động, giác ngộ các đối tượng thường xuyên vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng chuyển sang làm công việc khác;
+ Tổ chức và hướng dẫn cộng đồng dân cư xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước bảo vệ và phát triển rừng;
+ Tại một số địa phương, Kiểm lâm địa bàn còn tham gia các hoạt động khuyến lâm, hướng dẫn xây dựng mô hình kinh tế nông- lâm kết hợp như: lựa chọn các loài vật nuôi, cây trồng có hiệu quả kinh tế, sử dụng nhiên liệu thay thế và tiết kiệm củi như xây bếp cải tiến, bếp Biogas...vv.
3. Phương thức tổ chức Kiểm lâm địa bàn xã
Hiện nay, Kiểm lâm địa bàn xã được bố trí tại xã theo 3 phương thức sau:
3.1 Trạm Kiểm lâm địa bàn: Hầu hết Kiểm lâm địa bàn xã được bố trí ở tại các Trạm Kiểm lâm địa bàn (các Trạm này đặt ở khu vực rừng để theo dõi 3 - 5 xã). Mỗi Trạm thường bố trí 3 công chức Kiểm lâm địa bàn. Mô hình này tập trung ở các tỉnh mà tình hình chặt phá rừng còn phức tạp, những nơi chính quyền cấp xã chưa có điều kiện bố trí nơi sinh hoạt cho Kiểm lâm địa bàn xã. Các Trạm Kiểm lâm địa bàn kiêm nhiệm thêm cả nhiệm vụ kiểm soát cửa rừng, trong những trường hợp cần thiết có thể huy động lực lượng của cả Trạm để ngăn chặn các hành vi phá rừng. Tuy vậy, mô hình này chưa tạo được sự gắn kết thường xuyên giữa kiểm lâm địa bàn và chính quyền xã.
3.2 Không có trụ sở ổn định: Ở một số tỉnh (Điện Biên, Sơn La, Lai Châu) Kiểm lâm địa bàn sinh hoạt tại xã, ở nhờ tại nhà dân hoặc trường học, trụ sở Uỷ ban nhân dân xã để thực hiện nhiệm vụ được phân công. Mô hình đảm bảo cho kiểm lâm địa bàn thường xuyên làm việc tại xã, sự gắn kết với chính quyền và người dân tốt hơn. Tuy nhiên, nếu không có sự hỗ trợ và giám sát của chính quyền cơ sở thì khó phát huy được hiệu quả, lực lượng phân tán, trong khi biên chế mỏng cũng dẫn tới ảnh hưởng đến kết quả công tác chung. Thực tiễn những năm qua đang có xu hướng chuyển sang mô hình Trạm kiểm lâm địa bàn.
3.3 Kiểm lâm địa bàn làn công việc của Ban lâm nghiệp xã: Một số địa phương của tỉnh Đắc Lắc Kiểm lâm địa bàn được giao nhiệm vụ làm thành viên thường trực của Ban lâm nghiệp xã. Tuy nhiên, công chức Kiểm lâm địa bàn cũng chỉ hoạt động khoảng 50% quỹ thời gian làm việc tại xã còn cũng được bố trí ở Hạt kiểm lâm hoặc Trạm kiểm lâm địa bàn.
4. Đánh giá hiệu quả thực hiện chủ trương đưa Kiểm lâm về phụ trách địa bàn xã trong thời gian qua
Từ kết quả triển khai trên cho thấy, việc chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phân công Kiểm lâm địa bàn xã là một chủ trương đúng đắn, đã tạo ra chuyển biến tích cực trong nhận thức và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của lực lượng Kiểm lâm trong điều kiện rừng và nghề rừng đã được xã hội hoá, đồng thời tạo ra bước tiến mới trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.
4.1. Những kết quả đạt được:
- Đã làm thay đổi cơ bản nhận thức, quan điểm về phương thức hoạt động của Kiểm lâm trong điều kiện mới. Với vai trò tham mưu, kiểm lâm địa bàn đã góp phần nâng cao vai trò trách nhiệm và năng lực quản lý điều hành của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.
- Góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng, các chủ rừng, của người dân trong việc tuần tra bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Kiểm lâm phân công về quản lý địa bàn tạo cho người làm rừng, chủ rừng yên tâm đầu tư vào nghề rừng hơn do có khả năng được bảo đảm hơn về việc khai thác, sử dụng rừng sau này, nhất là việc tạo thuận lợi hơn về việc giải quyết các thủ tục khai thác, sử dụng rừng thuận lợi và đơn giản hơn.
- Hoạt động của lực lượng Kiểm lâm đã thay đổi cơ bản về chất: từ chỗ chủ yếu kiểm tra, kiểm soát lâm sản trong khâu lưu thông theo lối “trình - kiểm” tại Trạm, Hạt Kiểm lâm chuyển sang tổ chức bảo vệ rừng tại “gốc” và tại nơi tiêu thụ, chế biến (không chỉ tập trung kiểm soát gỗ) đang từng bước được hoàn thiện.
- Kiểm lâm địa bàn phối hợp với các đoàn thể quần chúng, với trưởng thôn, trưởng bản đã làm tốt công tác tuyên truyền cho hàng vạn lượt người. Nội dung tuyên truyền là các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng được cụ thể hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, các chính sách, quyền, nghĩa vụ của mọi người, những điều pháp luật nghiêm cấm và những điều pháp luật cho phép làm. Hình thức tuyên truyền thường xuyên được đổi mới và đa dạng như họp dân, thông qua hệ thống loa phóng thanh, áp phích, tờ rơi.... xây dựng và tổ chức thực hiện trên 31.218 quy ước bảo vệ rừng và 22.084 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã trong việc xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, phát hiện theo dõi và giải quyết các điểm nóng về phá rừng tại cơ sở và việc tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý bảo vệ rừng; theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hàng ngàn vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.
4.2 Những tồn tại và bất cập chủ yếu
- Trong khi biên chế của lực lượng kiểm lâm nói chung còn chưa đủ để thực hiện nhiệm vụ (theo quy định 1.000 ha rừng/01 biên chế kiểm lâm) nên việc bố trí và tăng cường kiểm lâm phụ trách địa bàn là hết sức khó khăn. Thực tế hiện nay nhiều địa phương chỉ bố trí kiểm lâm kiêm nhiệm công tác phụ trách địa bàn hoặc 1 công chức kiểm lâm phụ trách từ hơn 2 xã. Có những đơn vị không triển khai được do thiếu biên chế vì thế nên đến nay có khoảng 1.269 xã có rừng chưa bố trí được kiểm lâm phụ trách địa bàn.
- Trình độ nghiệp vụ của Kiểm lâm địa bàn còn hạn chế, nhất là về kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng. Nhiều Kiểm lâm địa bàn chưa hiểu rõ công việc tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã, còn chạy theo sự vụ, không chủ động trong công việc. Còn một số ít Kiểm lâm địa bàn có biểu hiện ngại khó, sợ khổ nên không dành thời gian thoả đáng để thực hiện nhiệm vụ tại xã.
Nhìn chung, chỉ có khoảng 30 - 40% Kiểm lâm địa bàn hoàn thành cơ bản nhiệm vụ theo quyết định 105/2000/QĐ-BNN-KL.
- Nhiều nơi sự phối hợp giữa Kiểm lâm địa bàn với Uỷ ban nhân dân xã thiếu đồng bộ (hoặc do Uỷ ban xã thiếu quan tâm, hoặc do Kiểm lâm địa bàn xã không hoàn thành trách nhiệm của mình). Chưa có cơ chế gắn kết rõ ràng giữa chính quyền cấp xã và Kiểm lâm phụ trách địa bàn. Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền còn hạn chế, sự phối hợp giữa các ngành liên quan thiếu đồng bộ, nhiều địa phương còn coi công tác quản lý, bảo vệ rừng là nhiệm vụ của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói chung và Kiểm lâm nói riêng. Mặt khác, những cơ chế chính sách hiện nay cũng chưa thật sự khuyến khích và tạo điều kiện cho chính quyền các cấp để thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ về quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
- Chế độ chính sách hiện hành chưa khuyến khích cho Kiểm lâm địa bàn xã:
+ Chế độ phụ cấp từ 100.000đ - 140.000đ/người/tháng áp dụng tuỳ theo khu vực là quá thấp so với nhiệm vụ phức tạp và điều kiện làm việc khó khăn.
+ Nơi ở, nơi làm việc không có hoặc tạm bợ. Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho cán bộ Kiểm lâm địa bàn rất hạn chế và chưa có chính sách cụ thể.
Việc tổ chức Kiểm lâm phụ trách địa bàn ở các tỉnh không thống nhất như: một số địa phương xây dựng các Trạm Kiểm lâm địa bàn tạo điều kiện cơ sở vật chất, nơi ăn, ở và làm việc để triển khai xuống xã như Nghệ An: 33 trạm, Ninh Thuận 6 trạm, Bình Phước 12 trạm, Đắc Nông 12 trạm, TP Hồ Chí Minh 3 trạm, Kon Tum 16 trạm, Bắc Giang 15 trạm, Yên Bái 23 trạm, Bình Dương 9 trạm, Quảng Trị 15 trạm, Thái Nguyên 19 trạm, Tuyên Quang 30 trạm … Một số địa phương phân công các cán bộ phụ trách theo từng địa bàn xuống trực tiếp ăn ở, sinh hoạt tại xã như Sơn La, Điện Biên ...
CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NĂNG LỰC KIỂM LÂM ĐỊA BÀN XÃ ĐẾN NĂM 2010
1. Kiểm lâm địa bàn xã là công chức Nhà nước thuộc biên chế của Hạt Kiểm lâm huyện được phân công về công tác tại địa bàn xã, phường, thị trấn có rừng, chịu sự quản lý về mọi mặt của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, đồng thời chịu sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp của cấp uỷ, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
2. Nâng cao năng lực Kiểm lâm lâm địa bàn xã, từng bước tổ chức Kiểm lâm xã nhằm thực hiện toàn diện các nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, làm dịch vụ công về bảo vệ, phát triển rừng cho chủ rừng và người dân.
3. Gắn hoạt động của Kiểm lâm địa bàn tại cơ sở với yêu cầu tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện toàn diện các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Điều chỉnh hệ thống tổ chức Kiểm lâm và bổ sung biên chế để đảm bảo 100% số xã có rừng được bố trí Kiểm lâm địa bàn theo định mức:
+ Đối với xã có từ 500 ha rừng trở lên có ít nhất 1 Kiểm lâm địa bàn xã.
+ Xã có dưới 500 ha ít nhất 1 kiểm lâm địa bàn phụ trách 2 xã.
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ của Kiểm lâm địa bàn để đủ điều kiện thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Ưu tiên tuyển dụng người địa phương và sửa đổi bổ sung ban hành mới cơ chế, chính sách, pháp luật có liên quan để từng bước chuyển hướng Kiểm lâm địa bàn thành kiểm lâm xã.
II. Nhiệm vụ và trách nhiệm của kiểm lâm địa bàn xã
1. Kiểm lâm địa bàn xã có những nhiệm vụ sau đây:
1.1. Tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp: xây dựng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu hại rừng; xây dựng phương án, kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi phương án được phê duyệt; huy động lực lượng dân quân tự vệ, các lực lượng và phương tiện khác trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng chống phá rừng trái phép.
1.2. Giúp Chủ tịch UBND xã và Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm trong việc thống kê, kiểm kê rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn được phân công; kiểm tra việc sử dụng rừng của các chủ rừng trên địa bàn; xác nhận về nguồn gốc lâm sản hợp pháp theo đề nghị của chủ rừng trên địa bàn;
1.3. Chủ trì, phối hợp với các lực lượng bảo vệ rừng trên địa bàn tổ chức thực hiện việc bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; hướng dẫn và giám sát các chủ rừng trong việc bảo vệ và phát triển rừng;
1.4. Hướng dẫn, vận động cộng đồng dân cư thôn, bản xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ rừng tại địa bàn;
1.5. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
1.6.Tổ chức kiểm tra, phát hiện và tham mưu cho Chủ tịch UBND xã, đồng thời báo cáo Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; xử lý các vi phạm hành chính theo thẩm quyền và giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật;
1.7. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, kiểm lâm địa bàn xã báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã và thường xuyên báo cáo tình hình bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã cho Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện; chịu sự chỉ đạo của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện và sự giám sát, kiểm tra của Uỷ ban nhân dân xã.
1.8. Thực hiện các nhiệm vụ khác về phát triển lâm nghiệp theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân xã và Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm.
2. Kiểm lâm địa bàn xã có trách nhiệm sau:
2.1. Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn về số liệu diễn biến về rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn.
2.2. Chịu trách nhiệm về tình trạng phá rừng trên địa bàn (từ việc chậm hay không phát hiện được tình trạng phá rừng, không báo cáo đề xuất kịp thời với Uỷ ban nhân dân xã và Hạt kiểm lâm triệt phá các điểm nóng về phá rừng ...) nếu không thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao.
2.3. Chịu trách nhiệm về việc không xác nhận hay xác nhận sai trái nguồn gốc gỗ,và lâm sản cho các chủ rừng trên địa bàn theo quy định.
III. Trách nhiệm và quyền hạn của các cấp liên quan
1. Uỷ ban nhân dân cấp xã
a) Chỉ đạo, giám sát hoạt động của Kiểm lâm địa bàn xã.
b) Chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của Kiểm lâm địa bàn xã với lực lượng công an xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn trong bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng.
c) Tổ chức và tạo điều kiện cho Kiểm lâm địa bàn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về rừng và giám sát, giúp đỡ các hoạt động của lực lượng kiểm lâm ở cơ sở.
d) Bố trí nơi làm việc, sinh hoạt và giải quyết các chi phí cho các hoạt động của Kiểm lâm địa bàn xã đối với các công việc thực hiện theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân xã.
2. Hạt Kiểm lâm cấp huyện
a) Chỉ đạo, quản lý, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ của Kiểm lâm địa bàn xã thực hiện các nhiệm vụ của công chức Nhà nước.
b) Phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã quản lý công chức Kiểm lâm địa bàn xã; giải quyết các chế độ lương, phụ cấp lương và kinh phí hoạt động cho Kiểm lâm địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
1. Đảm bảo số lượng Kiểm lâm địa bàn xã
1.1.Đảm bảo biên chế kiểm lâm như sau:
- Những xã có trên 10.000 ha rừng trở lên có 3 kiểm lâm địa bàn.
- Những xã có trên 3.000 ha đến 10.000 ha từng có 2 kiểm lâm địa bàn.
- Những xã có trên 1.000 ha - đến 3.000 ha rừng có 01 kiểm lâm địa bàn.
- Những xã có dưới 1.000 ha rừng, tuỳ theo tính chất bảo vệ rừng mà có thể bố trí 01 kiểm lâm đại bàn xã quản lý 1 – 2 xã.
Tổng nhu cầu kiểm lâm địa bàn xã là 6.175 người (xem phụ lục 2).
1.2. Cân đối nguồn công chức kiểm lâm địa bàn.
a) Sắp xếp, bố trí và tổ chưc lại kiểm lâm:
Chi cục kiểm lâm cấp tỉnh có Đội kiểm soát cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng với số lượng biên chế phù hợp với từng địa phương, Hạt kiểm lâm cấp huyện có Tổ kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm kiểm soát trong khâu lưu thông (bỏ Hạt phúc kiểm lâm sản, giảm Trạm kiểm soát lâm sản, tăng cho kiểm lâm địa bàn xã chuyên trách.
Cân đối nhu cầu biên chế lực lượng kiểm lâm toàn quốc như sau:
- Tổng biên chế hiện có: 8.804 người (không kể số lao động hợp đồng – xem phụ lục 1).
- Nhu cầu biên chế bố trí tại các đơn vị kiểm lâm các cấp: 5.840 người. (xem phụ lục 2).
- Nhu cầu biên chế kiểm lâm địa bàn xã là 6.175.
Như vậy, nhu cầu tuyển dụng bổ sung là 3.211 (5.840 + 6.175 – 8.804).
Biện pháp giải quyết số biên chế còn thiếu như sau:
- Tuỳ theo yêu cầu bố trí lực lượng, yêu cầu về năng lực của công chức kiểm lâm theo từng vị trí công tác, từng chức danh bổ sung cho lực lượng kiểm lâm. Trong đó, ưu tiên tuyển dụng số lao động hợp đồng hiện có 1.846 người (xem phụ lục 1) vào biên chế kiểm lâm.
- Tuyển dụng mới khoảng từ khoảng 1.500 người.
b) Định hướng tuyển dụng mới kiểm lâm địa bàn xã trong thời gian tới là ưu tiên tuyển dụng người tại địa bàn xã.
Đối với các xã có nhiều rừng, phức tạp trong bảo vệ rừng, có thể tổ chức hợp đồng lao động bảo vệ rừng và xây dựng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng. Tuỳ theo tình hình cụ thể mà địa phương quyết định số lượng cụ thể.
2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho Kiểm lâm địa bàn
Để đáp ứng được yêu cầu quản lý, bảo vệ rừng theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định số 1187 QĐ/BNN-TCCB ngày 21/4/2006 về việc phê duyệt “Chương trình đào tạo bồi dưỡng công chức kiểm lâm và chủ rừng giai đoạn 2006 - 2010”. Chương trình này góp phần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức kiểm lâm địa bàn, chủ rừng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
3. Hoàn thiện thể chế, chính sách về Kiểm lâm địa bàn xã
- Quy định cụ thể về chế độ làm việc và sinh hoạt của Kiểm lâm địa bàn xã tại cơ sở. Có chính sách thu hút đối với những kiểm lâm tình nguyện làm việc lâu dài tại địa bàn xã như: cấp đất để làm nhà và giao diện tích rừng cho gia đình họ khoán bảo vệ rừng.
- Từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật có liên quan để chuyển Kiểm lâm địa bàn xã thành Kiểm lâm xã .
- Sửa đổi quy định về hợp đồng lao động bảo vệ rừng theo thời vụ hiện nay (Thông tư 12/1998/TT – BLĐTBXH ngày 16/11/1998 của Bộ Lao động thương binh và xã hội hướng dẫn chế độ đối với những người được cấp xã hợp đồng làm công tác bảo vệ rừng trong các tháng mùa khô) tạo điều kiện cho các xã có nhiều rừng có thể ký hợp đồng lao động dài hạn để phối hợp với Kiểm lâm địa bàn xã trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.
1. Cục Kiểm lâm chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các công việc chủ yếu sau:
- Chỉ đạo triển khai chương trình này. Tổ chức thí điểm tại 3 tỉnh là: Điện Biên, Quảng Nam, Cà Mau về việc đưa Kiểm lâm về địa bàn xã (không bố trí ở Trạm Kiểm lâm địa bàn) từ tháng 6/2006- 6/2007 để nhân rộng.
- Kiên quyết chỉ đạo sắp xếp các trạm kiểm soát lâm sản trên các tuyến đường cho phù hợp với chủ trương của Nhà nước và của Bộ.
- Tổng hợp nhu cầu biên chế Kiểm lâm cả nước trình Bộ để Bộ trình Chính phủ bổ sung hàng năm.
- Tổ chức việc đào tạo nghiệp vụ theo chương trình đã được Bộ duyệt.
- Tổng hợp, theo dõi, kiểm tra, sơ kết hàng năm việc thực hiện chương trình này, kịp thời báo cáo Bộ để chỉ đạo.
2. Chi cục Kiểm lâm các tỉnh có trách nhiệm:
- Xây dựng chương trình cụ thể nâng cao năng lực kiểm lâm địa bàn xã ở địa phương trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Kiểm lâm.
- Xây dựng nhu cầu về biên chế kiểm lâm và hợp đồng bảo vệ rừng trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, giải quyết.
3. Kinh phí:
Ở Trung ương: Hàng năm Cục Kiểm lâm lập kế hoạch kinh phí hoạt động thường xuyên cho việc thực hiện Chương trình nâng cao năng lực kiểm lâm địa bàn xã đến năm 2010 trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt; bao gồm các công việc như: công tác tuyên truyền, chỉ đạo điều hành, tập huấn, phổ biến học tập kinh nghiệm.
Ở địa phương: Các Chi cục Kiểm lâm lập kế hoach kinh phí cụ thể chi tiết cho việc triển khai thực hiện Chương trình này để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và giải quyết từ nguồn ngân sách địa phương.
HIỆN TRẠNG BIÊN CHẾ KIỂM LÂM TOÀN QUỐC
(Đến ngày 01 . 01 . 2006)
Đơn vị | Kiểm lõm huyện | KL phỳc kiểm | KL rừng đặc dụng | Tổng lao động | Tổng biờn chế | Biờn chế hành chớnh VP Chi cục | LĐ hợp đồng | Biên chế của Đội KLCĐ- PCCCR | KL địa bàn | ||
Tỷ lệ | Số người | Số đội | Số người |
| |||||||
1. An Giang | 2 | - | 2 | 89 | 86 | 20% | 16 | 3 | 1 | 20 | 19 |
2. Bình Định | 10 | - | - | 172 | 109 | 15% | 16 | 63 | 1 | 22 | 70 |
3. Bình Dương | 4 | - | 1 | 73 | 67 | 20% | 13 | 6 | 1 | 15 | 18 |
4. Bắc Giang | 7 | - | 1 | 169 | 150 | 15% | 22 | 19 | 1 | 25 | 84 |
5. Bắc Kạn | 8 | 1 | 1 | 174 | 161 | 15% | 24 | 13 | 1 | 20 | 99 |
6. Bạc Liêu | 1 | 2 | 1 | 44 | 40 | 30% | 12 | 4 | 1 | 10 | 8 |
7. Bắc Ninh | - | 2 | - | 54 | 43 | 30% | 13 | 11 | 1 | 12 | 3 |
8. Bình Phước | 6 | - | - | 160 | 151 | 15% | 22 | 9 | 1 | 22 | 46 |
9. Bà Rịa V.Tàu | 5 | - | - | 100 | 74 | 20% | 14 | 26 | 1 | 15 | 22 |
10. Bình Thuận | 8 | 5 | 2 | 347 | 303 | 10% | 30 | 44 | 1 | 25 | 60 |
11. Bến Tre | 3 | - | - | 26 | 25 | 30% | 8 | 1 | - | - | 11 |
12. Cao Bằng | 13 | - | - | 140 | 136 | 15% | 20 | 4 | 1 | 18 | 80 |
13. Cà Mau | 7 | - | 3 | 175 | 174 | 15% | 26 | 1 | 1 | 25 | 39 |
14. Điện Biên | 8 | 1 | 1 | 160 | 153 | 15% | 23 | 7 | 1 | 20 | 83 |
15. Đăk Lăk | 19 | 4 | 2 | 403 | 325 |
| 30 | 78 | 1 | 25 | 112 |
16. Đồng Nai | 8 | - | - | 116 | 116 | 15% | 17 | - | 1 | 20 | 35 |
17. Đăk Nông | 6 | 1 | 2 | 217 | 190 | 15% | 28 | 27 | 1 | 25 | 41 |
18. Đồng Tháp | - | - | - | 21 | 21 | 30% | 6 | - | 1 | 8 | 4 |
19. Gia Lai | 14 | 2 | 1 | 377 | 333 |
| 30 | 44 | 1 | 25 | 138 |
20. Hậu Giang | - | - | - | 11 | 10 | 30% | 4 | 1 | 1 | 5 | - |
21. Hòa Bình | 11 | 1 | 4 | 235 | 190 | 15% | 28 | 45 | 1 | 25 | 123 |
22. TP HCM | 2 | - | - | 78 | 44 | 30% | 13 | 34 | 1 | 18 | 39 |
23. Hải Dương | 2 | 1 | - | 39 | 34 | 30% | 10 | 5 | 1 | 10 | 20 |
24. Hà Giang | 11 | 1 | 4 | 199 | 199 | 15% | 30 | - | 1 | 25 | 99 |
25. Hà Nam | 2 | - | - | 27 | 24 | 30% | 7 | 3 | 1 | 8 | 11 |
26. TP Hà Nội | 1 | 2 | 1 | 99 | 72 | 20% | 14 | 27 | 1 | 20 | 6 |
27. TP Hải Phòng | 4 | 1 | - | 25 | 23 | 30% | 7 | 2 | - | - | 15 |
28. Hà Tây | 4 | 3 | - | 88 | 74 | 20% | 15 | 14 | 1 | 15 | 32 |
29. Hà Tĩnh | 11 | - | - | 272 | 233 | 10% | 23 | 39 | 1 | 25 | 107 |
30. Hưng Yên | 1 | - | - | 7 | 5 |
| 5 | 2 | - | - | - |
31. Kiên Giang | 5 | - | - | 71 | 64 | 20% | 13 | 7 | 1 | 10 | 14 |
32. Khánh Hòa | 8 | 1 | - | 173 | 127 | 15% | 19 | 46 | 1 | 15 | 69 |
33. Kon Tum | 9 | 4 | 1 | 251 | 170 | 15% | 25 | 81 | 1 | 20 | 117 |
34. Long An | 5 | 1 | - | 54 | 49 | 30% | 15 | 5 | 1 | 8 | - |
35. Lào Cai | 9 | 2 | - | 199 | 167 | 15% | 25 | 32 | 1 | 20 | 147 |
36. Lai Châu | 6 | 4 | - | 138 | 117 | 15% | 18 | 21 | 1 | 18 | 92 |
37. Lâm Đồng | 12 | 2 | - | 268 | 268 | 10% | 27 | - | 1 | 25 | 112 |
38. Lạng Sơn | 13 | - | 10 | 212 | 212 | 10% | 21 | - | 1 | 25 | 85 |
39. Nghệ An | 18 | 3 | 3 | 493 | 376 |
| 30 | 117 | 1 | 25 | 290 |
40. Ninh Bình | 3 | 1 | 1 | 52 | 42 | 30% | 13 | 10 | 1 | 10 | 22 |
41. Nam Định | 2 | - | 1 | 28 | 28 | 30% | 8 | - | 1 | 8 | 11 |
42. Ninh Thuận | 5 | 1 | - | 98 | 93 | 20% | 19 | 5 | 1 | 12 | 29 |
43. Phú Thọ | 11 | 2 | 1 | 226 | 199 | 15% | 30 | 27 | 1 | 25 | 127 |
44. Phú Yên | 9 | - | 2 | 172 | 149 | 15% | 22 | 23 | 1 | 20 | 76 |
45. Quảng Bình | 7 | - | - | 235 | 212 | 10% | 21 | 23 | 1 | 25 | 60 |
46. Quảng Nam | 15 | 1 | 2 | 265 | 241 | 10% | 24 | 24 | 1 | 25 | 134 |
47. Quảng Ngãi | 12 | - | - | 140 | 83 | 20% | 17 | 57 | 1 | 12 | 23 |
48. Quảng Ninh | 12 | - | - | 332 | 332 |
| 30 | - | 1 | 25 | 112 |
49. Quảng Trị | 7 | - | 1 | 159 | 127 | 15% | 19 | 32 | 1 | 20 | 80 |
50. Sơn La | 10 | 2 | 2 | 235 | 235 | 10% | 24 | - | 1 | 25 | 135 |
51. Sóc Trăng | 2 | - | 2 | 34 | 22 | 30% | 7 | 12 | 1 | 5 | 4 |
52. Thanh Hóa | 14 | 2 | 3 | 380 | 305 |
| 30 | 75 | 2 | 40 | 121 |
53. Thái Nguyên | 10 | 2 | 1 | 214 | 151 | 15% | 23 | 63 | 2 | 36 | 62 |
54. Tây Ninh | 4 | - | - | 71 | 64 | 20% | 13 | 7 | 1 | 10 | 21 |
55. Vĩnh Phúc | 5 | - | - | 58 | 54 | 20% | 11 | 4 | 1 | 8 | 27 |
56. Yên Bái | 9 | 1 | - | 242 | 242 | 10% | 24 | - | 1 | 25 | 161 |
57. T.Thiên Huế | 8 | 1 | - | 231 | 229 | 10% | 23 | 2 | 1 | 25 | 63 |
58. Trà Vinh | 1 | - | - | 29 | 24 | 30% | 7 | 5 | 1 | 6 | - |
59. Tuyên Quang | 8 | - | 2 | 211 | 195 | 15% | 30 | 16 | 1 | 20 | 155 |
60. TP Đà Nẵng | 2 | - | 3 | 88 | 74 | 20% | 15 | 14 | 1 | 12 | 14 |
61. Cục Kiểm lâm | - | - | - | 50 | 50 |
| 50 | 2 | - | - | - |
62. TT KTBVR I | - | - | - | 37 | 37 |
| 40 | - | - | - | - |
63. TT KTBVR II | - | - | - | 40 | 40 |
| 40 | - | - | - | - |
64. TT KTBVR III | - | - | - | 28 | 28 |
| 40 | - | - | - | - |
65. VQG Bến En | 1 | - | - | 56 | 54 |
| 60 | 2 | - | - | 50 |
66. VQG Bạch Mã | 1 | - | 7 | 83 | 41 |
| 90 | 42 | 1 | - | 41 |
67. VQG Ba Vì | - | - | 1 | 40 | 35 |
| 45 | 5 | - | - | 34 |
68. VQG Cúc Phương | - | - | 12 | 64 | 58 |
| 80 | 6 | 1 | - | 13 |
| - | - | - | 115 | 115 |
| 115 | - | - | - | 42 |
70. VQG Tam Đảo | 1 | - | 1 | 68 | 58 |
| 85 | 10 | 1 | - | - |
71. VQG Yokdon | 1 | - | - | 76 | 72 |
| 90 | 4 | 1 | - | 36 |
TỔNG SỐ | 423 | 57 | 82 | 10.113 | 8.804 |
| 1.864 | 1.311 | 1.848 | 1.063 | 4.003 |
Ghi chú:
Tỷ lệ cơ cấu biên chế hành chính của các Chi cục kiểm lâm như sau:
- Chi cục có tổng biên chế trên 200 người, biên chế hành chính chiếm 10%.
- Chi cục có tổng biên chế từ 100 người đến 200 người, biên chế hành chính chiếm 15%.
- Chi cục có tổng biên chế từ 50 người đến 100 người, biên chế hành chính chiếm 20%.
- Chi cục có tổng biên chế từ dưới 50 người biên chế hành chính chiếm 30%.
Biên chế của Đội kiểm lâm cơ động
Phụ thuộc vào số biên chế hiện có của từng Chi cục Kiểm lâm và tình hình thực tế của địa phương
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| NHU CẦU |
| ||||
TT | ĐƠN VỊ | Tổng số | CHIA RA |
| |||
|
|
| VPCC | KLCĐ | VP HạT | Tổ KLCĐ | KLĐB |
I | Cục Kiểm lâm | 55 |
|
|
|
|
|
| TTKTBVR số I | 40 |
|
|
|
|
|
| TTKTBVR số II | 45 |
|
|
|
|
|
| TTKTBVR số III | 40 |
|
|
|
|
|
II | Kiểm lâm địa phương |
|
|
|
|
|
|
| 1. An Giang | 90 | 10 | 10 | 12 | 20 | 38 |
| 2. Bình Định | 200 | 20 | 24 | 30 | 50 | 76 |
| 3. Bình Dương | 80 | 10 | 15 | 15 | 20 | 20 |
| 4. Bắc Giang | 200 | 20 | 25 | 24 | 40 | 91 |
| 5. Bắc Kạn | 200 | 25 | 20 | 3 0 | 50 | 75 |
| 6. Bạc Liêu | 60 | 8 | 10 | 12 | 20 | 10 |
| 7. Bắc Ninh | 60 | 10 | 12 | 6 | 10 | 22 |
| 8. Bình Phước | 200 | 30 | 25 | 18 | 30 | 97 |
| 9. Bà Rịa V.Tàu | 100 | 15 | 15 | 15 | 25 | 30 |
| 10. Bình Thuận | 350 | 30 | 25 | 45 | 70 | 180 |
| 11. Bến Tre | 30 | 8 |
| 6 | 10 | 6 |
| 12. Cao Bằng | 150 | 20 | 20 | 39 | 50 | 21 |
| 13. Cà Mau | 200 | 20 | 20 | 30 | 40 | 90 |
| 14. Điện Biên | 250 | 15 | 20 | 30 | 40 | 145 |
| 15. Đăk Lăk | 450 | 30 | 25 | 75 | 110 | 210 |
| 16. Đồng Nai | 120 | 15 | 15 | 24 | 24 | 42 |
| 17. Đăk Nông | 220 | 20 | 25 | 27 | 40 | 108 |
| 18. Đồng Tháp | 40 | 6 | 10 | 6 | 6 | 12 |
| 19. Gia Lai | 450 | 30 | 25 | 51 | 100 | 244 |
| 20. Hậu Giang | 15 | 4 | 6 | 0 | 0 | 5 |
| 21. Hòa Bình | 250 | 25 | 25 | 48 | 60 | 92 |
| 22. TP HCM | 80 | 10 | 15 | 6 | 8 | 41 |
| 23. Hải Dương | 40 | 6 | 5 | 9 | 10 | 10 |
| 24. Hà Giang | 230 | 20 | 15 | 48 | 47 | 100 |
| 25. Hà Nam | 30 | 5 | 4 | 6 | 5 | 10 |
| 26. TP Hà Nội | 100 | 15 | 25 | 12 | 15 | 33 |
| 27. Hải Phòng | 30 | 6 | 0 | 8 | 0 | 16 |
| 28. Hà Tây | 100 | 15 | 25 | 12 | 15 | 33 |
| 29. Hà Tĩnh | 300 | 25 | 25 | 33 | 45 | 172 |
| 30. Hưng Yên | 10 | 5 | 0 | 5 | 0 | 0 |
| 31. Kiên Giang | 80 | 10 | 7 | 12 | 11 | 40 |
| 32. Khánh Hòa | 200 | 20 | 15 | 24 | 31 | 110 |
| 33. Kon Tum | 350 | 25 | 25 | 30 | 65 | 205 |
| 34. Long An | 70 | 10 | 8 | 15 | 20 | 17 |
| 35. Lào Cai | 250 | 20 | 15 | 27 | 30 | 158 |
| 36. Lai Châu | 250 | 20 | 25 | 40 | 50 | 115 |
| 37. Lâm Đồng | 300 | 25 | 25 | 33 | 45 | 172 |
| 38. Lạng Sơn | 250 | 20 | 25 | 40 | 50 | 115 |
| 39. Nghệ An | 600 | 30 | 45 | 90 | 100 | 335 |
| 40. Ninh Bình | 60 | 10 | 7 | 12 | 0 | 31 |
| 41. Nam Định | 40 | 8 | 5 | 6 | 0 | 21 |
| 42. Ninh Thuận | 110 | 15 | 10 | 15 | 20 | 50 |
| 43. Phú Thọ | 250 | 20 | 25 | 30 | 30 | 145 |
| 44. Phú Yên | 220 | 20 | 15 | 27 | 35 | 123 |
| 45. Quảng Bình | 350 | 30 | 25 | 20 | 60 | 215 |
| 46. Quảng Nam | 400 | 30 | 35 | 60 | 70 | 205 |
| 47. Quảng Ngãi | 150 | 14 | 10 | 36 | 40 | 50 |
| 48. Quảng Ninh | 400 | 25 | 25 | 40 | 50 | 260 |
| 49. Quảng Trị | 160 | 15 | 10 | 20 | 25 | 90 |
| 50. Sơn La | 300 | 20 | 25 | 30 | 35 | 190 |
| 51. Sóc Trăng | 40 | 8 | 5 | 6 | 0 | 21 |
| 52. Thanh Hóa | 450 | 30 | 25 | 40 | 70 | 285 |
| 53. Thái Nguyên | 280 | 20 | 25 | 30 | 40 | 165 |
| 54. Tây Ninh | 80 | 7 | 10 | 12 | 8 | 43 |
| 55. Vĩnh Phúc | 70 | 5 | 8 | 15 | 8 | 34 |
| 56. Yên Bái | 300 | 20 | 25 | 27 | 35 | 193 |
| 57. T.Thiên Huế | 250 | 20 | 25 | 27 | 35 | 143 |
| 58. Trà Vinh | 50 | 8 | 5 | 4 | 10 | 23 |
| 59. Tuyên Quang | 250 | 15 | 20 | 24 | 35 | 156 |
| 60. TP Đà Nẵng | 100 | 10 | 12 | 6 | 8 | 64 |
| 65. VQG Bến En | 60 | 10 | 0 | 3 | 5 | 42 |
| 66. VQG Bạch Mã | 90 | 0 | 0 | 5 | 15 | 70 |
| 67. VQG Ba Vì | 50 | 0 | 0 | 5 | 15 | 30 |
| 68. VQG Cúc Phương | 70 | 0 | 0 | 5 | 15 | 50 |
| 69. VQG Cát Tiên | 120 | 0 | 0 | 5 | 25 | 90 |
| 70. VQG Tam Đảo | 70 | 0 | 0 | 5 | 15 | 50 |
| 71. VQG Yokdon | 80 | 0 | 0 | 5 | 35 | 40 |
| Tổng số: | 12.015 | 1.018 | 1.028 | 1.513 | 2.101 | 6.175 |
- 1Thông tư 12/1998/TT-LĐTBXH về chế độ đối với những người được cấp xã hợp đồng làm công tác bảo vệ rừng trong các tháng mùa khô do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 245/1998/QĐ-TTg về trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 105/2000/QĐ-BNN-KL về nhiệm vụ công chức kiểm lâm phụ trách địa bàn do Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triễn nông thôn ban hành
- 4Nghị định 86/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 5Quyết định 532/QĐ-BNN-TCLN năm 2015 phê duyệt "Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý, nghiệp vụ và kiểm tra, đánh giá chất lượng Hạt trưởng và tương đương" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định 1717/BNN-KL phê duyệt chương trình nâng cao năng lực kiểm lâm địa bàn xã đến năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 1717/QĐ/BNN-KL
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/06/2006
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/06/2006
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định