Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1715/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 29 tháng 10 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 24/8/2021 của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư, khóa XX về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tạo động lực cho phát triển
Căn cứ Nghị quyết số 78/NQ-HĐND ngày 12/10/2021 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi, khóa XIII- kỳ họp thứ 4 về Đề án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tạo động lực cho phát triển, giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 118/TTr-SGTVT ngày 27/10/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tạo động lực cho phát triển, giai đoạn 2021-2025, với những nội dung cụ thể như sau:
I. Quan điểm, mục tiêu của Đề án
1. Quan điểm
a) Đổi mới mạnh mẽ về tư duy, đa dạng hóa các hình thức đầu tư, huy động tối đa các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với quy hoạch, gắn kết chặt chẽ với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch ngành, lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
b) Nguồn lực nhà nước tập trung đầu tư cho các công trình, dự án có tác dụng lan tỏa lớn, thật sự cần thiết, cấp bách; các công trình an sinh xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư; khuyến khích thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư trên cơ sở bảo đảm hiệu quả đầu tư, cân bằng lợi ích của các chủ thể.
c) Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng là sự nghiệp của toàn dân; Nhà nước khuyến khích tổ chức, công dân đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
d) Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phải kết hợp chặt chẽ với quốc phòng, an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Mục tiêu
Tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, với một số công trình hiện đại, bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, thu hẹp khoảng cách vùng, miền và nâng cao đời sống Nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Ngãi trở thành tỉnh phát triển khá của Vùng miền Trung.
1. Về phát triển hạ tầng giao thông
Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, bảo đảm kết nối tỉnh Quảng Ngãi với các tỉnh trong khu vực; kết nối trung tâm của tỉnh tới trung tâm các huyện; khu kinh tế, các khu công nghiệp; phấn đấu đến năm 2025 nhựa hóa, cứng hóa 100% đường huyện và 90% đường xã; trong đó:
a) Ngân sách nhà nước và vốn hợp pháp khác đầu tư:
- Hoàn thành các dự án chuyển tiếp: Nâng cấp, mở rộng đường tỉnh Quảng Ngãi - Chợ Chùa; Nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT.623B (Quảng Ngãi - Thạch Nham), giai đoạn 2; Nâng cấp tuyến đường ĐT.624B (Quán Lát - Đá Chát), đoạn Km0 00 - Km8 00; cầu Sông Rin, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà; Nâng cấp tuyến đường từ tránh Đông đi Thu Xà; Đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn các huyện vùng Tây Quảng Ngãi (Ba Tơ - Minh Long - Sơn Hà), đoạn Km17 750 - Km22 336.
- Hoàn thành các dự án: Đường nối từ cầu Thạch Bích đến Tịnh Phong; tuyến đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh giai đoạn IIa, Ilb, thành phần 1; Đường nối từ trung tâm huyện lỵ Sơn Tịnh đến huyện Tư Nghĩa (cầu Trà Khúc 3); Đê chắn sóng cảng Bến Đình huyện Lý Sơn; Nạo vét, chỉnh trị sông Trà Khúc khu vực từ cầu Trường Xuân đến Cửa Đại (giai đoạn 1, đoạn từ cầu Trường Xuân đến Đập dâng). Triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ dự án đường Tịnh Phong - cảng Dung Quất II, giai đoạn 1; Đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi.
b) Huy động nguồn lực xã hội đầu tư: Đầu tư nâng cấp các bến xe hoặc bãi đỗ xe tại các huyện, thị xã, thành phố; bãi đậu xe công cộng tại các trung tâm kinh tế, thương mại; tàu vận tải hành khách phục vụ nhu cầu đi lại và du lịch tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, đảo Lớn - đảo Bé, Vạn Tường - Lý Sơn phục vụ nhu cầu đi lại và phát triển du lịch.
2. Về phát triển hạ tầng đô thị
- Đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị từng bước đồng bộ, hiện đại; đồng thời, dành quỹ đất cho giao thông theo quy định khi xây dựng các khu đô thị mới để cải thiện nhu cầu giao thông trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.
- Phát triển thành phố Quảng Ngãi về hướng biển, phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hoàn chỉnh đô thị loại II, đạt một số tiêu chí đô thị loại I và đến năm 2030 cơ bản đạt chuẩn đô thị loại I. Quan tâm đầu tư phát triển trung tâm huyện lỵ mới Sơn Tịnh và các đô thị trung tâm ở các huyện. Phấn đấu đến năm 2025, thị xã Đức Phổ đạt chuẩn đô thị loại IV và đạt một số tiêu chí của đô thị loại III; xây dựng thị trấn Di Lăng thành trung tâm phát triển vùng phía Tây của tỉnh và đạt tiêu chí đô thị loại IV; phát triển huyện Bình Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV và tiến đến thành lập thị xã.
- Quy hoạch phát triển đô thị du lịch ven biển, ven sông gắn với nạo vét, đầu tư hạ tầng để phục vụ phát triển cảnh quan đô thị dọc 2 bên sông Trà Khúc, thành phố Quảng Ngãi để kêu gọi nhà đầu tư đầu tư các khu du lịch, dịch vụ, vui chơi, nghỉ dưỡng cao cấp, hiện đại.
a) Ngân sách nhà nước, nguồn vốn khai thác quỹ đất và vốn hợp pháp khác ưu tiên đầu tư:
- Hoàn thành các dự án: Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc; Mở rộng nút giao thông ngã 5 cũ; Đường Trà Bồng Khởi Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi (Đoạn từ đường Cách Mạng Tháng Tám đến đường Quang Trung); đường Chu Văn An (đoạn từ đường Hai Bà Trưng đến đường Hùng Vương); Khu dân cư An Phú (Đảo Ngọc), Kè chống sạt lở và tôn tạo cảnh quan bờ Nam sông Trà Khúc (cầu Trà Khúc 1 - bến Tam Thương). Nghiên cứu xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng đô thị xanh, đô thị thông minh. Triển khai thực hiện dự án cầu Trà Khúc 1.
b) Nguồn vốn nhà nước và huy động nguồn lực xã hội đầu tư:
- Đầu tư hạ tầng công viên cây xanh và các khu vui chơi giải trí quy mô lớn; đầu tư công viên và một số hạng mục cần thiết tại khu vực núi Thiên Bút.
- Đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở dành cho công nhân, người có thu nhập thấp ở các đô thị; đầu tư các dự án xử lý chất thải rắn, xử lý nước thải đô thị.
3. Về phát triển hạ tầng Khu kinh tế; Khu, Cụm công nghiệp
Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế. Thay đổi phương thức đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, cụm công nghiệp từ chủ yếu sử dụng ngân sách nhà nước sang khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo hình thức đối tác công tư (PPP); trong đó:
a) Ngân sách nhà nước và nguồn vốn hợp pháp khác ưu tiên đầu tư:
Hoàn thành các dự án: Đường Trì Bình - cảng Dung Quất; Đường giao thông trục chính nối Trung tâm phía Bắc và phía Nam đô thị Vạn Tường; Các tuyến đường trục vào KCN nặng Dung Quất phía Đông; Tuyến đường trục liên cảng Dung Quất 1; Khu dân cư Mẫu Trạch; Sửa chữa cầu Trà Bồng; Tuyến đường Dốc Sỏi - Sân bay Chu Lai; Đầu tư xây dựng hệ thống điện chiếu sáng tuyến 1A - Thượng Hòa - tuyến đường Trì Bình - Dung Quất; xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư Vạn Tường...
b) Huy động nguồn lực xã hội đầu tư:
Đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp trong Khu kinh tế Dung Quất; các dự án xử lý nước thải, rác thải tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp; Khu công nghiệp Phổ Phong và các cụm công nghiệp; dự án Khu công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ VSIP 2 Quảng Ngãi, Khu công nghiệp - Đô thị Dung Quất, Khu công nghiệp nhẹ Bình Hòa - Bình Phước; đầu tư xây dựng cụm cảng tổng hợp - container Dung Quất; tiếp tục thu hút đầu tư phát triển cảng biển tại khu vực cảng biển nước sâu Khu kinh tế Dung Quất theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021; đầu tư các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và các các hạ tầng xã hội thiết yếu.
4. Về phát triển hạ tầng thương mại
Huy động nguồn lực đầu tư các siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, trung tâm hội chợ triển lãm, chợ đầu mối tại các đô thị lớn, đô thị trung tâm vùng như Thành phố Quảng Ngãi, thị xã Đức Phổ, huyện Bình Sơn, huyện Sơn Hà, Khu kinh tế Dung Quất; đầu tư hệ thống chợ, các cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi ở các địa phương với quy mô phù hợp (như Siêu thị Tổng hợp tại xã Nghĩa An, chợ Vạn Tượng tại xã Nghĩa Dũng, chợ Nghĩa Phú tại xã Nghĩa Phú; Trung tâm triển lãm, hội chợ Quảng Ngãi...); đẩy mạnh các loại hình dịch vụ, thương mại ở nông thôn, miền núi.
Đầu tư, nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất; xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, đê sông; các công trình ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó:
a) Ngân sách nhà nước và nguồn vốn hợp pháp khác ưu tiên đầu tư: Hoàn thành các dự án chuyển tiếp và thực hiện đảm bảo theo tiến độ được phê duyệt các dự án khởi công mới: Vũng neo đậu tàu thuyền đảo Lý Sơn (giai đoạn 2); Các tuyến đê huyện biển Lý Sơn (giai đoạn 1); Tiêu úng, thoát lũ Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi (giai đoạn 1); Đập ngăn mặn Bình Nguyên và Bình Phước; Kè chống sạt lở bờ biển thôn Kỳ Xuyên, xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi; Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số (CRIEM); Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá kết hợp cảng cá Cổ Lũy, thành phố Quảng Ngãi, giai đoạn 1; Chống sạt lở bờ bắc Cửa Đại; Kè bảo vệ bờ Bắc sông vệ đoạn hạ lưu cầu sông vệ (QL1A) và đoạn cầu đường sắt thị trấn sông vệ, tỉnh Quảng Ngãi; Xây dựng hồ chứa nước Tuyền Tung, Hố Lỡ xã Bình Minh, hồ chứa nước Hố Sâu; đầu tư nâng cấp, sửa chữa hoàn thiện hạ tầng các cảng cá, cảng neo trú tàu thuyền; hiện đại hóa thủy lợi nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ngãi; đầu tư, nâng cấp hệ thống cảnh báo thiên tai, bão lũ, triều cường, kiên cố hóa kênh mương thủy lợi, các công trình cấp nước sinh hoạt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và người dân...
b) Huy động nguồn lực xã hội đầu tư: Xây dựng một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch; phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, nhất là hệ thống vũng neo đậu tàu thuyền, cảng biển; cơ sở bảo quản, chế biến hải sản; các dự án xử lý nước thải, rác thải, xử lý môi trường, cấp nước sạch, khu dân cư vùng nông thôn, ven biển, đảo.
6. Về phát triển hạ tầng cung cấp điện
Đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống lưới điện phù hợp với quy hoạch, nâng cao chất lượng điện năng, độ tin cậy cấp điện; thúc đẩy hoàn thành đưa vào khai thác các dự án thủy điện đã được cấp phép; thúc đẩy hoàn thành đưa vào khai thác các dự án thủy điện đã được cấp phép; phối hợp đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án điện khí trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất.
a) Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư: Đầu tư cấp điện cho nông thôn, miền núi, phấn đấu đến năm 2025 có 100% số hộ dân toàn tỉnh có điện.
b) Huy động nguồn lực xã hội đầu tư các dự án thủy điện, điện khí, điện mặt trời, điện gió. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án thủy điện đang xây dựng; hỗ trợ, thúc đẩy triển khai đầu tư xây dựng các dự án thủy điện đang chuẩn bị đầu tư.
7. Về phát triển hạ tầng giáo dục, đào tạo
Ưu tiên huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển hệ thống hạ tầng giáo dục, đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo của tỉnh. Trong đó:
a) Ngân sách nhà nước và nguồn vốn hợp pháp khác ưu tiên đầu tư:
Trường Cao Đẳng Việt Nam - Hàn Quốc Quảng Ngãi; tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống các trường PTTH trên địa bàn tỉnh...
b) Huy động nguồn lực xã hội đầu tư: Trường Đại học Phạm Văn Đồng (giai đoạn 2); khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo nghề chất lượng cao.
Ưu tiên huy động và bố trí nguồn lực đầu tư hạ tầng y tế để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm với các tỉnh trong khu vực, phấn đấu đạt tối thiểu 32 giường bệnh trên 1 vạn dân vào năm 2025. Trong đó:
a) Ngân sách nhà nước và nguồn vốn hợp pháp khác ưu tiên đầu tư: Hoàn thành các dự án: Nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; Nâng cấp, mở rộng Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm; Trung tâm y tế huyện Sơn Tịnh; Trung tâm Y tế Quân - Dân y kết hợp huyện Lý Sơn.
b) Huy động nguồn lực xã hội đầu tư: Xây dựng các bệnh viện, phòng khám đa khoa, chuyên khoa, các dịch vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân chất lượng cao; phát triển hệ thống y tế dự phòng.
9. Về phát triển hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch
Chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng hình thành trung tâm du lịch và khu du lịch trọng điểm; ưu tiên đầu tư một số công trình tiêu biểu về văn hóa, du lịch, thể dục, thể thao và các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở, đáp ứng nhu cầu vui chơi, rèn luyện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ công tác huấn luyện, đào tạo và tổ chức các sự kiện thể thao lớn trong tỉnh và khu vực.
a) Ngân sách nhà nước và nguồn vốn hợp pháp khác ưu tiên đầu tư: Hoàn thành dự án Cơ sở hạ tầng Khu du lịch Mỹ Khê; Đường du lịch vào khu di chỉ văn hóa Sa Huỳnh; Nâng cấp, tôn tạo quần thể di tích thảm sát Bình Hòa; Nâng cấp, cải tạo Sân vận động tỉnh và xây dựng đường vành đai xung quanh sân vận động; Trung tâm hội nghị và triển lãm tỉnh Quảng Ngãi...
b) Huy động nguồn lực xã hội đầu tư: Phát triển du lịch sinh thái ở núi Cà Đam, Gành Yến, suối nước nóng Thạch Bích, Bàu Sen huyện Tư Nghĩa; Khu văn hóa Thiên Mã; Khu văn hóa Thiên Ấn; đầu tư hoàn thiện các dự án: Suối Chí, Bãi Dừa, suối nước nóng Nghĩa Thuận, thác Trắng, Thiên Đàng; các khu du lịch nghỉ dưỡng ở khu đô thị Vạn Tường, Bình Châu, Mỹ Khê, Mộ Đức, Sa Huỳnh...
10. Về phát triển hạ tầng thông tin, truyền thông, khoa học - công nghệ
Đầu tư phát triển hạ tầng khoa học công nghệ và các trung tâm nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ từng bước đồng bộ, hiện đại. Trong đó:
a) Ngân sách nhà nước và nguồn vốn hợp pháp khác ưu tiên đầu tư: Hoàn thành dự án: Hệ thống Đài truyền thanh cơ sở ứng dụng Công nghệ thông tin - Viễn thông; Dự án chuyển đổi số hoạt động cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Ngãi; xây dựng kho dữ liệu số phục vụ phát triển kinh tế số; Đầu tư hệ thống trang thiết bị cho sản xuất và truyền dẫn phát sóng các chương trình phát thanh, phát thanh có hình và trang bị máy phát điện dự phòng 500 KVA; Nâng cấp giao diện trang thông tin điện tử và các ứng dụng phục vụ quản lý nội dung; Thiết bị kiểm duyệt chương trình truyền hình HD/4K và Hệ thống thiết bị trực tuyến qua mạng Internet/IP chuẩn HD/4K; Server lưu trữ HD/4K & hệ thống quản lý dữ liệu truyền hình số và camera cho phóng viên; Đầu tư nâng cao năng lực hoạt động Trại Nghiên cứu thực nghiệm và Chuyển giao công nghệ; Nâng cao năng lực thông tin và thống kê Khoa học và Công nghệ,...
b) Huy động nguồn lực xã hội đầu: Đầu tư hệ thống thông tin kinh tế - xã hội tỉnh, các hệ thống khám chữa bệnh từ xa, học tập từ xa, chứng thực điện tử; hạ tầng cáp quang đến 85% các hộ gia đình; đầu tư ngầm hóa hạ tầng cáp viễn thông tại khu vực các đô thị, khu dân cư mới, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu vực các tuyến đường xây mới, các tuyến đường được nâng cấp cải tạo...
11. Về phát triển hạ tầng quốc phòng, an ninh:
Ngân sách nhà nước đầu tư các dự án đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật quốc phòng, an ninh từ tỉnh đến cơ sở phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh
III. Nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025
1. Tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện Đề án đến năm 2025: 21.993.187 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách nhà nước: | 13.548.537 triệu đồng |
Phần ngân sách Trung ương: | 6.767.082 triệu đồng. |
Phần ngân sách tỉnh: | 6.128.455 triệu đồng. |
Phần ngân sách huyện, xã: | 653.000 triệu đồng. |
- Vốn khác (ODA, khai thác quỹ đất): | 8.444.650 triệu đồng. |
2. Dự kiến khả năng cân đối vốn để thực hiện Đề án đến năm 2025: 17.829.042 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách nhà nước: | 10.733.842 triệu đồng |
Phần ngân sách Trung ương: | 4.824.700 triệu đồng. |
Phần ngân sách tỉnh: | 5.256.142 triệu đồng. |
Phần ngân sách huyện, xã: | 653.000 triệu đồng. |
- Vốn khác (ODA, khai thác quỹ đất): | 6.936.400 triệu đồng. |
(chi tiết phụ lục số 01, 02 đính kèm)
Ngoài ra còn nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước được huy động nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế khác để thực hiện các dự án kêu gọi đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 (theo phụ lục 03 kèm theo).
Để thực hiện tốt việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ trong giai đoạn 2021 - 2025 cần tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau:
1. Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng
a) Tập trung rà soát, lập quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng các ngành, lĩnh vực có tầm nhìn chiến lược, bảo đảm đồng bộ, hiện đại, có tính liên kết và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội, mang tính thực tế, khả thi để phê duyệt hoặc tích hợp vào quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời, xây dựng danh mục dự án các công trình dự án kết cấu hạ tầng để tập trung ưu tiên đầu tư và huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư.
b) Nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, bảo đảm hiệu quả và tính khả thi. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch và xử lý nghiêm các vi phạm quy hoạch.
2. Đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả các các nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
Cùng với nguồn vốn ngân sách, đẩy mạnh huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong đó:
a) Tập trung huy động nguồn lực ngoài nhà nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là triển khai các biện pháp thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
b) Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách Trung ương; các nguồn vốn FDI, ODA và các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Khai thác tối đa nguồn từ quỹ đất để ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng.
3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư kết cấu hạ tầng
a) Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực xã hội đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; công khai, minh bạch các chính sách ưu đãi đến người dân, doanh nghiệp để kêu gọi thu hút đầu tư.
b) Tăng cường cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm thông thoáng, thuận lợi, tạo sự đột phá trong thu hút nguồn vốn từ khu vực tư nhân cho phát triển kết cấu hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại trong việc tổ chức xây dựng, khai thác và quản lý các công trình kết cấu hạ tầng.
c) Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế phân cấp đầu tư, phân bổ vốn để phát huy tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp.
d) Có cơ chế, biện pháp tập trung ưu tiên thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhất là thực hiện tốt công tác tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng để sớm bàn giao mặt bằng thực hiện các dự án.
e) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành, thường xuyên tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại với người dân, doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội.
f) Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong xã hội để mọi người dân ủng hộ và chia sẻ trách nhiệm với nhà nước trong đầu tư phát triển và duy tu, bảo dưỡng các công trình kết cấu hạ tầng.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn hàng năm cho các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo đúng mục tiêu, bố trí vốn tập trung, không dàn trải; ưu tiên nguồn lực cho các công trình quan trọng, có sức lan tỏa.
b) Chỉ đạo Trung tâm xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh xây dựng danh mục công trình ưu tiên xúc tiến kêu gọi đầu tư (kể cả danh mục công trình đầu tư theo hình thức đối tác công tư) để công khai cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng.
c) Làm đầu mối tham mưu cho UBND tỉnh huy động các nguồn vốn từ ngân sách trung ương; các nguồn vốn FDI, ODA và các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo Đề án đã phê duyệt.
d) Theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án, báo cáo UBND tỉnh định kỳ để báo cáo HĐND tỉnh, Tỉnh ủy theo đúng quy định.
2. Sở Tài chính: Tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt dự toán chi đầu tư phát triển hàng năm; các nguồn vốn khác có tính chất đầu tư; cân đối nguồn lực hợp lý cho đầu tư phát triển và chỉ đạo tăng cường các nguồn thu, chống thất thu cho ngân sách tỉnh.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì rà soát lập kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2025 cấp tỉnh, thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện để các địa phương tổ chức công bố và triển khai thực hiện công trình, dự án theo đúng quy định.
b) Tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; hệ thống biểu mẫu theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo công bằng và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
4. Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi: Tham mưu ban hành cơ chế, chính sách về khuyến khích thu hút các nhà đầu tư đầu tư và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp.
5. Các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và kiểm soát chặt chẽ chi phí đầu tư xây dựng theo đúng quy định của pháp luật.
6. Các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm rà soát quy hoạch của từng lĩnh vực kết cấu hạ tầng do đơn vị quản lý đảm bảo mục tiêu từng bước đồng bộ, hiện đại để báo cáo UBND tỉnh cho chủ trương lập điều chỉnh theo đúng quy định; đồng thời tập trung mọi nguồn lực để triển khai thực hiện đúng tiến độ các dự án đầu tư công được cấp có thẩm quyền giao.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 1715/QĐ-UBND ngày 29/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)
TT | Nguồn vốn | Nhu cầu | Khả năng bố trí vốn |
1 | Ngân sách nhà nước | 13.548.537 | 10.733.842 |
| Phần ngân sách Trung ương | 6.767.082 | 4.824.700 |
| Phần ngân sách tỉnh | 6.128.455 | 5.256.142 |
| Phần ngân sách huyện, xã | 653.000 | 653.000 |
2 | Vốn khác (ODA, khai thác quỹ đất) | 8.444.650 | 6.936.400 |
Tổng cộng | 21.993.187 | 17.670.242 |
BẢNG TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 1715/QĐ-UBND ngày 29/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)
TT | TÊN DỰ ÁN | Thời gian thực hiện | Quyết định đầu tư | Dự kiến khả năng cân đối vốn giai đoạn 2021 - 2025 | Ghi chú | ||||||||
Tổng mức đầu tư | Trong đó | Tổng số | Trong đó | ||||||||||
NSTW | NS tỉnh | Khác (ODA, khai thác quỹ đất) | NSTW | NS tỉnh | NS huyện quản lý | Khác (ODA, khai thác quỹ đất) | NS huyện, xã quản lý | ||||||
| TỔNG CỘNG |
| 27.012.887 | 8.139.073 | 6.232.994 | - | 17.829.042 | 4.824.700 | 5.256.142 | - | 6.936.400 | 653.000 |
|
I | Hạ tầng giao thông |
| 11.113.419 | 2.910.850 | 1.599.207 |
| 9.120.300 | 2.550.000 | 1.548.500 | - | 4.210.000 | 653.000 |
|
I.1 | Công trình chuyển tiếp |
| 919.362 | 70.850 | 70.150 | - | 302.300 | 25.000 | 183.500 | - | 110.000 | - |
|
1 | Nâng cấp, mở rộng đường tỉnh Quảng Ngãi - Chợ Chùa | 2017-2021 | 141.000 | 70.850 | 70.150 | - | 41.000 | 25.000 | 16.000 | - | - |
|
|
2 | Nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT.623B (Quảng Ngãi - Thạch Nham), giai đoạn 2 |
| 167.362 |
|
|
| 67.000 |
| 67.000 |
| 15.000 |
|
|
3 | Dự án Nâng cấp tuyến đường ĐT.624B (Quán Lát - Đá Chát), đoạn Km0 00 - Km8 00 |
| 100.000 |
|
|
| 13.000 |
| 13.000 |
|
|
|
|
4 | Đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn các huyện vùng Tây Quảng Ngãi, đoạn Km17 750-Km22 336 |
| 131.000 |
|
|
| 65.000 |
| 20.000 |
| 45.000 |
|
|
5 | Dự án cầu sông Rin |
| 245.000 |
|
|
| 60.000 |
| 20.000 |
| 40.000 |
|
|
6 | Nâng cấp tuyến đường đi từ tránh Đông đi Thu xà |
| 135.000 |
|
|
| 56.300 |
| 47.500 |
| 10.000 |
|
|
I.2 | Công trình khởi công mới |
| 10.194.057 | 2.840.000 | 1.529.057 | 5.825.000 | 8.818.000 | 2.525.000 | 1.365.000 | - | 4.100.000 | 653.000 | - |
1 | Đường nối từ cầu Thạch Bích đến Tịnh Phong | 2021 -2024 | 694.057 |
| 694.057 |
| 590.000 |
| 490.000 |
| 100.000 |
|
|
2 | Cầu và đường nối từ trung tâm huyện lỵ Sơn Tịnh đến huyện Tư Nghĩa (Cầu Trà Khúc 3) | 2022-2025 | 850.000 | 525.000 |
| 325.000 | 745.000 | 525.000 | 220.000 |
|
|
|
|
3 | Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, giai đoạn Ilb | 2021-2024 | 900.000 | 840.000 | 60.000 |
| 870.000 | 840.000 | 30.000 |
|
|
|
|
4 | Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, giai đoạn lIa, thành phần 1 | 2021-2023 | 1.200.000 | 800.000 | 400.000 |
| 660.000 | 660.000 |
|
|
|
|
|
5 | Đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi | 2022-2025 | 3.500.000 | 500.000 |
| 3.000.000 | 3.500.000 | 500.000 |
|
| 3.000.000 |
|
|
6 | Nạo vét, chỉnh trị sông Trà Khúc khu vực từ cầu Trường Xuân đến Cửa Đại (giai đoạn 1, đoạn từ cầu Trường Xuân đến Đập dâng) | 2022-2025 | 300.000 |
| 300.000 |
| 270.000 |
| 270.000 |
|
|
|
|
7 | Đê chắn sóng bến cảng Bến Đình (đảo Lý Sơn) | 2022-2025 | 250.000 | 175.000 | 75.000 |
| 250.000 |
| 75.000 |
|
|
|
|
8 | Đường Tịnh Phong - cảng Dung Quất II, giai đoạn I | 2024-2029 | 2.500.000 |
|
| 2.500.000 | 1.000.000 |
|
|
| 1.000.000 |
|
|
9 | Thực hiện Đề án hỗ trợ xi măng để xây dựng đường GTNT miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi | 2021-2025 |
|
|
|
| 933.000 |
| 280.000 |
|
| 653.000 |
|
II | Hạ tầng đô thị |
| 6.077.891 | 240.000 | 1.937.891 |
| 3.794.400 | 150.000 | 978.000 | - | 2.666.400 |
|
|
II.1 | Công trình chuyển tiếp |
| 1.498.000 | - | 1.498.000 | - | 808.000 | - | 808.000 | - | - |
|
|
1 | Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc | 2018-2021 | 1.498.000 |
| 1.498.000 |
| 808.000 |
| 808.000 |
|
|
|
|
II.2 | Công trình khởi công mới |
| 4.579.891 | 240.000 | 439.891 | 3.900.000 | 2.986.400 | 150.000 | 170.000 | - | 2.666.400 |
|
|
1 | Cầu Trà Khúc 1 | 2023-2028 | 1.500.000 |
|
| 1.500.000 | 900.000 |
|
|
| 900.000 |
|
|
2 | Mở rộng nút giao thông ngã 5 cũ, thành phố Quảng Ngãi |
| 95.000 | 25.000 | 70.000 |
| 70.000 |
| 70.000 |
|
|
|
|
3 | Đường Trà Bồng Khởi Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi (Đoạn từ đường Cách Mạng Tháng Tám đến đường Quang Trung) |
| 65.000 | 15.000 | 50.000 |
| 50.000 |
| 50.000 |
|
|
|
|
4 | Đường Chu Văn An (đoạn từ đường Hai Bà Trưng đến đường Hùng Vương) |
| 319.891 |
| 319.891 |
| 191.400 |
|
|
| 191.400 |
|
|
5 | Kè chống sạt lỡ và tôn tạo cảnh quan bờ Nam sông Trà Khúc (cầu Trà Khúc I - bến Tam Thương) |
| 200.000 | 200.000 |
|
| 200.000 | 150.000 | 50.000 |
|
|
|
|
6 | Khu dân cư An Phú (Đảo Ngọc) | 2022-2024 | 2.400.000 |
|
| 2.400.000 | 1.575.000 |
|
|
| 1.575.000 |
|
|
III | Hạ tầng Khu kinh tế; Khu, Cụm công nghiệp |
| 2.702.396 | 754.588 | 595.000 | - | 912.000 | 400.000 | 467.000 | - | 45.000 |
|
|
III.1 | Công trình chuyển tiếp |
| 1.916.396 | 354.588 | 209.000 |
| 259.000 | 80.000 | 174.000 | - | 5.000 |
|
|
1 | Xây dựng đường giao thông trục chính nối Trung tâm phía Bắc và phía Nam đô thị Vạn Tường |
| 397.712 | 207.712 | 190.000 |
| 80.000 |
| 75.000 |
| 5.000 |
|
|
2 | Đường Trì Bình - cảng Dung Quất, gđ1 |
| 1.113.277 |
|
|
| 80.000 |
| 80.000 |
|
|
|
|
3 | Các tuyến đường trục vào KCN nặng Dung Quất phía Đông |
| 239.531 |
|
|
| 40.000 | 40.000 |
|
|
|
|
|
4 | Tuyến đường trục liên cảng Dung Quất 1 |
| 146.876 | 146.876 |
|
| 40.000 | 40.000 |
|
|
|
|
|
5 | Khu dân cư Mẫu Trạch phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong KKT Dung Quất |
| 19.000 |
| 19.000 |
| 19.000 |
| 19.000 |
|
|
|
|
III.2 | Công trình khởi công mới |
| 786.000 | 400.000 | 386.000 | - | 653.000 | 320.000 | 293.000 | - | 40.000 |
|
|
1 | Sửa chữa cầu Trà Bồng | 2021 -2022 | 12.000 |
| 12.000 |
| 10.000 |
| 10.000 |
|
|
|
|
2 | Tuyến đường Dốc Sỏi - Sân bay Chu Lai |
| 400.000 | 400.000 | - |
| 320.000 | 320.000 | - |
|
|
|
|
3 | Đầu tư xây dựng hệ thống điện chiếu sáng tuyến 1A - Thượng Hòa - tuyến đường Trì Bình - Dung Quất | 2022-2023 | 5.000 |
| 5.000 |
| 4.000 |
| 4.000 |
|
|
|
|
4 | Khu dân cư Mẫu Trạch phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong KKT Dung Quất |
| 19.000 |
| 19.000 |
| 19.000 |
| 19.000 |
|
|
|
|
5 | Xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư Vạn Tường |
| 350.000 | - | 350.000 |
| 300.000 | - | 260.000 |
| 40.000 |
|
|
IV | Hạ tầng thủy lợi, ứng phó với biến đổi khí hậu |
| 4.211.950 | 2.413.904 | 1.013.396 |
| 1.532.942 | 856.000 | 661.942 | - | 15.000 |
|
|
IV.1 | Công trình chuyển tiếp |
| 861.936 | 589.563 | 272.373 | - | 216.594 | 101.000 | 100.594 | - | 15.000 |
|
|
1 | Đập ngăn mặn Bình Nguyên và Bình Phước | 2018-2021 | 99.996 |
| 99.996 |
| 47.000 |
| 47.000 |
|
|
|
|
2 | Vũng neo đậu tàu thuyền đảo Lý Sơn (giai đoạn 2) | 2012-2021 | 401.097 | 399.563 | 1.534 |
| 26.000 | 26.000 |
|
|
|
|
|
3 | Các tuyến đê huyện biển Lý Sơn (giai đoạn 1) | 2017-2021 | 85.000 | 75.000 | 10.000 |
| 40.000 | 40.000 |
|
|
|
|
|
4 | Tiêu úng, thoát lũ Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi (giai đoạn 1) | 2019-2021 | 48.995 |
| 48.995 |
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Kênh tiêu, thoát nước Từ Ty (giai đoạn 1) | 2019-2021 | 79.892 |
| 79.892 |
| 38.594 |
| 23.594 |
| 15.000 |
|
|
6 | Kè chống sạt lở bờ biển thôn Kỳ Xuyên, xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi |
| 70.000 | 70.000 |
|
| 35.000 | 35.000 |
|
|
|
|
|
7 | Kè bảo vệ bờ Bắc sông vệ đoạn hạ lưu cầu sông vệ (QL 1A) và đoạn cầu đường sắt thị trấn sông vệ, tỉnh Quảng Ngãi | 2020-2021 | 76.956 | 45.000 | 31.956 |
| 30.000 |
| 30.000 |
|
|
|
|
IV.2 | Công trình khởi công mới |
| 3.350.014 | 1.824.341 | 741.023 | 784.650 | 1.316.348 | 755.000 | 561.348 | - | - |
|
|
1 | Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số (CRIEM) | 2022-2025 | 792.026 | 694.351 | 97.675 |
| 100.000 | 100.000 |
|
|
|
|
|
2 | Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá kết hợp cảng cá Cổ Lũy, thành phố Quảng Ngãi, giai đoạn 1 | 2021-2023 | 158.000 | 140.000 | 18.000 |
| 140.000 | 140.000 |
|
|
|
|
|
3 | Chống sạt lở bờ bắc Cửa Đại | 2021-2022 | 49.990 | 49.990 |
|
| 15.000 | 15.000 |
|
|
|
|
|
4 | Đê chắn cát, giảm sóng và nạo vét thông luồng vào khu neo đậu tránh trù bão Cảng cá Sa Huỳnh | 2022-2025 | 250.000 |
| 250.000 |
| 250.000 |
| 250.000 |
|
|
|
|
5 | Sửa chữa, mở rộng kênh tưới nước hồ chứa Tuyền Tung |
| 35.000 |
| 35.000 |
| 35.000 |
| 35.000 |
|
|
|
|
6 | Xây dựng hồ chứa nước Hố Lở, xã Bình Minh |
| 34.000 |
| 34.000 |
| 34.000 |
| 34.000 |
|
|
|
|
7 | Xây dựng mới hồ chứa nước Hố Sâu |
| 45.000 |
| 45.000 |
| 45.000 |
| 45.000 |
|
|
|
|
8 | Hiện đại hóa thủy lợi nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ngãi | 2022-2025 | 553.998 |
| 105.348 | 448.650 | 105.348 |
| 105.348 |
|
|
|
|
9 | Sửa chữa và nâng cao an toàn đập WB8 mở rộng tỉnh Quảng Ngãi | 2022-2027 | 400.000 |
| 64.000 | 336.000 |
|
|
|
|
|
|
|
10 | Dự án Đầu tư nâng cấp, sửa chữa hoàn thiện hạ tầng các cảng cá, cảng neo trú tàu thuyền (Lý Sơn, Sa Huỳnh, Sa Kỳ, Tịnh Hòa và Mỹ Á) | 2021-2022 | 32.000 |
| 32.000 |
| 32.000 |
| 32.000 |
|
|
|
|
11 | Dự án Nâng cấp, mở rộng Khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Tịnh Hòa | 2023-2025 | 460.000 | 400.000 | 60.000 |
| 260.000 | 200.000 | 60.000 |
|
|
|
|
12 | Dự án Nâng cấp mở rộng Hệ thống thủy lợi hồ Núi Ngang- Liệt Sơn | 2024-2027 | 540.000 | 540.000 |
|
| 300.000 | 300.000 |
|
|
|
|
|
V | Hạ tầng cung cấp điện |
| 888.743 | 755.437 | 133.306 |
| 83.700 | 70.300 | 13.400 | - | - |
|
|
V.1 | Công trình chuyển tiếp |
| 806.043 | 685.137 | 120.906 |
| 1.000 | - | 1.000 | - | - |
|
|
1 | Dự án cấp điện nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013-2020 |
| 806.043 | 685.137 | 120.906 |
| 1.000 |
| 1.000 |
|
|
|
|
V.2 | Công trình khởi công mới |
| 82.700 | 70.300 | 12.400 |
| 82.700 | 70.300 | 12.400 | - | - |
|
|
1 | Tiểu dự án Cấp điện nông thôn trên địa bàn tỉnh sử dụng vốn Chương trình SETP - EU tài trợ, tỉnh Quảng Ngãi |
| 82.700 | 70.300 | 12.400 |
| 82.700 | 70.300 | 12.400 |
|
|
|
|
VI | Hạ tầng thương mại |
| - | - | - |
| - | - | - |
|
|
|
|
VI.1 | Công trình chuyển tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VI.2 | Công trình khởi công mới |
| - | - | - |
| - | - | - |
|
|
|
|
VII | Hạ tầng giáo dục, đào tạo |
| 363.500 | - | 363.500 |
| 355.000 | - | 355.000 | - | - |
|
|
VII.1 | Công trình chuyển tiếp |
| - | - | - |
| - | - | - | - | - |
|
|
VII.2 | Công trình khởi công mới |
| 363.500 | - | 363.500 |
| 355.000 | - | 355.000 | - | - |
|
|
1 | Trường Cao Đẳng Việt Nam - Hàn Quốc Quảng Ngãi | 2021 - 2025 | 68.000 |
| 68.000 |
| 60.000 |
| 60.000 |
|
|
|
|
2 | Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh | 2021 -2025 | 295.500 |
| 295.500 |
| 295.000 |
| 295.000 |
|
|
|
|
VIII | Hạ tầng Y tế |
| 797.000 | 622.400 | 174.600 |
| 730.000 | 515.400 | 214.600 | - | - |
|
|
VIII.1 | Công trình chuyển tiếp |
| 287.000 | 287.000 | - | - | 220.000 | 220.000 | - | - | - |
|
|
1 | Trung tâm Y tế Quân - Dân y kết hợp huyện Lý Sơn |
| 287.000 | 287.000 |
|
| 220.000 | 220.000 |
|
|
|
|
|
VIII.2 | Công trình khởi công mới |
| 510.000 | 335.400 | 174.600 | - | 510.000 | 295.400 | 214.600 | - | - |
|
|
1 | Nâng cấp bệnh viện đa khoa tỉnh (hạng mục: Khu điều trị cán bộ trung cao, các khoa phòng chức năng và hạng mục phụ trợ) | 2022 - 2025 | 110.000 | 110.000 |
|
| 110.000 | 90.000 | 20.000 |
|
|
|
|
2 | Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh | 2021 -2025 | 150.000 |
| 150.000 |
| 150.000 |
| 150.000 |
|
|
|
|
3 | Nâng cấp, mở rộng Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm | 2022-2025 | 100.000 | 100.000 |
|
| 100.000 | 80.000 | 20.000 |
|
|
|
|
4 | Trung tâm y tế huyện Sơn Tịnh | 2022 - 2025 | 150.000 | 125.400 | 24.600 |
| 150.000 | 125.400 | 24.600 |
|
|
|
|
IX | Hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch |
| 623.136 | 441.894 | 181.242 |
| 390.500 | 283.000 | 107.500 | - | - |
|
|
IX.1 | Công trình chuyển tiếp |
| 233.136 | 51.894 | 181.242 | - | 45.500 | 13.000 | 32.500 | - | - |
|
|
1 | Khu liên hợp thể dục, thể thao tỉnh | 2018-2021 | 111.736 | - | 111.736 |
|
|
|
|
|
|
| Dừng thực hiện |
2 | Đường du lịch vào khu di chỉ văn hóa Sa Huỳnh | 2020-2022 | 49.700 | - | 49.700 |
| 26.000 |
| 26.000 |
|
|
|
|
3 | Cơ sở hạ tầng Khu du lịch Mỹ Khê (điều chỉnh, bổ sung hạng mục) | 2017-2022 | 71.700 | 51.894 | 19.806 |
| 19.500 | 13.000 | 6.500 |
|
|
|
|
IX.2 | Công trình khởi công mới |
| 390.000 | 390.000 | - |
| 345.000 | 270.000 | 75.000 | - | - |
|
|
1 | Trung tâm hội nghị và triển lãm tỉnh | 2022 - 2025 | 300.000 | 300.000 |
|
| 270.000 | 200.000 | 70.000 |
|
|
|
|
2 | Nâng cấp, cải tạo Sân vận động tỉnh và xây dựng đường vành đai xung quanh sân vận động | 2022 - 2025 | 90.000 | 90.000 |
|
| 75.000 | 70.000 | 5.000 |
|
|
|
|
X | Hạ tầng thông tin, khoa học, công nghệ |
| 134.852 | - | 134.852 |
| 110.200 | - | 110.200 | - | - |
|
|
X.1 | Công trình chuyển tiếp |
| - | - | - |
| - | - | - | - | - |
|
|
X.2 | Công trình khởi công mới |
| 134.852 | - | 134.852 |
| 110.200 | - | 110.200 | - | - |
|
|
1 | Xây dựng Hệ thống Đài truyền thanh cơ sở Ứng dụng Công nghệ thông tin - Viễn thông | 2021-2023 | 44.900 |
| 44.900 |
| 30.000 |
| 30.000 |
|
|
|
|
2 | Dự án chuyển đổi số hoạt động cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Ngãi; xây dựng kho dữ liệu số phục vụ phát triển kinh tế số | 2021-2024 | 44.952 |
| 44.952 |
| 40.000 |
| 40.000 |
|
|
|
|
3 | Dự án Đầu tư hệ thống trang thiết bị cho sản xuất và truyền dẫn phát sóng các chương trình phát thanh, phát thanh có hình và trang bị máy phát điện dự phòng 500 KVA | 2021-2023 | 10.000 |
| 10.000 |
| 9.000 |
| 9.000 |
|
|
|
|
4 | Nâng cấp giao diện trang thông tin điện tử và các ứng dụng phục vụ quản lý nội dung | 2022-2025 | 7.000 |
| 7.000 |
| 6.000 |
| 6.000 |
|
|
|
|
5 | Thiết bị kiểm duyệt chương hình truyền hình HD/4K và Hệ thống thiết bị trực tuyến qua mạng Internet/IP chuẩn HD/4K |
| 15.000 |
| 15.000 |
| 13.500 |
| 13.500 |
|
|
|
|
6 | Server lưu trữ HD/4K & hệ thống quản lý dữ liệu truyền hình số và camera cho phóng viên |
| 10.000 |
| 10.000 |
| 9.000 |
| 9.000 |
|
|
|
|
7 | Nâng cao năng lực thông tin và thống kê KH&CN | 2021-2022 | 3.000 |
| 3.000 |
| 2.700 |
| 2.700 |
|
|
|
|
8 | Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung và cơ sở dữ liệu chuyên ngành các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 | 2022-2025 | 40.000 |
| 40.000 |
| 40.000 |
| 40.000 |
|
|
|
|
XI | Hạ tầng quốc phòng, an ninh |
| 100.000 | - | 100.000 |
| 800.000 | - | 800.000 | - | - |
|
|
1 | Dự án đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật quốc phòng, an ninh | 2022-2025 | 100.000 |
| 100.000 |
| 800.000 |
| 800.000 |
|
|
|
|
DANH MỤC DỰ ÁN HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÃ HỘI ĐẦU TƯ, GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 1715/QĐ-UBND ngày 29/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)
TT | Lĩnh vực/dự án | Ghi chú |
1 | Hạ tầng giao thông |
|
| Đầu tư nâng cấp các bến xe hoặc bãi đỗ xe tại các huyện, thị xã, thành phố; bãi đậu xe công cộng tại các trung tâm kinh tế, thương mại; tàu vận tải hành khách phục vụ nhu cầu đi lại và du lịch tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, đào Lớn - đảo Bé, Vạn Tường - Lý Sơn phục vụ nhu cầu đi lại và phát triển du lịch |
|
2 | Hạ tầng đô thị |
|
2.1 | Đầu tư hạ tầng công viên cây xanh và các khu vui chơi giải trí quy mô lớn; đầu tư công viên và một số hạng mục cần thiết tại khu vực núi Thiên Bút. |
|
2.2 | Đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở dành cho công nhân, người có thu nhập thấp ở các đô thị; đầu tư các dự án xử lý chất thải rắn, xử lý nước thải đô thị |
|
3 | Hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế |
|
3.1 | Đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp trong Khu kinh tế Dung Quất |
|
3.2 | Các dự án xử lý nước thải, rác thải tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp |
|
3.3 | Khu công nghiệp Phổ Phong và các cụm công nghiệp |
|
3.4 | Dự án Khu công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ VSIP 2 Quảng Ngãi |
|
3.5 | Khu công nghiệp - Đô thị Dung Quất, Khu công nghiệp nhẹ Bình Hòa - Bình Phước |
|
3.6 | Xây dựng cụm cảng tổng hợp - container Dung Quất |
|
3.7 | Các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và các các hạ tầng xã hội thiết yếu |
|
4 | Hạ tầng thủy lợi, ứng phó với biến đổi khí hậu |
|
4.1 | Xây dựng một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch; phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, nhất là hệ thống vũng neo đậu tàu thuyền, cảng biển; cơ sở bảo quản, chế biến hải sản; |
|
4.2 | Các dự án xử lý nước thải, rác thải, xử lý môi trường, cấp nước sạch, khu dân cư vùng nông thôn, ven biển, đảo. |
|
5 | Hạ tầng cung cấp điện |
|
| Các dự án thủy điện, điện khí, điện mặt trời, điện gió |
|
6 | Hạ tầng thương mại, chợ, cửa hàng, siêu thị |
|
6.1 | Đầu tư các siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, trung tâm hội chợ triển lãm, chợ đầu mối tại các đô thị lớn, đô thị trung tâm vùng như Thành phố Quảng Ngãi, thị xã Đức Phổ, huyện Bình Sơn, huyện Sơn Hà, Khu kinh tế Dung Quất; |
|
6.2 | Đầu tư hệ thống chợ, các cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi ở các địa phương với quy mô phù hợp (như Siêu thị Tổng hợp tại xã Nghĩa An, chợ Vạn Tượng tại xã Nghĩa Dũng, chợ Nghĩa Phú tại xã Nghĩa Phú; Trung tâm triển lãm, hội chợ Quảng Ngãi...) |
|
7 | Hạ tầng giáo dục-đào tạo |
|
7.1 | Đầu tư Trường Đại học Phạm Văn Đồng (giai đoạn 2) |
|
7.2 | Đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo nghề chất lượng cao; |
|
7.3 | Chuyển đổi một số cơ sở giáo dục, đào tạo công lập (kể cả đào tạo nghề) cho doanh nghiệp quản lý và đầu tư phát triển. |
|
8 | Hạ tầng y tế |
|
| Xây dựng các bệnh viện, phòng khám đa khoa, chuyên khoa, các dịch vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân chất lượng cao; phát triển hệ thống y tế dự phòng |
|
9 | Hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch |
|
9.1 | Phát triển du lịch sinh thái ở núi Cà Đam, Gành Yến, suối nước nóng Thạch Bích, Bàu Sen huyện Tư Nghĩa; Khu văn hóa Thiên Mã; Khu văn hóa Thiên Ấn n, KDL sinh thái Bàu Cá Cái |
|
9.2 | Đầu tư hoàn thiện các dự án: Suối Chí, Bãi Dừa, suối nước nóng Nghĩa Thuận, thác Trắng, Thiên Đàng |
|
9.3 | Đầu tư các khu du lịch nghỉ dưỡng ở khu đô thị Vạn Tường, Bình Châu, Mỹ Khê, Mộ Đức, Sa Huỳnh, Bình Hải |
|
10 | Hạ tầng thông tin, khoa học, công nghệ |
|
10.1 | Đầu tư hệ thống thông tin kinh tế - xã hội tỉnh, các hệ thống khám chữa bệnh từ xa, học tập từ xa, chứng thực điện tử |
|
10.2 | hạ tầng cáp quang đến 85% các hộ gia đình; đầu tư ngầm hóa hạ tầng cáp viễn thông tại khu vực các đô thị, khu dân cư mới, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu vực các tuyến đường xây mới, các tuyến đường được nâng cấp cải tạo... |
|
- 1Quyết định 4015/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 2Kế hoạch 71/KH-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết và Đề án về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Sơn La ban hành
- 3Quyết định 559/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025
- 4Quyết định 5241/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm giai đoạn 2021-2025” do tỉnh Nghệ An ban hành
- 5Chương trình 592/CTr-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng các vùng động lực của tỉnh Gia Lai đến năm 2030
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 4015/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 3Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 4Kế hoạch 71/KH-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết và Đề án về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Sơn La ban hành
- 5Quyết định 1579/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 559/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025
- 7Nghị quyết 78/NQ-HĐND năm 2021 về Đề án Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tạo động lực cho phát triển, giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 8Quyết định 5241/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm giai đoạn 2021-2025” do tỉnh Nghệ An ban hành
- 9Chương trình 592/CTr-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng các vùng động lực của tỉnh Gia Lai đến năm 2030
Quyết định 1715/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tạo động lực cho phát triển, giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- Số hiệu: 1715/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/10/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Đặng Văn Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/10/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra