Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1711/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 22 tháng 10 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP, ngày 24/01/2005 của Chính phủ ban hành về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BXD, ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 17/2010/TT-BXD, ngày 30/9/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư số 01/2011/TT-BXD, ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 676/TTr-SXD ngày 25/9/2012 về việc xin phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung cơ bản sau:
1. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch:
Phạm vi nghiên cứu quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Vĩnh Long. Tổng diện tích tự nhiên 1.504,90km2, bao gồm thành phố Vĩnh Long và 07 huyện: Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình, Bình Minh, Trà Ôn, Bình Tân. Quy mô dân số 1.028.550 người. Ranh giới tứ cận như sau:
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
- Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.
- Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh.
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.
2. Mục tiêu lập quy hoạch:
- Cụ thể hoá quy hoạch xây dựng và quy hoạch kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sống, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.
- Định hướng tổ chức không gian toàn vùng đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 như không gian xây dựng đô thị, nông thôn, không gian công nghiệp tập trung - tiểu thủ công nghiệp, không gian du lịch, không gian sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, không gian cảnh quan.
- Làm cơ sở để chỉ đạo các ngành, các cấp chính quyền trong việc lập các dự án quy hoạch chuyên ngành, lập các chương trình đầu tư và hoạch định các chính sách phát triển.
- Làm công cụ quản lý và kiểm soát phát triển các không gian đô thị, các khu dân cư nông thôn, các khu công nghiệp, khu du lịch và hệ thống các công trình chuyên ngành
- Tạo cơ hội thu hút đầu tư.
3. Tính chất vùng tỉnh Vĩnh Long:
- Có vị trí nằm ở trung tâm của tam giác phát triển: Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố Cần Thơ - thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia).
- Là tỉnh nằm cạnh các đô thị lớn của vùng ĐBSCL.
- Là tỉnh có lợi thế về giao thương quốc tế qua hệ thống sông Tiền, sông Hậu. Nằm trên hai trục bản lề phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long là sông Tiền, sông Hậu và các tuyến quốc lộ 1A, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ.
- Có tiềm năng phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, phát triển du lịch sinh thái, phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo.
- Có vai trò quan trọng trong chiến lược quốc phòng an ninh của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
4. Các dự báo phát triển vùng:
a) Dự báo cơ cấu kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng trung bình: 13,0% (giai đoạn 2011-2015), 14,5% (2016 - 2020).
- Thu nhập bình quân đầu người: >1.900 USD/người (2015), >4.000USD/người (2020).
- Dự báo cơ cấu kinh tế tỉnh (theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020).
STT | Hạng mục | Cơ cấu (%) | ||
2010 | 2015 | 2020 | ||
01 | - Nông, lâm, thuỷ sản | 50,6 | 36,0 | 23,0 |
02 | - Công nghiệp - Xây dựng | 15,8 | 26,0 | 32,0 |
03 | - Thương mại - dịch vụ - du lịch | 33,6 | 38,0 | 45,0 |
b) Dự báo dân số:
- Dân số toàn tỉnh: + Năm 2015: 1.070.000 người - 1.075.000 người
+ Năm 2020: 1.100.000 người - 1.150.000 người
+ Năm 2030: 1.200.000 người - 1.250.000 người
- Dân số thành thị: + Năm 2015: 270.000 người - 300.000 người
+ Năm 2020: 345.000 người - 400.000 người
+ Năm 2030: 450.000 người - 500.000 người
- Tỷ lệ đô thị hoá: + Năm 2015: 25 - 28%
+ Năm 2020: 29 - 35%
+ Năm 2030: 36 - 38%
- Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh: 150.490 ha (= 1.504,90 km2).
- Đất xây dựng đô thị: + Năm 2015: 4.050 ha - 4.500 ha (150 m2/người).
+ Năm 2020: 4.800 ha - 5.900 ha (150 m2/người).
+ Năm 2030: 8.700 ha - 9.300 ha (200 m2/người).
- Đất xây dựng công nghiệp: + Năm 2015: 1.285 ha - 1.300 ha
+ Năm 2020: 1.350 ha - 1.400 ha
+ Năm 2030: 1.800 ha - 1.900 ha
5. Các nội dung cần nghiên cứu trong đồ án:
a) Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế - xã hội; tình hình phát triển đô thị và điểm dân cư nông thôn; hiện trạng sử dụng đất đai và hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường; đánh giá các quy hoạch và tình hình thực hiện các quy hoạch chuyên ngành; đánh giá tổng quan các tiềm năng và nguồn lực phát triển, cơ hội và thách thức (theo phương pháp phân tích SWOT).
b) Xác định các tiền đề phát triển: Xác định bối cảnh phát triển tương lai (của quốc tế, quốc gia, vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam); xác định tiềm năng và động lực phát triển của vùng tỉnh Vĩnh Long trên cơ sở mối quan hệ vùng; đề xuất tính chất vùng.
c) Các dự báo phát triển:
- Dự báo tăng trưởng về kinh tế, xã hội, dân số, lao động, đất đai và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
- Dự báo khả năng và quá trình đô thị hoá, các hình thái phát triển theo khả năng đô thị hoá của vùng.
- Dự báo sự thay đổi môi trường tự nhiên do tác động của phát triển kinh tế - xã hội.
- Xây dựng các kịch bản phát triển vùng.
- Đề xuất, dự báo phát triển vùng và quá trình đô thị hoá.
d) Các định hướng phát triển vùng:
- Xây dựng mô hình phát triển vùng trên cơ sở đề xuất quan điểm phát triển, tầm nhìn, các mục tiêu chiến lược và cấu trúc không gian vùng.
- Đề xuất phân vùng phát triển kinh tế.
e) Định hướng phát triển không gian vùng:
Đề xuất định hướng phát triển không gian vùng phải phù hợp với định hướng kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long, các chỉ đạo của Chính phủ mang tầm nhìn quốc gia. Đến năm 2020 sẽ là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ phát triển kinh tế cao và bền vững, bao gồm:
- Tổ chức vùng đô thị gồm đô thị trung tâm vùng TP.Vĩnh Long, đô thị trung tâm các tiểu vùng, các đô thị mới và đô thị chuyên ngành; định hướng phát triển các điểm dân cư nông thôn gắn với vùng sản xuất, phù hợp phong tục tập quán, đặc điểm tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Đề xuất phân bố các vùng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, vùng du lịch - vùng bảo tồn cảnh quan, vùng nông - lâm - thuỷ sản.
- Đề xuất phân bố hệ thống hạ tầng và dịch vụ như: Giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá - thể dục thể thao, thương mại - dịch vụ cấp vùng tại các đô thị trung tâm vùng và tiểu vùng.
- Các vùng hoặc khu du lịch, nghỉ dưỡng, các khu vực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường và các di tích văn hoá - lịch sử có giá trị.
f) Đề xuất định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng:
- Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng:
Phân tích, đánh giá về địa hình, các tai biến địa chất, tình hình biến đổi khí hậu, như nước biển dâng, mưa lũ lụt bất thường, cảnh báo các vùng cấm và hạn chế xây dựng; các giải pháp về phòng chống và xử lý các tai biến địa chất, ngập lụt; xác định lưu vực, hướng thoát nước chính; cập nhật quy hoạch thuỷ lợi của vùng nghiên cứu.
- Giao thông:
Cập nhật chiến lược phát triển giao thông quốc gia liên quan trực tiếp đến vùng; khung hệ thống giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long; phân tích mô hình phát triển và xác định các hành lang giao thông quan trọng; tổ chức mạng lưới và xác định qui mô các hệ thống giao thông: Đường bộ, đường thuỷ; xác định tính chất, quy mô các công trình giao thông; đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông và hành lang bảo vệ các công trình giao thông; giao thông đô thị và nông thôn.
- Cấp nước:
Xác định trữ lượng nguồn nước trong vùng (nước ngầm, nước mặt), chất lượng nguồn nước; các chỉ tiêu và tiêu chuẩn áp dụng; dự báo tổng hợp nhu cầu sử dụng nước; các giải pháp cấp nước; xác định quy mô các công trình đầu mối, dây chuyền công nghệ xử lý nước, hệ thống truyền tải nước chính; các giải pháp về bảo vệ nguồn nước và các công trình đầu mối cấp nước.
- Cấp điện:
Xác định chỉ tiêu và tiêu chuẩn cấp điện; dự báo nhu cầu sử dụng điện; xác định nguồn điện (các nhà máy điện, trạm nguồn); các giải pháp cấp điện, lưới điện và phân phối điện. Nêu cơ cấu lưới điện từ 110 KV trở lên, điện áp và dung lượng từng trạm biến áp từ 110 KV trở lên.
- Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang:
Xác định các chỉ tiêu nước thải, chất thải rắn, đất nghĩa trang theo loại đô thị; dự báo tổng khối lượng nước thải, chất thải rắn, nhu cầu đất nghĩa trang; các giải pháp lớn về: Lựa chọn hệ thống thoát nước thải các đô thị, các khu chức năng lớn, tổ chức thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn; quy mô khu xử lý nước thải, khu liên hợp xử lý chất thải rắn, công nghệ xử lý; quy mô nghĩa trang.
g) Đánh giá môi trường chiến lược:
Đánh giá hiện trạng môi trường; dự báo và đánh giá tác động xấu đối với môi trường của các phương án quy hoạch xây dựng vùng làm cơ sở lựa chọn phương án tối ưu, đảm bảo phát triển bền vững; khuyến nghị các giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề môi trường còn tồn tại trong đồ án quy hoạch.
h) Các chương trình ưu tiên đầu tư phát triển vùng
- Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư chủ yếu có ý nghĩa tạo lực phát triển đô thị về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội và bảo vệ môi trường phù hợp với dự báo nguồn lực;
- Sắp xếp danh mục các dự án ưu tiên, yêu cầu về quy mô xây dựng;
- Phân kỳ đầu tư, dự báo nhu cầu vốn và kiến nghị nguồn vốn đầu tư;
- Nâng cấp, đầu tư phát triển các đô thị cấp vùng, cấp tỉnh gồm: Thành phố Vĩnh Long, đô thị Bình Minh, Vũng Liêm, Phú Quới, Trà Ôn, các đô thị huyện lỵ và các đô thị là điểm đầu trên các trục hành lang kinh tế.
- Nâng cấp, đầu tư các công trình động lực kinh tế gồm:
+ Các công trình, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đầu mối như: Hệ thống giao thông liên vùng, nội vùng, bến cảng, hệ thống đê kè ven sông; các công trình đầu mối cung cấp điện, nước, các khu xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang.
+ Đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới dân cư nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới.
6. Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ trình duyệt thực hiện theo nội dung Điều 26 Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng; Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng; Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ Xây dựng về việc ban hành hệ thống kí hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch và Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.
7. Dự toán kinh phí thực hiện:
a) Kinh phí lập đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Long:
Diện tích toàn tỉnh hiện nay là 1.504,90 km2, quy mô dân số năm 2011 là 1.028.550 người, mật độ dân số bình quân 683 người/km2.
Theo đơn giá bảng 1 (định mức chi phí lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng), giá quy hoạch vùng quy mô diện tích 2.000 km2 là 0,8 triệu/km2, quy mô diện tích 1.000 km2 là 1,48 triệu/km2, áp dụng công thức nội suy ta có kinh phí lập đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Long là:
Gx=1.480.000-[(1.480.000-800.00)/(2.000-1.000)]x(1.504,90-1000)]= 1.136.668 đ/km2.
1.136.668 đ/km2 x 1.504,9 km2 = 1.710.571.673 đồng.
Kinh phí lập đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Long sau thuế là:
1.710.571.673đ x 1,1 = 1.881.628.840 đồng (1)
Chi phí nêu trên đã bao gồm chi phí đánh giá môi trường chiến lược (trong đó đánh giá môi trường chiến lược chiếm 12% của chi phí lập quy hoạch).
b) Kinh phí lập nhiệm vụ quy hoạch:
Áp dụng nội suy tính tỉ lệ % theo chi phí lập đồ án quy hoạch:
Nx = 1.710.571.673 x {[4,0-(4,0-3,0)/(2.000-1.000)]}% = 58.743.486 đồng
Chi phí lập nhiệm vụ sau thuế: 58.743.486 đồng x 1,1 = 64.617.835 đồng (2)
c) Chi phí thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng:
Tx = 1.710.571.673 x{4,0-[(4,0-3,0)/(2.000-1.000)] x (1.710,571-1.000)}% = 56.268.041đồng (3)
d) Chi phí quản lý lập quy hoạch xây dựng:
Áp dụng nội suy tính tỉ lệ % theo chi phí lập đồ án quy hoạch:
Qx = Tx = 1.710.571.673 x{4,0-[(4,0-3,0)/(2.000-1.000)] x (1.710,571-1.000)}% = 56.268.041đồng (4)
e) Chi phí công bố đồ án quy hoạch xây dựng (tạm tính):
Cx= 1.710.571.673đ x 5% = 85.528.584 đồng (5)
Tổng kinh phí Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Long là:
(1 + 2 + 3 + 4 + 5 ) = 1.881.628.840đ + 64.617.835đ + 56.268.041đ + 56.268.041đ + 85.528.584đ = 2.144.311.341đồng
Làm tròn: 2.144.311.000 đồng
(Hai tỷ, một trăm bốn mươi bốn triệu, ba trăm mười một ngàn đồng).
Ghi chú:
* Dự toán kinh phí nêu trên chỉ mới tạm tính, giá trị thanh toán cụ thể được xác định theo quy mô quy hoạch, khối lượng sản phẩm của hồ sơ hoàn thành quy định tại Nghị định số 37/2010/NĐ-CP, Thông tư số 10/2010/TT-BXD khi đồ án Quy hoạch chính thức được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
* Việc sử dụng vốn cho công tác quy hoạch đề nghị thực hiện theo đúng quy định tại Điều 4 - Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 24/01/2010 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng.
8. Tiến độ và tổ chức thực hiện:
+ Thời gian lập quy hoạch: Không quá 18 tháng kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được duyệt.
+ Cơ quan phê duyệt: Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
+ Cơ quan thẩm định và trình duyệt: Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Long.
+ Cơ quan chủ đầu tư: Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Long.
+ Cơ quan nghiên cứu lập quy hoạch: Phân viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Miền Nam - Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp thủ trưởng các sở, ban ngành có liên quan thực hiện:
- Phối hợp với đơn vị tư vấn lập đồ án quy hoạch theo đúng nội dung nhiệm vụ được phê duyệt và các quy định liên quan về quy hoạch xây dựng gửi Sở Xây dựng thẩm định Quy hoạch vùng tỉnh Vĩnh Long, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Đảm bảo thực hiện đúng quy trình thủ tục về việc lập, thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch, quản lý quy hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầi tư, Tài chính và thủ trưởng các sở, ban ngành liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 15/2012/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 2Quyết định 1314/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020
- 3Quyết định 608/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050
- 4Nghị quyết 20/2013/NQ-HĐND về Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 5Quyết định 2290/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030
- 1Quyết định 21/2005/QĐ-BXD về việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật xây dựng 2003
- 4Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
- 5Thông tư 07/2008/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 6Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 7Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 8Thông tư 10/2010/TT-BXD quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 9Thông tư 17/2010/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 10Thông tư 01/2011/TT-BXD hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 11Nghị quyết 15/2012/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 12Quyết định 1314/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020
- 13Quyết định 608/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050
- 14Nghị quyết 20/2013/NQ-HĐND về Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 15Quyết định 2290/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030
Quyết định 1711/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 1711/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/10/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Phan Anh Vũ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/10/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra